Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Pháp Bổn Kinh [諸法本經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Chư Pháp Bổn Kinh [諸法本經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.03 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Chư Pháp Bổn

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có Dị đạo đến hỏi các ông ‘Tất cả các pháp lấy gì làm gốc?’ Các ông nên trả lời họ như thế này: ‘Tất cả các pháp lấy dục làm gốc’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hòa hiệp?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy xúc làm hòa hiệp ’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm dẫn khởi?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy thọ làm dẫn khởi ’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hiện hữu?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy tác ý làm hiện hữu”.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm thượng thủ?’ Hãy trả lời như vầy: “Lấy niệm làm thượng thủ’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tiền đạo?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy định làm tiền đạo”.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tối thượng?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy tuệ làm tối thượng.’

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm chắc thật?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy giải thoát làm chắc thật’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm cứu cánh?’ Hãy trả lời như vầy, ‘Lấy Niết-bàn làm cứu cánh’.

“Tỳ-kheo, đó là, dục là gốc của các pháp, xúc là hòa hiệp của các pháp, thọ là dẫn khởi của các pháp, tác ý là hiện hữu của các pháp, niệm là thượng thủ của các pháp, định là tiền đạo của các pháp, tuệ là tối thượng của các pháp, giải thoát là chắc thật của các pháp, và Niết-bàn là cứu cánh của các pháp. Tỳ-kheo, hãy nên học tập như vậy.

“Tích tập tâm xuất gia học đạo, tích tập tưởng vô thường, tích tập tưởng vô thường nên khổ, tích tập tưởng khổ nên vô ngã, tích tập tưởng bất tịnh, tích tập tưởng thức ăn ghê tởm, tích tập tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập tưởng về sự chết.

“Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Biết tập hữu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Nếu Tỳ-kheo tích tập được tâm xuất gia học đạo, tích tập được tưởng vô thường, tích tập được tưởng vô thường nên khổ, tích tập được tưởng khổ nên vô ngã, tích tập được tưởng bất tịnh, tích tập được tưởng thức ăn ghê tởm, tích tập được tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập được tưởng về sự chết. Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết tập hữu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy; đó được gọi là Tỳ-kheo đoạn ái, trừ kết; đã chánh tri, chánh quán các pháp rồi liền được tận cùng sự khổ.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.



« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.222.12 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập