Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy:
Một thời Bà già Bà ở tại rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá vệ.
Bấy giờ có một Bà la môn khác có một người con bị chết, ông thương nhớ không nguôi. Khi con chết, ông không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, cũng không xoa hương vào người nữa. Ông chỉ đến gò mả để khóc lóc. Ông khóc lóc vì nhớ lại lúc bồng bế đứa con trên tay. Khi ấy Bà la môn từ từ đi đến chỗ đức Thế Tôn. Ðến rồi, cùng Thế Tôn chào hỏi, an ủi xong Bà la môn ngồi qua một bên, đức Thế Tôn hỏi:
-Này Bà la môn, tại sao các căn của ngươi không được ổn định?
-Này Cù Ðàm, ý căn của tôi làm sao ổn định cho được? Tôi có một đứa con đã chết nên thương nhớ mãi không dứt. Nó chết rồi tôi không thể ăn, không thể uống, không mặc y phục, không xoa hương thơm. Tôi chỉ ngồi ở nhà để khóc. Khi khóc thì tôi nhớ lúc bồng ẵm nó.
-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui.
-Thế nào, thưa Cù Ðàm, khi ái đã sanh thì sẽ có buồn rầu, khổ não, không vui? Này Cù Ðàm, khi ái đã sanh sẽ có hoan hỷ, thương nhớ.
Ông nói như vậy cho đến lần thứ ba. Ðức Thế Tôn bảo Bà la môn ấy:
-Như vậy! Như vậy, Bà la môn! Này Bà la môn, khi ái đã sanh, chắc chắn sẽ có ưu sầu, khóc lóc, không vui.
Ngài cũng ba lần trả lời như vậy, Bà la môn ấy bạch với đức Phật:
-Tại sao, này Cù Ðàm, trong khi ái đã sanh thì lại có ưu sầu không vui? Này Cù Ðàm, khi ái đã sanh rồi chỉ có hoan hỷ, thương nhớ thôi.
Bấy giờ Bà la môn nghe đức Thế Tôn nói như vậy cũng không vui, không cho là sai, không vui, không đúng, rồi từ tòa đứng dậy bỏ đi.
Lúc ấy, ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn. Bà la môn ấy từ xa trông thấy ở ngoài cửa Kỳ Hoàn có các người vui đùa đang đùa giỡn, thấy rồi liền nghĩ: “Người thông minh của thế gian thì cho đây là tối thắng. Ta hãy đem những điều luận đàm với Sa môn Cù Ðàm nói hết cho những người vui đùa này nghe”. Bấy giờ Bà la môn ấy liền đến chỗ những người vui đùa, đến rồi đem tất cả những điều đã luận đàm với Thế Tôn nói cho những người này nghe. Nói như vậy xong, những người vui đùa này nói với Bà la môn rằng:
-Này Bà la môn, khi ái đã sanh làm gì có ưu sầu khổ đau, không vui. Này Bà la môn, lúc ái đã sanh sẽ được hoan hỷ, thương nhớ.
Bấy giờ Bà la môn nghĩ như vầy: “Lời nói của những người vui đùa này giống như ta”, rồi ông bỏ đi.
Những lời đàm luận ấy được nhiều người nghe, dần dà đồn đến cung vua, vua Ba Tư Nặc nghe được rằng: “Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: lúc ái đã sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui”. Vua Ba Tư Nặc nghe rồi nói với phu nhân Mạt Lị rằng:
-Này Mạt Lị, ta nghe Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: khi ái sanh thì sẽ có ưu sầu, khổ não, không vui.
-Như vậy, như vậy tâu đại vương, khi ái sanh thì chỉ có ưu sầu, khổ não, không vui mà thôi.
- Này Mạt Lị, ta nghe thầy của ngươi nói thì đệ tử cũng nói như vậy. Này Mạt Lị, Sa môn Cù Ðàm kia là thầy của ngươi nên nay ngươi cũng nói như vầy: khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui.
-Tâu đại vương, nghe lời tôi nói Ngài không tin sao? Vậy ngài có thể tự đi hay bảo sứ giả đến để hỏi Thế Tôn xem.
Bấy giờ vua Ba Tư Nặc bảo Bà la môn Na Lê Ương Già rằng:
-Này Na Lê Ương Già, hãy đi đến chỗ Sa môn Cù Ðàm. Ðến rồi hay đem lời của ta thăm hỏi Sa môn Cù Ðàm rằng: ta hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, đi đứng có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Nói như vầy: Thưa Cù Ðàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi sức khỏe của Ngài có an ổn, đi lại có nhẹ nhàng, sức khỏe chăng? Có thật Sa môn Cù Ðàm nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui chăng?”. Này Na Lê Ương Già, nếu Sa môn Cù Ðàm nói như vậy, ngươi hãy thọ trì, ghi nhớ kỹ. Vì sao vậy? Vì Ngài không bao giờ nói lời hư dối.
Bà la môn Na Lê Ương Già cấp tốc vâng lời dạy của vua Ba Tư Nặc rồi đi đến chỗ đức Thế Tôn, đến rồi cùng chào hỏi, thăm sức khỏe đức Thế Tôn. Khi đã cùng nhau chào hỏi thăm viếng xong, liền ngồi qua một bên. Bà la môn Na Lê Ương Già đã ngồi qua một bên rồi, bạch đức Thế Tôn:
-Thưa Cù Ðàm, vua Ba Tư Nặc hết lời thăm hỏi Ngài có an ổn, có đi đứng nhẹ nhàng, sức khỏe không? Quả thật Sa môn Cù Ðàm có nói rằng: “Khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui chăng?”.
-Này Na Lê Ương Già, ta lại hỏi ngươi, tùy theo sự hiểu biết mà trả lời ta. Này Na Lê Ương Già, ý ngươi nghĩ sao, hoặc có người mẹ mạng chung, vì mẹ mạng chung nên người con tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, người con đến đâu cũng nói: “Ta không thấy mẹ! Ta không thấy mẹ!”. Này Bà la môn nên biết, khi ái đã sanh thì chắc chắn có ưu sầu, khổ não, không vui. Cũng như vậy, đối với cha, anh, chị, em hay vợ mạng chung, vì vợ mạng chung nên kẻ ấy tâm ý cuồng loạn, trần truồng không mặc y phục, kẻ ấy đến đâu cũng nói: “Ta không thấy cha ta, vợ ta!”.
Này Bà la môn, xưa có một người vợ khi trở về nhà, thân thuộc của nàng muốn cưỡng đoạt nàng đem cho người khác. Nàng nghe rằng: “Thân thuộc muốn bắt ta đem cho người khác”. Nghe như vậy xong, nàng cấp tốc chạy về nhà chồng. Ðến rồi nàng nói với chồng rằng: “Anh nên biết, thân thuộc của em muốn bắt em đem cho người khác. Anh muốn làm gì thì làm ngay bây giờ đi”. Bấy giờ người chồng cầm con dao thật bén, nắm tay người vợ kéo vào trong nhà, nói như vầy: “Hãy cùng đi với nhau! Hãy cùng đi với nhau!”. Anh đâm vợ chết rồi tự sát. Này Bà la môn, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui.
Bấy giờ Bà la môn Na Lê Ương Già nghe đức Thế Tôn nói rồi, khéo thọ trì ghi nhớ, rồi từ tòa đứng dậy, nhiễu quanh đức Thế Tôn, giã từ Ngài trở về. Khi về đến chỗ vua Ba Tư Nặc , đến rồi thưa với vua rằng:
-Thật đúng như vậy, thưa đại vương! Sa môn Cù Ðàm đã nói như vầy: “Khi ái đã sanh thì có ưu sầu, khổ não, không vui”.
-Cho nên, này đại vương, tôi lại hỏi vua, tùy theo sự nhận xét mà ngài trả lời. Này đại vương, ý ngài nghĩ thế nào? Ngài có thương đại tướng Tỳ Lưu Ly chăng?
-Này Mạt Lợi, ta thương đại tướng Tỳ Lưu Ly.
-Thưa đại vương, đại tướng Tỳ Lưu Ly nếu bị bại hoại, bị tai nạn đi, ngài có sanh ra khổ đau, buồn rầu không vui chăng?
-Này Mạt Lợi, nếu đại tướng Tỳ Lưu Ly có bại hoại, tai nạn, ta sẽ ưu sầu, khổ não, không vui.
-Này đại vương, cứ lấy đó mà biết, hễ ái sanh ra thì có ưu sầu, khổ não, không vui. Này đại vương, ý vua thế nào? Ngài có yêu thương đại tướng Hiền Thủ, yêu thương con voi lớn Bôn Ðà Lợi, yêu Bà Di Ðề Nữ, yêu phu nhân Bà Sa Sát Ðế Niệu, yêu nhân dân Ca Thi chăng?
-Này Mạt Lợi, ta yêu nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi.
-Này đại vương, nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi bị tán hoại, tai nạn, ngài có sanh khổ não, ưu sầu không vui chăng?
-Này Mạt Lợi, năm thứ nhu cầu để tự vui chơi đều do nhân dân Câu Tát La ở Ca Thi cung cấp cả. Này Mạt Lợi, nhân dân ở Ca Thi mà bị tán hoại, tai nạn thì tánh mạng ta còn không được an toàn, huống chi lại không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui chứ!
-Này đại vương, nên biết do ái này sanh ra nên có ưu sầu, khổ não, không vui. Ý đại vương nghĩ thế nào? Nay ngài có thương thiếp không?
-Này Mạt Lợi, ta rất thương nàng.
-Này đại vương, nếu thiếp bị bại hoại hay tai nạn, há lại ngài không sanh ra khổ não, ưu sầu không vui sao?
-Nếu Mạt Lợi bị bại hoại, tai nạn, ta rất ưu sầu, khổ não, không vui chứ!
-Này đại vương, do đây nên biết, nếu ái đã sanh rồi thì sẽ có khổ não, ưu sầu không vui.
-Này Mạt Lợi, kể từ ngày hôm nay, nhân việc này Sa môn Cù Ðàm là thầy của ta, ta là đệ tử của Ngài. Này Mạt Lợi, nay ta quy y đức Thế Tôn, Pháp và Tỳ kheo tăng. Ta thọ giới Ưu bà tắc của đức Thế Tôn. Kể từ ngày nay ta bắt đầu không sát sanh..., hôm nay tự quy y Phật.
Nói như vậy, vua Ba Tư Nặc từ xa nghe lời dạy của đức Thế Tôn, hoan hỷ vui mừng. KINH CON CỦA BÀ LA MÔN MẠNG CHUNG
THƯƠNG NHỚ KHÔNG NGUÔI
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.120.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.