Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 50 »»

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 50

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 600 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

02
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu ý nghĩa Phật đã dạy, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, thì nên biết đó là mặc áo giáp Ðại-thừa. Vì sao? Vì tự tướng của tất cả pháp là không. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Sắc và tướng của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tướng của thọ, tưởng, hành, thức là không. Nhãn xứ và tướng của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Sắc xứ và tướng của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Nhãn giới và tướng của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tướng của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Nhĩ giới và tướng của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tướng của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tỷ giới và tướng của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tướng của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Thiệt giới và tướng của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tướng của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Thân giới và tướng của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tướng của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Ý giới và tướng của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tướng của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không.
Ðịa giới và tướng của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không.
Thánh đế khổ và tướng của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo là không.
Vô minh và tướng của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không.
Cái không nội và tướng của cái không nội là không; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và tướng của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không.
Bốn tịnh lự và tướng của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tướng của bốn vô lượng, bốn định vô là không.
Bốn niệm trụ và tướng của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không.
Pháp môn giải thoát không và tướng của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không.
Bố thí Ba-la-mật-đa và tướng của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tướng của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không.
Năm loại mắt và tướng của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tướng của sáu phép thần thông là không.
Mười lực của Phật và tướng của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng là không.
Bồ-tát và tướng của Bồ-tát là không; mặc áo giáp công đức và tướng của mặc áo giáp công đức là không.
Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, nên biết đó là mặc áo giáp Ðại-thừa.
Phật bảo: Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Thiện Hiện! Nên biết, trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác. Đại Bồ-tát vì việc ấy, nên mặc áo giáp Ðại-thừa.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác? Tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác? Đại Bồ-tát có phải vì việc ấy mà mặc áo giáp Ðại-thừa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Do vì các cái làm ra chẳng thể nắm bắt được, nên trí nhất thiết trí vô tạo, vô tác; tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác. Vì sao? Thiện Hiên! Vì ngã chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì ngã rốt ráo chẳng thể nắm bắt được. Hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hữu tình cho đến cái thấy, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Sự huyễn chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sự huyễn, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được. Cảnh mộng, ảnh tượng, tiếng vang, bóng sáng, hoa hư không, bóng nước, ảo thành, việc biến hóa chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cảnh mộng cho đến việc biến hóa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Sắc, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Nhãn xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhãn xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Sắc xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Nhãn giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhãn giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Nhĩ giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì nhĩ giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tỷ giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì tỷ giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Thiệt giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thiệt giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Thân giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thân giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Ý giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì ý giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên ra, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Ðịa giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì địa giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Thánh đế khổ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Vô minh, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì vô minh, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Cái không nội, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cái không nội, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Bốn tịnh lự, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Bốn niệm trụ, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn niệm trụ, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Năm loại mắt, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì năm loại mắt, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì sáu phép thần thông, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Mười lực của Phật, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì mười lực của Phật, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Chơn như, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì chơn như, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, pháp trụ, pháp định, tánh ly sanh, tánh bình đẳng, thật tế, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì pháp giới cho đến thật tế, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Bồ-tát, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Bồ-tát, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, chẳng phải tạo, chẳng phải chẳng tạo, chẳng phải tác, chẳng phải chẳng tác. Vì sao? Vì Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, rốt ráo chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, trí nhất thiết trí, vô tạo, vô tác; tất cả hữu tình cũng vô tạo, vô tác; đại Bồ-tát vì việc ấy, nên mặc áo giáp Ðại-thừa.
Thiện Hiện! Do vì nghĩa này, đại Bồ-tát chẳng mặc áo giáp công đức, nên biết đó là mặc áo giáp Ðại-thừa.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu ý nghĩa Phật đã dạy: Sắc, không buộc, không mở; thọ, tưởng, hành, thức, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của sắc, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ, không buộc, không mở; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhãn xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Sắc xứ, không buộc, không mở; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của sắc xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của sắc xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhãn giới, không buộc, không mở; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhãn giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhãn giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới, không buộc, không mở; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của nhĩ giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của nhĩ giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Tỷ giới, không buộc, không mở; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của tỷ giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của tỷ giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Thiệt giới, không buộc, không mở; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của thiệt giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thiệt giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Thân giới, không buộc, không mở; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của thân giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của thân giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Ý giới, không buộc, không mở; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của ý giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của ý giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Địa giới, không buộc, không mở; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của địa giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của địa giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ, không buộc, không mở; Thánh đế tập, diệt, đạo, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của Thánh đế khổ không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của Thánh đế khổ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Vô minh, không buộc, không mở; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của vô minh không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của vô minh là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Cái không nội, không buộc, không mở; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của cái không nội không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của cái không nội là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự, không buộc, không mở; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của bốn tịnh lự không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn tịnh lự là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, không buộc, không mở; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của bốn niệm trụ không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của bốn niệm trụ là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không, không buộc, không mở; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không buộc, không mở. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tánh của pháp môn giải thoát không không có sở hữu, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có sở hữu, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là viễn ly, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là viễn ly, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là tịch tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tịch tịnh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô tướng, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô tướng, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô nguyện, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô nguyện, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô sanh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô sanh, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô diệt, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô diệt, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô nhiễm, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô nhiễm, nên không buộc, không mở. Vì tánh của pháp môn giải thoát không là vô tịnh, nên không buộc, không mở; vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là vô tịnh, nên không buộc, không mở.
Quyển 50
Hết

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 600 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Phát tâm Bồ-đề


Giai nhân và Hòa thượng


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.69.39 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập