Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Đại An Bát Thủ Ý Kinh [佛說大安般守意經] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Phật Thuyết Đại An Bát Thủ Ý Kinh [佛說大安般守意經] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.64 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.69 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại An Ban Thủ Ý

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phàm An Bát là đại thừa của các đức Phật, dùng cứu tế sự trôi dạt của chúng sinh. Việc ấy có sáu để trị sáu tình. Tình có trong và ngoài. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là nội tình. Sắc thanh, hương, vị, xúc (tế cốt), tà niệm gọi là ngoại tình. Kinh nói rằng, các biển có mười hai việc là gọi sự thọ tà hạnh của sáu tình trong và ngoài, giống như biển thọ nhận các dòng chảy, người đói mơ ăn cơm dường như không đầy đủ. Đồ chứa tâm tràn đầy, không vật nhỏ nào chẳng thấm, hoảng hốt, phảng phất, ra vào không gián đoạn, nhìn không thấy hình, nghe không có tiếng, ngược về trước không có, tìm về sau cũng không, vi tế thâm diệu hình thể không sợi tơ, cọng tóc, Phạm Thiên, Đế Thích, Tiên thánh đã chẳng soi sáng, giống lặng yên (mặc chủng) đến đây hóa sinh ra ư ? Đó chẳng phải là cái nhìn thấy của phàm phu gọi là ấm. Giống như người gieo giống âm thầm kín đáo mở tay đổ hạt giống, chúng sinh sôi có đến hàng vạn ức mà người bên cạnh chẳng nhìn thấy hình dạng chúng, người gieo giống chẳng biết số lượng của chúng, một cái nát rơi xuống thì vạn cái mọc lên. Trong khoảnh khắc gảy móng tay, tâm có chín trăm sáu mươi là chuyển, một ngày một đêm có mười ba ức ý. Ý có một mà thân tâm chẳng tự biết, giống như người gieo giống kia vậy. Do đó dùng hạnh tịch tịnh ràng buộc ý vào hơi thở đếm từ một đến mười. Đến số mười chẳng lầm lẫn ý định tại đó. Tiểu định ba ngày, đại định bảy ngày, tịch tịnh không ý niệm khác ngây ra như chết gọi là nhất thiền. Thiền là bỏ vậy ! Bỏ mười ba ức ý niệm dơ bẩn. Đã thu hoạch số định rồi thì chuyển niệm trước theo trừ sạch tám ý ấy mà chính có hai ý là ý định ở chỗ dựa theo, do ở pháp tính vậy. Cặn đục tiêu diệt, tâm hơi trong sạch thì gọi đó là nhị thiền. Lại trừ đi sự chú ý vào đầu mũi ấy thì gọi là Chỉ. Được hạnh Chỉ thì ba độc chạy tứ tán, năm ấm, sáu tối, các bẩn diệt hết. Đuốc tâm thắp sáng vượt qua ngọc Minh Nguyệt, lòng dâm tà bẩn giống như gương soi ở dưới bùn dơ lấm bẩn vậy. Ngữa lên dùng soi trời, úp xuống dùng thấu đất, sáng suốt thánh đạt vạn cõi soi thấu, tuy có cái lớn của trời đất, nhưng không một người mà có thể nhìn thấy. Sở dĩ vậy là do sự vẩn đục ấy. Mọi tâm cấu bẩn có thể vượt qua gương soi kia nếu được thầy giỏi nạo vót, mài dũa cho bụi mỏng, tối mờ quét sạch không còn. Đem tâm đó chiếu soi thì sợi lông, cọng tóc nhỏ nhặt mà không cái nhỏ nào chẳng rõ rệt. Bẩn lui đi, sáng còn lại khiến cho tấm ấy hiển nhiên vậy. Tình tràn đầy, ý tán loạn thì nghĩ muôn điều chẳng biết một vậy. Giống như ở chợ buông thả lòng nghe ngóng, rộng tiếp nhận mọi âm thanh, lui về ở yên, nghĩ suy chẳng nhận biết tiếng nói một người. Lòng buông ý thả, vẩn đục che sự thông suốt ấy. Còn như tự ở chỗ nhàn, tâm tư tịch mịch, chỉ không tà dục, kề tai lắng nghe thì vạn câu chẳng mất. Nửa lời nói ra ấy là do lòng lắng, ý trong vậy. Hành tịch, chỉ ý treo ở đầu mũi gọi là Tam Thiền vậy. Trở lại quan sát thân ấy, từ đầu đến chân, ngược lại xét kỹ nước bẩn của nội thể, lông dựng đứng rậm rạp, còn nhìn thấy máu mũ, nước miếng, nước mũi. Đối với tâm ấy đủ chiếu soi trời, đất, người, vật. Những thứ ấy thịnh hoặc suy, không còn cũng chẳng mất, tin Phật, Tam Bảo, mọi tối đều sáng... Đó gọi là Tứ Thiền. Nhiếp lấy tâm trở lại nghĩ các ấm đều diệt. Đó gọi là trở lại. Uế dục lặng hết, tâm ấy vô tưởng. Đó gọi là tịnh. Người được hạnh An Bát thì lòng phát lạnh liền sáng. Dùng ánh sáng này quan sát thì không chỗ tối nào chẳng nhìn thấy, việc từ vô số kiếp, việc mới đến, sự đổi thay nhân vật, các cõi hiện tại. Trong đó sẵn có pháp hóa của Thế Tôn, việc tụng tập của đệ tử, không gì xa chẳng thấy, không tiếng gì chẳng nghe, hoảng hốt phảng phất, còn mất tự do, lớn khắp tám cực, nhỏ suốt mao ly, chế trời đất trụ mạng sống, thần đức mạnh hoại bịnh trời, khuấy động ba ngàn - di dời các cõi. Tám bất tư nghị chẳng phải chỗ Phạm thăm dò, thần đức vô hạn là do sáu hạnh. Khi đức Thế Tôn bắt đầu muốn nói Kinh ấy thì lớn đến chấn động, người trời đổi sắc, ba ngàn An Bát, người không thể tin. Đến đây, đức Thế Tôn hóa làm hai thân, một là Hà Đẳng, một là Tôn Chủ, diễn cho nghĩa ấy xuất hiện vậy. Đại sĩ, Thượng Nhân sáu đôi, mười hai nhóm không ai chẳng chấp hành. Có vị Bồ tát tên là An Thanh tự là Thế Cao, con của chính hậụ vua nước An Tức, nhường nước cho chú đi lánh vào bổn thổ (nói nước Trung Quốc), ngao du khắp nơi, sau cùng liền vào ở kinh sư (thủ đô). Ngài ấy là người học rộng, hiểu nhiều, thông suốt như thần, bảy chính đầy vơi, phong khí tốt xấu, núi lở đất động, châm cứu.... các thuật, nhìn sắc diện biết bệnh, chim thú hót kêu không âm thanh nào chẳng soi thấu, ôm sự rộng rãi của hai nghi thức. Thương xót sự ngu tối của lê dân, ngài trước móc tai họ, rồi mở mắt họ, muốn cho họ nhìn sáng, nghe thông. Rồi từ từ mới diễn bày lục độ chính chân, ngài dịch Kinh An Bát bí mật thâm áo này. Người học mà bụi trần dấy lên thì không gì chẳng trừ khử, gặp uế trược thì giữ gìn đạo đức thanh bạch vậy. Tôi sinh ra muộn màng, bắt đầu có thể vác củi thì cha mẹ chết mất, ba thầy (tam sư) vĩnh biệt, ngước nhìn mây bây, buồn không tín thọ, nói lời thương nhớ, nước mắt thầm rơi. Phước xưa chưa hết nên tôi được hội kiến với ngài Hàng Lâm ở Nam Dương, ngài Bì Nghiệp ở Dĩnh Xuyên và ngài Trần Tuệ ở Cối Kê. Ba vị hiền giả này hết lòng tin đạo, chấp trì đức hạnh, hoằng dương chánh pháp, hăng hái tiến tới, chí đạo chẳng mệt mỏi. Tôi theo những vị ấy thỉnh vấn thì khuôn đồng phép hợp, nghĩa không sai khác. Ngài Trần Tuệ chú nghĩa, tôi giúp châm chước, chẳng phải sự truyền dạy của thầy nên chẳng dám tự do. Lời nói của kẻ hèn nhiều vụng về, chẳng thấy ý Phật ! Nguyện xin những vị hiền minh thánh triết cùng chung thẩm xét. Nghĩa cú thêm sự san định của bậc thánh triết, chung hiển hiện thần dung (ánh sáng rực của thần).
Quyển thượng
Đức Phật ở tại nước Xá Kỳ Sấu của nước Việt Kỳ, cũng gọi một tên là nước Già Nặc Ca La. Đức Phật ngồi hành An Bát Thủ Ý chín mươi ngày. Đức Phật ngồi một mình chín mươi ngày là để suy nghĩ tính toán muốn độ thoát con người và những loài biết cử động của mười phương. Ngài lại nói rằng : “Ta hành An Bát Thủ Ý chín mươi ngày thì An Bát Thủ Ý được tự tại ý niệm từ. Trở lại hành An Bát Thủ Ý, rồi lại thu ý hành niệm vậy. An là thân, Bát là hơi thở, Thủ ý là đạo. Thủ tức là cấm, cũng gọi là chẳng phạm giới. Cấm thì cũng là hộ. Hộ là hộ khắp tất cả, không phạm điều gì. Ý là hơi thở, ý cũng là đạo vậy. An là sinh, Bát là diệt, Ý là nhân duyên, Thủ tức là đạo vậy. An là đếm (sổ), Bát là theo nhau (tướng tùy), Thủ Ý là dừng vậy. An là niệm đạo, Bát là giải kết, Thủ Ý là chẳng rơi vào tội lỗi. An là tránh tội, Bát là chẳng vào tội, Thủ Ý là đạo. An là định, Bát là không làm cho lay động, Thủ Ý là không loạn ý. An Bát Thủ Ý gọi là chế ngự ý, đến được vô vi. Ý niệm có chẳng được đạo, ý niệm không chẳng được đạo, cũng chẳng nghĩ có, cũng chẳng nghĩ không chính là ứng ứng với không định, ý theo đạo hạnh. Có thì gọi là muôn vật, không thì gọi là nghi, cũng gọi là trống rỗng vậy. An là nhân duyên gốc, Bát là không xứ sở. Đạo nhân biết gốc không có chỗ theo đến, cũng biết diệt không xứ sở. Đó là Thủ Ý vậy.
An là thanh, Bát là tịnh, Thủ là vô, Ý là vi. Đó là Thanh Tịnh Vô Vi. Vô thì gọi là sống (hoạt), Vi thì gọi là sinh, chẳng lại được khổ nên gọi là hoạt vậy. An là chưa, Bát là khởi, do chưa khởi nên liền thủ ý. Nếu đã khởi thì ý chạy đi vì chẳng thủ nên phải làm cho nó trở lại. Vậy nên đức Phật nói An Bát Thủ Ý vậy. An là thọ năm ấm, Bát là trừ năm ấm, Thủ Ý là hiểu biết nhân duyên, chẳng theo thân, miệng, ý vậy. Thủ Ý thì không sở trước là thủ ý, có sở trước thì chẳng là thủ ý. Vì sao vậy ? Vì ý khởi rồi lại diệt. Ý chẳng lại khởi lên là đạo. Đó là thủ ý. Thủ ý là không khiến cho ý sinh ra. Nhân của sinh có chết là chẳng thủ ý. Không khiến cho ý chết, có nhân chết, có ý sinh cũng chẳng chết thì đó gọi là đạo vậy. An Bát Thủ Ý có mười thông tuệ là Sổ Tức Tướng Tùy Chỉ Quán Hoàn Tịnh Tứ Đế. Đó là mười thông tuệ thành tựu, gọi là hợp ba mươi bảy phẩm kinh làm hạnh thành vậy. Thủ ý ví như đèn lửa có hai nhân duyên, một là phá hoại tối, hai là thấy sáng còn Thủ Ý thì một là phá hoại nghi, hai là thấy thông tuệ. Thủ ý thì ý từ nhân duyên sinh, sẽ duyên theo nhân duyên không chấp trước. Đó là Thủ ý vậy. Thủ ý có ba nhóm, một là giữ khiến cho chẳng được sinh, hai là đã sinh thì phải mau chóng diệt, ba là việc đã làm thì phải từ đây về sau kể hàng ức vạn kiếp, hối hận chẳng lại làm. Thủ cùng ý đều tự khác, hộ cho tất cả mười phương hiểu biết đối pháp chẳng phạm thì đó là Thủ, hiểu biết đó là vô vi thì đó là ý. Đó là sự khác nhau của Thủ và Ý vậy. Trong Thủ Ý có bốn niềm vui, một là biết cầu vui ý, hai là biết pháp vui, ba là biết dừng vui, bốn là biết nên vui. Pháp là hành, được là đạo. Sáu việc Thủ Ý là có trong, có ngoài. Sổ, Tùy, Chỉ đó là ngoài, Quán, Hoàn, Tịnh đó là trong là tùy theo đạo vậy. Vì sao vậy ? Vì niệm tức, tương tùy, chỉ quán, hoàn tịnh là muốn tu tập ý gần đạo. Lìa khỏi sáu việc này thì liền theo thế gian. Sổ tức (đếm hơi thở) là ngăn chận ý, tương tùy là thu gom ý, chỉ là định ý, quán là lìa ý, hoàn là một ý, tịnh là giữ ý. Do con người chẳng thể chế ngự ý nên hành sáu việc này vậy. Vì sao vậy ? Vì sổ tức ! Do loạn ý vậy. Vì sao vậy ? Vì chẳng được ! Do chẳng biết. Vì sao vậy? Vì chẳng được thiền ! Do chẳng bỏ tập để tận chứng hành đạo vậy ! Sổ tức là đất, tương tùy là cây, chỉ là cái ách (chỗ mắc vào cổ cho trâu kéo cày), quán là hạt giống, hoàn là mưa, tịnh là hành động. Sáu việc như vậy mới tùy theo đạo được. Sổ tức cắt đứt bên ngoài, tương tùy cắt đứt bên trong, chỉ là dừng tội, hành quán khước từ ý, chẳng thọ thế gian là hoàn, nghĩ đến cắt đứt (đoạn) là tịnh vậy. Việc nhiều phải sổ tức, việc ít phải tương tùy, trong nhà ý hết phải hành chỉ, sợ thế gian phải quán, chẳng muốn thế gian là hoàn, niệm đoạn là tịnh vậy. Vì sao vậy? Vì sổ tức ! Chẳng muốn theo năm ấm. Vì sao vậy ? Vì tương tùy ! Muốn biết năm ấm. Vì sao vậy ? Vì Chỉ ! Muốn quan sát năm ấm. Vì sao vậy? Vì quán ấm. Muốn biết gốc của thân. Vì sao vậy ? Vì biết gốc của thân ! Muốn bỏ khổ. Vì sao vậy ? Vì hoàn ! Chán sinh tử. Vì sao vậy ? Vì tịnh. Phân biệt năm ấm chẳng thọ, liền tùy theo thông tuệ mà tám thứ đạo được phân biệt là được sở nguyện vậy. Khí hành tức (hơi thở) là tùy theo đếm (sổ), khi tương tùy là tùy theo niệm, khi Chỉ là tùy theo định, khi quán là tùy theo tịnh, khi hoàn là tùy theo ý, khi tịnh là tùy theo đạo, cũng là tùy theo hành động vậy.
Sổ tức là bốn ý chỉ, Tương Tùy là bốn ý đoạn, Chỉ là niệm bốn thần túc, Quán là năm căn và năm lực, Hoàn là bảy giác ý, Tịnh là tám hạnh vậy. Được Tức thì chẳng Tương Tùy, chẳng là Thủ Ý. Được Tương Tùy thì chẳng Chỉ, chẳng là Thủ ý. Được Chỉ thì chẳng quán, chẳng là Thủ Ý. Được Quán thì chẳng Hoàn, chẳng là Thủ Ý. Được Hoàn thì chẳng Tịnh, chẳng là Thủ Ý. Được Tịnh lại Tịnh mới là Thủ Ý vậy. Đã niệm Tức thì ác chẳng sinh. Lại thêm sổ (đếm) thì tức là chung ngăn chận ý chẳng theo lục suy. Hành Tương Tùy là muốn lìa hạnh lục suy. Chỉ là muốn khước trừ hạnh lục suy. Quán là muốn đoạn trừ hạnh lục suy. Hoàn là muốn chẳng thọ hạnh lục suy. Tịnh là muốn diệt lục suy mà đã diệt hết thì liền theo đạo vậy.
Sổ tức là muốn ngăn chận ý. Hơi thở (tức) có dài có ngắn nên phải lại ngăn chận ý dài ý ngắn. Vì sao vậy ? Vì Thủ Ý, muốn dừng ác. Ác cũng có thể giữ, cũng chẳng thể giữ. Vì sao vậy ? Vì ác đã hết thì chẳng phải lại giữ vậy.
Sổ tức có ba việc, một là phải ngồi mà thực hành, hai là thấy sắc phải nghĩ chẳng phải thường và bất tịnh, ba là phải hiểu ý niệm sân nhuế, ngu si, tật đố là của quá khứ. Sổ tức loạn thì phải biết chỗ khởi của nhân duyên, phải biết chính là nội ý. Hơi thở thứ nhất loạn thì chính là lỗi của ngoại ý. Vì hơi thở từ bên ngoài vào. Hơi thở thứ hai loạn thì chính là lỗi của nội ý vì hơi thở từ trong ra. Hơi thở ba, năm, bảy, chín... thuộc về ngoại ý. Hơi thở bốn, sáu, tám, mười... thuộc về nội ý. Tật đố, sân nhuế, ngu si là ba ý ở bên trong. Sát, đạo, dâm, lưỡng thiệc, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ là bảy ý và các việc còn lại thuộc về bên ngoài vậy. Được hơi thở là ngoài, chẳng được hơi thở là trong. Hơi thở từ ý sinh ra, ý niệm, hơi thở hợp làm một lần đếm. Hơi thở đếm hết thì đếm là một cũng chẳng phải là một vì ý ở ngoài hơi thở chưa hết vậy. Ví như đếm tiền, ý ở số năm đếm là một. Sổ tức (đếm hơi thở) sở dĩ trước đếm hơi thở vào (hít vào) là vì bên ngoài có bảy ác, bên trong có ba ác. Do ít chẳng thể thắng nhiều nên trước đếm hơi thở vào. Sổ tức chẳng được thì mất ý căn bản ấy. Ý căn bản gọi là chẳng phải thường, khổ, không, chẳng phải ngã. Mất ý này thì rơi vào điên đảo cũng là mất thầy. Thầy là khi bắt đầu ngồi, hơi thở hít vào thứ nhất mà được thân an thì liền theo thứ lớp tiến hành. Vì mất ý căn bản ấy nên chẳng được hơi thở vậy. Khi Sổ tức, ý thường phải nghĩ chẳng phải thường, khổ, không, chẳng phải thân, cho là hơi thở ra cũng diệt, hít vào cũng diệt. Biết được thế rồi là được đạo thì mau chóng phải giữ gìn ý chẳng phải thường sợ. Được ý này tức là được hơi thở (tức) vậy. Hơi thở vào, hơi thở ra sở dĩ khác là vì hơi thở ra là sinh tử ấm, hơi thở vào là tư tưởng ấm. Có lúc hơi thở ra là thống dương ấm, hơi thở vào là thức ấm. Do đó nên là khác. Đạo nhân phải phân biệt ý này. Hơi thở vào là chẳng thọ tội, hơi thở ra là trừ tội, thủ ý là lìa khỏi tội. Hơi thở vào là thọ nhân duyên, hơi thở ra là đến với nhân duyên, thủ ý là chẳng lìa khỏi nhân duyên vậy. Sổ tức chẳng được có ba nhân duyên, một là tội đến, hai là hành chẳng đắp đổi nhau, ba là chẳng tinh tấn. Hơi thở vào ngắn, hơi thở ra dài, không chỗ theo ý niệm là ý đạo. Có cái để nghĩ là tội. Tội cốt ở ngoài chẳng ở trong vậy. Khi sổ tức, có lìa khỏi ý là hơi thở nhanh dài, được thở là hơi thở nhanh ngắn. Chẳng an mà thở là dài, an định mà thở là ngắn. Nghĩ đến muôn vật là thở dài, không gì để nghĩ là thở ngắn. Chưa đến mười hơi thở mà hoại đi rồi đếm lại là thở dài, được mười hơi thở là thở ngắn. Được hơi thở là ngắn. Vì sao vậy ? Vì dừng chẳng đếm nữa. Được hơi thở cũng là dài. Vì sao vậy ? Vì hơi thở chẳng ngưng nên là dài. Thở nhanh (dồn dập) dài tự biết, thở nhanh ngắn tự biết thì gọi ý sở tại là tự biết dài ngắn. Ý hiểu biết dài ngắn là tự biết. Ý chẳng hiểu biết dài ngắn là chẳng tự biết vậy. Đạo nhân hành An bát Thủ Ý là muốn chỉ ý (dừng ý tưởng). Phải có nhân duyên gì mới được Chỉ ý ? Phải nghe nói về An Bát Thủ Ý ! Những gì là An ? Những gì là Bát ? An là gọi hơi thở vào, Bát gọi là hơi thở ra. Niệm Tức chẳng lìa khỏi thì đó gọi là An bát. Thủ Ý là muốn được Chỉ Ý. Đối với người tu hành là người mới học thì có bốn thứ hạnh An Bát Thủ Ý để diệt trừ hai ác, mười sáu thắng, tức thời tự biết đến hạnh An Bát Thủ Ý, khiến cho họ được Chỉ ý. Những gì là bốn thứ ? Một là đếm (sổ), hai là tương tùy, ba là dừng (chỉ), bốn là quán. Những gì là hai ác ? Là không quá mười hơi thở, không giảm mười số. Những gì mười sáu thắng ? Tức thời tự biết thở nhanh dài, tức tự biết thở nhanh ngắn, tức tự biết thở nhanh động thân, tức tự biết thở nhanh yếu, tức tự biết thở nhanh khoái, tức tự biết thở nhanh chẳng khoái, tức tự biết thở nhanh dừng, tức tự biết thở nhanh chẳng dừng, tức tự biết thở nhanh lòng hoan lạc, tức tự biết thở nhanh lòng chẳng hoan lạc, tức tự biết nội tâm nghĩ vạn vật đã qua đi chẳng thể lại được hơi thở nhanh tự biết, bên trong không có cái gì lại nghĩ hơi thở nhanh tự biết, ném bỏ việc suy nghĩ hơi thở nhanh tự biết, chẳng ném bỏ sự suy nghĩ hơi thở nhanh tự biết, buông bỏ thân mạng hơi thở nhanh tự biết, chẳng buông bỏ thân mạng hơi thở nhanh tự biết. Đó là mười sáu thứ tức thời tự biết. Hỏi, những gì là Không quá mười số ? Không giảm mười số ? Báo hơi thở đã hết mà chưa đếm thì đó là quá. Hơi thở chưa hết mà đếm thì đó là giảm. Mất đếm cũng xấu, chẳng đếm kịp cũng xấu. Đó là thứ ác (xấu). Đến hơi thở thứ hai mà loạn là hơi thở ngắn. Đến hơi thở thứ chín mà loạn là hơi thở dài. Được mười hơi thở là hơi thở sảng khoái. Tương tùy là nhỏ (?). Ý tại hơi thở dài liền chuyển ý : vì sao ta nghĩ dài ? Ý tại hơi thở ngắn thì tức thời hiểu chẳng được khiến cho ý dừng. Dừng là chấp trước. Buông bỏ thân mạng thì gọi là hành tức (thở). Được ý đạo liền buông bỏ thân mạng, chưa được ý đạo thường yêu thích thân nên chẳng buông bỏ thân mạng. Hơi thở vi tế là đạo, hơi thở dài là sinh tử. Hơi thở ngắn động là sinh tử. Dài (hơi thở) đối với đạo là ngắn. Vì sao vậy ? Vì chẳng được ý đạo, không tri kiến nên là ngắn vậy. Sổ tức là đơn, tương tùy là kép, chỉ là một ý, quán là biết ý, hoàn là làm đạo, tịnh là vào đạo. Khi đếm là niệm đến hơi thở thứ mười là giữ lại (trì). Đó là thiền bên ngoài. Nghĩ thân bất tịnh, tùy theo trống rỗng thì đó là thiền bên trong. Khi thiền mà ác pháp đến chẳng thọ thì đó gọi là bỏ (khí). Ngậm miệng đếm hơi thở, theo luồng hơi ra vào, biết hơi phát ra ở đâu, diệt đi ở chỗ nào ? Ý có điều nghĩ ngơi chẳng được sổ tức. Ý có chậm nhanh, lớn nhỏ cũng chẳng được sổ tức. Tai nghe thanh âm hỗn loạn cũng chẳng được sổ tức vậy. Sổ tức mà ý ở tại số hơi thở là chẳng khéo. Hành động mà ý ở tại ý thì là dừng, sổ tức mà ý chỉ ở tại hơi thở thì đó là chẳng khéo (công). Phải biết rằng, ý từ đâu khởi thì hơi theo đó diệt. Đó mới ứng hợp với nhân duyên đếm hết thì liền được định ý. Thủ ý là nghĩ hơi thở ra, vào. Đã nghĩ đến hơi thở thì chẳng sinh ra ác nên gọi là thủ ý. Hơi thở thấy nhân duyên sinh, không nhân duyên diệt mà nhân duyên đoạn thì hơi thở dừng vậy. Sổ tức là chí thành. Hơi thở chẳng loạn là nhẫn nhục. Hơi sổ tức vi tế, lại chẳng biết ra hay vào thì như vậy phải giữ một niệm là Chỉ vậy. Hơi thở ở tại thân cũng ở bên ngoài. Được nhân duyên thì hơi thở sinh ra. Tội chưa hết nên có hơi thở. Đoạn dứt nhân duyên thì hơi thở chẳng sinh ra nữa.
Sổ tức lấy làm thiền thứ hai. Vì sao vậy ? Vì do chẳng đợi niệm nên làm theo thiền thứ hai. Sổ tức là chẳng thủ ý, niệm tức (nghĩ về hơi thở) mới là thủ ý. Hơi thở từ ngoài vào mà hơi thở chưa hết thì hơi thở ở tại nhập, ý ở tại tận, thức ở tại số vậy. Mười hơi thở có mười ý là mười bó buộc. Tương tùy có hai ý là hai bó buộc. Chỉ là một ý là một bó buộc, chẳng được hơi thở. Sổ là ác ý chẳng thể bó buộc. Ác ý dừng thì mới được sổ (tính). Đó là điều hòa có thể ý trói buộc. Đã được hơi thở, bỏ hơi thở. Đã được tương tùy, bỏ tương tùy, đã được chỉ, bỏ chỉ, đã được quán, bỏ quán không lại hoàn. Không lại hoàn là không lại sổ. Hơi thở cũng sai khiến ý, ý cũng sai khiến hơi thở. Hơi thở có sở niệm là hơi thở sai khiến ý, không sở niệm là ý sai khiến hơi thở vậy. Hơi thở có bốn việc, một là gió, hai là hơi (khí), ba là tức, bốn là suyển. Có tiếng là gió, không tiếng là khí, ra vào là tức, hơi ra vào bất tận suyển vậy. Sổ tức cắt đứt bên ngoài, tương tùy cắt đứt bên trong. Đếm từ ngoài vào là cắt đứt bên ngoài, cũng muốn lìa khỏi nhân duyên bên ngoài. Ngoài là thân ly, nội là ý ly. Thân ly, ý ly thì đó là tương tùy; hơi thở ra vào thì đó là hai việc vậy. Sổ tức là muốn cắt đứt nhân duyên trong ngoài. Những gì là trong ngoài ? Gọi nhãn, nhĩ, tỵ, khẩu, thân, ý là bên trong. Sắc, thanh, hương, vị, tế cốt niệm là bên ngoài. Hành tức (hơi thở) là khiến cho ý hướng về không, chỉ muốn dừng những ý còn lại. Lấy gì là hướng về không ? Trong hơi thở không cái gì vậy ! Sổ tức ý có chạy không ? Tức thời biết là tội nặng ý nhẹ, tội dẫn ý đi nhanh chóng nên chẳng biết vậy. Hành đạo rồi được hơi thở, tự chán hơi thở thì ý muốn chuyển chẳng lại muốn đếm. Như vậy là được hơi thở. Tương tùy, chỉ, quán cũng vậy. Biết hơi thở ra vào diệt mà diệt là được tướng của hơi thở và biết sinh tử. Chẳng lại do vì được tướng sinh tử rồi thì được Tứ Thiền mà chỉ niệm “không” là trồng cây đạo.
Hành tức rồi được định, chẳng lại hay biết hơi ra vào thì liền có thể quán. Một là phải quan sát năm mươi lăm việc. Hai là phải quan sát mười hai nhân duyên trong thân.
Hỏi : Hơi thở ra vào chắc có chỗ không ?
Đáp : Khi hơi thở vào chính là chỗ ấy, khi hơi thở ra chính là chỗ ấy! Khi sổ tức, thân ngồi, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức dừng lại chẳng hành động. Đó là ngồi. Niệm tức được đạo lại tính toán thì do hơi thở không sở tri.
Hỏi : Niệm tức được đạo vì sao là không sở tri ?
Đáp :Ý biết hơi thở, hơi thở không biết ý. Đó là không sở tri ! Con người chẳng thể tính toán được ý liền điều khiển sổ tức là muốn khiến cho ý định. Tuy sổ tức chỉ chẳng sinh ra ác nhưng không có thông tuệ. Phải hành động ra sao thì được thông tuệ ? Phải đếm hơi thở từ một đến mười, phân biệt định loạn, hiểu biết đối trị để làm thuốc. Đã được định ý thì liền theo thông tuệ. Nếu được tính toán là rơi vào quán vậy.
Hỏi : Những gì là đếm (tính) ?
Đáp : Đếm thì gọi sự việc. Ví như người có việc lại còn cầu tìm. Đó là tính tội còn đạo nhân thì tính phước. Vì sao vậy ? Vì chính là số mười. Một ý khởi lên tính là một, hai ý khởi lên tính là hai... cuối cùng tính đến mười mà đến mười là hết nên nói rằng số mười là phước. Lại người có tội thì do chẳng thể hủy hoại hơi thở nên là tội, cũng gọi là sinh tử của ý chẳng diệt. Rơi vào thế gian rồi chẳng cắt đứt việc thế gian là tội vậy. Sáu tình là sáu việc cùng thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức hợp làm mười việc để ứng với bên trong mười hơi thở. Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, lưỡng thiệc, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, tật đố, sân nhuế, ngu si ứng với mười hơi thở bên ngoài. Đó gọi là dừng chẳng hành động vậy.
Hỏi : Những gì là mười sáu việc ?
Đáp : Mười sáu việc là gọi việc đếm đến mười sáu thì gọi là sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là mười sáu việc, là hành động chẳng rời khỏi, là theo đạo vậy.
Hỏi : Sổ tức nghĩ đến gió là theo sắc, thì vì sao ứng với đạo ? Đáp : Hành ý tại đạo, đếm chẳng nghĩ đến sắc, hơi hết liền diệt. Rơi vào chẳng phải thường mà biết chẳng phải thường là đạo vậy. Đạo nhân muốn được đạo thì cần phải biết ngồi hành hai việc, một là ngồi, hai là hành.
Hỏi : Ngồi cùng hành là đồng hay chẳng đồng ?
Đáp : Có lúc đồng có lúc chẳng đồng ! Sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh, sáu việc này có khi là ngồi, có khi là hành. Vì sao vậy ? Vì sổ tức định ý đó là ngồi, ý theo pháp đó là hành. Đã khởi lên ý chẳng rời khỏi là hành, cũng là ngồi vậy. Pháp tọa thiền thì một chẳng tính, hai hai chẳng tính. Mỗi một lần tính gộp hai gọi là một số. Hơi thở chưa hết liền nói rằng hai thì đó là một tính ra hai. Như vậy là quá tinh tấn. Hai tính một là gọi hơi thở đã vào hai liền nói là một. Đó là hai tính một. Như vậy là chẳng kịp tinh tấn. Từ ba đến bốn, năm đến sáu, bảy đến tám, chín đến mười đều tự phân biệt sắp xếp. Phải phân biệt sự tùy thuộc, ở một tính một, ở hai tính hai. Đó pháp hành động phương tiện theo tinh tấn vậy. Có ba cách ngồi tùy theo đạo, một là ngồi sổ tức, hai là ngồi tụng kinh, ba là ngồi hoan hỷ nghe kinh. Đó là ba vậy. Ngồi có ba thứ, một là ngồi vị hợp, hai là ngồi tịnh, ba là ngồi không có kết. Cái gì là ngồi vị hợp ? Đó là ý đặt vào hạnh chẳng rời gọi là ngồi vị hợp. Sao gọi là ngồi tịnh ? Gọi ngồi chẳng niệm là ngồi tịnh. Sao gọi là ngồi không có kết ? Gọi kết sử đã hết là ngồi không có kết vậy. Hơi thở có ba nhóm, một là hơi thở tạp, hai là hơi thở tịnh, ba là hơi thở đạo. Chẳng làm đạo đó là hơi thở tạp. Đếm đến mười hơi thở chẳng loạn thì đó là hơi thở tịnh. Đã được đạo thì đó là hơi thở đạo vậy. Hơi thở lại có ba nhóm, có hơi thở lớn, có hơi thở trung, có hơi thở vi tế. Miệng có lời nói gọi là hơi thở lớn, dừng, niệm đạo là hơi thở trung dừng, được Tứ thiền là hơi thở vi tế dừng vậy.
Hỏi : Vì sao đức Phật dạy người sổ tức thủ ý ?
Đáp : Có bốn nhân duyên, một là do chẳng muốn đau (thống), hai là do tránhloạn ý, ba là do bế (đóng lại) nhân duyên chẳng muốn dấy khởi hội sinh tử, bốn là do muốn được đạo Nê Hoàn vậy. Ví như nói mặt trời không ánh sáng thì có bốn nhân duyên, một là do có mây, hai là do có bụi, ba là do có gió lớn, bốn là do có khói. Sổ tức chẳng được cũng có bốn nhân duyên, một là do niệm sinh tử tính toán, hai là do ăn uống nhiều, ba là do mệt mõi cực nhọc, bốn là do ngồi chẳng được lại thêm đất tội lỗi. Bốn việc này đến đều có tướng. Ngồi sổ tức mà bỗng nhiên nghĩ đến việc khác thì làm mất đi ý của hơi thở. Đó là tướng của niệm tính toán. Xương cốt đau hết chẳng thể ngồi lâu. Đó là tướng của ăn nhiều. Thân nặng nề, ý mơ màng chỉ muốn ngủ nghỉ thì đó là tướng mệt mỏi cực nhọc. Ngồi bốn phía mà chẳng được một hơi thở thì đó là tướng của đất tội lỗi. Do biết tội phải kinh hành, hoặc ngồi đọc kinh văn, ý chẳng tập quen tội thì họa cũng tiêu tan vậy. Đạo nhân làm đạo phải nghĩ đến gốc (bản). Những gì là gốc ? Gọi là tâm, ý, thức chính là gốc. Ba cái này đều chẳng thấy, sinh ra rồi liền diệt, ý gốc chẳng lại sinh ra, được ý này là đạo. Ý gốc của ý đã diệt thì không có đau, lại thêm nhân duyên sinh liền cắt đứt vậy. Định ý ngày một thắng hơn. Ngày một thắng hơn vì định ý có lúc từ sổ tức được định ý, có lúc từ tương tùy được định ý, có lúc từ chỉ được định ý, có lúc từ quán được định ý. Tùy theo nhân duyên được định ý mà trực tiếp tu hành vậy. Hành tức cũng rơi vào tham. Vì sao vậy ? Vì ý đã định thì liền vui mừng nên liền tính hơi thở ra, hơi thở vào. Khi niệm diệt, hơi thở sinh ra thì thân sinh ra, hơi thở diệt thì thân diệt, còn chưa thoát khỏi khổ sinh tử. Vì sao vậy ? Vì vui mừng rồi thì cho là như vậy nên liền tham mà dừng lại vậy. Sổ tức muốn mau, tương tùy muốn chậm, có lúc sổ tức phải an từ từ, có lúc tương tùy phải là nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì sổ tức mà ý chẳng loạn thì phải an từ từ, sổ tức mà ý loạn thì phải là nhanh chóng. Tương tùy cũng đồng như vậy. Đếm lần thứ nhất cũng tươngt ùy theo sở niệm khác ! Tuy sổ tức phải biết hơi ra vào, nhưng ý đặt ở tại số vậy. Sổ tức lại đi với tương tùy. Chỉ, quán là gọi chẳng được hơi thở vì đời trước có tập quen ở tại tương tùy. Chỉ, quán tuy được tương tùy nhưng chỉ, quán phải trở lại từ sổ tức khởi lên vậy. Sổ tức mà ý chẳng lìa khỏi thì đó là lìa khỏi pháp (pháp ly). Vì chẳng phải pháp mà sổ tức thì ý chẳng tùy theo tội. Ý ở tại thế gian thì liền rơi vào tội lỗi vậy. Sổ tức là chẳng muốn ý loạn. Ý do chẳng loạn lại đi với tương tùy thì chứng tiếp ý trên và biết là chỉ. Chỉ cùng quán đồng, hoàn cùng tịnh đồng vậy. Hành đạo được ý vi tế thì phải đảo ý là gọi việc phải đổi lại sổ tức như đọc kinh rồi mới lại hành thiền. Ý vi tế là gọi việc chẳng sổ tức và hành tương tùy vậy.
Đức Phật có sáu ý thanh khiết là : sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là sáu việc có thể chế ngự vô hình vậy. Hơi thở cũng là ý, cũng chẳng phải là ý. Vì sao vậy ? Vì khi đếm ý ở tại hơi thở là vậy. Khi chẳng đếm thì ý và hơi thở đều tự hành động. Đó là chẳng phải ý từ hơi thở sinh ra vậy. Chỉ thì không có ý vậy. Con người chẳng sai khiến ý mà ý sai khiến con người. Sai khiến ý là gọi sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Niệm ba mươi bảy phẩm kinh, đó là sai khiến ý. Con người chẳng hành đạo tham cầu theo dục thì đó là ý sai khiến con người vậy. Hơi thở có hơi thở bẩn mà bẩn chẳng khử trừ thì chẳng được hơi thở. Những gì là dơ bẩn của hơi thở ? Đó là ba thứ tối kịch liệt trong các tối. Đó là cấu bẩn của hơi thở. Những gì là ba tối ? Đó là chính là sự tối tăm trong thân khi ba độc khởi lên nên nói rằng ba tối. Ba độc thì tham dâm là một, sân nhuế là hai, ngu si là ba. Con người đều vì ba việc này mà chết nên nói là độc vậy. Khi sổ tức ý ở tại sổ (đếm), khi hơi thở chưa đếm thì có ba ý, có ý thiện, có ý ác, có ý chẳng thiện chẳng ác. Muốn biết người được tướng hơi thở thì phải quan sát muôn vật và những sắc đẹp mà ý chẳng lại chấp trước thì đó là được tướng hơi thở (tức). Ý lại chấp trước thì đó là chưa được, phải lại hành tinh tấn. Trong nhà ý muốn hết là gọi sáu tình là nhà của ý, tham ái muôn vật đều là nhà của ý vậy. Tương tùy là gọi việc làm thiện pháp mà từ đó được giải thoát. Phải cùng với tương tùy, cũng gọi là chẳng theo năm ấm, sáu nhập. Hơi thở cùng ý theo nhau vậy.
Hỏi : Chỉ thứ ba vì sao dừng ở đầu mũi ?
Đáp : Do sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh đều từ mũi ra vào. Ý quen chỗ cũ, cũng là dễ nhận thức. Do đó nên đặt ở đầu mũi vậy. Ác ý đến thì cắt đứt là Thiền. Có lúc ở đầu mũi dừng lại, có lúc ở trong tâm dừng lại. Ở tại chỗ đặt là dừng (chỉ) khi ta đến loạn ý người. Quán thẳng vào một việc, khi các ác đến tâm chẳng phải động. Tâm vì chẳng sợ đó thay ! Chỉ có bốn, một là sổ chỉ, hai là tương tùy chỉ, ba là tỵ đầu chỉ, bốn là tức tâm chỉ. Chỉ nghĩa là phải chế ngự dừng lại năm lạc (vui), sáu nhập vậy.
Hơi thở vào đến hết dừng ở đầu mũi nghĩa là ác chẳng lại vào đến đầu mũi dừng lại. Hơi thở ra đến hết thì đặt ở đầu mũi nghĩa là ý chẳng lại lìa khỏi thân hành động hướng theo ác nên đặt ở đầu mũi. Cũng có nghĩa là hơi thở khi mới vào liền một niệm hướng về chẳng lại chuyển đổi, hơi thở ra vào cũng chẳng lại hiểu biết thì đó là Chỉ vậy. Chỉ là như hơi thở ra, hơi thở vào hiểu biết ý ra trước, chẳng hay biết ý ra sau. Hay biết ý trước là ý quan sát lẫn nhau, tức là xem xét hơi thở ra vào thấy suy bại, tức là thọ tướng sợ sinh tử, tức là khước từ ý, tức là theo tướng đạo ý vậy. Không vì tương tùy thì chỉ niệm đặt ở đầu mũi, nhân duyên năm ấm chẳng nghĩ đến nữa. Tội đoạn, ý diệt cũng chẳng thở dài. Đó là Chỉ vậy. Không vì tương tùy thì nghĩa là không ý niệm ra vào nữa, theo nhân duyên năm ấm, chẳng lại thở dài vậy.
Quán thứ tư là khi quán hơi thở lại cùng với quán hơi thở khác của thân thể thì thấy nhân duyên sinh, không có nhân duyên diệt. Thọ tướng của tâm ý là gọi ý muốn có sở đắc. Tâm kể là nhân duyên hội tụ thì phải lại diệt vong, tức là cắt đứt sở dục, chẳng hướng đến nữa. Đó là thọ tướng của tâm ý vậy. Do nhận thức được nhân duyên là đều quan sát lẫn nhau nghĩa là hiểu biết được nhân duyên năm ấm. Hơi thở ra cũng quán, hơi thở vào cũng quán mà quán nghĩa là quan sát năm ấm. Đó câu quán (đều quan sát hết), cũng ứng với ý và ý quan sát lẫn nhau, là nhân duyên đôi, ở bên trong cắt đứt ác mà niệm đạo vậy. Quán hơi thở ra khác, hơi thở vào khác nghĩa là hơi thở ra là sinh tử ấm, hơi thở vào là tư tưởng ấm. Có lúc hơi thở ra là thống dương ấm, hơi thở vào là thức ấm. Tùy theo nhân duyên khởi lên tức là thọ ấm. Chỗ hướng về của ý không có sử dụng thường, vậy nên là khác. Đạo nhãn phân biết thế cũng gọi là hơi thở ra diệt thì hơi thở vào sinh, hơi thở vào diệt thì hơi thở ra sinh vậy. Không có nghĩa là ý người và ý vạn vật khởi lên đã diệt rồi, vật sống lại chết. Đó là không có vậy. Chẳng phải hơi thở ra là hơi thở vào, chẳng phải hơi thở vào là hơi thở ra. Chẳng phải nghĩa là khi hơi thở ra thì ý chẳng niệm hơi thở vào, khi hơi thở vào ý chẳng niệm hơi thở ra. Do sở niệm khác nên nói là chẳng phải vậy. Trung tín thì nghĩa là vào trong đạo thấy nhân duyên của đạo mà tin đạo. Đó là trung tín vậy.
Hoàn bỏ kết thứ năm thì nghĩa là bỏ bảy ác của thân. Tịnh bỏ kết thứ sáu thì nghĩa là bỏ ba ác của ý. Đó gọi là hoàn. Hoàn tức là ý chẳng khởi ác nữa. Ác thì chính là chẳng hoàn (trở lại) vậy. Hoàn thân thì nghĩa là hoàn ác (trở lại với ác). Được hoàn thứ năm (đệ ngũ hoàn) thì còn có thân mà cũng không thân. Vì sao vậy ? Vì có ý thì có thân, không ý thì không thân. Ý là hạt giống của người. Đó gọi là hoàn. Hoàn thì nghĩa là ý chẳng khởi lên ác nữa. Khởi ác thì đó là chẳng hoàn, cũng gọi là trước giúp thân, sau giúp ý. Chẳng sát, đạo, dâm, lưỡng thiệc, ác khẩu, vọng ngữ, ỷ ngữ đó là giúp thân. Chẳng tật đố, sân nhuế, ngu si đó là giúp ý vậy. Hoàn ngũ ấm thì ví như mua vàng mà được đá liền ném bỏ xuống đất chẳng dùng. Con người đều tham ái năm ấm bị thống khổ liền chẳng muốn. Đó là hoàn ngũ ấm vậy. Những gì là tức thời thấy chỗ diệt tận ? Gọi là không sở hữu. Đó chính là chỗ diệt.
Hỏi : Đã không sở hữu thì vì sao gọi là chỗ ?
Đáp : Chỗ không sở hữu có bốn chỗ, một là loài chim lấy không trung làm chỗ, hai là La Hán lấy Nê Hoàn làm chỗ, ba là đạo lấy không có làm chỗ, bốn là pháp ở tại chỗ quan sát vậy. Hơi thở ra, hơi thở vào thọ tướng của năm ấm thì nghĩa là ý tà niệm mau chóng chuyển trở lại chánh niệm do sinh giác đoạn (hiểu biết cắt đứt) vì thọ tướng năm ấm. Nói rằng thọ nghĩa là thọ tướng chẳng thọ vậy. Do thọ tướng năm ấm nên biết khởi ở đâu và diệt ở đâu ? Diệt là thọ mười hai nhân duyên. Con người từ mười hai nhân duyên sinh ra, cũng từ mười hai nhân duyên chết đi. Chẳng niệm là chẳng niệm năm ấm vậy. Biết khởi ở đâu, diệt ở đâu nghĩa là nhân duyên thiện ác khởi lên liền lại diệt đi, cũng gọi là thân, cũng gọi là hơi (khí) sinh diệt. Niệm thì liền sinh ra, chẳng niệm thì liền diệt đi, ý cùng thân đồng đẳng nhau. Đó là cắt đứt đường sinh tử. Tại vùng sinh tử này, tất cả việc ác đều từ ý đến vậy. Hôm nay chẳng là trước kia, trước kia chẳng là hôm nay thì nghĩa là sở niệm trước đã diệt thì niệm hôm nay chẳng phải là niệm trước đó. Cũng có nghĩa là việc làm đời trước và việc làm đời nay đều tự được phước riêng. Cũng có nghĩa là việc làm thiện hôm nay chẳng phải là việc làm ác trước kia. Cũng nghĩa là hơi thở hôm nay chẳng phải là hơi thở trước đó, hơi thở trước đó chẳng phải hơi thở hôm nay vậy. Vì sinh tử phân biệt tức là ý niệm sinh thì liền sinh ra, ý niệm diệt thì liền diệt đi nên nói rằng sinh tử. Phải phân biệt vạn vật và thân, phước quá khứ, vị lai là hết tận. Vì sao vậy ? Vì tận là do sinh ra liền diệt mà diệt thì liền tận. Đã biết tận thì phải tận lực cầu vậy. Nhìn lên đầu không sở tùng lai nghĩa là người không từ đâu đến mà ý khởi lên là người. Cũng nghĩa là người chẳng tự làm người đến tức là có chỗ từ đó đến, người tự làm tự được. Đó là vô sở tùng lai vậy. Sinh tử phải phân biệt thì nghĩa là biết phân biệt năm ấm. Cũng nghĩa là biết phân biệt sinh tử của ý, ý của người là thường. Biết không có thường cũng là phân biệt vậy. Nhìn sau không xứ sở là hiện tại hôm nay chẳng thấy tội nhân ở hội sinh tử sẽ được không có thoát khỏi tội vậy. Nói rằng, nhìn sau không có xứ sở chưa được đạo tích, chẳng bị trúng mạng tận nghĩa là đã được mười lăm ý, chẳng bị trúng chết. Cần phải được mười lăm ý liền rơi vào Đạo, cũng chuyển lên đến A la hán vậy. Trúng được đạo cũng chẳng bị trúng mạng tận vì hơi thở, ý, thân thường có ba việc. Đó là, ý thiện ác cần phải được đạo tích (dấu đạo), cũng lại trúng hủy hoại nữa. Hơi thở chết lại sinh, ý thiện khởi lại diệt. Thân cũng chẳng bị trúng chết vậy. Những gì là tịnh ? Gọi những sự tham dục là chẳng tịnh, trừ khử tham dục thì đó là tịnh. Những gì là tướng của năm ấm ? Ví như lửa là ấm thì củi là tướng vậy. Từ hơi thở đến tịnh đó đều là quán. Gọi là thân quán thì tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh vốn là không có. Ý bên trong đếm hơi thở, ý bên ngoài cắt đứt nhân duyên ác. Đó là hai ý vậy.
Hỏi : Vì sao chẳng quan sát thân thể trong ngoài trước mà ngược lại quán sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh trước ?
Đáp : Do ý bất tịnh nên chẳng thấy thân, ý tịnh rồi liền thấy hết trong ngoài thân. Đạo hạnh có mười chín. hành động do người có mười chín bệnh nên cũng có mười chín thứ thuốc : Tâm bốn niệm xứ.v.v... đó là thuốc dừng sân nhuế. Tự kể vốn có nhân duyên gì thì đó là thuốc dừng ngu si. An Bát Thủ Ý, đó là thuốc trị nghĩ (niệm) nhiều. Tự quan sát thân thể trong ngoài, những gì là thân ? Những gì là thể ? Xương thịt là thân ! Sáu tình hợp làm thể ! Những gì là sáu tình ? Đó là mắt hợp với sắc, tai thọ lấy tiếng, mũi hướng về hương, miệng muốn nếm vị, tế cốt là thân suy, ý là giống, cây con là si... là có sinh vật vậy. Chỗ quan trọng để thân thể trong ngoài xuất hiện là ở đâu ? Đó là con người tham cầu có lớn nhỏ, có trước sau. Nghĩa là cái muốn được phải phân biệt quán. Quán mà thấy là niệm. Niệm mà nhân quán thấy thì tức là biết. Thân thể chỉ (dừng) là ngồi thì niệm khởi mà niệm khởi thì ý chẳng rời. Ở tại chỗ đặt ý sở hành là thức. Đó là thân quán chỉ vậy. Lúc niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì những gì là niệm khi diệt ? Đó là niệm ra vào khi hết hơi. Ý hơi thở diệt khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt. Ví như vẽ vào hư không thì không có. Đối với ý sinh tử, ý đạo đều vậy cả. Khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì cũng chẳng nói hơi thở và ý đã đến lúc diệt. Khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì vật từ nhân duyên sinh ra mà chặt đứt gốc là lúc diệt vậy. Thống dương trong ngoài quan sát thấy tức là thấy chỗ khởi lên của thống dương. Đó là quan sát thấy vậy. Thống dương trong ngoài là : vật đẹp bên ngoài là ngoại dương, vật xấu bên ngoài là ngoại thống. Ý vừa lòng bên trong là nội dương, ý chẳng vừa lòng bên trong là nội thống. Ở bên trong là nội pháp, ở nhân duyên bên ngoài là ngoại pháp. Cũng gọi mắt là nội và sắc là ngoại, tai là nội và tiếng là ngoại, mũi là nội và hương là ngoại, miệng là nội và vị là ngoại, tâm là nội và niệm là ngoại. Thấy sắc đẹp mịn màng ý muốn được thì đó là dương, thấy thô xấu ý chẳng thích dụng thì đó là thống đều rơi vào tội lỗi vậy.Thống dương quán chỉ là như người đau tay mà ý chẳng tác khởi đau mà ngược lại nghĩ tất cả thân khác đau. Như vậy do ý chẳng ở tại sự đau, là ngưng đau (chỉ thống). Cũng có thể niệm, cũng chẳng thể niệm thì niệm thống (đau) không sở trước. Tự yêu thân thì phải quan sát thân người khác. Ý yêu thân người khác thì phải tự quan sát thân cũng là chỉ vậy. Chỗ quan trọng để thống dương trong ngoài xuất hiện ở đâu ? Đó là người thấy sắc yêu thích có mỏng có dày. Ý ấy chẳng quan sát ngang bằng, nhiều với ít có khác nên chú trọng đường lối quan sát phân biệt. Phải quan sát bên trong có sự si mê, phải quan sát bên ngoài bằng sự tự chứng nghiệm vậy. Thân, tâm, thống dương đều tự khác. Bị lạnh, nóng, dao, gậy thì thống cực. Đó là thân thống. Được cơm ăn ngon, xe chở, áo đẹp... những tiện nghi của thân thì đó là thân dương. Tâm Thống là thân tự lo, lại lo cho người khác và muôn việc thì đó là tâm thống. Lòng được sự tốt đẹp và những điều hoan hỷ thì đó là tâm dương vậy. Quán tướng của ý thì có hai nhân duyên, ở bên trong cắt đứt đường ác niệm, một là năm dục, sáu suy phải chế ngự và cắt đứt. Quán là tự quan sát thân mà thân chẳng biết to nhỏ. Do biết được mới hiểu (giác). Đó là Ý Ý quan sát nhau. Ý Ý quan sát nhau thì hơi thở cũng là ý. Khi quan sát sổ tức là Ý Ý quan sát nhau vậy. Ý quán chỉ là muốn chế ngự chẳng làm, muốn chế ngự sân nhuế chẳng nổi giận, muốn chế ngự ngu si chẳng tạo tác, muốn chế ngự tham chẳng cho cầu các việc ác, tất cả chẳng hướng đến. Đó là quán Chỉ. Cũng nghĩa là do biết ba mươi bảy phẩm kinh thường niệm chẳng rời là Chỉ vậy. Quán hơi thở ra, hơi thở vào hết liền định thì, tận nghĩa là tội hết, định nghĩa là hơi thở dừng thì ý định, quán nghĩa là quan sát chỉ, hoàn, tịnh vậy. Tận chỉ thì nghĩa là ta có thể nói là hiểu, là khắp cùng là đổi. Đó là tận chỉ vậy. Sự khởi lên hơi thở như bố thí, làm phước, tất cả thiện pháp mà đã khởi thì liền diệt. Lại ý niệm tà, hướng về hành động tập quen tội lỗi cũng vô số, ý đời xưa, đời nay chẳng tương tùy như vậy và người khác cũng vậy, đã hay biết thì phải cắt đứt. Đã cắt đứt thì tức là nội ngoại ý ý quán chỉ vậy. Pháp của pháp trong ngoài thì nội pháp gọi thân, ngoại pháp gọi người khác, có pháp trì giới, có pháp chẳng trì giới. Đó là pháp của pháp trong và ngoài vậy. Nội pháp nghĩa là tu hành thông suốt chẳng rời ba mươi bảy phẩm kinh, tất cả việc còn lại, ý chẳng rơi vào trong đó. Làm đạo được đạo. Đó là nội pháp. Ngoại pháp là rơi vào sinh tử, là sinh tử hạnh liền bị sinh tử chẳng thoát khỏi. Tất cả phải cắt đứt mà cắt đứt rồi là quán chỉ nội ngoại pháp vậy. Quán chỉ pháp là mọi người đều tự thân vì thân nhưng tính toán kỹ càng thì chẳng phải là thân của ta. Vì sao vậy? Vì thân có mắt, có hình sắc mà mắt cũng chẳng phải là thân, sắc cũng chẳng phải là thân. Vì sao vậy ? Vì người đã chết dù có mắt cũng không thấy gì, cũng có hình sắc nhưng không phản ứng gì. Như vậy thân chỉ có thức mà thức cũng chẳng phải là thân. Vì sao vậy ? Vì thức không có hình sắc, cũng không có sự nặng nhẹ. Như vậy kể về mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Được sự kể này là quán chỉ pháp, cũng gọi chẳng niệm ác là chỉ, còn niệm ác là chẳng chỉ. Vì sao vậy ? Vì hành động của ý vậy.
KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI AN BÁT THỦ Ý
- Quyển thượng –

« Kinh này có tổng cộng 2 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.186.247 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập