Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển Thứ Năm
Phẩm Trồng Căn Lành thứ 13
Lại nữa A-Nan! Nếu có Tỳ Kheo thọ trì các pháp môn như vậy rồi và có các tịnh tín thiện nam tín nữ v.v... vui nghe pháp và có đến nghe nhưng không diễn thuyết, như vậy vì người nầy sợ Tăng. Vì sao vậy ? Vì những người nầy muốn làm pháp khí, muốn nghe giáo pháp nhưng không thuyết giảng vậy, làm cho người khác không tiếp tục nghe được. Vì không nghe giảng tiếp, nên liền mất căn lành, cho nên cũng lại làm thối thất căn lành của kẻ khác nữa. Người nầy không hiểu nên có thể làm hay không thể làm. Nầy A-Nan! Ta vì nghĩa nầy muốn cho rõ ràng nên nói thí dụ. Ví dụ như người Thương Nhơn mua sắm của quý đến nơi đường sá nguy hiểm, mở các của báu ấy đem ra bố thí tại chỗ, bảo lớn với bọn cướp rằng :
Ta có của quý nầy khó có thể có được. Ngươi hãy trả giá, ta sẽ bán những của quý nầy cho ngươi. Nầy A-Nan! Lúc ấy quân cướp liền cầm đao gậy lên đánh người Thương Nhơn nầy và đoạt những của báu ấy. Nầy A-Nan! Điều nầy nghĩa gì ? Các người thương nhơn nầy có thể bố thí những đồ vật quý giá ấy chăng ? Những người giặc cướp nầy có mua không ?
A-Nan bạch rằng : Các thương nhơn nầy đang đi trên đường hiểm trở còn không dám mở những của quý ra, hà huống là giặc cướp. Thế Tôn! Các thương nhơn nầy nên giữ gìn những bảo vật nầy và cũng nên có gậy gộc để phòng vệ để đi qua chỗ nguy hiểm cho được yên ổn. Việc nầy đáng ra nên làm.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Ngài A-Nan rằng : Lại có một thương nhơn cũng mang của quý báu từ phương xa lại, đến các thành ấp, kinh thành, làng mạc. Khi đến rồi liền mở những của quý ấy ra mà bố thí tại chỗ. Có người tốt đến mua những bảo vật kia, liền đó thương nhơn có cầm dao gậy cùng với người mua đánh nhau. Nầy A-Nan! Điều nầy nghĩa gì ? Thương nhơn nầy có được xứng danh không ?
Ngài A-Nan thưa rằng : Không thể được, bạch Đức Thế Tôn! Không thể được Đức Tu Già Đà Thế Tôn! Các thương nhơn ấy nên làm như thế nầy: Những vật của ta hy hữu khó có được, ngươi nên trả giá với ta, ta sẽ vì ngươi mà bán. Thế Tôn! Lẽ ra các thương nhơn phải nên như vậy, không nên cho những của quý nầy. Việc cầm dao gậy đánh nhau là sai quấy.
Phật bảo : A-Nan! Có các Tỳ Kheo, giữ gìn lưu thông các tạng giáo pháp ví như Kinh, Kỳ Dạ, Già Đà, Tỳ Đa Ca La Na, Ưu Đà Nan, Ni Đà Na, A Bà Na, Y Đế Tỳ Lợi Đa Ca, Xà Đa Ca, Tỳ Phất Lược A Phù Đà, Đạt Ma Ưu Bà Đề Xá như những giáo pháp nầy là pháp khí vậy. Không nói thì không thể nghe, mà không được nghe thì lòng tin vui nhận khó phát sanh.
Mà đã không sanh thì khó được các căn lành thù thắng để vào Niết Bàn. Họ không phải là pháp khí để mà diễn nói cũng như việc nghe để phát khởi thiện tâm, nên đã không sanh, mà đã không phát sanh thì không được giải thoát. Do vậy người nầy chỉ sanh phỉ báng giáo pháp, làm các tội nghiệp, đọa vào 3 đường ác. Nầy A-Nan! Dụ như người thương nhơn ngu muội, phải mở túi báu vật, nơi mà không nên mở; nơi không đáng mở lại mở toang ra. Nơi đáng mở thì lại chẳng mở. Nơi không đáng làm thì lại làm. Nãy A-Nan! Nếu có kẻ tịnh tín thiện nam tín nữ nào có tấm lòng thanh tịnh muốn nghe pháp, nên vì pháp khí mà đến nghe pháp; nên có thể nói những gì khó nói. Không nên nói những gì không đáng nói. Cho nên A-Nan! Nếu là như vậy, đúng là pháp khí, kẻ ấy tin sâu, vui vẻ ham muốn cầu chốn Niết Bàn, nên hãy vì họ mà nói. Nếu có kẻ chẳng vì pháp khí, không tin vui cầu, phá giới phạm hạnh mà cầu Niết Bàn, quả thật kẻ ấy làm ngược lại giáo pháp của Phật vậy. Kẻ nào không tùy thuận thì không nên nói. Vì sao vậy ? Vì đối với những người ngu si như thế khi nghe pháp rồi, sanh tâm kiêu mạng. Cho nên A-Nan! Phải biết việc nầy, nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ muốn vì pháp khí mà vui nghe thì hãy khuyến khích mà nói. Các người nghe khác cũng vì nhiếp tâm mà nghe. A-Nan! Người kia cũng vậy, có thể sanh nơi vô lượng A Tăng Kỳ gồm các đại công đức. Nầy A-Nan! Nghĩa nầy là gì ? Đất đai có giới hạn và chúng sanh có giới hạn không ? Nhiều hay ít ?
A-Nan thưa rằng : Như con nghe Phật nói thì chúng sanh nhiều không bằng cảnh giới vậy.
Phật bảo : A-Nan! Đúng đấy, đúng đấy. Như ta đã từng nói chúng sanh thì có nhiều; nhưng không bằng cảnh giới của đất đai, nước, lửa v.v... Nầy A-Nan! Cho đến ba ngàn thế giới lớn nhỏ khác cũng có chúng sanh. Có người biết được, có người chẳng biết được. Có người thấy nghe được, có người chẳng có thể thấy nghe được., giống như một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa chẳng hạn, giả sử đủ thời thì được làm thân người, thành người đàn ông trong một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa. Tất cả đều thành Duyên Giác, Bồ Đề. Nầy A-Nan! Cho đến vô lượng vô biên các thế giới có đất đai mà biên giới của đất đai ấy thì khó thể biết được và đất đai ấy gồm nhiều hạt bụi mà nếu những hạt bụi ấy giả sử được làm thân người thì sẽ thành thân đàn ông, khi thành thân người rồi trong một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa, tất cả đều được thành Duyên Giác giác ngộ Bồ Đề. Nầy A-Nan! Lại cũng có rất nhiều thế giới, có núi Tu Di, núi Thiết Vi và núi Đại Thiết Vi. Núi Tuyết, núi Hương và núi đen cho đến ba ngàn đại thiên thế giới gồm có cây thuốc, cây nhỏ, rừng rậm đều làm hạt bụi. Có kẻ biết có kẻ không biết.. Có thể thấy nghe, hoặc không thể thấy nghe, đều được thành người, tất thành người nam, trong một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa, có lúc nào đó đều thành Duyên Giác Bồ Đề. Nầy A-Nan! Các vị Duyên Giác ấy giả sử sống lâu từ quá khứ cho đến vị lai, thọ mạng không thể tính biết được và trong chúng sanh kia có một người không thành được Duyên Giác Bồ Đề. Người đó làm một vị Trưởng Giả lại từ quá khứ cho đến vị lai ở trong thọ mệnh không thể biết được và vị Trưởng Giả nầy đã cúng dường vô số các Bích Chi Phật đồ uống, thức ăn, áo quần, giường nằm, chỗ ngồi, thuốc thang chữa bịnh. Một lòng hiến thân xưng tán đầy đủ. Cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường các vị Bích Chi Phật. Sau khi các vị Bích Chi Phật nhập Niết Bàn liền xây tháp bảy báu vì chư thiên nhơn mà làm tràng phan bảo cái, các loại hoa hương, dầu thơm cho đến xông hương, áo quần ca múa, âm thanh, kỹ nhạc, tận đến trong trời người mà cúng dường đầy đủ cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường. Nầy A-Nan! Ý nầy thế nào ? Đại Trưởng Giả kia được phước nhiều không ?
A-Nan bạch rằng : Như chỗ con nghe Phật giải nghĩa thì, nếu hay cúng dường cung kính tôn trọng một vị Bích Chi Phật thì được phước đức nhiều vô lượng không thể tính đếm, không so sánh, không hạn định và không thể suy nghĩ được hà huống cúng dường rất nhiều Bích Chi Phật tùy theo nơi thọ mạng ấy, mà sau khi diệt độ còn cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường nữa.
Lúc bấy giờ Đức Phật lại bảo Ngài A-Nan rằng : Ta nay nói thật cho ngươi biết rằng Bích Chi Phật kia đầy đủ giới định huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến và thọ nhận nơi vị Trưởng Giả kia nhiều loại cúng dường. Chỉ có một vị Như Lai Ứng Chánh Biến Tri ra đời không thọ nhận của Trưởng Giả áo quần, đồ ăn, thức uống, giường nằm, chỗ ngồi, thuốc thang lúc bịnh, lại cũng không nhận pháp. Sau đó Trương Giả kia thấy Đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, oai nghi người thường thị hiện nơi đời, cũng được phước đức nhiều như cúng dường vị Bích Chi Phật vậy, đầy đủ giới điụnh huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, gấp trăm ngàn Ức Na Do Tha. Khi Trưởng Giả thấy Phật Như Lai thị hiện thân bình thường nơi đời có oai nghi, liền được phước đức. Vì sao vậy ? Vì Phật Như Lai đầy đủ vô lượng A Tăng Kỳ, bất khả tư nghì đại công đức vậy. Nầy A-Nan! Chư Phật Như Lai có đầy đủ thiện căn phước đức không có cùng tận hà huống Như Lai có vô lượng công đức lành. Nầy A-Nan! Nếu có Bích Chi Phật tu hành bố thí được phước đức vô lượng A Tăng Kỳ và theo nơi Phật mà bố thí thì được phước đức cũng lại nhiều vô lượng vô biên không có ngằn mé vậy. Có gì khác nhau ? Nầy A-Nan! Việc bố thí kia, không có gì khác cả. A-Nan! Dụ như có người cầu lợi đi đến nơi khác. Sau khi được lợi rồi, sau đó trở lại. Nầy A-Nan! Nếu bố thí nơi Bích Chi Phật sẽ được phước đức, Đức Phật Như Lai nầy cũng lại như thế. Nầy A-Nan! Nếu lại có người vì nơi chư Phật mà tu hành bố thí thì được phước đức vô lượng A Tăng Kỳ Kiếp, không thể nghĩ bàn, không thể so sánh, không thể đơn lẻ, không có biên giới, không có cùng tận. Nầy A-Nan! Nếu nơi Đức Phật tu hành bố thí thì được phước đức, ta nay vì ngươi mà nói thí dụ. Những người có trí thì phải giải bày dụ nầy. Nầy A-Nan! Dụ như họa sư, họa tuy tinh hảo; nhưng trong ấy có bị một ít lỗi lầm, sau đó hoạ sư sửa lại ngay ngắn đẹp đẽ. Như vậy đó A-Nan! Nếu nơi Bích Chi Phật mà tu hành bố thí được phước đức thì nơi chư Phật mà tu hành bố thí, phước đức cũng lại như vậy. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Đức Bích Chi Phật kia vì biết rằng được tên Bích Chi Phật. Vị Bích Chi Phật nầy biết rằng đều do từ trí tuệ của Như Lai mà sanh. Vì chư Phật Như Lai có đầy đủ các trí để chuyển lại đẹp đẽ. Cho nên A-Nan! Hoặc nơi Đức Phật cho đến hình tượng, áo quần, ăn uống, chỗ ngủ, nơi ngồi, thuốc thang chữa bịnh, cung kính tốn trọng khiêm hạ cúng dường thì phước đức được nhiều không ?
A-Nan thưa rằng : Như vậy Đức Bà Già Bà. Như vậy Đức Tu Già Đà. Nếu từ nơi Phật cho đến hình tượng cung kính cúng dường thì được phước đức nhiều không thể kể, thưa Thế Tôn.
Nếu từ nơi Phật cho đến phát tâm một lòng kính tín thì được phước đức nhiều vô lượng, không thể nghĩ bàn, không thể đếm được, hà huống có người từ nơi Phật cho đến hình tượng cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường. Nói lời ấy rồi, Phật bảo A-Nan! Việc cúng dường một vị Phật Như Lai được tất cả đầy đủ những niềm vui cho đến cúng dường tất cả thì việc cúng dường từ 2, 3, 4, 5 cho đến 10 vị Phật, hoặc 20, 30 cho đến trăm Phật, ngàn Phật, trăm ngàn Phật, ức Phật, trăm ức Phật, ngàn ức Phật, trăm ngàn ức Phật, ức Na Do Tha, trăm ức Na Do Tha, ngàn ức Na Do Tha, trăm ngàn ức Na Do Tha cho đến đầy cả cõi Diêm Phù Đề nầy cho các vị Như Lai Ứng Chánh Biến Tri cho đến trời tứ thiên và hạ thiên thế giới, hai ngàn thế giới, ba ngàn đại thiên thế giới, trong đó có trăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức núi Tu Di, trăm ức núi Thiết Vi, trăm ức biển lớn, trăm ức cõi Diêm Phù Đề, trăm ức Uất Đan Việt, trăm ức Phất Bà Đề, trăm ức Cồ Đà Ni, 8 vạn châu nhỏ cùng với quyến thuộc, trăm ức tứ thiên hạ, trăm ức Tứ Thiên Vương thiên, trăm ức 33 cõi trời, trăm ức Tu Dạ Ma thiên, trăm ức Đẩu Suất Đà thiên, trăm ức Hóa Lạc thiên, trăm ức Tha Hóa Tự Tại thiên, trăm ức Phạm Thiên cho đến A Ca Nhị Trá thiên. Đây là tên của 3.000 Đại Thiên Thế Giới. Trongđó đầy đủ chư Phật Như Lai ỨngChánh Biến Tri. Dụ như mía ngọt, tre trúc, cây cỏ trong rừng. Các Như Lai đó có đời sống dài lâu như hằng hà sa kiếp. Lúc ấy có vị Trưởng Giả thọ mệnh ở đời cũng lại như vậy cho đến y áo, thức ăn, đồ uống, chỗ nằm, thuốc men cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường cho chư Như Lai kia. Sau khi Phật diệt độ lại xây tháp bảy báu cùng với các tràng phan bảo cái tốt đẹp cùng các thứ hương hoa, hương bột và hương xông. Tất cả các hoa cúng dường đều là những hoa sen quý, Ưu Bát La Hoa, Câu Ni Đà hoa, Phần Đà Lợi hoa, tất cả ca múa nhiều loại âm nhạc cũng như vậy và tất cả đồ vui cung kính cúng dường tôn trọng khiêm hạ. Nầy A-Nan! Vì sao vậy ? Vị Đại Trưởng Giả kia được phước đức nhiều không ?
A-Nan bạch rằng : Như vậy đó Đức Bà Già Bà. Như vậy đó Đức Tu Già Đà, vị TrưởngGiả kia đối với một Đức Như Lai đã cúng dường thức ăn, đồ uống, nên được phước đức nhiều không thể tính đếm được hà huống từ nơi chư Phật mà ở nơi hằng hà sa kiếp để cúng dường cung kính tôn trọng khiêm hạ một cách đầy đủ. Sau khi Đức Phật kia diệt độ, lại còn dựng tháp bảy báu để cúng dường nữa thì phước đức không thể ví dụ được.
Sau khi nói lời ấy rồi, Phật bảo A-Nan : Ta nay nói thật với ngươi. Nếu vị Trưởng Giả kia ở nơi chư Phật mà được thọ mệnh cung kính cúng dường khiêm hạ và sau khi Phật diệt độ lại còn dựng tháp bảy báu, nên đây là những thắng diệu cúng dường nên được phước báu. Nầy A-Nan! Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào ở nơi chư Như Lai phân biệt diễn thuyết bồ đề thì tạo nên niềm tin hoan hỷ đầy đủ sâu xa; đây là phần giảng giải tốt đẹp của Tăng để người phát tâm tu hành làm điều thiện. Phải tin rằng tất cả các hành là vô thường, tất cả khổ là không, tất cả các pháp vô ngã và tịch tịnh Niết Bàn. Nầy A-Nan! Đây là lòng tin sâu sẽ được phước đức và chuyển lại hơn trước. Nầy A-Nan! Nếu lại có người tin tưởng như vậy và nói các pháp bảo tạng cho người khác thì sẽ được phước đức như vậy và còn rộng lớn hơn như thế nữa. Như vậy đó cả A Tăng Kỳ, như vậy đó khó có thể nói hết được, không so sánh được, không có giới hạn. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Các pháp bảo như thế vô thượng pah1p tạng, ban đầu trung bình và cuối cùng trở thành tốt. Nếu có kẻ nào y như thế mà tu hành bố thí thì được công đức pháp tạng giống như hạt cải. Hãy biết như vậy. Vì sao thế ? Nầy A-Nan! Bố thí như vậy trong thế gian bị pháp sanh tử chi phối. Nầy A-Nan! Ta từ vô lượng A Tăng Kỳ ức Na Do Tha kiếp đã tu tập pháp tạng, đoạn trừ sanh tử, lìa các ăn uống lưu luyến lâu nay. Nầy A-Nan! Nếu có chúng sanh nào nghe được pháp tạng nầy sẽ từ pháp nầy mà được giải thoát. Cho đến ra khỏi được các già chết, lo buồn, khổ não mà được giải thoát.
Nầy A-Nan! Ta xem nghĩa nầy xong nên nói rằng : Có 2 loại người được đại phước đức. Thứ nhứt là vì siêng năng mà nói; thứ hai là chí tâm chuyên nghe. Sau khi nghe rồi Ngài Huệ Mệnh A-Nan bạch Phật rằng :
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nào tin sâu đầy đủ như thật mà tu hành, phân biệt các pháp, tín giả vui làm thì pháp ấy chính là pháp lành mà nên phát tâm tu hành tốt đẹp, giải bày tất cả các hành vô thường, khổ, không và vô ngã, tịch diệt Niết Bàn, như vậy làm những việc lành, suy nghĩ chánh đáng thì phước được bao nhiêu ?
Phật bảo : Nầy A-Nan! Nếu lại có người biết pháp do Tăng thuyết ra mà phát tâm tu hành thì kẻ thiện nam người thiện nữ kia, suy nghĩ sâu xa nhiếp tâm chuyên nghe, sau khi nghe rồi cho đến gãy một móng tay tin sâu hiểu rộng thì pháp ấy do Tăng nói là pháp lành, phát tâm tu hành, kẻ kia sẽ được phước đức nhiều không thể kể hết được, hà huống kẻ thiện nam, người thiện nữa suy nghĩ chơn chánh nhiếp tâm chuyên nghe. Nghe được pháp rồi cho đến trong một cái khảy móng tay thật hành đúng pháp, giải nghĩa các hành vô thường, tất cả khổ, tất cả không, các pháp vô ngã và Niết Bàn tịch tịnh. Nầy A-Nan! Nếu ở trong nhiều thế giới ấy có tất cả những cảnh giới của chúng sanh thì trong một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa, giả sử có lúc được làm người. Người kia được làm người rồi trong một sát na, một La Bà, một Ma Hầu Đa, giả sử có lúc sẽ thành chánh giác, chứng vô thượng Bồ Đề thì các Đức Như Lai kia, giả sử thọ mệnh của các Ngài từ quá khứ cho đến vị lai không thể tính hết được cũng giống như vậy.
Nầy A-Nan! Giả sử trong số chúng sanh ấy có một người, nơi vô thượng Bồ Đề mà không thành chánh giác và người kia chính là Đại Trưởng Giả lại cũng theo thọ mệnh từ trong quá khứ cũng không thể biết hết được, cho đến cả vị lai cũng lại như thế. Lúc ấy Trưởng Giả cho đến hết mình cúng dường cung kính tôn trọng, khiêm hạ cúng dường các Đức Như Lai cùng các nhạc cụ, áo quần, đồ ăn, thức uống, chỗ ngồi, nơi nằm, thuốc thang chữa trị mà cúng dường và sau khi các Đức Phật nhập Niết Bàn rồi còn dựng tháp bảy báu, sau đó lại còn dùng tràng phan bảo cái, tất cả hương hoa, hương bột, cả đời cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường. Nầy A-Nan! Ý nầy nghĩa gì ? Nơi vị Trưởng Giả kia có được phước đức nhiều hay ít ?
A-Nan bạch Phật rằng : Nếu vị Trưởng Giả kia cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường tất cả các Đức Như Lai sẽ được phước đức vô lượng, không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn, không so sánh và không có giới hạn, hà huống từ nơi chư Phật, theo thọ mệnh mà cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường, sẽ được phước đức không thể nghĩ được.
Phật bảo : Nầy A-Nan! Đúng vậy! đúng vậy! Như ta đã nói, vị Trưởng Giả kia sẽ được phước đức không thể cùng tận. Cho nên A-Nan! Ta nay nói thật cho ngươi! Nếu vị Trưởng Giả kia theo nơi thọ mệnh của chư Phật mà cung kính tôn trọng khiêm hạ cúng dường thời được phước đức. Nếu có người tin sâu, suy nghĩ kỹ rồi nhiếp tâm chuyên nghe và sau khi nghe rồi cho đến một cái khảy móng tay liền tin tưởng vui vẻ thực hành pháp nầy và phát tâm lại cũng hiểu về tất cả các hành đều vô thường, tất cả khổ, tất cả không, chư pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh thì phước đức không thể ví dụ được. Nầy A-Nan! Như vậy có 2 loại người ta đã nói trước được phước đức rất nhiều. Một là chí tâm nói, hai là chí tâm nghe. Lúc ấy Đức Phật nói bài kể rằng :
Vì nơi hai loại nghĩa
Muốn nghe nơi Phật nói
Tất cả việc làm hết
Gần Thánh thành giác ngộ
Nếu là người thuyết pháp
Và nghe chánh pháp Phật
Cả hai được phước nhiều
Hay tạo các cảnh Phật
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo A-Nan rằng : Lại cũng có 2 loại người cùng Ma Ba Tuần gây đại chiến tranh. Thế nào là hai ? Một là chí tâm nói, hai là chí tâm nghe. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Những người phạm hạnh được thông suốt nghĩa là thiện tri thức và bạn lành phát tâm lưu chuyển. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Nếu có chúng sanh gặp thiện tri thức, sau khi gặp rồi, từ sanh cho đến giải thoát, cho đến già bịnh chết, lo buồn, khổ não không còn mà được giải thoát. Nầy A-Nan! Việc nầy từ xưa ta đã nói cho các Thanh Văn có 2 nhân duyên có thể sanh chánh kiến. Một là từ người khác nghe pháp, hai là tại nội tâm mình tư duy. Từ người khác mà nghe có nghĩa là từ Phật được nghe. Nội chánh tư duy có nghĩa là từ Phật mà biết. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Như các phàm phu khi Phật chưa xuất hiện, tự mình không thể tư duy. Sau khi Phật xuất thế rồi, dạy cho phàm phu làm như thế. Nầy A-Nan! Ta xem ý nghĩa ấy nên nói điều nầy. Suy nghĩ bên trong đều từ chư Phật. Lúc ấy Đức Phật nói bài kệ rằng :
Lành thay kẻ trượng phu
Được thấy tăng các trí
Nếu có kẻ dứt nghi
Bỏ phàm được thành Thánh
Thấy Thánh được an vui
Cùng sống lại được yên
Không thấy các người ngu
Như hay được yên ổn.
Che nên A-Nan! Ta đã vì nghĩa nầy mà tùy theo hoàn cảnh diễn thuyết phạm hạnh đầy đủ. Nghĩa là các thiện tri thức và các bạn lành hay sanh tâm thiện liên tục lưu chuyển. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Nếu có chúng sanh nào khi gặp Thiện tri thức liền được sanh tâm lành, sau khi sanh tâm lành rồi lại sanh tính tâm, tín tâm rồi lại làm tất cả việc thiện, làm việc thiện rồi liền được các pháp lành. Sau khi được các pháp lành rồi, an trụ nơi pháp ấy. Trụ nơi pháp ấy rồi từ nơi Phật mà tôn trọng kính tin. Từ nơi Tăng mà cũng được kính trọng, sẽ được vào hàng Thánh, thích tu giới, tự tại nơi giới, dùng trí tuệ tán thán giới, vui nơi Niết Bàn. Nầy A-Nan! Như mây làm mưa đầy hố nhỏ, sau khi đầy hố nhỏ rồi thì cũng đầy hố lớn. Hố lớn đầy rồi thì sông nhỏ. Sông nhỏ đầy rồi đến sông lớn. Sông lớn đầy rồi lại đến biển. Như vậy đó A-Nan! Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào từ nơi chư Phật mà nghe Phật nói rồi sẽ được căn lành mạnh mẽ. Sau khi được căn lành rồi thì gần gũi Thiện tri thức. Sau khi gần gũi Thiện tri thức rồi thì được những bạn lành. Sau khi được bạn lành rồi thì được điều thông suốt. Sau khi được điều thông suốt rồi lại được lành cao cả. Sau khi được lành cao cả rồi thì được tâm tốt đẹp. Sau khi được tâm tốt đẹp rồicho đến như pháp mà thuận theo phát tâm tu hành cứu cánh, chuyển cứu cánh đến thanh tịnh, cứu cánh phạm hạnh là cứu cánh tối hậu.
Nầy A-Nan! Ta đã xem tất cả ngoại vật cũng đồng thời sanh trưởng, khi hoa quả thành tựu thì cũng có không biết bao nhiêu cái mất đi hà huống các ngươi làm việc thiện ấy cũng sẽ bị mất. Sự mất mát đó không trụ nơi đâu cả. Cho nên A-Nan! Các ông phải nên tu hành và làm việc thiện. Không có chúng sanh nào là không tu hành làm việc thiện, mà không chứng được quả và có mất mát. Nầy A-Nan! Ta cũng đã từng tutất cả các việc lành và cũng đã có nhiều sai quấy. Nầy A-Nan! Khi ta tu hạnh Bồ Tát thì ta cũng đã tu tất cả những công đức lành nên được quả báo không sai trái. Nầy A-Nan! Ta xem khi Như Lai trên đường hành đạo thì từ nơi đòi hố có cao thấp bằng ngang, có chỗ hôi thối, có nơi thơm tho sạch sẽ. Có nhiều cây cỏ quý giá nơi rừng; nhưng đồng thời cũng có cỏ úa nằm sâu ở đó. Khi thần cây hiện thân hướng về lễ bái, thành ấp, đường sá, lại có chúng sanh, thấy Phật Như Lai theo Phật mà làm. Sau đó Như Lai trở lại chỗ cũ. Nầy A-Nan! Ta xem trong đời quá khứ chư Phật, Bồ Tát đã cúi đầu hướng về làm lễ với Thanh Văn, Duyên Giác, Sư Tăng, Cha Mẹ, người trưởng thượng, Sa Môn, Bà La Môn. Tất cả các ngoại vật sau khi thấy Phật rồi liền cúi đầu thấp xuống để lễ. Nöi cao sẽ thấp, nơi thấp được cao. Cao thấp các nơi đều được ngang bằng. Nầy A-Nan! Ta xem tất cả ngu si phàm phu vì không tôn trọng bậc trưởng thượng cũng như không cung kính, lại cũng chẳng lễ bái, ngã mạng tự ti. Vì ngã mạng cho nên bị hại vào nơi ràng rịt. Nầy A-Nan! Như Lai xem dây nhợ bị cột chân tay; nên đã làm tất cả các việc lành. Nầy A-Nan! Hãy xem Như Lai làm các việc thiện như Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự. Đây là những việc lành để nhiếp hộ chúng sanh, không có phân biệt đây là cha ta, đây là mẹ ta, anh em chị em thân thuộc bà con. Nầy A-Nan! Ta vì tất cả chúng sanh luôn luôn có tâm bình đẳng không phân biệt. Nầy A-Nan! Ta từ lâu xa không có chúng sanh nào là không nhiếp thọ bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, cũng như nhiếp thọ những người ngu si phàm phu vậy. Nhưng họ không biết thiện căn phước đức nhơn duyên nầy. Sanh tử là căn bản để bị thọ những quả báo. Nầy A-Nan! Ta đã cùng chúng sanh được những căn lành phước lạc nầy vì tự chính thân ta đã tu nhiều nghiệp lành mới được quả báo như vậy. Nãy A-Nan! Tất cả thế gian đều có niềm vui; nhưng tất cả đều bị pháp vô thường biến đổi và ngay cả niềm vui nầy cũng bị vô thường nốt. Khi ta tu Bồ Tát hạnh thì vì các phàm phu mà thành thục Phật đạo làm cho ta được vô vi thánh và vô lậu lạc. Vô lậu lạc nầy là thường, khôn gthay đổi và không bại hoại. Cho nên A-Nan! Các bậc Thánh cũng phải tu những thiện nghiệp như thế và các bậc thánh trí cũng sẽ tu những thiện nghiệp như thế. Đây là chánh nghiệp. Như vậy đó A-Nan! Ta đã từ thánh trí nầy mà tu thiện nghiệp. Nầy A-Nan! Và ta cũng sẽ nói về các việc khác. Nếu có chúng sanh vì cầu Niết Bàn cho đến phát tâm làm một ít việc lành, thì đây là chủng tử vậy.
Nghe Phật Như Lai nói các pháp thâm diệu như thế, liền giải bày ý nghĩa sâu sắc và nhớ nghĩ đến Đức Phật, tâm sanh ái kính, có người rơi lệ, có kẻ la lên. Ngay cả nơi địa ngục ngạ quỷ súc sanh không có nơi nào là không từ nơi bồ đề nầy mà không được cứu cánh. Không có nơi nào như vậy cả. Nầy A-Nan! Lại có chúng sanh nhớ nghĩ đến Như Lai, từ pháp giác ngộ mà ưa chảy nước mắt! Người tóc dựng mà la lên. Nầy A-Nan! Hãy khoan làm khác đi. Những chúng sanh bị đọa nơi ác đạo như địa ngục súc sanh ngạ quỷ không có nơi nào là không có vậy. Nầy A-Nan! Hãy đừng buông lung. Hãy chuyên cần phương tiện, tu các việc lành. Nầy A-Nan! Chư Phật Thế Tôn cũng không phóng dật mà chứng giác ngộ cũng như các trợ đạo pháp cũng chẳng phóng dật mà được. Nầy A-Nan! Nếu có những điều lành được thọ nhận như vậy là kẻ cầu lợi ích vậy, cầu an lạc, cầu lân mẫn, khởi tâm từ bi, nên như vậy mà làm. Kẻ nào đáng độ, ta đã độ xong. Nay các ngươi cũng nên làm như vậy. Đừng làm cho chơn đạo ấy đoạn tuyệt. Lại cũng đừng làm cho chánh pháp của Phật bị chìm đắm. Nầy A-Nan! Hãy nên làm cho pháp nhãn của Phật được ở lại dài lâu. Các ngươi hãy vì trời người mà lưu bố rộng ra. Nầy A-Nan! Ta nay đúng lúc phó chức chánh pháp bảo tạng cho ông, hãy đừng cho mất. Hãy làm như vậy. Đây là lời dạy của ta vậy.
- Phẩm Dạy Khuyên thứ 14
Lúc ấy Ngài Huệ Mệnh A-Nan bạch Phật rằng :
Kính bạch Thế Tôn! Con nay phải tu hành Pháp Nhãn như thế nào ? Nếu con tu hành chánh pháp nhãn của Phật thì phải làm sao để lưu bố được rộng rãi khắp trời người ? Bạch Thế Tôn! Và con làm sao kết tập pháp nhãn được ? Làm sao hiển bày được ?
Nói xong lời ấy, Phật lại bảo A-Nan : Sau khi ta diệt độ có các Tỳ Kheo tập trung tụng pháp Tỳ Ni thì Đại Đức Ma Ha Ca Diếp tối vi Thượng Thủ. A-Nan thì phải vì các vị Đại Đức Tỳ Kheo ấy mà hỏi như thế nầy :
Thế Tôn đã nói Đại A Bạt Đà Na ở đâu ? Ở nơi đâu nói Ma Ha Ni Đà Na ? Ở nơi đâu nói Đại Tập Pháp ? Ở nơi đâu nói Ngũ Tam Pháp ? Ở nơi đâu nói chư Thiên đến hỏi đạo ? Ở nơi đâu Đế Thích hỏi đạo ? Ở nơi nào chư Thiên từ thâm cung đến ? Nöi nào đã nói Kinh Phạm Võng ? Như vậy theo thư 1lớp và các Tỳ Kheo kia sẽ hỏi lại ngươi.
Nầy A-Nan! Phật đã giảng kinh tại nơi đâu ? Nöi nào đã nói Kỳ Dạ ? Nơi nào đã nói Tỳ Đa Ca La Na ? Nơi nào đã nói Già Đà ? Nơi nào đã nói Ưu Đà Na ? Nơi nào nói Ni Đà Na ? Nơi nào nói Y Đế Tỳ Lợi Đa Ca. Nơi nào nói Xà Đa Ca ? Nơi nào nói Tỳ Phất Lược ? Nơi nào nói A Bà Đà Na ? Nơi nào nói A Phù Đà Đạt Ma ? Nơi nào Ưu Bà Đề Xá ? Nầy A-Nan! nơi nào Phật đã nói tạng Duyên Giác ? Nơi nào Phật nói Bồ Tát tạng ?
Nầy A-Nan! Sau khi các Tỳ Kheo ấy hỏi như thế rồi, ngươi nên đáp như thế nầy :
Ta nghe như vầy, một lúc Phật tại Ma Già Đà quốc (Mayadha), dưới cây Bồ Đề, lúc mới thành chánh giác.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở thành Già Đa.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở Ma Già Đà, dưới cây A Xà Bà La Ni Câu Đà tu hành khổ hạnh.
Ta nghe như vầy, một thuở Đức Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại núi Tỳ Phú La.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại nước Ma Già Đà, tại núi Bi Đề Ha.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại Vương Xá thành, núi Tiên Nhơn chỗ tảng đá đen lớn.
Ta nghe như vầy, một thời Đức Phật tại nước Xá Vệ nơi vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật tại thành Tỳ Xá Ly, trong vườn Ám La Thọ.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại Tỳ Xá Ly bên cạnh hồ Di Hầu, ở Tịnh Xá Đại Lâm, giảng đường Trọng Các.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại thành Già Đa, tại đỉnh núi Già Đa.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại nước Câu Đàm Di trong vườn Cồ Sư La.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại thành Ba Chỉ Đa, nơi vườn A Dục Xà, nơi rừng Ca La Ca.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại dòng họ Thích thuộc thành Ca Tỳ La vườn Ni Câu Đà.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại thành Ba Li Phất, vườn Cüu Cüu Thóa.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại thành Ma Thâu La trong rừng cây Tần Đà.
Ta nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại thành Câu Thi Na, nơi đất Lực sĩ sanh, sông A Lợi La Bạt Đề bên cạnh Sa La song thọ.
Nầy A-Nan! Như vậy đó theo thứ lớp nơi nơi xứ xứ mà Phật đã nói pháp. Tại các nơi ấy đông người tập họp. Tùy theo thời tiết, tùy theo ý nghĩa, tùy theo nhân duyên, tùy theo hỏi đáp mà phát khởi ra sự việc, cũng tùy người, tùy việc nữa. Phải nên phân biệt nói rộng ra vậy. Hãy tùy theo tên tuổi, ý nghĩa thứ lớp khác nhau mà diễn thuyết vậy. Cũng tùy theo lý do, có nhơn có duyên. Hãy vì nghĩa tốt, ý hay mà vì người rộng nói vậy.
Phật nói kinh rồi, tất cả đại chúng đều hoan hỷ lãnh thọ phụng hành.
Nầy A-Nan! Các ngươi hãy kết tập pháp nhãn như thế. Cứ như thế mà phân biệt, giảng nói giảng bày. Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri nói lời như vậy. Khi nghe những lời ấy rồi đại địa cực ác sáu loại chấn động, làm cho nhiều người sợ hãi, khiến tóc dựng lên. Lúc bấy giờ cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới sáu loại chấn động hiện ra 18 tướng. Đông nhảy Tây chìm; Tây nhảy Đông chìm; Nam nhảy Bắc chìm; Bắc nhảy Nam chìm. Trung nhảy cạnh chìm. Cạnh nhảy giữa chìm cả 18 tướng như vậy. Thay đổi nhảy múa, nhảy múa biến đổi. Lên và xuống, chấn động chỗ nầy, chỗ kia. Có tiếng kêu lớn chỗ nầy chỗ kia. Chỗ nầy đột biến chỗ kia xuất hiện. Chỗ nầy có chỗ kia không. Lúc bấy giờ có vô lượng chư Thiên, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Ma Hầu La Đà, Thích Phạm, hộ thế người và không phải người. Tất cả đều sầu khổ khóc thương và nói như thế nầy :
Đức Bà Già Bà nhập Niết Bàn quá sớm ! Đức Tu Già Đà nhập Niết Bàn quá sơm! Cặp mắt của thế gian bị mù lòa quá sớm. Thế gian có mắt cũng như không, quá sớm. Ngài Huệ Mệnh A-Nan sầu bi khóc lóc lại nói rằng :
Đức Bà Già Bà Niết Bàn quá sớm. Đức Tu Già Đà Niết Bàn quá sớm. Cặp mắt của thê 1giam mất đi quá sớm. Thế gian bị mù lòa, không có mắt quá sớm. Thầy của thế gian mất đi quá sớm.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo A-Nan rằng : Nầy A-Nan! Hãy đừng sầu bi nữa. Tất cả các pháp hữu vi có sanh ra có tồn tại thì phải biết rằng có phân biệt, có biết. Vì di nhân duyên sanh nên phải hoại diệt; Nếu mà không hoại, thật không đúng vậy. Nầy A-Nan! Từ đêm dài nầy thân, miệng, ý của ta đã an lạc vô lượng không có hai, không sân không hận, không có giận buồn. Nầy A-Nan! Hãy biết đây là đại thần thông, đại công đức. Rộng sâu vô lượng dụ như Cam Lồ số một trong tận cùng Cam Lồ vậy. Cho nên A-Nan! Hãy nên vì phạm hạnh cho đến thân khẩu ý mà cung kính cúng dường. Hãy nên học theo những gì ta chỉ dạy. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Sau khi ta diệt độ, ở đời vị lai. Sau khi chánh pháp hết rồi ở 500 năm phần trì giới và giữ gìn chánh pháp bị hoại diệt. Phá giới phi pháp băng đẳng xuất hiện thạnh hành, phỉ báng chánh pháp, thọ mạng không dài lâu. Khi chúng sanh hoại thì pháp cũng hoại theo, lúc ấy Tỳ Kheo Tăng cũng bị hoại. Nầy A-Nan! Lúc ấy thật đáng sợ, có những Tỳ Kheo không tu thân, không tu thân, chẳng tu giới, chẳng tu huệ. Họ là những người chẳng lo tu giới, thân, tâm, huệ, mà chỉ lo tham trước sáu nơi. Thế nào là sáu ? Một làm tham đắm nơi bình bát.Hai là tham đắm nơi y phục. Ba là tham đắm nơi đồ ăn, Bốn là tham đắm nơi chỗ ngồi. Năm là tham đắm nơi phòng ốc. Sáu là vì bị bịnh nên tham đắm nơi thuốc men. Họ là những người chỉ biết tham cầu nơi y bát cho đến các loại thuốc men tốt đẹp. Lại hay đấu tranh, tướng mạo sỗ sàng, lời nói thô tháo. Cho đến nơi công quyền miệng như đao kiếm. Cùng nhau phỉ báng, sỗ sàng cũng như ghen ghét. Tất cả chỉ vì áo quần, bình bát, đồ ăn thức uống, chỗ ngồi, nơi nằm và thuốc men vậy. Cùng với việc ghen ghét, tâm không thuần thục, tâm tánh dơ bẩn. Như gậy đó A-Nan! Hãy nên phạm hạnh, thân miệng ý nên từ bi. Những kẻ như thế nên cúng dường đầy đủ. Nói về phạm hạnh có nghĩa là khi thấy, khi nghe, khi thô, khi tế, khi tin, khi làm, hãy từ nơi họ khoan khởi não loạn, hãy học như vậy. Vì sao thế ? Nầy A-Nan! Khi mà sợ hãi gia tăng chính là lúc mệnh trược, kiếp trược, chúng sanh trược, kiến trược và phiền não trược. Người thế tục lúc bấy giờ thọ nhận những sự khổ sở. Chính trong sự khổ sở đó họ bị phiền não. Vì khi quá nghèo đói thì sẽ sinh ra bịnh dịch. Vì cướp phá nên sanh ra phiền não với nạn nước lửa. Vì các trùng độc nên nhiều loại bị não hại. Nầy A-Nan! Lúc ấy các vị Bà La Mân, Trưởng Giả, Cư Sĩ vì những khổ não như vậy cho nên đã có tín tâm tôn trọng cung kính Phật Pháp Tăng cho nên khiến cho nhiều người phát tâm tin sâu, tu hành bố thí làm các công đức. Thọ trì cầm giới, đọc tụng kinh điển. Vì người giải nói, có nghe có làm; sau khi nghe rồi sanh tâm ái kính hoan hỷ reo mừng. Như pháp tu hành gồm nhiều căn lành. Do căn lành nầy mà khi thân hoại mạng chung sanh vào đường lành như chư Thiên hoặc loài người.
Nầy A-Nan! Hãy xem các ác Tỳ Kheo ấy, họ cũng vì tín tâm mà bỏ nhà đi tu. Sau khi xuất gia được rồi lại tham lam y bát. Sáu loại nhân duyên để làm đọa lạc nơi 3 đường dữ. Người tại gia do khổ não mà sinh tín tâm và do lòng tin nầy nên sanh vào được đường lành. Cho nên A-Nan! Hãy làm đúng luật về thân, luật về miệng, luật về ý và nên nhớ nghĩ rằng: Với sự kính tin nầy sẽ mau đầy đủ. Nguyện cho lòng tin của con được đầy đủ. Nguyện cho thân tâm của con có suy nghĩ đầy đủ. Vì sao vậy ? Nầy A-Nan! Thân khẩu ý nghiệp không thiện khi suy nghĩ thì có 5 loại mất mát. Thế nào là năm ?
Một là vọng ngữ.
Hai là lưỡng thiệt.
Ba là ỷ ngữ.
Bốn là tham dục, và
Năm là thân hoại.
Khi chết bị đọa vào 3 đường ác, sanh vào địa ngục. Nầy A-Nan! Hãy tư duy sẽ được 5 loại công đức lợi ích. Thế nào là năm ?
Một là không vọng ngữ.
Hai là không lưỡng thiệt.
Ba là không ỷ ngữ.
Bốn là không tham dục, và
Năm là khi thân mệnh chung được sanh vào đường lành như chư Thiên hoặc loài người.
Lại nữa A-Nan! Nếu có kẻ đấu tranh, lời nói thô tháo, cạnh tranh nhau, tâm không nhu hòa. Ấy là kẻ có tâm ô trược, biến hoại vậy. Năm điều mất mát là:
1/ Kẻ nói vọng ngữ.
2/ Kẻ nói hai chiều.
3/ Kẻ giữ giới không sanh kính tín.
4/ Kẻ ngày đêm lo buồn khổ ác ý mà ở đó.
5/ Kẻ thân hoại mạng chung phải đọa vào 3 đường ác sanh vào địa ngục.
Nầy A-Nan! Nếu lại có người tâm luôn luôn có niệm lành, hay được 11 loại công đức vậy. Thế nào là 11 ?
Một là lúc ngủ được an ổn, tâm thường vui vẻ.
Hai là không thấy ác mộng.
Ba là người hay không phải người hay yêu quí.
Bốn là chư Thiên hay bảo hộ.
Năm là chất độc không thể hại được.
Sáu là không bị thương bởi dao tên.
Bảy là không bị lửa cháy.
Tám là không bị nước ngập.
Chín là thường được áo quần tốt đẹp và đồ ăn, chỗ ngồi, nằm, thuốc thang luôn luôn đầy đủ.
Mười là hay được pháp cao cả.
Mười một là khi thân hoại mệnh chung được sanh lêm Phạm Thiên.
Nầy A-Nan! Tâm ở từ thiện được 11 công đức lợi ích như thế đó. Như ta còn ở đời hay sau khi ta diệt độ đi nữa thì tự nhiên đèn pháp sẽ soi đường cho mọi người về. Không nên cầu nơi ánh sáng khác, mà cũng chẳng cầu cạnh người ta phải về với mình.
Nầy A-Nan! Tại sao Tỳ Kheo là ánh đèn tự nhiên, là quy tắc tự tại, không cầu ánh sáng khác, không cầu kẻ khác về là nghĩa gì ? Nầy A-Nan! Nếu có Tỳ Kheo khi quán nội thân, luôn luôn tinh tấn, một lòng vì đời, không lo ăn mặc. Nếu quán như vậy thì sẽ nhận được sự thọ nhận bên trong, tâm bên trong và pháp bên trong. Tinh tấn siêng năng một lòng vì đời, không lo chuyện ăn mặc. Nầy A-Nan! Đây gọi là các Tỳ Kheo tự nhiên pháp đăng và tự tác pháp quy vậy. Không cầu đèn của kẻ khác, không cầu trở về với kẻ khác. Cho nên A-Nan! Ta là Đạo Sư của các Thanh Văn. Nên làm những gì như ta đã làm. Các ngươi nên thực hành như vậy. Đây là giáo pháp của ta. A-Nan nên biết dưới bóng cây là nhà, ở nơi đường trống đi chăng nữa cũng nên một lòng tu chỉ quán. Hãy tự diệt khổ não, đừng có buông lung.
Nếu kẻ nào buông lung, sau nầy tất hối hận. Lúc ấy Đức Phật nói lời kệ rằng :
Ta đã nói chánh đạo
Ta với mũi (tên) vô trí
Vì người nên khuyên tu
Chư Phật đã thuyết pháp
Vì tịnh và thấy rồi
Trừ diệt các đường ác
Kẻ tu được giải thoát
Hay dứt các lưới ma
Nếu hay tu hạnh nầy
Giống như Phậ đã nói
Hay độ tất cả khổ
Tức mãn nguyện chư Phật
Lúc bấy giờ sau khi Đức Thế Tôn nói kinh nầy rồi, Ngài Huệ Mệnh A-Nan cùng với chư vị Tỳ Kheo, các Đại Chúng cũng như trời người, A Tu La, Càn Thác Bà, tất cả thế gian, nghe Phật nói xong đều tùy thuận buồn vui, chắp tay ngay ngực cúi đầu mặc niệm, buồn thảm khóc thương, đảnh lễ rồi lui.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.144.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.