Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 504 »»

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 504

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.63 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.75 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 600 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500 | 501 | 502 | 503 | 504 | 505 | 506 | 507 | 508 | 509 | 510 | 511 | 512 | 513 | 514 | 515 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

02
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa một hữu tình an trụ quả Dự lưu thì sẽ được nhiều phước đức, huống chi là giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo. Vì sao? Vì khi các hữu tình an trụ nơi mười thiện nghiệp đạo thì vẫn chưa thoát hẳn cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Nếu các hữu tình trụ ở quả Dự lưu liền vĩnh viễn thoát khỏi các đường ác hiểm, huống chi là giáo hóa, làm cho họ an trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, sẽ đạt được phước đức thù thắng hơn kia rất nhiều.
Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì được nhiều phước đức, nhưng không giống như có người giáo hóa chỉ một hữu tình an trụ nơi Độc giác Bồ-đề. Vì sao? Vì công đức của Độc giác Bồ-đề hơn Dự lưu v.v... gấp trăm ngàn lần.
Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều an trụ Độc giác Bồ-đề, thì sẽ được nhiều phước đức, nhưng không giống như có người giáo hóa một hữu tình đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu giáo hóa hữu tình đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì làm cho Phật nhãn ở thế gian không gián đoạn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì do có Đại Bồ-tát liền có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cũng có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình. Các Đại Bồ-tát đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác đọc tụng. Nếu viết chép, lưu truyền rộng rãi, thì được nhiều phước đức hơn trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm rộng nói thiện pháp thế gian và xuất thế gian. Nếu nương tựa thiện pháp này thì thế gian liền có đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ, trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cũng có bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Cũng có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, và tất cả Đại Bồ-tát thực hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có Dự lưu cho đến cũng có chư Phật thiết lập có thể đắc.
Lại nữa Kiều-thi-ca! Đó là nói các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tình ở bốn đại châu đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở bốn đại châu. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tình ở Tiểu thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tình ở Trung thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Trung thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tình ở Đại thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Đại thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tình ở tất cả thế giới mười phương đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ nhân duyên ấy mà được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người đọc tụng, khi viết chép lưu truyền rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được phước đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì trong nghĩa bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến tất cả pháp vô lậu, các thiện nam, thiện nữ v.v… đã học, đang học, sẽ học trong đó; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Thanh văn, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A-la-hán; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Độc giác, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng Độc giác Bồ-đề; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Bồ-tát, lần lần tu hành các Bồ-tát hạnh đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Kiều-thi-ca! Trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đã thuyết tất cả pháp vô lậu, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, hoặc vô lượng, vô biên Phật pháp khác, đều thuyết tất cả pháp vô lậu trong đây.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa một hữu tình an trụ quả Dự lưu sẽ được phước đức, thì huống chi giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông. Vì sao? Vì các hữu tình an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông thì không còn qua lại cõi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Nếu các hữu tình an trụ quả Dự lưu liền được chấm dứt, thoát khỏi các đường hiểm ác, huống chi là giáo hóa họ an trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, sẽ được phước đức hơn phước đức trước.
Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, được nhiều phước đức không giống như có người giáo hóa một hữu tình, làm cho vị ấy được an trụ Độc giác Bồ-đề. Vì sao? Vì công đức của Độc giác Bồ-đề thù thắng hơn Dự lưu v.v..., hơn gấp trăm ngàn lần.
Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ, đều được an trụ Độc giác Bồ-đề, hưởng nhiều phước đức, không giống như có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu giáo hóa hữu tình làm cho đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì làm cho Phật nhãn ở thế gian không đoạn tuyệt. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì do có Đại Bồ-tát nên có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cũng có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát chúng hữu tình. Các Đại Bồ-tát đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thành tựu.
Do vậy, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người đọc tụng, hoặc truyền nhau viết chép, lưu truyền, bố thí cùng khắp, thì được phước đức nhiều hơn trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cho đến thiện pháp thế gian và xuất thế gian, là nương tựa thiện pháp này thì thế gian liền có đại tộc Sát-đế-lợi, cho đến cũng có chư Phật thiết lập có thể đắc.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tình ở bốn Đại châu đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở bốn Đại châu. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở Tiểu thiên giới đều làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở Trung thiên giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Trung thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở Đại thiên giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Đại thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở tất cả thế giới mười phương đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý thì được nhiều phước đức hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở một châu Thiệm-bộ, khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở bốn đại châu. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở Trung thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở Đại thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở thế giới mười phương, khiến được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông.
Kiều-thi-ca! Trong đây suy nghĩ đúng lý, nghĩa là chẳng phải hai, chẳng phải không hai hành, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên suy nghĩ Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến vì chẳng phải hai, chẳng phải không hai hành, chỉ vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên suy nghĩ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn để thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, hiển thị, khai sáng, diễn giải, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa để họ hiểu dễ dàng thì được nhiều phước đức. Còn tự mình lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì sẽ được gấp bội vô lượng công đức kia.
Kiều-thi-ca! Nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa trong đây là nghĩa lý ấy thuộc của Bát-nhã ba-la-mật-đa, không nên dùng hai tướng để quán, cũng không nên dùng không hai tướng để quán. Chẳng có tướng, chẳng vô tướng, chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng lấy, chẳng bỏ, chẳng chấp, chẳng bất chấp, chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng thật, chẳng không thật, chẳng hợp, chẳng tan, chẳng tương ưng, chẳng bất tương ưng, chẳng ít phần, chẳng phải chẳng ít phần, chẳng toàn phần, chẳng phải chẳng toàn phần, chẳng nhân duyên, chẳng phải chẳng nhân duyên, chẳng pháp, chẳng phi pháp, chẳng chơn như, chẳng phi chơn như, chẳng thật tế, chẳng phi thật tế. Vô lượng pháp môn, nghĩa lý như vậy.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào, tự mình đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng vô lượng pháp môn giảng rộng cho người khác, tuyên thuyết, hiển thị, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, làm cho người kia dễ hiểu, thì được nhiều phước đức, vượt qua phước đức trước vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… đó phải dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác nghe.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Các thiện nam, thiện nữ v.v… phải dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác.
Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác, thì thành tựu vô lượng, vô biên công đức lớn không thể nghĩ bàn.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… trọn đời mình dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng và đủ loại vật dụng khác mà cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương vô lượng, vô biên thế giới.
Có các thiện nam, thiện nữ v.v… tự mình đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại theo các loại văn nghĩa thiện xảo, dùng vô lượng pháp môn để giảng rộng cho người khác bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, thì sẽ được phước đức hơn phước đức trước rất nhiều. Vì sao? Vì chư Phật ba đời đều nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, để tinh cần tu học chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Có thiện nam, thiện nữ v.v… nào ở vô lượng, vô biên đại kiếp, dùng có sở đắc làm phương tiện, siêng năng tu học bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Còn có thiện nam, thiện nữ v.v… đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa thiện xảo, dù chỉ trong chốc lát thuyết giảng cho người khác bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để cho họ dễ hiểu, thì được phước đức hơn phước đức trước rất nhiều.
Kiều-thi-ca! Người còn có sở đắc nghĩa là thiện nam, thiện nữ v.v… khi tu hành bố thí, liền nghĩ như vầy: Ta là người bố thí, người kia là kẻ nhận, đây là quả của sự bố thí, việc thí và vật thí. Khi người kia tu bố thí như vậy gọi là trụ bố thí, chứ không gọi là bố thí Ba-la-mật-đa.
Khi tu tịnh giới, lại nghĩ như vầy: Ta tu trì giới vì để hộ trì, đây là quả của giới và chỗ trì giới. Khi người kia tu tịnh giới như vậy gọi là trụ tịnh giới chứ không phải tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Khi tu an nhẫn, lại nghĩ như vầy: Ta tu an nhẫn vì để hộ trì sự cố kia, đây là quả của nhẫn nhục và tự tánh nhẫn nhục. Khi người kia tu nhẫn như vậy gọi là trụ an nhẫn chứ không phải an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Khi tu tinh tấn, lại nghĩ như vầy: Ta tu tinh tấn vì để đoạn trừ sự giải đãi, đây là quả tinh tấn và tự tánh tinh tấn. Khi người kia tu tinh tấn như vậy gọi là trụ tinh tấn chứ không phải tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Khi tu tịnh lự, lại nghĩ như vầy: Ta tu thiền định, kia là cảnh định, đây là quả định và tự tánh định. Khi người kia tu thiền định như vậy gọi là trụ tịnh lự chứ không phải tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Khi tu Bát-nhã, lại nghĩ như vầy: Ta tu trí tuệ, kia là cảnh tuệ, đây là quả tuệ và tự tánh tuệ. Khi người kia tu tuệ như vậy gọi là trụ Bát-nhã chứ không phải Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này dùng có sở đắc làm phương tiện, nên không được viên mãn bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Lúc đó, trời Đế Thích liền bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm sao tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v... được viên mãn?
Phật bảo trời Đế Thích:
- Khi Đại Bồ-tát tu hành bố thí, không nghĩ mình cho, người nhận, quả thí và vật thí. Như vậy cho đến khi tu hành Bát-nhã không nghĩ mình là người trí tuệ, cảnh tuệ, quả tuệ, và tự tánh tuệ. Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên Đại Bồ-tát liền được viên mãn bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa.
Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên dùng trí tuệ vô sở đắc như vậy và các văn nghĩa xảo diệu để tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì đời vị lai sẽ có các thiện nam, thiện nữ v.v… nào dùng có sở đắc làm phương tiện, vì người khác tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Người mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nghe thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, tâm liền mê lầm, thối thất Trung đạo. Cho nên phải dùng trí tuệ vô sở đắc và các loại văn nghĩa xảo diệu, vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… tuyên thuyết Bát-nhã v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa có sở đắc. Như vậy gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.
Trời Đế Thích lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là các thiện nam, thiện nữ v.v… lại thuyết Bát-nhã v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa có sở đắc?
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà tuyên thuyết sắc cho đến thức là thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; như vậy cho đến thuyết trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, còn nói như vầy: Nếu ai có thể y cứ vào pháp như vậy để tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì gọi là tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nói như vầy: Người tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa phải nên cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu có thể cầu các pháp v.v… như vậy mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì gọi là tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Kiều-thi-ca! Nếu có người cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng như vậy hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nương tợ các pháp này mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì Ta gọi là tu hành tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa có sở đắc.
Kiều-thi-ca! Lời nói như trên, nên biết đều thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa có sở đắc.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Lại đây, thiện nam tử, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nên y theo lời dạy của ta mà tu học, sẽ mau chóng an trụ sơ địa Bồ-tát cho đến thập địa Bồ-tát.
Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, y vào sự phân tưởng về giai đoạn, dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Lại đây, thiện nam tử, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nên y theo lời dạy của ta mà tu học, thì mau chóng vượt qua bậc Thanh văn, Độc giác v.v… nhanh chóng nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, được Vô sanh pháp nhẫn của các Đại Bồ-tát và thần thông thù thắng của Bồ-tát, có thể ở tất cả cõi Phật mười phương để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Do đó, mau chứng trí nhất thiết trí.
Kiều-thi-ca! Người kia dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, y vào sự phân tưởng về giai đoạn, dạy tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thì gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào bảo người chủng tánh Bồ-tát thừa: Nếu đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, nhất định sẽ được vô lượng, vô biên công đức.
Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện nên nói như vậy, gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào bảo người chủng tánh Bồ-tát thừa: Ông đối với chư Phật Thế Tôn ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến rốt ráo có được bao nhiêu thiện căn đều nên tùy hỷ, tập hợp tất cả, vì các hữu tình hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện nên nói như vậy, thì gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… vì người phát tâm Bồ-đề Đại thừa mà tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông đang tu, không nên quán sát sắc cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Thiện nam tử! Vì sắc, sắc là tự tánh Không. Cho đến trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết tướng là tự tánh Không. Tự tánh của sắc tức chẳng phải tự tánh, cho đến tự tánh trí nhất thiết tướng tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này thì sắc cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc. Pháp ấy thường, vô thường, vui, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì trong đây không có sắc v.v... có thể đắc, huống gì pháp ấy thường, vô thường, vui, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh có thể đắc.
Thiện nam tử! Nếu ông có thể tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế, thì gọi là tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nói những điều như vậy là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào, vì người phát tâm Đại thừa Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Thiện nam tử! Hãy đến đây, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông tu học chớ quán các pháp có một ít có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe v.v…. sẽ đạt được công đức thù thắng và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao? Thiện nam tử! Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này, hoàn toàn không có chút pháp nào có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe v.v… sẽ đạt được công đức thù thắng và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp đều Không. Nếu tự tánh Không thì vô sở hữu. Nếu vô sở hữu là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa hoàn toàn không có chút pháp gì có nhập, có xuất, có sanh, có diệt, có đoạn, có thường, có giống, có khác, có đến, có đi mà có thể đắc.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nói những lời ấy ngược lại với tất cả những điều đã nói ở trong các phần trên, thì gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.
Vì vậy, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, nhiệt tâm, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng các loại văn nghĩa xảo diệu để thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu.
Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này, nên Ta nói: Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa xảo diệu dù chỉ trong chốc lát thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, diễn giảng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, thì đạt được công đức hơn trước rất nhiều.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tình ở bốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tình ở Trung thiên giới, các loài hữu tình ở Đại thiên giới, các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới, các loài hữu tình ở mười phương vô biên thế giới đều an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, do nhân duyên đây mà có được nhiều phước đức không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông thạo lanh lợi, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà siêng năng tu học.
Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa này phát xuất ra.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tình ở bốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tình ở Trung thiên giới, các loài hữu tình ở Đại thiên giới, các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới, đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hoặc an trụ Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ v.v… này do nhân duyên đây mà được nhiều phước đức không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu.
Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, làm cho thông thạo lanh lợi, lợi ích, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà nên hiểu đúng đắn. Nếu tin hiểu đúng đắn rồi thì có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.
Nếu có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được thì có thể chứng đắc tất cả pháp trí. Nếu có thể chứng đắc tất cả pháp trí thì tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng ích, viên mãn. Nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn, liền chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tất cả Đại Bồ-tát an trụ bậc Bất thối chuyển cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đều là do Bát-nhã ba-la-mật-đa này phát sanh ra.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tình ở bốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tình ở Trung thiên giới, các loài hữu tình ở Đại thiên giới, các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Còn có các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông thạo lanh lợi, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà nên tin hiểu đúng đắn. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nếu tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì có thể chứng đắc tất cả pháp trí. Nếu có thể chứng đắc tất cả pháp trí thì tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng ích viên mãn. Nếu tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn, liền chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… gặp một vị Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên thuyết giảng điều này như trước.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tình ở bốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tình ở Trung thiên giới, các loài hữu tình ở Đại thiên giới, các loài hữu tình ở mười phương hằng hà sa v.v… thế giới, đều được Bất thối chuyển nơi quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại có các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Trong đó có một người nói như vầy: Nay tôi muốn mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu độ các loài hữu tình thoát khỏi những khổ sanh tử. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì muốn thành tựu điều kia, thì nên dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rò ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu.
Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được công đức hơn trước rất nhiều.
Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như thế đã gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đúng vậy! Đúng vậy! Phải nên đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa dạy dỗ, trao truyền cho vị ấy. Cho đến đem trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng dạy dỗ, trao truyền cho vị ấy. Nên đem y phục, thức ăn nước uống, ngọa cụ, thuốc men tốt nhất, tùy theo sự cần dùng của vị ấy mà cúng dường các vật cá nhân khác.
Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể dùng tài thí, pháp thí như vậy mà cúng dường cho vị Đại Bồ-tát kia thì thiện nam, thiện nữ v.v… này đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó nhờ sự cúng dường tài thí, pháp thí như vậy, nên mau chóng chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:
- Lành thay! Lành thay! Ông đã khuyến khích Đại Bồ-tát kia, có thể gìn giữ Đại Bồ-tát kia, cũng có thể hộ trì Đại Bồ-tát kia. Nay ông đã làm những việc của Thánh đệ tử Phật. Vì sao?
Kiều-thi-ca! Các vị Thánh đệ tử của tất cả Như Lai vì muốn lợi ích an lạc cho các hữu tình, nên dùng phương tiện khuyến khích Đại Bồ-tát kia, làm cho vị ấy mau chóng chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Dùng tài thí, pháp thí để cúng dường, giữ gìn, siêng năng hộ trì, giúp đỡ Đại Bồ-tát kia, làm cho vị ấy mau chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả thắng sự ở thế gian của Như Lai, Thanh văn, Độc giác đều do Đại Bồ-tát kia mà được xuất hiện. Vì sao?
Kiều-thi-ca! Vì nếu không có Đại Bồ-tát phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có Đại Bồ-tát có thể học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Nếu không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, thì không có Đại Bồ-tát có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu không có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì không có thắng sự thế gian của Như Lai, Thanh văn, Độc giác.
Kiều-thi-ca! Do có Đại Bồ-tát phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, liền có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng.
Do có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, liền có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, có thể chấm dứt cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, cũng làm giảm bớt bè đảng A-tu-la và tăng trưởng chúng trời, người. Còn có đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ xuất hiện ở thế gian. Cũng có trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện ở thế gian. Lại có sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng xuất hiện ở thế gian. Lại có Thanh văn, Độc giác và Vô thượng thừa xuất hiện ở thế gian.
IX. PHẨM TÙY HỶ HỒI HƯỚNG
01

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:
- Nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với các hữu tình có bao công đức, câu hành tùy hỷ các việc phước nghiệp; nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, lấy sự câu hành tùy hỷ các phước nghiệp, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc hữu tình khác, tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp. Hoặc các việc phước nghiệp của hàng phàm phu, Thanh văn, Độc giác đó là bố thí, trì giới tu hành ba việc phước nghiệp, hoặc các việc phước nghiệp như bốn niệm trụ v.v...
Công đức tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát đối với việc phước nghiệp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao? Vì các phàm phu tu phước nghiệp chỉ vì muốn an lạc cho bản thân. Thanh văn, Độc giác tu phước nghiệp chỉ vì muốn điều phục riêng mình, tịch tịnh riêng mình, Niết-bàn riêng mình. Còn các Đại Bồ-tát có bao nhiêu công đức tùy hỷ hồi hướng, vì muốn tất cả hữu tình được điều phục, tịch tịnh, chứng đắc Niết-bàn.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Bồ-tát Từ Thị:
- Đại Bồ-tát này đem tâm hồi hướng tùy hỷ khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới: Cứ mỗi một thế giới thì có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã nhập Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như vậy cho đến sau khi nhập Vô dư y Niết-bàn, lần lần đến khi chánh pháp hoại diệt, trong khoảng thời gian này có bao nhiêu thiện căn tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa và cùng với Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, tất cả hữu tình. Thiện căn tương ưng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp cộng, hoặc bất cộng. Hoặc việc tu ba phước nghiệp bố thí, trì giới của đệ tử phàm phu. Hoặc căn lành vô lậu, địa vị vô học, hữu học của đệ tử Thanh văn kia. Hoặc sự thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, và vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô lượng, vô biên Phật pháp và chánh pháp được thuyết của chư Phật kia.
Hoặc dựa vào pháp kia mà tinh cần tu học, hoặc đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, hoặc nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc tu Đại Bồ-tát hạnh, tất cả thiện căn như vậy và hữu tình khác đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hàng Thanh văn, Bồ-tát, các đệ tử, các thiện căn ở đời hiện tại hoặc sau Niết-bàn, tập hợp tất cả các thiện căn, hiện tiền tùy hỷ, đã tùy hỷ rồi.
Lại tùy hỷ câu hành việc phước nghiệp như thế, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nguyện đem căn lành này cùng các hữu tình đồng nhau tiến tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi sự tùy hỷ hồi hướng như vậy, đối việc phước nghiệp phát khởi khác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Ý ông thế nào? Do việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, là có việc sở duyên như thế nên nói là Đại Bồ-tát kia chấp tướng không?
Bồ-tát Từ Thị trả lời Thiện Hiện:
- Đại Bồ-tát kia duyên việc như vậy, phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, thật không thể gọi Đại Bồ-tát kia chấp tướng do việc sở duyên như thế.
Lúc này, cụ thọ Thiện Hiện bảo Bồ-tát Từ Thị:
- Nếu không phải do việc sở duyên như thế là chấp tướng, thì sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát kia là dùng chấp tướng làm phương tiện, để duyên khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới. Mỗi một thế giới có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc chánh pháp hoại diệt, có bao nhiêu thiện căn, và thiện căn của các đệ tử, tập hợp tất cả để hiện tiền tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng phải điên đảo. Đối với vô thường gọi là thường, đối với khổ gọi là vui, đối với vô ngã gọi là ngã, đối với bất tịnh gọi là tịnh. Đây là suy nghĩ, kiến thức điên đảo? Đối với vô tướng mà chấp lấy tướng đó cũng như vậy? Sở duyên như thế thật vô sở hữu. Tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy. Các thiện căn cũng như vậy. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng như vậy. Bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy. Nếu như việc sở duyên thật vô sở hữu, thì tâm tùy hỷ hồi hướng cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy.
Những gì là sở duyên? Những gì là việc? Những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng? Cho đến những gì là trí nhất thiết tướng mà Đại Bồ-tát kia duyên theo việc như vậy mà khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?
Khi ấy, Bồ-tát Từ Thị trả lời cụ thọ Thiện Hiện:
- Nếu Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng thiện căn, phát nhiều đại nguyện lâu dài, vì muốn được nhiều bạn tốt hộ trì, khéo học các pháp, tự tướng đều Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên và tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn, và tất cả pháp đều không chấp lấy tướng, mà có thể phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là dùng không hai, chẳng phải không hai làm phương tiện; không hữu tướng, không vô tướng làm phương tiện; không có sở đắc, không vô sở đắc làm phương tiện; không nhiễm, không tịnh làm phương tiện; không sanh, không diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không chấp lấy tướng. Đã không chấp lấy tướng cho nên không bị điên đảo.
Nếu Đại Bồ-tát chưa học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, chưa phát đại nguyện lâu dài, chưa gieo trồng nhiều thiện căn, chưa được nhiều bạn tốt hộ trì, chưa đối với tất cả thiện pháp học tự tướng Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn v.v… quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, chấp lấy tướng kia mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là còn chấp lấy tướng cho nên bị điên đảo, chẳng phải phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng chơn thật.
Lại nữa, đại đức! Không nên vì các Đại Bồ-tát mới học Đại thừa đối với điều trên mà tuyên thuyết Bát-nhã, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa và các Phật pháp khác, tự tướng đều nghĩa Không. Vì sao? Vì các Bồ-tát mới học Đại thừa, đối với pháp như thế, tuy có chút ít phần tin tưởng, cung kính, yêu thích, nhưng khi tìm tòi, nghe rồi đều quên mất, kinh hãi, sợ sệt, nghi ngờ, hoặc sanh nhiều việc hủy báng. Còn nếu Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, phát đại nguyện lâu dài, gieo trồng nhiều thiện căn, được nhiều bạn tốt hộ trì thì nên đối với các điều trên vì họ mà rộng nói, phân biệt, khai thị tất cả Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, và Phật pháp khác, tự tướng nghĩa đều Không. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển nếu nghe pháp này đều thọ trì, trọn đời không quên mất, cũng không kinh hãi, hoảng hốt, nghi ngờ, hủy báng.
Đại đức nên biết: Các Đại Bồ-tát phải đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khi đó phải nghĩ như vầy: Có thể dùng tâm tùy hỷ hồi hướng để chấm dứt xa lìa, biến đổi sự dụng tâm này. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng như tâm chấm dứt, xa lìa, biến đổi. Trong đây, những gì là sự dụng tâm? Lại dùng những gì làm việc sở duyên và các thiện căn mà thuyết tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Tâm này đối với tâm lý không nên có tùy hỷ hồi hướng, dùng tâm không hai, đồng thời phát khởi. Tâm cũng không thể tùy hỷ hồi hướng, tự tánh tâm Không.
Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, thì có thể biết tất cả là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều vô sở hữu. Cho đến trí nhất thiết tướng cũng vô sở hữu. Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp đều vô sở hữu, nhưng lại có thể đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là không điên đảo, vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên gọi là tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chơn thật.
Quyển thứ 504
HẾT

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 600 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập