Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các vị Bật Sô (Bhikṣu:Tỳ khưu): “Các ông hãy nghe cho kỹ ! Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Tathāgatāya-arthate-samyaksaṃbuddhāya) thành tựu bốn điều không có chỗ sợ hãi (vô sở úy: còn có ý nghĩa là chẳng do Duyên khác, tự mình giác ngộ Pháp). Ở trong Đại Chúng chuyển bánh xe Pháp to lớn (Mahā-dharma-cakra: Đại Pháp Luân) như Sư Tử rống (Siṃha-nāda) tự tại, không có sợ hãi”
Thời các vị Bật Sô nghe lời nói này xong, cúi năm vóc sát đất, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi chắp tay bạch rằng: “Thế nào là bốn Vô Sở Úy của Như Lai ?”
Đức Phật bảo: “Này Bật Sô ! Vào thời xa xưa, Ta ở ngay trong Đại Chúng mà nói lời này: “Như Lai (Tathāgata) thành tựu Chính Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha) ”. Lúc nói như vậy thời Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhmaṇa), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Thiên Nhân (Deva-manuṣya) đều phát ra lời nói rằng: “Điều mà vị này đã nói, chẳng phải là y theo Giáo Pháp, chưa từng thấy nghe, có việc như vậy”. Khi ấy Đức Thế Tôn ở trong chúng ấy, không có kinh hãi, không có khiếp sợ, Tâm được an vui, trụ không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy)
_ Lại nữa, báo rằng: “Thân của Ta trong sạch, các Lậu (Āsrava:tên gọi riêng của phiền não) đã dứt hết”. Lúc nói như vậy thời Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhmaṇa), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Thiên Nhân (Deva-manuṣya) đều phát ra lời nói rằng: “Điều mà vị này đã nói, chẳng phải là y theo Giáo Pháp, chưa từng thấy nghe, có việc như vậy”. Khi ấy Đức Thế Tôn ở trong chúng ấy, không có kinh hãi, không có khiếp sợ, Tâm được an vui, trụ không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy)
_ Tiếp lại báo rằng: “Tất cả Chướng (Āvaraṇa) tạp nhiễm hay ngăn trở Đạo Quả. Nếu Chướng này diệt thì Thánh Đạo tự hiện”. Lúc nói như vậy thời Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhmaṇa), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Thiên Nhân (Deva-manuṣya) đều phát ra lời nói rằng: “Điều mà vị này đã nói, chẳng phải là y theo Giáo Pháp, chưa từng thấy nghe, có việc như vậy”. Khi ấy Đức Thế Tôn ở trong chúng ấy, không có kinh hãi, không có khiếp sợ, Tâm được an vui, trụ không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy)
_ Tiếp lại báo rằng: “Tu nhóm Giới (Śīla), Định (Samādhi) hay ra khỏi sinh tử, dứt hết các khổ báo”. Lúc nói như vậy thời Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhmaṇa), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Thiên Nhân (Deva-manuṣya) đều phát ra lời nói rằng: “Điều mà vị này đã nói, chẳng phải là y theo Giáo Pháp, chưa từng thấy nghe, có việc như vậy”. Khi ấy Đức Thế Tôn ở trong chúng ấy, không có kinh hãi, không có khiếp sợ, Tâm được an vui, trụ không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy)
Đức Phật bảo :” Này Bật Sô ! Đây gọi là bốn điều không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy) khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp to lớn (Đại Pháp Luân).
Lại nữa Bật Sô ! Cũng ở trong tám Đại Chúng, thành tựu đầy đủ bốn điều không có chỗ sợ hãi (vô sở úy). Thế nào là tám ?
_ Xưa kia, ở một nơi chốn (xứ) có vô số trăm chúng Sa Môn (Śramaṇa), hoặc ở đấy, hoặc đứng, hoặc đi, hoặc ngồi…cùng nói với nhau rằng: “Xưa kia Đức Phật nói Pháp Tướng như vậy, sâu xa khó hiểu, chưa từng thấy nghe, là đúng, là sai, là hư, là thật”. Khi ấy Đức Như Lai nghe nhóm kia nói xong thì Tâm không có kinh hãi, không có khiếp sợ, thân không dựng đứng lông, tự tại, không có sợ hãi, như ngọn núi chẳng lay động.
_ Lại nữa vô số trăm chúng Bà La Môn, vô số trăm chúng Sát Đế Lợi (Kṣatriya), vô số trăm chúng Cư Sĩ (Gṛha-pati), vô số trăm chúng Tứ Thiên Vương (Caturmahārājakāyikās), vô số trăm chúng Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa), vô số trăm chúng Ma Vương (Māra-rāja), vô số trăm chúng Phạm Thiên (Brahma-deva). Tám Chúng như vậy hoặc ở đấy, hoặc đứng, hoặc đi, hoặc ngồi…cùng nói với nhau rằng: “Xưa kia Đức Phật nói Pháp Tướng như vậy, sâu xa khó hiểu, chưa từng thấy nghe, là đúng, là sai, là hư, là thật”. Khi ấy Đức Như Lai nghe nhóm kia nói xong thì Tâm không có kinh hãi, không có khiếp sợ, thân không dựng đứng lông, tự tại, không có sợ hãi, như ngọn núi chẳng lay động.
Đức Phật nói: “Này Bật Sô ! Đây gọi là trong Đại Chúng của tám Bộ được không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy)
Liền nói Tụng rằng:
“Như Lai tự tại chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra: bánh xe Pháp)
Xưa hay thành tựu bốn Vô Úy
Trời (Deva), Người (Manuṣya), Ma (Māra), Phạm (Brahma) với Sa Môn (Śramaṇa)
Nghe chương cú thầy, ôm do dự
Thân Tâm chẳng động, được không sợ (vô úy)
Lợi lạc tất cả các Hữu Tình
Khiến pháp Tâm Bồ Đề vô thượng (Agra-bodhi-citta)
Cung kính tu hành đến bờ kia (bờ giải thoát)”
Bấy giờ các vị Đại Bật Sô (Mahā-bhikṣu) nghe điều Đức Phật đã nói, đều tin nhận phụng hành. PHẬT NÓI KINH BỐN VÔ SỞ ÚY _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.249.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.