Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát đầu tiên phạm đến đệ nhất đại tội. Thiện nam tử này phạm đại tội đó rồi thì mất tất cả những căn lành đã tạo từ trước, trái với (vi phạm) bản thệ nguyện, bị phiền não hàng phục, chẳng được sinh lên trên, cũng lại chẳng thể được niềm vui Niết bàn, những điều đó làm hư rỗng hạnh Bồ tát, quên tâm Bồ đề, về sau rơi vào ác đạo. Này thiện nam tử! Vậy nên Bồ tát muốn hóa độ chúng sinh thì trước phải biết tâm để ứng với hạnh của họ, rồi theo đúng như hạnh đó của họ mà thứ lớp vì họ nói pháp. Ví như có người muốn vào biển cả thì nên biết sự sâu, cạn của nước biển đó, rồi nhiên hậu sẽ đi vào... cho đến... lược nói, Đại Bồ tát Hư Không Dựng này vì những bọn chúng sinh đó, hiện sinh ở nước kia, thị hiện thân tướng, giỏi có thể biết ngần ấy chúng sinh đó đã phạm đến trọng tội, sợ rơi vào ác đạo.
Nếu lại có người kinh sợ tội, hoặc nghe người khác nói mà xưng danh hiệu Bồ tát Hư Không Dựng đó, hoặc lại muốn ưa thấy Bồ tát đó mà Bồ tát sơ hành đó vì muốn sám hối tội sâu nặng thì vào lúc sau đêm, tắm gội nước thơm, mặc quần áo sạch, đốt hương trầm thủy, hương đa già la, quì gối phải xuống đất, chắp tay hướng về Đông, phải chí tâm xưng danh hiệu Bồ tát Hư Không Dựng. Bồ tát Hư Không Dựng biết người mới phát tâm đạo Bồ đề đó làm tội phước nặng nhẹ, rồi tùy theo căn tánh của người ấy mà vì họ hiện thân, hoặc hiện làm thân Bà la môn... cho đến thân của đồng nam, đồng nữ ở tại trước người ấy. Hiện ra ở trước rồi, vì muốn thương xót người mới phát tâm nên vị Bồ tát này quan sát sự vốn khởi trọng nghiệp và nhân duyên tội lỗi của Bồ tát đó mà dạy bảo cho sám hối, vì người đó thị hiện phương tiện vi diệu khéo léo thậm thâm, diễn nói pháp yếu Đại thừa tối thượng, dạy cho kiến lập tam muội nhẫn môn, các Đà la ni, các pháp địa.v.v... khiến cho người ấy giải thoát tất cả ác đạo, nhân duyên trọng tội, trụ ở Bất chuyển địa, hướng về Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lại còn được lực lớn giống như Kim cương, thành tựu tấm lòng bền chắc ở trong sáu Ba la mật, lại được thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bồ tát Hư Không Dựng này, hoặc trước chúng sinh thị hiện thân mình, hiện tự thân rồi mà vì người nói pháp. Nếu Bồ tát Hư Không Dựng chưa vì người kịp thời hiện thân thì Đại sĩ Bồ tát sơ hành lại vào lúc sau đêm, tắm gội nước thơm, mặc áo quần sạch, đốt hương trầm thủy cầu đại sĩ Hoàng Bạch (vàng trắng) của phương Đông kia tên là A Lâu Na, mà miệng xướng lên rằng: “Thưa ngài A Lâu Na! Ngài đại từ bi sắp xuất hiện ở cõi Diêm phù đề này, hãy thương xót tôi! Dấy khởi lòng từ bi che hộ cho tôi, vì tôi thưa bạch với Bồ tát Hư Không Dựng, khiến cho Bồ tát Hư Không Dựng bày cho tôi phương tiện. Tôi nay muốn sám hối trọng tội sẵn có của mình, khiến cho tôi ở trong Đại thừa thánh được đại trí nhãn”. Nói lời khuyến thỉnh và lễ bái xong rồi, người ấy trở về chỗ cũ ngủ nghỉ yên ổn.
Lúc bấy giờ, khi ở phương Đông, đại sĩ hoàng bạch A Lâu Na xuất hiện thì Bồ tát Hư Không Dựng liền đến hiện thân ở trong giấc ngủ mơ, tại trước Bồ tát phạm trọng tội đó mà thị hiện thân mình dạy cho Bồ tát sơ hành phạm trọng tội đó phương tiện đại trí sám hối tội đã phạm, hoặc lại thị hiện phương tiện đại trí khiến cho Bồ tát mới phát đạo tâm đó được tam muội tên là Không Quên Mất Tâm Bồ đề, dừng an trụ ở trong pháp Đại thừa, mau chóng thành tựu đầy đủ sáu Ba la mật.
Lại nữa, này thiện nam tử! Hoặc có Bồ tát sơ hành thấy người làm hạnh Bồ tát, đến chỗ người ấy mà bảo họ rằng: Ông chẳng thể hành sáu Ba la mật đa của Bồ tát, cũng chẳng thể thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác! Ông hãy phát tâm Thanh văn, Bích Chi Phật! Ông đối với phiền não liền được giải thoát”... cho đến như nói ở trên... Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát phạm đến trọng tội thứ hai.
Lại nữa, này thiện nam tử! Hoặc có Bồ tát sơ hành thấy chúng sinh khác mà nói lên như vầy: “Ông chớ tu hành Ba la đề mộc xoa, Tỳ ni giới luật. Ở trong pháp đó ông chớ nên tinh tấn! Ông hãy mau chóng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác! Ông mau chóng đọc tụng Kinh điển Đại thừa! Việc làm của ông, ba thứ hành động những phiền não là thân miệng ý. Nhân những phiền não ác nghiệp này nên liền được thanh tịnh.... cho đến... đã nói ở trên. Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát sơ hành phạm đến trọng tội thứ ba.
Lại nữa, này thiện nam tử! Hoặc có Bồ tát thấy người khác mà nói lên như vầy: “Ông, những bọn người, hãy bỏ Thanh văn thừa, chớ nghe và đọc tụng! Chớ vì người khác nói, hãy che giấu, chớ bày ra! Các ông những thiện nam tử, chớ bày ra Thanh văn thừa! Nếu ông tu hành Thanh văn thừa này thì chẳng được đại quả (quả báo lớn), chẳng thể đoạn trừ các phiền não kết. Ông chỉ nên nói Kinh điển Đại thừa thanh tịnh, nghe, tụng, thọ trì, vì người khác diễn nói rõ ràng. Do cái nhân duyên này, ông được thoát khỏi tất cả ác đạo, diệt được tất cả các nghiệp ác.v.v..., sẽ mau chóng thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người đó nếu nghe theo lời nói như vậy của Bồ tát sơ hành mà thuận theo hạnh này thì cả hai người đó đều phạm trọng tội. Này thiện nam tử! Đó gọi là phạm đến trọng tội thứ tư.
Lại nữa, này thiện nam tử! Bồ tát sơ hành thường hành lưỡng thiệc (nói hai lưỡi) vì lòng và miệng trái nhau. Phàm việc đọc tụng Kinh điển Đại thừa là cầu danh tiếng, vì lợi dưỡng, vì được sự tôn trọng, cầu sự cúng dường. Tác khởi lòng như vậy đọc tụng kinh điển, vì người khác giải nói, thọ trì, tuyên thông, hoặc vì người khác nói phương tiện tùy nghi. Ở bên người khác nghe lại hướng về người khác nói: “Ta nay, bản thân chính là người Đại thừa, còn ngoài ra chẳng phải”. Phát khởi lòng ganh ghét như vậy vì lợi dưỡng. Hoặc thấy những người hành Đại thừa còn lại theo bên người khác được của báu và tứ sự cúng dường. Do nhân duyên này người đó liền sinh lòng sân hận mà vì các Bồ tát kia rao truyền tiếng ác, tiếng bỉ lậu hay hủy nhục, mắng chửi, bài báng, khinh rẻ, tự khen ngợi mình. Do lòng ganh ghét như vậy nên hướng về người khác nói pháp Thượng Nhân rằng, ta được thượng nhân, thượng pháp như vậy, ta đã được, ta đã biết. Vì nhân duyên này, người đó trái với bản thệ nguyện, bị phiền não chế phục, quay lưng với pháp Đại thừa. Những chúng sinh đó ở trong Đại thừa phạm đại trọng tội... cho đến xả thân, rơi vào ác đạo. Ví như có người muốn thu nhặt trân bảo, đi đến bên vùng có báu mà chẳng vào biển. Tuy vào biển nhưng ở giữa đường tự phá hoại thuyền bè, kẻ ngu si đó ở trong nước biển mà nhận lấy cái chết. Này thiện nam tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Những Bồ tát sơ hành ấy phát tâm muốn vào biển Đại thừa mà người ngu si đó vì ganh ghét nên hủy báng, vọng ngữ. Do nhân duyên này, những người ngu si đó đã phá hoại niềm tin đi thuyền. Đã phá niềm tin tu hành thì diệt mất mạng căn trí tuệ. Này thiện nam tử! Bồ tát sơ hành ấy ngu si, vô trí, ít học như vậy và do nhân duyên ganh ghét mà vọng ngữ, hủy báng người khác nên liền phạm đại tội. Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát mới phát tâm phạm đại trọng tội thứ năm.
Lại nữa, này thiện nam tử! Đời đương lai, có Bồ tát sơ hành, hoặc lại là người tục, người xuất gia.v.v... đã sở hữu pháp môn “không tướng” thậm thâm, Kinh điển vi diệu và cả các Đà la ni, các địa, các nhẫn... Họ dùng đủ thứ hạnh mà trang nghiêm mình. Họ được các bậc Đại trí, các Bồ tát.v.v... tác động khuyên cầu cảnh giới khổ hạnh. Họ đối với Đại thừa Kinh điển, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói tuyên dương, vì người khác phô diễn, phân biệt tuyên truyền rộng rãi mà nói với người khác rằng: “Ta tự nhiên lý giải được Kinh điển như vậy, tự nhiên chứng biết, tự nhiên sáng tỏ. Chỉ có ta, người duy nhất vì các ông nên từ bi diễn nói. Ông theo ta nghe rồi suy nghĩ như vậy, đọc tụng như vậy, tự nhiên hiểu rõ trong pháp thậm thâm như vậy. Ông nhờ nhân duyên này sẽ được tri kiến (thấy biết) như ta hôm nay”. Mà chẳng chịu nói rằng: “Ta đọc, ta tụng kinh điển vi diệu thậm thâm như vậy là do ông nói vậy!” Người như vậy theo bốn bọn ấy cầu lợi dưỡng nên tự bán thân mình. Do nhân duyên này nên ở chỗ tất cả ba đời Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà và Đại Bồ tát, tất cả các Thánh Phú Già La... những người ngu si đó bị tội Ba la di. Phạm vào tội đại trọng đó thì hư vọng cuống hoặc tất cả trời người. Người ngu si như vậy cũng lại không có phận Đại thừa, huống là vào Đại thừa được sao? Huống là được thắng xứ sao? Huống lại là sẽ được thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác sao? Ví như có người muốn đi trên đường xa xôi, đến nơi đồng trống, vì sự bức bách của đói khát, bỗng gặp rừng trái cây, liền vào chỗ rừng đó, tìm nhân duyên ăn, muốn cho mạng sống còn. Người đó chợt gặp cây lớn hoa trái sung túc, hương vị thơm ngon thành tựu. Gặp rồi được vị, được vị đó rồi, người đó lại leo lên cây độc mà ăn trái độc, ăn rồi thì mạng chung. Này thiện nam tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Bọn người ngu si nay đã hoạch được thân người, gặp được thiện tri thức, nương cậy thiện tri thức vào đến Đại thừa mà những chúng sinh đó cầu lợi dưỡng ưa khoe khoang mình, hủy báng người khác. Được những điều như vậy là phạm đại trọng tội, phạm trọng tội rồi thì bị sự khinh mạn của những người trí, phải đọa vào ác đạo. Do nhân duyên này nên tất cả sát lợi, bà la môn, tỳ xá, thủ đà chẳng được thân cận. Nếu có những người thân cận họ thì bọn người như vậy liền trái với tất cả thánh nhân đại trí, thành tựu tội lỗi lớn. Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát sơ hành phạm đến đại trọng tội thứ sáu vậy.
Lại nữa, này thiện nam tử! Đời đương lai, hoặc có hàng sát lợi, vua các nước bị các hạnh ác bà la môn quốc sư, ác hạnh đại thần, ác hạnh thầy thuốc.v.v.. thật là ngu si mà cho mình là bậc đại trí có tài năng lớn, thọ nhiều bổng lộc, phong ấp. Những người đó tu các hạnh bố thí, tạo mọi phước duyên. Bọn những người đó nhân chút ít ý nghĩa tu hành bố thí nên kiêu mạn, phóng dật, cho là mình có đạo, khuyên vua Sát lợi cùng với các Sa môn đệ tử của ta tranh cạnh lẫn nhau, lại phá hoại nhau, hoặc khuyên Sa môn cùng với vua Sát lợi đấu tranh lẫn nhau. Bọn người ác đó nương vào vua Sát lợi buộc tội Tỳ kheo, hoặc bắt nộp của cải. Những Tỳ kheo đó vì nhân duyên bức bách của vua Sát Lợi, các đại thần.v.v.. nên hoặc trộm vật của mình, hoặc trộm vật của Tăng, hoặc trộm vật của Chiêu đề tăng, rồi đem những vật trộm đó cung nạp cho quan, cũng những ác nhân đó. Người ác đó theo các Tỳ kheo lấy những vật đó dâng cho vua Sát lợi, cả hai hạng người đó đều phạm đến đại trọng tội. Những sát lợi và người ác đó cùng các Tỳ kheo đấu tranh lẫn nhau. Do nhân duyên này nên đã bỏ chánh pháp đó mà kiến lập phi pháp, chọn lấy phi pháp đó thì xa lìa chánh pháp. Nếu bỏ nương vào lời nói Kinh điển, Tỳ ni giới luật, Ưu ba đề xá, Ma ha ưu ba đề xá của Đại thừa thì xa lìa hạnh từ bi, Bát nhã Ba la mật, phương tiện khéo léo và Kinh điển giới luật khác. Lời nói của đức Như Lai không gì chẳng xả bỏ, vì muốn nhiễu loạn các vị Tỳ kheo. Lòng rỗng, ngang ngược, trái giới luật của đức Phật, họ tự tạo ra pháp chế.. Tạo ra pháp chế rồi, họ nhiễu loạn Tỳ kheo khiến cho các Tỳ kheo đều xa lìa xa ma tha quán, chánh hạnh, chánh niệm... cho đến khiến cho những người thiền định đều sinh lòng nhiễu loạn sân nhuế, phẫn nộ luôn luôn đấu tranh. Do nhân duyên này mà khiến cho các Tỳ kheo phát sinh các phiền não, chẳng được tịch định.
Lúc bấy giờ, những bọn Tỳ kheo đó mất pháp chánh tín, mất uy nghi pháp thức của bậc thiện Tỳ kheo, khiến cho họ rơi vào các kiến. Do nhân duyên này nên khiến cho các Tỳ kheo đều giải đãi, nghĩ nhiều việc đời, chẳng thể trì giới, phá giới, bỏ giới, chẳng thể nương vào phép tắc Sa môn nữa. Miệng nói, ta là Tỳ kheo Sa môn, tuy lại xướng rằng, ta là phạm hạnh, cử động thanh khí giống như bối thanh (tiếng sò ốc), chẳng y vào chánh pháp mà nói pháp. Những bọn Tỳ kheo như vậy và các quyến thuộc ở chỗ vua Sát lợi cùng các thần dân, dùng vật ăn trộm cúng dường thêm bội phần. Những bọn Tỳ kheo ác như vậy.v.v.. ở trước người thế tục nói những việc chẳng tốt của những Tỳ kheo có đức sống nơi A lan nhã, không nhàn khiến cho vua Sát lợi, các đại thần ác đó cùng với quyến thuộc liền sinh tâm bất thiện, tâm bài báng đối với Tỳ kheo trì giới tinh tấn và đều đoạt lấy hết của cải sở hữu của Tỳ kheo tinh tấn. Cướp đoạt rồi, họ chuyển cho Tỳ kheo tụng Kinh thì bọn chúng cả hai người đều phạm trọng tội. Vì sao vậy? Vì Tỳ kheo thiền định ấy là ruộng phước chân thật. Quan sát như vậy rồi thì nên khiến cho họ tu sửa nghiệp, chẳng khiến cho bọn họ biết được việc Tăng đó. Nhưng mà Tỳ kheo thiền định sẽ được tam muội, các Đà la ni, các nhẫn, các địa.v.v... sẽ làm pháp khí, là ruộng phước chân thật, phước khí chân thật, là mắt của thế gian, vì thế gian đó làm ánh sáng lớn hiển bày đường lành, là đất kiến nghiệp đối với ruộng phiền não, dạy bảo chúng sinh đó đều được độ, độ rồi thì kiến lập đạo Niết bàn.
Này thiện nam tử! Đó gọi là Bồ tát sơ hành có tám thứ trọng tội mà chẳng dụng công lìa bỏ hai chỗ thì do nhân duyên lực phạm đại trọng tội của Bồ tát sơ hành đó mà sở hữu thiện căn đã làm thuở trước của họ đều quên mất. Quên mất rồi thì sau rơi vào ác đạo, trái với bản thệ nguyện, bị phiền não hàng phục, mất niềm vui trời người, hư vọng mê hoặc mất tâm Bồ đề.
Này thiện nam tử! Vì những thiện nam tử như vậy nên Bồ tát Hư Không Dựng này sinh ra trong nước của họ, vì những chúng sinh đó thị hiện thân tướng, hoặc hiện làm thân Tỳ kheo uy nghi tương tự, hoặc làm thân Bà la môn hiển hiện uy nghi, thành tựu đầy đủ... cho đến ứng dùng thân súc sinh mà được hóa độ thì liền hiện tướng uy nghi của súc sinh... Lược nói cho đến như việc nói của Thủ Lăng Nghiêm tam muội thì phải biết chỗ này cũng lại như vậy. Bồ tát Hư Không Dựng khéo biết căn cơ, đủ thứ tâm khí mà theo ứng hiện thân đối với chúng sinh đó thuận theo nói pháp, giáo hóa đủ thứ chúng sinh chưa từng có pháp đó. Ở chỗ Nhất thiết trí thì tuyên nói Kinh điển vi diệu, các Đà la ni, các nhẫn, các địa.v.v... khắp vì họ mà hiển hiện khiến cho những người ác phạm trọng tội đó, các Bồ tát sơ hành phát sinh tàm quí, khiến cho lòng họ kinh sợ, hối hận sám hối những trọng tội đó, xa lìa, xả bỏ, vĩnh viễn chẳng dám làm.
Này thiện nam tử! Những chúng sinh đó vì nhân duyên kinh sợ việc phạm trọng tội mà nghe danh hiệu Bồ tát Hư Không Dựng này, muốn tự thấy thân ngài, sợ đọa vào ác đạo, hối hận những tội lỗi đó... thì các chúng sinh này nên phải đảnh lễ dưới chân Đại Bồ tát Hư Không Dựng, lại nên chí tâm xưng danh hiệu của Bồ tát ấy. Bồ tát Hư Không Dựng đó tùy theo căn nghiệp của chúng sinh ấy, hoặc thân tướng Bồ tát hiện ngay ở trước mặt. Người ứng dùng thân Tỳ kheo được độ thì liền hiện thân tướng Tỳ kheo. Người ứng dùng thân Bà la môn được độ thì liền hiện thân tướng Bà la môn. Người ứng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thì liền hiện thân tướng đồng nam, đồng nữ... Bồ tát Hư Không Dựng quan sát sự phạm trọng tội của Bồ tát sơ hành đó như thế nào thì liền hiện ra như vậy. Bằng phương tiện như vậy mà giáo hóa khiến cho người phạm trọng tội đó sám hối. Rồi ở trong pháp thâm diệu Vô Thượng thừa, Bồ tát Hư Không Dựng hiển bày hạnh phương tiện khéo léo, hoặc chánh địa, hoặc chẳng phải chánh địa, hoặc các tam muội, hoặc các Đà la ni, hoặc trong các nhẫn thị hiện giáo hạnh... cho đến theo thứ lớp giáo hóa khiến cho họ kiến lập chỗ Bát chánh đạo. Do lực của Bồ tát Hư Không Dựng nên các chúng sinh đó được thoát khỏi tất cả những khổ của đường ác. Thoát khỏi đường ác rồi, kiến lập an trí họ ở Bất Thoái Chuyển địa. Sau khi được kiến lập nhất định họ sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Này thiện nam tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Những Bồ tát đó ở trong sáu hạnh Ba la mật với đại lực tinh tấn như chớp nhoáng mau chóng được thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Này thiện nam tử! Nếu Đại Bồ tát Hư Không Dựng ở trước Bồ tát phạm trọng tội mà chẳng hiện thân tướng thì Bồ tát sơ hành phạm trọng tội ấy biết tội lỗi của mình, muốn thỉnh Bồ tát Hư Không Dựng thì vào lúc sau đêm, dùng nước thơm tắm gội, mặc quần áo sạch, hồ quì, chắp tay, hướng về phía Đông, đốt hương trầm thủy, chí tâm khuyến thỉnh thiên tử hoàng bạch A Lâu Na ở phương Đông, nên nói như vầy: “Thưa A Lâu Na! Thưa A Lâu Na! Ngài có đại từ bi! Có đại công đức! Lúc ngài mới xuất hiện ở phương Đông soi khắp cõi Diêm Phù Đề, nguyện xin ngài dùng từ bi che hộ cho tôi! Vì tôi, ngài mau chóng khuyến thỉnh Bồ tát Hư Không Dựng, đấng đầy đủ đại bi, khiến cho vị Bồ tát đó đặc biệt vì tôi mà ở trong giấc ngủ, thị hiện phương tiện khéo léo, dùng phương tiện khéo dạy tôi sám hội trọng tội đã phạm, ở trong đại Thánh Đại thừa mau chóng được trí nhãn!” Nói lời này rồi, vị Bồ tát sơ hành phạm trọng tội đó trở lại vào trong nhà nằm ngủ.
Bấy giờ, khi hoàng bạch A Lâu Na hiển hiện ở phương Đông cõi Diêm Phù Đề thì Bồ tát Hư Không Dựng đó liền theo sau đến hóa làm thân Bồ tát tại trước mắt của Bồ tát sơ hành kia, ở trong giấc mơ, thị hiện phương tiện xảo diệu, giáo hóa người phạm tội sám hối nghiệp ác. Ở trước Bồ tát sơ hành Bồ tát Hư Không Dựng tạo tác những phương tiện tri kiến như vậy. Tạo tác phương tiện này rồi thì Bồ tát sơ hành tức thời được một tam muội tên là Chẳng Thể Quên Mất Bồ đề, ở trong Đại thừa được quyết định trụ, chẳng thể thoái lui, lay động, mau chóng được thành tự sáu Ba la mật, chẳng bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Này thiện nam tử! Bồ tát Hư Không Dựng này cần lao rất lớn, bày biện việc tối thắng, thành tựu được ngọc báu vi diệu ma ni Như ý thù thắng liền suốt đỉnh đầu Bồ tát ấy hiển hiện kỳ lạ. Này Thiện nam tử! Bồ tát Hư Không Dựng có tụ công đức vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn như vậy.
Lại nữa, này thiện nam tử! Nếu có chúng sinh nghe tên của Bồ tát Hư Không Dựng này, hoặc tạo tác hình tượng, dùng đủ thứ đồ cúng để cúng dường Bồ tát này, tôn trọng, cung kính, lễ bái, khen ngợi, dùng đủ thứ hương hoa, hoa man, hương xoa, hương bột, hương đốt... dùng đủ thứ tràng phan, bảo cái cúng dường cho Bồ tát đó. Cúng dường đó rồi, lại cúng dường tôn trọng, cung kính nữa, rồi đem thân mạng mình phó thác cho Bồ tát đó. Những chúng sinh đó nhờ sức uy thần của Bồ tát này nên lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể nhận chìm, gậy chẳng thể đả thương, tất cả chỗ đất nước (quốc thổ) chẳng thể hại, ở tất cả chỗ người cùng chẳng phải người rốt ráo chẳng thể đoạt lấy tinh khí của họ, chỉ trừ khi mạng tận, giả sử có bệnh nặng chẳng được dừng lại lâu, chẳng bị đói khát bức bách mà phải mạng chung, chẳng bị quan huyện ngang ngược quấy nhiễu, chẳng phạm trọng tội... cho đến khi mạng chung mà mắt chẳng nhìn thấy sắc, tai chẳng nghe tiếng, mũi chẳng ngửi hương, lưỡi chẳng nếm được vị, thân chẳng được chạm xúc, chỉ còn có chút xíu hơi thở, hơi ấm trong thân và chút xíu thần thức còn lại chưa lìa khỏi thì vào thời gian này, Bồ tát Hư Không Dựng vì chúng sinh đó thị hiện thân mình. Nếu có chúng sinh lúc tại thế tin Bà la môn thì lúc tối hậu thần thức sắp lìa thân, vị thiện nam tử này hiện làm thân Bà la môn rõ ràng ở trước mặt khiến cho chúng sinh đó phát sinh hân hoan. Nếu có chúng sinh trước thờ ma vương thì sau khi mạng tận, Bồ tát Hư Không Dựng này hiện làm thân ma vương... cho đến lúc tại thế người thờ trời Na la diên, hoặc trời Đại Tự Tại, hoặc trời Đế Thích, hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hoặc trời Nhật Nguyệt, hoặc trời Đề Đầu Lại Tra, hoặc trời Tỳ Lâu Lặc Xoa, hoặc trờiTỳ Lâu Bác Xoa, hoặc trời Tỳ Sa môn... cho đến đủ thứ thần núi, thần cây, thần sông, thần suối, thần giếng... của thế gian, chúng sinh như vậy, tùy theo sự qui y của họ mà Bồ tát Hư Không Dựng trở lại hóa làm thân tướng như vậy... như vậy... Đến khi sắp mạng chung, tại trước những người đó, Bồ tát hiển hiện thân tướng. Tùy theo tâm nguyện của những chúng sinh đó, Bồ tát đều hiện ở trước mặt họ. Hiện thân đó rồi, Bồ tát nói như vầy:
Nếu người dùng trí tuệ
Có thể thấy bốn đế
Là người trong não phiền
Liền hay qua bờ đó.
Những chúng sinh đó nhờ ý thức thấy biết pháp này rồi, được sinh vào chỗ tốt. Nếu có chúng sinh ưng dùng thân Phật hóa ra thì Bồ tát liền hiện ra thân Phật ở trước chúng sinh mà nói như vầy:
Nếu ở đáy trí Phật
Hay độ biển não phiền
Liền mau chứng trí tuệ
Được giải thoát khổ nàn.
Lúc bấy giờ, những chúng sinh đó nhờ niệm Phật, nhờ nghe âm thanh Phật nên lòng phát sinh hân hoan, sau khi mạng chung, bỏ đời ngũ trược liền sinh ở cõi thanh tịnh, gặp gỡ các đức Phật, thính thọ chánh pháp... cho đến lược nói về Pháp, Tăng cũng vậy. Này thiện nam tử! Bồ tát Hư Không Dựng này được pháp công đức chẳng thể nghĩ bàn như vậy. Này thiện nam tử! Nếu lại có người ở tự trong lòng muốn thủ chứng đủ thứ tam muội, được đại tự tại thì những chúng sinh đó vào lúc hậu dạ nên thức dậy, dùng nước thơm tắm gội, đốt hương trầm thủy, rồi tùy theo lực, tùy theo phận mà dùng đủ thứ đồ cúng để cúng dường Bồ tát Hư Không Dựng, đảnh lễ dưới chân. Cúng dường lễ bái rồi ở bên tất cả chúng sinh phải sinh ra từ tâm nói lên như vầy: “Bồ tát Hư Không Dựng được cửa Đại từ Bi và đã được trí tuệ! Xin mau nghĩ đến con! Mau nghĩ đến con! Nguyện ngài thường ban cho con phương tiện tam muội Chánh niệm!” Rồi liền tụng chú rằng:
Đa địa tha (1) Lô mộ (2) La na khí (3) Bác xoa ni lệ (4) Tát mộ đạt la đa lệ (5) Đa na gia na gia (6) Ma ha ca lưu ni ca (7) A nô ba xà bà tam vật lợi đế (8) A ca la xà bà tam vật lợi đế (9) Bạt chiết la diêm bà tam vật lợi đế (10) Hồ lô xá tam vật lợi đế (11) A na ma tam vật lợi đế (12) Bồ đa câu trí tam vật lợi đế (13) Tá ha.
Tụng chú này rồi, nhờ sức uy thần của Bồ tát đó nên liền được chánh niệm, vào các cửa tam muội. Nếu lại có người muốn tụng đủ thứ Kinh luận, hoặc lời nói của các đức Phật, hoặc lời nói của Thanh văn... thì người đó vào lúc sau đêm, ở chỗ phương Đông, khi sao Hoàng Bạch xuất hiện, dùng nước thơm tắm gội, mặc áo quần sạch sẽ, hướng về phía Đông hồ quì, đốt hương trầm thủy, tùy theo sức của mình mà bày biện cúng dường, đảnh lễ Bồ tát Hư Không Dựng, đối với tất cả chúng sinh phát tâm từ bi mà nói lên như vầy: “Thưa Bồ tát Hư Không Dựng! Thiện nam tử đã được tâm từ bi chẳng thể nghĩ bàn bên tất cả chúng sinh, xin ngài dùng đại trí tuệ nghĩ đến con! Nghĩ đến con! Ngài chính là Bồ tát tối thắng Phú già la, xin cho con chánh niệm, các thắng tam muội, đại trí tuệ phương tiện xảo diệu thậm thâm!” Rồi liền tụng chú rằng:
Đa địa tha (1) Ni la thiệp tỳ (2) Kiềm bồ sa thiệp tỳ (3) Gia bà na thiệp tỳ (4) Bác sát tát mê (5) Ba tra la xà sử (6) Tát tha na tô lô tỳ (7) Hộ ma hộ ma (8) Ma ha ca lưu ni ca (9) Tá ha (10)
Này thiện nam tử! Thậm chí nếu có chúng sinh muốn vào biển cả thu nhặt các trân bảo, hoặc lại lòng muốn vào ở dưới đất, cung A tu la, hoặc lại muốn được uống thuốc định niên (định năm?), hoặc lại bị nhốt vào lao ngục, bị trói buộc, hoặc ân ái mà biệt ly, hoặc oán ghét mà giao hội chẳng thể lìa khỏi, hoặc ở tại nạn lửa, hoặc ở tại nạn nước, hoặc nạn dao gậy, hoặc nạn cổ độc, hoặc bị lời nói chú trớ, hoặc bị nạn sư tử, cọp sói, hoặc bị nạn mãng xà, rắn rết, bọ cạp, hoặc bị đạo tặc, hoặc bị nạn huyễn hoặc, hoặc bị tất cả nạn khủng bố, hoặc có chúng sinh bị nạn gông cùm kềm kẹp giam giữ, trói buộc, hoặc bị sự bó buộc của quan huyện, hoặc bị tội hình lưu đày sắp bị giết, hoặc có người ốm nặng nằm liệt giường bị sự bức bách khủng bố của dịch bệnh sợ chết, hoặc thiếu thốn quần áo, đồ ăn, ngọa cụ, thuốc thang, của cải vật chất... Những chúng sinh đó vào thời gian hậu dạ khi sao mai ( Hoàng bạch) xuất hiện, dùng nước thơm tắm gội, mặc quần áo sạch sẽ, đảnh lễ Bồ tát Hư Không Dựng, hồ quì chắp tay, mặt hướng về Đông, tùy theo sức, tùy theo phận mà bày biện đồ cúng để cúng dường Bồ tát đó và vì các chúng sinh phát tâm đại bi, miệng xướng lên rằng: “Thưa Bồ tát Hư Không Dựng! Ngài đầy đủ đại từ bi, vì các chúng sinh thường làm lợi ích cho họ! Xin ngài nghĩ đến con! Nghĩ đến con! Ngài dùng lòng từ bi, nguyện xin quan sát đến tâm con! Nguyện xin giải thoát cho con!” Rồi nói lên những nạn như đã nếu trước, nên nói kệ rằng:
Con đã không phước tướng
Công đức, nguyện cho con
Con nay khổ bần tiện
Nay nên cho con nguyền
Bồ tát Hư Không Dựng
Là chỗ con về nương (qui y)
Trong đời này như thế
Đời sau cho lạc an.
Lúc bấy giờ, Đại Bồ tát Hư Không Dựng nghe âm từ của chúng sinh đó thì hoặc lại hiện bản thân Bồ tát... cho đến hoặc hiện thân đồng nam, đồng nữ tại ở trước người đó mà nói lời an ủi dỗ dành, hộ các khủng bố hoạn nạn, các khủng bố vốn có đều trừ diệt hết... cho đến lược nói... có các chúng sinh bần cùng cô lộ, hoặc người không có của cải để sống thì Bồ tát ấy quan sát tâm ý của họ khiến cho nguyện của họ thỏa mãn, cho đến mọi cần dùng, tất cả đều thí cho. Này thiện nam tử! Nếu có vương tử muốn được địa vị Quán đảnh, muốn được xưng chức thì vương tử đó cần phải cúng dường vị Đại Bồ tát đó, xưng danh hiệu của Bồ tát ấy, rồi tùy theo sức, tùy theo phận mà cúng dường Bồ tát Hư Không Dựng đó... cho đến những người như vậy muốn được địa vị Bà la môn, muốn được địa vị đại phú trưởng giả, muốn được địa vị đại cư sĩ, muốn học các kỹ thuật, muốn chứng được nội pháp, muốn được chú thuật, muốn học công xảo (thợ khéo), muốn nghe một bài tụng, muốn mong được giải thoát... Những chúng sinh đó nghe danh tự của Bồ tát Hư Không Dựng này thì vào thời gian sau đêm, khi sao mai (sao Hoàng bạch) mọc, dùng nước thơm tắm gội, mặc quần áo sạch sẽ, mặt hướng về Đông, hồ quì chắp tay, đảnh lễ Bồ tát Hư Không Dựng. Qui y Bồ tát đó rồi, người này chắp tay khuyến thỉnh, nói lên như vầy: “Thưa ngài Hư Không Dựng! Ngài đầy đủ đại từ bi! Con đã bạc phước! Xin ngài cho con phước tướng! Thỏa mãn tâm ngyện của con!” Rồi nên phải nói bài kệ như vầy:
Nguyện cầu của lòng con
Chớ khiến thiếu thốn vậy
Nguyện phát lân mẫn tâm
Từ bi nguyện con xứng.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Hư Không Dựng dùng tai trời thanh tịnh vượt hơn tai người, nghe âm thanh này của chúng sinh kia rồi vì chúng sinh kia, hoặc hiện tự thân ở tại trước chúng sinh, quan sát lòng và sở hạnh trong lòng của chúng sinh, tùy theo khả năng mà ban cho như vầy... như vầy... vì chúng sinh đó mà thị hiện phương tiện. Này thiện nam tử! Bồ tát Hư Không Dựng đó được công năng phương tiện đầy đủ như vậy mà vào biển đại trí. Đại Bồ tát Hư Không Dựng này có những việc chẳng thể nghĩ bàn như vậy. Này thiện nam tử! Nếu lại có người với số giọt nước của nước bốn biển lớn có thể biết nhiều hay ít. Nhưng đối với phương tiện thắng trí thiện xảo của đại Bồ tát Hư Không Dựng này, khi giáo hóa các chúng sinh, thị hiện tạo tác phương tiện thì người đó chẳng thể tính biết được. Này thiện nam tử! Giả sử có người mà hư không mười phương chỗ có thể hiện, chỗ chẳng thể hiện, có thể biết được bờ cõi nhiều hay ít. Nhưng phương tiện khéo léo giáo hóa chúng sinh của Đại Bồ tát Hư Không Dựng này thì người đó chẳng thể được biết số bờ cõi. Bồ tát ấy vì các chúng sinh tạo tác phương tiện khéo, biến hóa thân mình mà vì họ hiển hiện. Hoặc hiện làm thân Phật mà hóa độ chúng sinh, hoặc làm thân Bà la môn giáo hóa chúng sinh... cho đến tùy theo sự ứng hiện đủ thứ thân tướng được người thọ hóa thì liền hiện thân đó mà chẳng phân biệt. Người ưng dùng thân súc sinh mà thọ hóa thì liền hiện thân súc sinh. Người ưng dùng thân địa ngục mà thọ hóa thì liền hiện thân địa ngục (?)... Có các chúng sinh ưng tại hiện tiền thì hóa thân hiểu hiện. Có các chúng sinh ưng dùng giấc mơ ngủ để hiện thân thì ở trong giấc ngủ mơ Bồ tát liền vì họ hiện thân. Có các chúng sinh khi sắp đến lúc mạng chung chỉ còn chút thần thức mà muốn diệt mọi tội khiến cho đoạn trừ ác đạo, muốn đem đến thiện đạo thì Bồ tát ấy vì chúng sinh đó hóa đủ thứ thân. Ngày chúng sinh này còn sống qui y vị trời nào thì Bồ tát ứng hiện vị trời đó, họ liền được an lạc... cho đến ưng đến xứ thiện thì Bồ tát liền hiện cõi trời đó, khiến cho họ hân hoan. Này thiện nam tử! Vậy nên không người nào có thể lường biết được bờ cõi số thân giáo hóa của Bồ tát Hư Không Dựng này.
Này thiện nam tử! Bồ tát Hư Không Dựng đó được chẳng thể nghĩ bàn pháp phương tiện thắng trí công năng đầy đỷ thù diệu như vậy.v.v... Đại Bồ tát Hư Không Dựng này đã vào biển công đức của các đức Phật. Này thiện nam tử! Vậy nên đầu của Đại Bồ tát Hư Không Dựng đội ứng bảo Ma ni hiển hiện.
Lúc bấy giờ, tất cả đại chúng tại trong hội, từ chỗ đức Phật nghe lời khen ngợi Bồ tát Hư Không Dựng rồi thì đối với Bồ tát Hư Không Dựng liền sinh lòng hy hữu đặc thù, sanh lòng rất tôn trọng, cung kính, đều chắp tay chiêm ngưỡng mà trụ. Họ mang ra đủ thứ hoa thơm, hương bột, hương xoa, tràng phan, bảo cái, y phục nhiều màu sắc, chuỗi ngọc, lời ca tụng, lời tán thán và đủ thứ âm nhạc để cúng dường Bồ tát Hư Không Dựng. Đại Bồ tát Hư Không Dựng trước hết đem đồ cúng này dâng lên đức Thế Tôn. Dâng lên đức Thế Tôn rồi, Bồ tát ở trước đức Thế Tôn, quì dài chắp tay mà bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Làm sao ở bên trong những chúng sinh bị sự che phủ của vô minh hắc ám trong đời ngũ trược này mà có thể làm Phật sự được?
Đức Phật dạy rằng:
- Này thiện nam tử! Ví như hư không chẳng cột, chẳng mở, không thấy, không mê mà thể của hư không thì bản tính thanh tịnh mà bên trong hư không nhân gió khởi động nên hiện ra bụi mù khói mây nên gọi hư không là chẳng thanh tịnh vậy. Nhân nước mưa nên hư không rời khỏi bụi... đó, các pháp chướng ngại, thì tức thời hiển hiện ra mặt trời, mặt trăng, tinh tú... liền biết giờ khắc, thời tiết, ngày đêm ngắn dài.. đo tính được nửa tháng, trọn tháng, đầy năm. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam tử! Tất cả các pháp Chân như của Như Lai tùy thuộc bản tướng của tâm hư không vốn tính thanh tịnh, chỉ vì các chúng sinh do khách trần phiền não nên tâm ý trở thành vẩn đục. Vì những điều đó nên Như Lai dùng pháp môn Từ Bi.v.v... mà mưa xuống từ, mưa xuống bi khiến cho những bọn chúng sinh bị sự vẩn đục của phiền não liền được thanh tịnh, không có các cấu bẩn. Lòng của các chúng sinh đó được thanh tịnh rồi thì họ liền thấy mặt trời Phật xuất hiện ở thế gian. Được ánh sáng trí thấm nhuần rồi, họ ở bên trong công đức chư Phật chẳng thể nghĩ bàn, tự được sáng tỏ, kiến lập họ ở bốn niệm xứ thù thắng và ở trong Thánh đạo... cho đến kiến lập ở trong mười tám pháp bất cộng, pháp chân thật Đại từ, đại bi. Vậy nên có các A la hán, Bích Chi Phật.v.v... các vị Bồ tát xuất hiện ở thế gian.
Này thiện nam tử! Ý ông thế nào? Tính hư không có thể trụ ở mắt chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy:
- Mắt có thể trụ ở thức chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy rằng:
- Mắt trụ ở xúc chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy rằng:
- Bên trong mắt nhân xúc đã sinh ra ba thứ thọ, hư không trụ ở trong đó chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy rằng:
- Lược nói... cho đến tai, mũi, lưỡi, thân cũng lại cần phải tạo tác sự quan sát như vậy! Này thiện nam tử! Ý ông thế nào? Ý trụ ở không giới chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
-... Cho đến hư không trụ ở trong ý chăng? Nhân ở trong pháp này các đức Phật Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri xuất hiện ở đời chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy rằng:
- Này thiện nam tử! Những chúng sinh.v.v... nương trụ ở hư không chăng?
Đáp rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Không vậy!
Đức Phật dạy rằng:
- Này thiện nam tử! Ý ông thế nào? Tính của hư không nương theo chúng sinh trụ chăng?
Đức Phật nói lời này rồi thì Đại Bồ tát Hư Không Dựng bạch đức Phật rằng:
- Thưa đức Thế Tôn! Mỗi mỗi chẳng nương tựa vào nhau mà trụ! Ở cảnh giới của mình đều chẳng lấn lướt nhau! Thưa đức Thế Tôn! Tất cả các pháp không có cảnh giới, rỗng không nên không nhiễm, là một như thật tế, là một như Như Như! Nên tác khởi sự biết này! Thưa đức Thế Tôn! Ví như hư không chẳng thể phá hoại, chẳng thể phân biệt, chẳng làm phân biệt, chẳng động, chẳng ngại, không mầm, không hạt, không quả, không danh, không tự, không tư, không niệm! Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa đức Thế Tôn! Tất cả các pháp tướng biết như vậy rồi, Đại Bồ tát ở trong tất cả pháp được Vô sanh nhẫn.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói chú rằng:
- Đa địa tha (1) Phược bà hà la xà (2) Mạt nô xoa dạ (3) Kỳ na xà gia (4) Xà na nhị mạc (5) Mâu ni ha la (6) A na dã (7) Phá la phiêu pha (8) Già la bà nhị mạc (9) A nhỉ nại dã (10) A bà xá xá bà (11) Xá na xá mạc (12) Na xá đá đa (13) Ca la mạc xá mạc (14) Kiết lị ma đổ tỳ sa mạc (15) Chi đa na dã (16) Kê lê xa đô (17) Tam thự tá nhị (18) Tá ha (19).
Đức Phật nói rằng:
- Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử! Ông có thể với Đà la ni Tần Thân Hống như vậy mà mắt hàng phục thắng sư tử, bước trên nước an tường, vì các chúng sinh khi mạng chung, lúc hơi thở ra sau cùng mạng sắp qua, có thể diệt phiền não chướng, nghiệp chướng, pháp chướng. Diệt những chướng này rồi thì khiến cho họ sinh vào cõi thanh tịnh. Này thiện nam tử! Ông có thể đi vô lượng vô biên thế giới chư Phật vì các chúng sinh khởi tâm từ bi, đến với thôn xóm, thành ấp, phủ, tỉnh, huyện, cung điện quan và các đất nước. Đến đó rồi, ông hiện đủ thứ hình dáng, đủ thứ uy nghi mà nói Kinh điển Đại thừa, giáo hóa chúng sinh. Đối với Sát lợi ác hạnh cho đến Sa môn ác hạnh, ông đã đoạn trừ đủ thứ pháp bất thiện, an trí họ ở trong tất cả các pháp thiện.
Lúc bấy giờ, khi đức Thế Tôn nói pháp này thì ở trong đại chúng, vô lượng vô biên chư thiên, người đời được đủ thứ tam muội, Đà la ni, các nhẫn. Hoặc lại có người được trí tuệ chân thật trong pháp Thập địa. Có mười ngàn người... ở trong pháp Vô sanh, được Vô sanh nhẫn. Nếu có chúng sinh chấp trước hư không là hữu vi thì khi được ánh sáng đèn này rồi, căn bố thí hữu vi đều đoạn diệt hết, hạnh bố thí vô vi mau chóng hiện thành tựu. Đức Phật nói Kinh rồi, ở trong đại chúng, các vị Tỳ kheo.v.v... và trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Phạm vương, Đế Thích, Hộ Thế Tứ Đại Thiên Vương, nghe lời đức Phật nói về Kinh điển vi diệu này, tất cả đều hoan hỷ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.47.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.