Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni Kinh [諸佛心印陀羅尼經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni Kinh [諸佛心印陀羅尼經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại Mạn Noa La ( Đạo Trường ) trong cung điện Chúng Bảo Trang Nghiêm Bồ Tát của cung Trời Đâu Suất Đà. Vô số Bồ Tát có tướng tốt trang nghiêm, là con của Như Lai, biết rõ Chân Tế ( bờ mé chân thật ) của Pháp đều từ mỗi mỗi cõi Phật đi đến lễ dưới chân Đức Phật rồi lui ra ngồi ở một bên.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Đại Chúng rằng :” Này các Thiện Nam Tử ! Có Đà La Ni tên là PHẬT TÂM ẤN mà hằng hà sa đẳng Như Lai diễn nói. Nay Ta vì lợi ích cho người ở Trời Đâu Suất khiến cho được tương ứng với điều khoái lạc.
Nếu Thiện Nam Tử thọ trì, đọc tụng, giải nói, lắng nghe Đà La Ni này thì nên biết người ấy sẽ được Túc Mệnh Trí, tiêu trừ nghiệp nặng, hằng thọ khoái lạc, chẳng bị đọa vào nẻo ác, được mọi người yêu thích hộ trì, sung mãn đầy đủ tiền của thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian, người và Phi Nhân chẳng dám lấn bức gây hại, trong một ngàn kiếp luân hồi chẳng bị sinh vào Ma Giới, mau chóng chứng được Vô Thượng Bồ Đề “
Thời Đức Thế Tôn liền nói Chú là :
“ Đát nễ dã-tha: Một đệ, một đệ, một đệ ma đế_ Tam mãn đa một đà nỗ nga-dã đế_ Một đà, một đà, một đà, một đà, một đà, một đà, một đà_ A nan đổ một đà vĩ sa dã_ A nan đá đạt-lị ma nhĩ xả nẵng, sa-phộc hạ “
* ) TADYATHĀ : BUDDHE BUDDHE BUDDHE MATI_ SAMANTA BUDDHA ANUGATE_ BUDDHA BUDDHA BUDDHA BUDDHA BUDDHA BUDDHA BUDDHA_ ANANTA BUDDHA VISĀYA_ ANANTA DHARMA NI’SANA_ SVĀHĀ
Đức Phật nói PHẬT TÂM ẤN Đà La Ni này có uy lực rất lớn, lợi ích cho chúng sinh. Nay Ta lại nói NHẤT THIẾT CHƯ PHẬT TÂM ẤN Đà La Ni là :
“Đát nễ dã-tha : Hạ la, hạ la_ Tả la, tả la_ Tán tả la, tán tả la_ Đa la, đa la_ Tam đa la, tam đa la_Tứ ni, lị ni, sa ma lị ni_ La noa bát đế, la noa bát đế_ Lộ ca đà lị, lộ ca đà lị_ Lộ ca đà lị ni, lộ ca đà lị ni_ Tát la, phộc la_ Phổ la, phổ la_ Phộc la, phộc la- Ma hạ vĩ nhạ dã, phộc tứ đế_ Hạ nẵng, hạ nẵng_ Tát-lị phộc một đà tất-lị sử đế_ Tát-lị phộc bát thể sa na, a ba la nhĩ đế, bát-la đế bà nẵng tam bạn nễ_ Tát đát phộc phộc lộ cát đế _ Tát lị phộc một đà , bát la đế mạn ni đế, bà nga phộc đế_ Sa la, sa la_ Bát-la sa la, bát-la sa la_ Vĩ sa la, vĩ sa la_ Tát lị-phộc nỗ sa ba nga đế, sa-phộc hạ “
* ) TADYATHĀ : HARA HARA_ CALA CALA_ SAMCALA SAMCALA_ TARA TARA_ SAMTARA SAMTARA_ HĪNI LINI _ SAMA LINI_ RANA PATI , RANA PATI_ LOKADHARA LOKADHARI_ LOKADHĀRANI LOKADHĀRANI_ SARA VARA_ BHURA BHURA_ VARA VARA_ MAHĀ VIJAYA VA SITE_ HANA HANA_ SARVA BUDDHA ‘SRĪ SITE_ SARVA PATHISANA APRARAJĪTE, PRATBHANA SAMPANNE_ SARVA VALOKITE_ SARVA BUDDHA PRATIMANDITE BHAGAVATE_ SARA SARA_ PRASARA PRASARA_ VĪSARA VĪSARA_ SARVA ANUSVAGATE_ SVĀHĀ
Khi Đức Thế Tôn nói Chú này thì cung điện chư Thiên, tất cả đại địa, núi sông, rừng rậm, núi Tu Di… đều chấn động theo sáu cách, biển lớn sôi trào, Ma Vương lo sợ chắp tay quy y:” Cầu xin chư Phật, tất cả Bồ Tát ba đời. Con vì sự sợ hãi nên con và quyến thuộc thề hộ Phật Pháp”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Pháp ấy xong. Tất cả Bồ Tát và chư Thiên Nhân nghe lời Phật dạy đều tin nhận phụng hành.
CHƯ PHẬT TÂM ẤN ĐÀ LA NI KINH
( Hết )

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.57.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập