Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển thứ 12
PHẨM THÁNH HẠNH (tiếp theo)
PHẦN XIX/2
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Ðại Bồ tát trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn, quan sát Tập đế ? Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát quan sát Tập đế này chính là ấm nhân duyên. Sở dĩ gọi là Tập là trở lại Ái với Hữu. Ái có hai thứ, một là yêu thân mình, hai là yêu những thứ cần dùng. Ái lại có hai thứ, chưa được năm dục thì buộc lòng chuyên cầu, đã cầu được rồi thì kham nhẫn chuyên đắm trước. Ái lại có ba thứ là dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Ái lại có ba thứ là nghiệp nhân duyên ái, phiền não nhân duyên ái, khổ nhân duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái. Những gì là bốn ? Ðó là y phục, ẩm thực, ngoạ cụ, thuốc thang. Ái lại có năm thứ là tham trước năm ấm. Theo những thứ cần dùng, ái trước tất cả, phân biệt tính toán vô lượng vô biên. Này thiện nam tử ! Ái có hai thứ, một là thiện ái, hai là bất thiện ái. Bất thiện ái là sự cầu của phàm phu ngu si. Thiện pháp ái là cầu của các Bồ tát. Thiện pháp ái lại có hai thứ là chẳng thiện cùng thiện. Cầu Nhị thừa thì gọi là bất thiện. Cầu Ðại Thừa thì gọi là thiện. Này thiện nam tử! Ái của phàm phu thì gọi đó là Tập, chẳng gọi là Ðế. Bồ tát ái thì gọi là Thật Ðế, chẳng gọi là Tập. Vì sao vậy ? Vì sở dĩ thọ sinh là vì độ chúng sinh, chứ chẳng do ái mà thọ sinh vậy.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Như đức Phật Thế Tôn, ở trong các kinh còn lại, vì các chúng sinh mà nói nghiệp vì nhân duyên, hoặc nói kiêu mạn, hoặc nói sáu chạm xúc, hoặc nói vô minh vì năm thịnh ấm mà tạo tác nhân duyên. Nay đức Thế Tôn dùng cái nghĩa gì nói Tứ Thánh Ðế mà độc nhất dùng tính của ái làm nhân của năm ấm ?
Ðức Phật khen ngài Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ðúng như lời nói của ông! Các nhân duyên chẳng phải là chẳng phải nhân nhưng chỉ có năm ấm là nhân duyên chủ yếu đối với ái. Này thiện nam tử ! Ví như vị đại vương, nếu ra đi tuần du thì đại thần, quyến thuộc đều tùy tùng. Ái cũng như vậy, tùy theo chỗ hành của ái thì các kết này.v.v... cũng lại đi theo. Ví như áo bẩn có bụi bám theo, nếu mặc vào thì bụi ở theo. Ái cũng như vậy, tùy theo chỗ sở ái mà nghiệp kết cũng ở theo. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như đất ẩm thì có thể mọc mầm; ái cũng như vậy, có thể nảy sinh mầm phiền não của tất cả nghiệp. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn, quan sát sâu ái này thì thường có chín thứ, một là như nợ có dư, hai là như vợ con La Sát, ba là như cành hoa đẹp có rắn độc, bốn là như thức ăn chẳng ưa thích mà buộc phải ăn, năm là như dâm nữ, sáu là như Ma lâu ca tử (?), bảy là như trúng thương lở thịt, tám là như gió dữ, chín là như sao Tuệ. Sao gọi là như nợ có dư ? Này thiện nam tử ! Ví như người nghèo cùng nhờ cậy tiền tài của người khác, tuy muốn đền trả hết nhưng còn chưa hết, như buộc tại ngục mà chẳng được thoát. Thanh Văn, Duyên Giác cũng lại như vậy, do có dư khí của ái tập nên chẳng thể thành được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Này thiện nam tử ! Ðó gọi là như nợ có dư. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như vợ con La Sát ? Này thiện nam tử ! Ví như có người được cưới con gái La Sát làm vợ. Con gái La Sát này theo lẽ sinh ra con, sinh rồi liền ăn con, ăn con đã hết lại ăn luôn cả chồng. Này thiện nam tử ! Con gái La Sát Ái cũng lại như vậy, theo các chúng sinh sinh ra con thiện căn. Theo con sinh ra mà ăn thịt, con thiện căn đã hết, La Sát lại ăn luôn chúng sinh, khiến cho họ rơi vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như vợ con gái La Sát. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như cành hoa đẹp có rắn độc quấn quanh ? Ví như có người tính ưa thích hoa, chẳng thấy tai họa rắn độc của cành hoa, liền nắm lấy trước, nắm rồi bị nọc độc của rắn, bị nọc độc liền mạng chung. Tất cả phàm phu cũng lại như vậy, tham hoa năm dục, chẳng thấy tai họa của rắn độc ái mà liền thọ lấy, liền bị nọc độc của rắn ái mà mạng chung, liền đọa vào trong ba đường ác, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như cành hoa đẹp có độc xà quấn quanh. Này thiện nam tử ! Sao gọi là chẳng tiện ăn mà cưỡng ép ăn ? Ví như có người chẳng tiện ăn mà cưỡng ép phải ăn, ăn rồi bị bệnh đau bụng mà chết. Món ăn ái cũng như vậy, chúng sinh trong năm đường bị cưỡng ép ăn tham trước. Do nhân duyên này nên rơi vào ba đường ác, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là cái chẳng tiện ăn mà cướng ép phải ăn. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như dâm nữ ? Ví như người ngu cùng với dâm nữ thông dâm mà dâm nữ kia khéo làm đủ thứ siễm mỵ, hiện bày thân mật để đọat hết tiền tài sở hữu của người đó, tiền tài đã hết lại liền đuổi đi ! Dâm nữ ái cũng như vậy, người ngu không trí cùng nó giao thông. Dâm nữ ái này đọat hết tất cả thiện pháp sở hữu của người ấy, thiện pháp đã hết thì xua đuổi khiến cho rơi vào trong ba đường ác, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như dâm nữ. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như hạt ma lâu ca ? Ví như hạt ma lâu ca, nếu chim ăn rồi theo phân rơi xuống đất, hoặc nhân theo gió thổi đến ở dưới cây. Nó liền sinh trưởng, quấn quanh, trói buộc cây Ni câu la khiến cho cây ấy chẳng tăng trưởng mà khô chết. Hạt Ma lâu ca ái cũng lại như vậy, trói buộc thiện pháp sở hữu của phàm phu chẳng cho tăng trưởng, liền đi đến khô diệt. Ðã khô diệt rồi thì phàm phu sau khi mạng chung rơi vào ba đường ác, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như hạt ma lâu ca. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như trúng thương lở thịt. Như người trúng thương lâu sinh ra lở thịt. Người ấy cần phải siêng năng hết lòng trị liệu, chớ sinh ra tâm bỏ phế. Nếu họ sinh lòng bỏ phế thì chỗ thịt lở lớn thêm, nhọt trùng lại sinh ra. Do nhân duyên này nên liền mạng chung. Ghẻ lở năm ấm của người phàm phu ngu si cũng lại như vậy, ái ở trong ấy mà bị lở thịt thì cần phải dốc lòng siêng trị liệu vết thịt lở ái. Nếu họ chẳng trị liệu thì mạng chung liền rơi vào trong ba đường ác, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như trúng thương lở thịt. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như gió dữ ? Ví như gió dữ có thể san bằng núi gò, nhổ bật cả rễ sâu. Gió dữ ái dục cũng lại như vậy, ở chỗ cha mẹ mà sinh ra ác tâm có thể nhổ bật căn bản Bồ Ðề sâu chắc vô thượng của bậc đại trí Xá Lợi Phất.v.v..., chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là như gió dữ. Này thiện nam tử ! Sao gọi là như sao Tuệ ? Ví như sao Tuệ xuất hiện dưới vòm trời thì tất cả nhân dân đói kém, bệnh tật, gầy mòn... mắc thêm những khổ não. Sao Tuệ ái cũng lại như vậy, có thể đoạn diệt tất cả hạt giống thiện căn, khiến cho người phàm phu cô độc, khốn cùng, đói kém sinh ra bệnh phiền não, lưu chuyển trong sinh tử, chịu đủ thứ khổ, chỉ trừ Bồ tát. Ðó gọi là sao tuệ. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn quan sát chín thứ ái kết như vậy. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên các người phàm phu có khổ Vô Ðế, Thanh Văn, Duyên Giác có khổ Hữu Khổ Ðế mà không Chân Ðế, các Bồ tát .v.v... lý giải khổ không khổ (vô khổ). Vậy nên không khổ mà có Chân Ðế. Các người phàm phu có Tập Vô Ðế, Thanh Văn, Duyên Giác có tập Hữu Tập Ðế. Các Bồ tát .v.v... lý giải Tập Không Tập (vô Tập). Vậy nên không tập mà có Chân Ðế, Thanh Văn, Duyên Giác có Diệt chẳng phải Chân. Ðại Bồ tát có Diệt có Chân Ðế. Thanh Văn, Duyên Giác có Ðạo chẳng phải Chân. Ðại Bồ tát có Ðạo có Chân Ðế.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Ðại Bồ tát trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn thấy Diệt, thấy Diệt Ðế ? Ðó là đoạn trừ tất cả phiền não. Nếu phiền não đoạn trừ thì gọi là Thường. Diệt lửa phiền não thì gọi là tịch diệt. Phiền não diệt rồi thì được hưởng thọ lạc. Các đức Phật, Bồ tát cầu nhân duyên nên gọi là tịnh mà lại chẳng thọ hai mươi lăm cõi hữu nên gọi là xuất thế. Do xuất thế nên gọi là Ngã. Thường đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc.v.v.. hoặc nam, hoặc nữ, hoặc sinh, trụ, diệt, hoặc khổ, hoặc vui, chẳng khổ chẳng vui, chẳng thủ lấy tướng mạo... nên gọi là rốt ráo Tịch Diệt Chân Ðế. Này thiện nam tử ! Bồ tát như vậy trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn mà quan sát Diệt Thánh Ðế. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Ðại Bồ tát trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn, quan sát Ðạo Thánh Ðế. Này thiện nam tử ! Ví như trong tối nhờ đèn mà thấy được vật lớn, nhỏ. Ðại Bồ tát cũng lại như vậy, trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn, nhờ tám Thánh Ðạo mà thấy tất cả pháp. Ðó là thường - vô thường, hữu vi - vô vi, có chúng sinh - chẳng phải chúng sinh, vật - chẳng phải vật, khổ - lạc, ngã - vô ngã, tịnh - chẳng tịnh, phiền não - chẳng phải phiền não, nghiệp - chẳng phải nghiệp, thật - chẳng thật, thừa - chẳng phải thừa, tri - vô tri, Ðà la phiếu - chẳng phải Ðà la phiếu, cầu na - chẳng phải cầu na, kiến - chẳng phải kiến, sắc - chẳng phải sắc, đạo - chẳng phải đạo, giải - chẳng phải giải...Này thiện nam tử ! Bồ tát như vậy, trụ ở Ðại Thừa Ðại Bát Niết Bàn mà quan sát Ðạo Thánh Ðế.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu tám Thánh Ðạo là Ðạo Thánh Ðế thì nghĩa chẳng tương ứng. Vì sao vậy ? Vì đức Như Lai, hoặc nói rằng, lòng tin là đạo, có thể độ được các lậu. Hoặc có khi ngài nói rằng, Ðạo là chẳng phóng dật đó ! Các đức Phật Thế Tôn chẳng phóng dật nên được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Ðạo cũng là pháp trợ đạo của Bồ tát. Hoặc có khi ngài nói rằng, tinh tấn là Ðạo. Như ngài bảo A Nan rằng, nếu có người có thể siêng tu tinh tấn thì được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc có khi ngài nói rằng, Ðạo là quán thân niệm xứ, nếu có người buộc lòng mình tinh cần tu tập thân niệm xứ này thì được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, Chánh Ðịnh là đạo, như ngài bảo đại đức Ðại Ca Diếp, phàm Chánh định thì chân thật là Ðạo, chẳng phải chẳng Chánh định mà là Ðạo vậy. Nếu vào Chánh định thì mới có thể tư duy sự sinh diệt của năm ấm, chẳng phải chẳng vào định mà có thể tư duy vậy. Hoặc đức Phật nói rằng, một pháp, nếu người tu tập thì có thể tịnh chúng sinh, diệt trừ tất cả lo buồn khổ não, kiến lập được chánh pháp - Pháp đó gọi là Niệm Phật tam muội. Hoặc đức Phật lại nói rằng, tu vô thường tưởng thì đó gọi là Ðạo. Như ngài bảo các Tỳ kheo rằng, có người có thể tu nhiều Vô thường tưởng thì có thể được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc đức Phật nói rằng, ngồi một mình ở chỗ A lan nhã không tịch mà tư duy thì có thể mau chóng được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, vì người diễn nói pháp thì đó gọi là Ðạo. Nếu nghe pháp rồi lưới nghi liền đoạn trừ mà lưới nghi đã đoạn trừ rồi thì được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, trì giới là đạo, như ngài đã bảo ngài A Nan, nếu có người tinh cần tu trì cấm giới thì người đó qua khỏi khổ lớn sinh tử. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, gần gũi bạn lành thì đó gọi là Ðạo, như ngài bảo ngài A Nan, nếu có người gần gũi bậc thiện tri thức thì an tịnh được giới. Nếu có chúng sinh có thể gần gũi ta thì được phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, tu Từ (bi) là Ðạo. Người tu học Từ thì đoạn trừ các phiền não, được chỗ chẳng động (bất động xứ). Hoặc có khi đức Phật nói rằng, trí tuệ chính là Ðạo. Như đức Phật thuở xưa vì Tỳ kheo ni Ba Xà Ba Ðề nói rằng : “Này chị em ! Như các Thanh Văn dùng dao trí tuệ có thể đoạn dứt các lậu phiền não của các dòng chảy”. Hoặc có khi đức Phật nói rằng, thí chính là Ðạo. Như thuở trước đức Phật bảo vua Ba Tư Nặc rằng : “Này Ðại vương ! Ông phải biết, ta thuở xa xưa làm nhiều việc huệ thí. Do nhân duyên này nên ngày nay được thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”. Thưa đức Thế Tôn ! Nếu tám Thánh Ðạo là Ðạo Ðế thì như vậy các kinh điển há chẳng phải là hư vọng ư ? Nếu những Kinh đó chẳng phải là hư vọng thì vì duyên gì trong những Kinh đó chẳng nói tám Thánh Ðạo là Ðạo Thánh Ðế. Nếu những Kinh đó chẳng nói thì thuở xưa vì sao đức Như Lai lầm lẫn ? Nhưng con nhất định biết các đức Phật Như Lai từ lâu lìa khỏi sự lầm lẫn !
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen Bồ tát Ca Diếp rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ông nay muốn biết bí mật sở hữu trong Kinh điển vi diệu Ðại Thừa của Bồ tát thì nên hỏi vấn đề đó. Này thiện nam tử ! Ðúng vậy, các Kinh điển đều vào Ðạo Ðế ! Này thiện nam tử ! Như trước ta đã nói, nếu có người tin đạo mà tin đạo như vậy là căn bản của niềm tin, là có thể tá trợ đạo Bồ Ðề. Vậy nên lời nói của ta không có lầm lẫn. Này thiện nam tử ! Như Lai giỏi biết vô lượng phương tiện, muốn hóa độ chúng sinh nên tạo tác đủ thứ thuyết pháp như vậy. Này thiện nam tử ! Ví như vị lương y nhận biết nguyên nhân đủ thứ bệnh của các chúng sinh, rồi tùy theo sự bệnh hoạn của họ mà vì họ hòa hợp thuốc, cùng sự cấm kỵ của thuốc, chỉ dùng một thứ nước, chẳng ở trong cấm lệ. Hoặc cho uống nước gừng, hoặc nước cam thảo, hoặc nước Tế tân, hoặc nước Hắc thạch mật, hoặc nước A ma lặc, hoặc nước Ni bà la, hoặc nước Bát trú la, hoặc uống nước lạnh, hoặc uống nước nóng, hoặc nước bồ đào, hoặc nước An thạch lựu. Này thiện nam tử ! Như vậy vị lương y giỏi biết đủ thứ thuốc trị bệnh hoạn của chúng sinh tuy có nhiều nước cấm nhưng chẳng còn lệ thuộc. Như Lai cũng vậy, giỏi biết phương tiện, nhưng đối với pháp tướng tùy theo các chúng sinh mà phân biệt rộng nói đủ thứ danh tướng. Những chúng sinh kia theo lời nói mà thính thọ, thọ rồi tu tập đoạn trừ phiền não, như người bệnh kia theo lời dạy của lương y nên bệnh hoạn được tiêu trừ. Lại nữa, này thiện nam tử ! Như có người giỏi lý giải mọi lời nói ở trong đại chúng. Những đại chúng này bị sự bức bách mà nóng khát, hoặc phát lên tiếng rằng : “Ta muốn uống nước ! Ta muốn uống nước !” Người giỏi giải đó tức thời dùng nước trong mát, tùy theo chủng loại của những người khát ấy mà nói rằng : “Nước đây !”, hoặc nói rằng: “Ba ni !”, hoặc nói rằng : “Uất đặc !”, hoặc nói rằng : “Ta lợi lam!”, hoặc nói rằng : “Bà lợi !”, hoặc nói rằng : “Bà Gia !”, hoặc nói rằng : “Cam Lộ !”, hoặc nói rằng : “Sữa trâu !”. Người đó dùng vô lượng tên của nước như vậy mà vì đại chúng nói lên. Này thiện nam tử ! Như Lai cũng vậy, dùng một Thánh Ðạo vì các Thanh Văn diễn nói đủ thứ, từ tín căn.v.v.. đến tám Thánh Ðạo. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như người thợ bạc vàng bậc thầy dùng một thứ vàng mà tùy ý tạo tác đủ thứ chuỗi ngọc, như là kẹp, khóa, vòng ngọc, vòng xuyến, thoa cài tóc, mũ trời, dấu ấn cánh tay... Tuy có sự sai biệt chẳng đồng như vậy nhưng chẳng lìa khỏi vàng. Này thiện nam tử ! Như Lai cũng vậy, dùng một Phật đạo tùy theo các chúng sinh, phân biệt đủ thứ mà vì họ nói cho. Hoặc nói một thứ, như là chư Phật một đạo không hai. Phật lại nói hai thứ, như là Ðịnh, Tuệ. Lại nói ba thứ, như là thấy trí tuệ. Lại nói bốn thứ, như là thấy đạo, tu đạo, không học đạo, Phật đạo. Lại nói năm thứ, như là tín hành đạo, pháp hành đạo, tín giải thoát đạo, kiến đáo đạo, thân chứng đạo. Lại nói sáu thứ, như là Tu Ðà Hoàn đạo, Tư Ðà hàm đạo, A Na Hàm đạo, A La Hán đạo, Bích Chi Phật đạo, Phật đạo. Lại nói bảy thứ, như là niệm giác phận, trạch pháp giác phận, tinh tấn giác phận, hỷ giác phận, trừ giác phận, định giác phận, xả giác phận. Lại nói tám thứ, đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Lại nói chín thứ, đó là tám Thánh đạo và tín. Lại nói mười thứ, đó là mười lực. Lại nói mười một thứ, đó là mười lực và đại từ. Lại nói mười thứ, đó là mười lực và đại từ, đại bi. Lại nói mười ba thứ, đó là mười lực và đại từ, đại bi, niệm Phật tam muội. Lại nói mười sáu thứ, đó là mười lực, đại từ, đại bi, niệm Phật tam muội và ba chánh niệm xứ sở đắc của Phật. Lại nói hai mươi đạo, đó là mười lực, bốn vô sở úy, đại từ, đại bi, niệm Phật tam muội và ba chánh niệm xứ. Này thiện nam tử ! Ðạo này là một thể, Như Lai ngày xưa vì chúng sinh nên phân biệt đủ thứ. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như nhân từ một thứ lửa đốt cháy lên mà được đủ thứ tên, như là lửa cây, lửa cỏ, lửa trấu, lửa rơm, lửa phân trâu ngựa... Này thiện nam tử ! Phật đạo cũng vậy, chỉ một mà không hai, nhưng vì chúng sinh nên phân biệt đủ thứ. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như một thứ nhận thức mà phân biệt nói thành sáu thứ : Nếu đến với mắt thì gọi là nhãn thức (nhận biết của mắt)... cho đến ý thức cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Ðạo cũng như vậy, chỉ một mà không hai, nhưng Như Lai vì giáo hóa các chúng sinh nên phân biệt ra đủ thứ. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như việc thấy của mắt về một sắc thì gọi là màu sắc. Cái nghe của tai thì gọi là Thanh (tiếng). Cái ngửi của mũi thì gọi là Hương. Cái nếm của lưỡi thì gọi là Vị. Cái hay biết của thân thì gọi là Xúc. Này thiện nam tử ! Ðạo cũng như vậy, chỉ một mà không hai, nhưng Như Lai vì muốn giáo hóa chúng sinh nên phân biệt ra đủ thứ. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên Bát Thánh Ðạo phận tên là Ðạo Thánh Ðế. Này thiện nam tử ! Bốn Thánh Ðế này, các đức Phật Thế Tôn theo thứ lớp nói đến. Do nhân duyên này nên vô lượng chúng sinh đã được khỏi sinh tử.
Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Một thuở trước đây, đức Phật ở trong rừng Thi Thủ bên bờ sông Hằng, bấy giờ, đức Như Lai lấy một ít lá cây rồi bảo các Tỳ kheo rằng : “Số lá cầm trong tay ta hôm nay nhiều hay số lá của tất cả cây cỏ mọc trên đất nhiều ?” Các thầy Tỳ kheo bạch rằng: “Thưa đức Thế Tôn ! Số lá của tất cả cây cỏ mọc trên đất nhiều chẳng thể kể xiết, còn số lá của đức Như Lai nắm thì ít chẳng đủ nói”. “Này các Tỳ kheo ! Sự hiểu biết của ta về tất cả pháp như những cỏ cây mọc khắp trên đất, nhưng những điều vì các chúng sinh tuyên nói thì như số lá nắm trong tay”. Ðức Thế Tôn, bấy giờ đã nói lời như vậy. Ðức Như Lai đã hiểu rõ vô lượng các pháp, nếu người vào bốn Ðế thì tức là đã nói, nếu người chẳng vào thì cần có năm Ðế ?
Ðức Phật khen ngài Ca Diếp :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ðiều hỏi của ông hôm nay có thể đem lại lợi ích, yên ổn, khoái lạc cho vô lượng chúng sinh. Này thiện nam tử ! Như vậy các pháp đều đã thâu nhiếp tại trong bốn Ðế.
Bồ tát Ca Diếp lại bạch đức Phật rằng :
- Những pháp như vậy, nếu ở tại bốn Ðế thì vì sao đức Như Lai xướng rằng, chẳng nói ?
Ðức Phật nói rằng :
- Này thiện nam tử ! Tuy lại vào trong nhưng còn chẳng gọi là nói. Vì sao vậy ? Này thiện nam tử ! Vì biết bốn Ðế có hai thứ trí, một là trung trí, hai là thượng trí. Trung trí là trí của Thanh Văn, Duyên Giác. Thượng trí là trí của các đức Phật, Bồ tát. Này thiện nam tử ! Biết các ấm là khổ thì gọi là trung trí. Phân biệt các ấm có vô lượng tướng, đều là các khổ thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là thượng trí. Này thiện nam tử ! Những nghĩa như vậy, ta đối với những Kinh đó, trọn chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết các nhập thì gọi đó là cửa (môn), cũng gọi là Khổ. Ðó gọi là Trung trí. Phân biệt các nhập có vô lượng tướng đều chính là khổ thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, ta đối với những Kinh đó, cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết các Giới thì gọi đó là phận, cũng gọi là tánh, cũng gọi là khổ. Ðó gọi là Trung trí. Phân biệt các giới có vô lượng tướng đều chính là các khổ thì chẳng phải là sự hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Này thiện nam tử ! Những nghĩa như vậy, ta đối với Kinh đó, cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tướng hoại của sắc thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt các sắc có vô lượng tướng đều chính là các khổ thì chẳng phải là sự hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, ta đối với Kinh đó, cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tướng thọ giác thì gọi là Trung Trí. Phân biệt các thọ có vô lượng tướng giác thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Này thiện nam tử ! Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tưởng thủ tướng thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt tưởng đó có vô lượng tướng thủ (lấy) thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tướng hành tác thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt hành này có vô lượng tướng tác thì chẳng phải là sự hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Này thiện nam tử ! Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tướng phân biệt của thức thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt thức đó có vô lượng tướng biết thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Này thiện nam tử ! Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết nhân duyên của ái có thể sinh ra năm ấm thì đó là Trung trí. Một người khởi lên ái vô lượng vô biên thì Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể biết. Nếu có thể biết sự khởi lên những ái như vậy của tất cả chúng sinh thì đó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết diệt phiền não thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt phiền não chẳng thể xưng kể và Diệt cũng như vậy, chẳng thể xưng kể thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tướng của Ðạo đó có thể lìa khỏi phiền não thì đó gọi là Trung trí. Phân biệt tướng Ðạo có vô lượng vô biên và sự lìa khỏi phiền não cũng vô lượng vô biên thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết Thế Ðế thì gọi là Trung trí. Phân biệt Thế Ðế vô lượng vô biên chẳng thể xưng kể thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến. Này thiện nam tử ! Biết tất cả hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết Bàn tịch diệt là Ðệ nhất nghĩa thì đó gọi là Trung trí. Biết Ðệ nhất nghĩa vô lượng vô biên, chẳng thể xưng kể thì chẳng phải là sự hiểu biết của Thanh Văn, Duyên Giác. Ðó gọi là Thượng trí. Những nghĩa như vậy, đối với Kinh đó, ta cũng chẳng nói đến.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Lời nói của ngài về Thế Ðế, Ðệ nhất nghĩa thì nghĩa ấy ra sao ? Thưa đức Thế Tôn ! Trong Ðệ nhất nghĩa có Thế đế không ? Trong Thế Ðế có Ðệ nhất nghĩa không ? Như trong ấy có thì tức là Nhất Ðế. Như trong ấy không thì sẽ chẳng phải là lời nói của đức Như Lai hư dối sao ?
- Này thiện nam tử ! Thế đế tức là Ðệ nhất nghĩa đế !
- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu vậy thì không có hai Ðế.
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Có phương tiện khéo thuận theo chúng sinh thì nói có hai Ðế. Này thiện nam tử ! Nếu thuận lời nói thì có hai thứ, một là thế pháp, hai là xuất thế pháp. Này thiện nam tử ! Như sự hiểu biết của người xuất thế thì gọi là Ðệ nhất nghĩa đế mà của người đời thì gọi là Thế đế. Này thiện nam tử ! Năm ấm hòa hợp thì xưng rằng : mỗ giáp (đại từ chỉ một thứ gì đó). Phàm phu chúng sinh theo sự xưng hô ấy thì đó là Thế đế. Lý giải các ấm không có tên, gọi mỗ giáp, lìa khỏi các ấm cũng không có tên gọi mỗ giáp. Người xuất thế có thể biết đúng như tánh tướng ấy thì gọi là Ðệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, này thiện nam tử ! Hoặc lại có pháp có tên có thật, hoặc lại có pháp có tên không thật. Này thiện nam tử ! Pháp có tên không thật thì tức là Thế đế, pháp có tên có thật thì đó là Ðệnhất nghĩa đế. Này thiện nam tử ! Như ngã, chúng sinh, thọ mạng, tri kiến, dưỡng dục, trượng phu, tác giả, thọ giả, bốc cháy khi nóng, thành của Càn thát bà, lông rùa, sừng thỏ, bánh xe lửa xoay vần, các ấm, giới, nhập... thì đó gọi là Thế đế. Khổ, Tập, Diệt, Ðạo gọi là Ðệ nhất nghĩa đế. Này thiện nam tử ! Thế pháp có năm thứ, một là danh thế, hai là cú thế (cú : câu), ba là phược thế, bốn là pháp thế, năm là chấp trước thế. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Danh thế ? Trai, gái, bình, áo, xe cộ, nhà cửa.v.v... những vật như vậy thì đó gọi là Danh thế. Sao gọi là Cú thế ? Một bài kệ bốn câu. Những bài kệ như vậy.v.v... thì đó gọi là Cú thế. Sao gọi là Phược thế ? Vén cuốn, hợp lại, ràng buộc, câu kết, trói buộc, chắp tay... đó gọi là Phược thế. Sao gọi là Pháp thế? Như minh chùy tập họp Tăng, nghiêm tiếng trống răn bảo binh sĩ, thổi tù và báo biết thời gian... đó gọi là Pháp thế. Sao gọi là Chấp trước thế ? Như trông xa thấy có người mặc nhiễm y thì sinh tư tưởng chấp trước rằng, chính là Samôn, chẳng phải là Bàlamôn. Thấy người có dây bện đeo ngang trên thân thì liền sinh ý niệm rằng, chính là Bàlamôn, chẳng phải là Samôn. Ðó gọi là Chấp trước thế. Này thiện nam tử ! Như vậy gọi là năm thứ thế pháp. Này thiện nam tử ! Nếu có chúng sinh đối với năm thứ thế pháp như vậy mà lòng không điên đảo, biết đúng như thật thì đó gọi là Ðệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, này thiện nam tử ! Hoặc đốt, hoặc cắt, hoặc chết, hoặc hoại... thì đó gọi là Thế đế. Không đốt, không cắt, không chết, không hoại... thì đó gọi là Ðệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, này thiện nam tử ! Có tám tướng khổ gọi là Thế đế. Không sinh, không già, không bệnh, không chết, không ái biệt ly, không oán tắng hội, không cầu bất đắc, không năm thịnh ấm thì đó gọi là Ðệ nhất nghĩa đế. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ví như một người có nhiều khả năng. Nếu khi người ấy chạy thì gọi là người chạy. Nếu khi người ấy thu hoạch, cắt cỏ thì lại gọi là người ấy cắt cỏ. Nếu người ấy làm đồ ăn uống thì gọi là người nấu ăn. Nếu người ấy chế tác gỗ cây thì gọi là thợ mộc, khi rèn luyện vàng, bạc thì gọi là thợ vàng bạc. Như vậy một người có nhiều tên gọi, pháp cũng như vậy, kỳ thật là một mà có nhiều tên. Nương nhân cha mẹ hòa hợp mà sinh ra thì gọi là Thế đế. Do mười hai nhân duyên hòa hợp mà sinh ra thì gọi là Ðệ nhất nghĩa đế.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Cái nói rằng Thật đế thì nghĩa ấy ra sao ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Nói rằng Thật đế thì gọi là Chân Pháp ! Này thiện nam tử ! Nếu pháp chẳng phải chân thật thì chẳng gọi là Chân đế. Này thiện nam tử ! Thật đế thì không điên đảo mà không điên đảo thì mới gọi là Thật đế. Này thiện nam tử ! Thật đế thì không có hư vọng. Nếu có hư vọng thì chẳng gọi là Thật đế. Này thiện nam tử! Thật đế thì gọi là Ðại Thừa. Chẳng phải Ðại Thừa thì chẳng gọi là Thật đế. Này thiện nam tử ! Thật đế là lời nói của Phật, chẳng phải là lời nói của ma. Nếu là lời nói của ma, chẳng phải là lời nói của Phật thì chẳng gọi là Thật đế. Này thiện nam tử ! Thật đế là một đạo thanh tịnh, không có hai vậy. Này thiện nam tử ! Có Thường, có Lạc, có Ngã, có Tịnh thì đó gọi là nghĩa của Thật đế.
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu lấy chân thật làm Thật đế thì pháp chân thật tức là Như Lai hư không, Phật tính. Nếu như vậy thì Như Lai hư không cùng với Phật tính không có sai biệt !
Ðức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Có Khổ có đế có thật, có Tập có đế có thật, có Diệt có đế có thật, có Ðạo có đế có thật. Này thiện nam tử ! Như Lai chẳng phải khổ, chẳng phải đế mà là thật. Hư không chẳng phải khổ, chẳng phải đế mà là thật. Phật tính chẳng phải khổ, chẳng phải đế mà là thật. Này Văn Thù Sư Lợi ! Cái gọi rằng Khổ là tướng vô thường, là tướng có thể đoạn. Ðó là Thật đế. Tính của Như Lai chẳng phải khổ, chẳng phải vô thường, chẳng phải tướng có thể đoạn. Vậy nên Như Lai là thật. Hư không, Phật tính cũng lại như vậy. Lại nữa, này thiện nam tử! Cái gọi rằng Tập là có thể khiến cho năm ấm hòa hợp mà sinh ra, cũng gọi là khổ, cũng gọi là vô thường, là tướng có thể đoạn. Ðó là Thật tướng. Này thiện nam tử ! Như Lai chẳng phải là tính của Tập, chẳng phải là nhân của ấm, chẳng phải tướng có thể đoạn. Vậy nên Như Lai là thật. Hư không, Phật tính cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Cái nói rằng Diệt là gọi phiền não diệt, cũng thường và vô thường. Sở đắc của Nhị thừa gọi là vô thường. Sở đắc của chư Phật thì gọi là Thường, cũng gọi là Chứng pháp. Ðó là Thật đế. Này thiện nam tử ! Tính của Như Lai chẳng gọi là Diệt, có thể diệt phiền não, chẳng phải thường, vô thường, chẳng gọi là chứng biết, thường trụ không biến dị. Vậy nên Như Lai là Thật. Hư không, Phật tính cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Ðạo có thể đoạn phiền não, cũng thường vô thường, là pháp có thể tu. Ðó gọi là Thật đế. Như Lai chẳng phải đạo có thể đoạn phiền não, chẳng phải thường, vô thường, chẳng phải pháp có thể tu mà thường trụ bất biến. Vậy nên là Thật. Hư không, Phật tính cũng lại như vậy. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng Chân thật thì tức là Như Lai. Như Lai thì tức là Chân thật. Chân thật thì tức là Hư không. Hư không thì tức là Chân thật. Chân thật thì tức là Phật tính. Phật tính thì tức là Chân thật. Này Văn Thù Sư Lợi ! Có khổ thì có nhân của khổ, có hết khổ, có đối tác của khổ mà Như Lai thì chẳng phải khổ... chẳng phải là đối tác của khổ. Vậy nên Như Lai là Thật, chẳng gọi là đế. Hư không, Phật tính cũng lại như vậy. Khổ là hữu vi, hữu lậu, không vui (vô lạc) còn Như Lai chẳng phải hữu vi, chẳng phải hữu lậu, sáng rỡ an vui, là thật chẳng phải là đế.
Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Như lời nói đức Phật, chẳng điên đảo thì gọi là Thật đế. Nếu như vậy thì trong bốn đế có bốn điên đảo chăng ? Trong đso nếu có thì tại sao nói không có điên đảo, gọi là thật đế, còn tất cả điên đảo thì chẳng gọi là thật ?
Ðức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Tất cả điên đảo đều vào Khổ đế. Như tất cả chúng sinh có lòng điên đảo thì gọi là điên đảo. Này thiện nam tử ! Ví như có người chẳng thọ lời dạy bảo của cha mẹ, bậc tôn trưởng hay tuy có thọ mà chẳng thể thuận theo tu hành thì người như vậy gọi là điên đảo. Như vậy điên đảo chẳng phải chẳng là khổ mà tức là khổ vậy.
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói rằng :
- Như lời nói của đức Phật, chẳng hư vọng thì tức là Thật đế. Nếu vậy thì phải biết hư vọng chẳng phải Thật đế.
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Tất cả hư vọng đều vào Khổ đế. Như có chúng sinh lừa dối người khác. Do nhân duyên này nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ. Những pháp như vậy.v.v... thì gọi là hư vọng. Như vậy hư vọng chẳng phải chẳng là khổ mà tức là khổ vậy. Thanh Văn, Duyên Giác, các đức Phật Thế Tôn xa lìa những hành động đó nên chẳng gọi là hư vọng. Như vậy hư vọng là sự đoạn trừ của các đức Phật và hàng Nhị thừa nên gọi là Thật đế.
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói rằng :
- Như lời nói của đức Phật, Ðại Thừa là Thật đế, thì phải biết Thanh Văn, Bích Chi Phật thừa là chẳng thật !
Ðức Phật dạy rằng :
- Này Văn Thù Sư Lợi ! Hàng Nhị thừa kia là thật cũng chẳng thật. Thanh Văn, Duyên Giác đoạn các phiền não thì gọi là thật. Vô thường chẳng thường trụ là pháp biến dị thì đó gọi là chẳng thật.
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói rằng :
- Như lời đức Phật nói, nếu lời nói đức Phật gọi là thật thì phải biết lời nói của ma là chẳng thật. Thưa đức Thế Tôn ! Như lời nói của ma thì Thánh đế có nhiếp lấy không ?
Ðức Phật dạy rằng :
- Này Văn Thù Sư Lợi ! Lời nói của ma thì được sự nhiếp lấy của hai đế là Khổ và Tập. Phàm là tất cả sự phi pháp, phi luật chẳng thể làm cho con người được lợi ích thì dù cho trọn ngày tuyên nói cũng không có người thấy Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt tu Ðạo. Ðó gọi là hư vọng. Như vậy hư vọng thì gọi là lời nói của ma.
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói rằng :
- Như lời đức Phật nói, một đạo thanh tịnh, không có hai. Những ngoại đạo.v.v... cũng lại nói rằng : “Ta có một đạo thanh tịnh, không có hai”. Nếu nói rằng một đạo là Thật đế thì cùng với ngoại đạo kia có gì sai biệt ? Nếu không sai biệt thì chẳng nên nói rằng, một đạo thanh tịnh.
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Các ngoại đạo.v.v... có Khổ đế, Tập đế, không có Diệt đế, Ðạo đế. Chúng ở trong chẳng phải Diệt mà sinh ra Diệt tưởng, ở trong chẳng phải Ðạo mà sinh ra Ðạo tưởng, ở trong chẳng phải Quả mà sinh ra Quả tưởng, ở trong chẳng phải Nhân mà sinh ra Nhân tưởng. Do nghĩa này nên ngoại đạo kia không có “một đạo thanh tịnh không hai”.
Ngài Văn Thù Sư Lợi thưa rằng :
- Như lời đức Phật nói, có Thường, có Lạc, có Ngã, có Tịnh là thật nghĩa thì các ngoại đạo.v.v... nên có thật đế, trong Phật pháp thì không. Vì sao vậy ? Vì những bọn ngoại đạo cũng lại nói rằng, các hành là Thường. Sao gọi là Thường ? Vừa ý hay chẳng vừa ý thì các nghiệp báo đều phải thọ nhận, chẳng mất vậy. Vừa ý thì gọi là quả báo của thập thiện, chẳng vừa ý là quả báo của mười điều bất thiện. Nếu nói rằng, các hành đều vô thường mà người tác nghiệp ở đây đã diệt thì còn ai ở đó để thọ quả báo ? Do nghĩa này nên các hành là Thường, nhân duyên sát sinh gọi là Thường. Thưa đức Thế Tôn ! Nếu nói rằng, các hành đều là vô thường thì người giết (năng sát) người bị giết (sở sát) cả hai đều vô thường. Nếu vô thường thì ai ở địa ngục mà thọ tội báo. Nếu nói rằng, nhất định có người thọ báo ở địa ngục thì phải biết các hành thật chẳng phải vô thường. Thưa đức Thế Tôn ! Buộc lòng chuyên niệm cũng gọi là thường như là điều nghĩ ngợi mười năm cho đến trăm năm cũng chẳng quên mất. Vậy nên đó là thường. Nếu vô thường thì việc thấy trước kia ai nhớ ? Ai nghĩ ? Do nhân duyên này nên tất cả các hành chẳng phải là vô thường vậy. Thưa đức Thế Tôn ! Tất cả sự nhớ tưởng cũng gọi là thường. Có người lúc trước nhìn thấy các tướng chân, tay, đầu, cổ.v.v... của người khác thì về sau nếu gặp liền nhớ biết lại người đó. Nếu vô thường thì tướng cũ nên diệt đi ! Thưa đức Thế Tôn ! Những nghiệp sở tác do tu tập lâu, hoặc mới theo học, hoặc trải qua ba năm hay trải qua năm năm... rồi nhiên hậu mới hiểu biết hoàn thiện nên gọi là Thường. Thưa đức Thế Tôn ! Pháp tính toán, từ một đến hai, từ hai đến ba... cho đến trăm ngàn. Nếu vô thường thì số một ban đầu nên diệt mà số một ban đầu nếu diệt thì cái gì lại đến hai ? Như vậy là thường thì số một hết không có số hai ? Do một chẳng diệt nên được đến hai... cho đến trăm, ngàn. Vậy nên gọi là Thường. Thưa đức Thế Tôn ! Như phép đọc tụng, tụng một A Hàm, đến hai A Hàm cho đến ba, bốn A Hàm. Như A Hàm ấy vô thường thì việc đọc tụng nhất định chẳng đến bốn. Do nhân duyên tăng trưởng việc đọc tụng đó nên gọi là thường. Thưa đức Thế Tôn ! Bình, áo, xe cộ... như của người mắc nợ, hình tướng đất đai, núi, sông, cây, rừng, thảo dược, lá cây mà chúng sinh trị bệnh đều là thường cũng lại như vậy. Thưa đức Thế Tôn ! Tất cả ngoại đạo đều nói lời này : Các hành là thường. Nếu đó là thường thì tức là Thật đế. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Có Lạc”. Làm sao mà biết vậy ? Người thọ quả báo nhất định được vừa ý ! Thưa đức Thế Tôn ! Phàm người thọ lạc nhất định được sự an vui đó. Ðó là vua trời Ðại Phạm, trời Ðại Tự Tại, Thích Ðề Hoàn Nhân, trời Tỳ Nưỡu và những người, trời. Do nghĩa này nên nhất định có Lạc. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo nói rằng : “Có Lạc !” có thể khiến cho chúng sinh sinh ra cầu mong, người đói cầu ăn, người khát cầu uống, người lạnh cầu ấm, người nóng cầu mát, người cùng cực cầu dứt đi, người bệnh cầu khỏi bệnh, người tham dục cầu sắc... Nếu không có Lạc thì những người kia vì nhân duyên gì mà cầu ? Do có người cầu nên biết là có Lạc. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Bố thí có thể được Lạc. Người thế gian ưa bố thí cho Samôn, các Bàlamôn bần cùng khốn khổ quần áo, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc chữa bệnh, voi, ngựa, xe cộ, hương bột, hương xoa, mọi thứ hoa, nhà cửa, nơi y chỉ, đèn sáng... Họ làm sự ban cho đủ thứ như vậy.v.v... là để cho đời sau của mình thọ được quả báo vừa ý. Vậy nên phải biết là nhất định có Lạc”. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Do nhân duyên nên phải biết là có Lạc. Như là người thọ lạc thì có nhân duyên nên gọi là Lạc xúc. Nếu người không có lạc thì làm sao được nhân duyên. Như không có sừng thỏ thì không có nhân duyên. Có nhân duyên của lạc thì biết là có lạc. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Thọ lạc có thượng, trung, hạ nên phải biết là có lạc. Hạ thọ lạc là Thích Ðề Hoàn Nhân. Trung thọ lạc là vua trời Ðại Phạm. Thượng thọ lạc là trời Ðại tự Tại. Do có thượng, trung, hạ như vậy nên phải biết là có lạc”. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Có Tịnh ! Vì sao vậy ? Nếu không có tịnh thì chẳng nên khởi dục mà nếu khởi dục thì phải biết là có Tịnh”. Họ lại nói rằng : “Vàng, bạc, trân bảo, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, san hô, chân châu, bích ngọc, kha bối, suối chảy, ao tắm, đồ ăn, thức uống, quần áo, hoa hương, hương bột, hương xoa, ánh sáng đèn, đuốc.v.v... những vật như vậy đều là tịnh pháp. Lại nữa, có tịnh ! Gọi năm ấm thì tức là tịnh khí chứa đựng các tịnh vật như là người, trời, các tiên, A la hán, Bích Chi Phật, Bồ tát, chư Phật. Do nghĩa này nên gọi năm ấm đó là tịnh”. Thưa đức Thế Tôn ! Có các ngoại đạo lại nói rằng : “Có Ngã ! Vì có sự nhìn thấy thì có thể tạo tác vậy. Ví như có người vào nhà của người thợ gốm, tuy chẳng thấy thân người thợ gốm, nhưng vì thấy bánh xe, sợi dây nên nhất định biết nhà ấy là thợ gốm. Ngã cũng như vậy, mắt thấy sắc rồi thì nhất định biết có Ngã. Nếu không Ngã thì ai có thể thấy sắc, nghe tiếng... cho đến xúc pháp cũng lại như vậy. Lại nữa, làm sao được biết có Ngã ? - Nhân tướng nên biết ! Những gì là tướng? Hít thở, nhìn ngắm, thọ mạng, lòng sai khiến, thọ các khổ vui, tham cầu, sân nhuế.v.v.. những pháp như vậy đều là tướng của Ngã. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, có Ngã thì có thể phân biệt vị. Có người ăn trái cây, mới nhìn thấy đã biết vị. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, làm sao biết có ngã vậy ? Do nghề nghiệp chấp tác vậy. Cầm liềm có thể cắt cỏ, cầm búa có thể bửa củi, cầm bình thì đựng nước, cầm xe thì có thể điều khiển.v.v... những việc như vậy thì Ngã có thể chấp tác. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, làm sao biết có Ngã vậy ? Ngay lúc sinh ra là muốn được bú sữa nhân vốn đã quen vậy. Do đó phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, làm sao biết có Ngã vậy ? Hòa hợp lợi ích cho chúng sinh khác vậy. Ví như bình, quần áo, xe cộ, ruộng nhà, núi rừng, cây cối, voi, ngựa, trâu, dê... Những vật như vậy nếu hòa hợp thì có lợi ích. Bên trong này năm ấm cũng lại như vậy, mắt.v.v...các căn có hòa hợp thì lợi ích Ngã. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, làm sao biết có Ngã vậy ? Có pháp ngăn chận vậy. Như có vật thì có sự ngăn chận, nếu vật không có thì không có ngăn chận. Nếu có ngăn chận thì biết là có Ngã. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã. Lại nữa, làm sao biết có Ngã vậy ? Bạn - chẳng phải bạn, thân - chẳng phải thân chẳng phải là bạn bè, chánh pháp - tà pháp cũng chẳng phải bạn bè, trí cùng chẳng phải trí cũng chẳng phải bạn bè, Samôn - chẳng phải Samôn, Bàlamôn - chẳng phải Bàlamôn, con - chẳng phải con, ngày - chẳng phải ngày, đêm - chẳng phải đêm, ngã - chẳng phải ngã... những pháp như vậy là bạn, chẳng phải bạn. Vậy nên phải biết là nhất định có Ngã”. Thưa đức Thế Tôn ! Những ngoại đạo.v.v... đã bằng đủ thứ để nói lên có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì phải biết là nhất định có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Thưa đức Thế Tôn ! Do nghĩa này nên các ngoại đạo.v.v... cũng được nói rằng: “Ngã có chân đế”.
Ðức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Nếu có Samôn, Bàlamôn có Thường, có Lạc, có Ngã, có Tịnh thì đó chẳng phải là Samôn, chẳng phải Bàlamôn. Vì sao vậy ? Vì mê ở sinh tử, lìa khỏi bậc Ðại Ðạo Sư Nhất Thiết Trí. Như vậy những Samôn, Bàlamôn đắm chìm trong các dục, thiện pháp tổn hao vậy. Những ngoại đạo này bị sự trói buộc tại ngục tù tham dục, sân nhuế, ngu si mà kham nhẫn yêu thích. Những ngoại đạo này tuy biết nghiệp quả, mình làm mình chịu nhưng mà còn chẳng thể xa lìa ác pháp. Những ngoại đạo này chẳng phải là tự sống bằng chánh pháp, chánh mạng. Vì sao vậy ? Vì không có lửa trí tuệ nên chẳng thể tiêu trừ. Những ngoại đạo này tuy muốn tham trước năm dục thượng diệu nhưng nghèo nàn thiện pháp, chẳng siêng tu tập. Những ngoại đạo này tuy muốn đi đến trong Chánh giải thoát mà trì giới cụ túc thành tựu. Những ngoại đạo này tuy muốn cầu lạc mà chẳng thể cầu nhân duyên của lạc. Những ngoại đạo này tuy lại rất ghét tất cả những khổ nhưng hành động của họ chưa có thể xa lìa những nhân duyên của khổ. Những ngoại đạo này tuy bị sự trói buộc của rắn độc bốn đại nhưng còn hành động buông lung, chẳng thể cẩn thận. Những ngoại đạo này bị sự che phủ của vô minh, xa lìa bạn lành, ưa ở tại ba cõi trong lửa lớn vô thường rực cháy mà chẳng thể ra khỏi. Những ngoại đạo này gặp những bệnh phiền não khó khỏi mà lại chẳng cầu bậc lương y đại trí. Những ngoại đạo này vào đời vị lai sẽ phải lặn lội trên đường xa xôi, nguy hiểm vô biên mà chẳng biết dùng vốn liếng thiện pháp để tự trang nghiêm. Những ngoại đạo này thường bị sự hủy hoại của tai họa thâm độc của dâm dục mà ngược lại còn ôm giữ sương độc của năm dục. Những ngoại đạo này sân nhuế rừng rực mà ngược lại gần gũi bạn ác. Những ngoại đạo này thường bị sự che phủ của vô minh mà ngược lại còn tìm kiếm pháp tà ác. Những ngoại đạo này thường bị sự lừa dối mê hoặc của tà kiến mà ngược lại còn ở trong đó sinh ra tư tưởng thân thiện. Những ngoại đạo này mong được ăn trái ngọt mà lại trồng hạt đắng. Những ngoại đạo này ở trong nhà tối phiền não mà ngược lại xa lìa ánh sáng của ngọn đuốc đại trí. Những ngoại đạo này bị bệnh khát phiền não mà lại uống nước dục mặn. Những ngoại đạo này chìm nổi trong dòng sông lớn sinh tử vô biên mà lại xa lìa bậc lái thuyền Vô thượng. Những ngoại đạo này mê hoặc, điên đảo nói rằng, các hành thường. Các hành nếu thường là không có điều này. KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN
- Quyển thứ mười hai hết -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.139.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.