Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
QUYỂN 3
TRIỆU THỈNH BÁT THIÊN NÓI CHUYỆN
PHẦN THỨ TÁM
Lại nữa, nếu muốn triệu thỉnh Bát Thiên giáng xuống để nói chuyện thì có mấy nơi như : Ngón tay, gương đồng, nước sạch trong, đám lửa, đất bằng phẳng, đất lưu ly, ngọn đèn, đồng tử, hư không , các vật cúng dường… đều là nơi để Bát Thiên giáng xuống.
Nếu Hành Nhân thỉnh được Bát Thiên đến các nơi đã nói lúc trước thì Bát Thiên sẽ tự nói các việc quá khứ, hiện tại, vị lai của nhân gian và cõi Trời cho đến nói tất cả việc thiện ác vượt quá ba đời.
Nếu Hành Nhân, lúc thỉnh triệu chẳng y theo nghi tắc, đối với Pháp bị thiếu hoặc văn tự của Chân Ngôn trì tụng bị sai sót, hoặc bị thừa thiếu, hoặc chẳng đủ chính tín, chẳng đọc Kinh sách Đại Thừa, hoặc chẳng bày biện vật cúng dường. Giả sử cúng dường tùy theo nơi chốn chẳng chịu tìm đất thanh tịnh. Hoặc lúc đó đầu, mặt, mắt, tay, chân với các thân phần của đồng tử không có tướng đoan nghiêm.Nếu co các việc như thế thì các Hành Nhân kia tuy chuyên cần cực nhọc nhưng Bát Thiên vẫn không đến. Ngoài ra chẳng phải chỉ có việc Triệu Thỉnh không đến , ngược lại còn phải nhận các chuyện chẳng tốt lành.
Nếu người hành Trì Tụng, muốn tác Pháp triệu thỉnh Bát Thiên thì cần phải tu Pháp Tiên Hành. Tiên Hành Pháp là : Trước hết trì tụng Chân Ngôn của Bát Thiên đủ một lạc xoa biến hoặc 3 Lạc Xoa biến. Sau đó chọn ngày Cát Tường của tháng Bạch Nguyệt , ngày đó chẳng được ăn, tìm đất sạch hòa chung với Cù Ma Di xoa tô đất làm Đàn lớn bằng tấm da bò, đây là nơi Bát Thiên giáng hạ .
Nếu muốn giáng nhập vào Đồng Tử, liền đem đồng tử tắm rửa sạch sẽ , mặc quần áo mới, cho thọ 8 Giới. Trong ngoài thanh tịnh xong, vào trong Tâm Đàn , ngồi hướng mặt về phương Tây , đem các thứ hương hoa cúng dường. Hành Nhân cũng tự mình vào bên trong Đàn , trải cỏ Cát Tường, ngồi hướng mặt về phương Đông, tụng Chân Ngôn của Bát Thiên, một lòng cầu thỉnh quyết định thành tựu.
Nếu muốn khiến Bát Thiên giáng hạ ở trong gương. Trước hết lấy một tấm gương tốt tròn trịa không bị sứt mẻ , dùng tro sạch lau chùi 7 hoặc 8 hoặc 10 lần , sao cho gương trong sáng, rồi đặt ở chính giữa Đàn. Nếu Bát Thiên giáng hạ sẽ hiện trong gương , nói các việc về Thế Gian và Xuất Thế Gian
Nếu muốn Bát Thiên giáng hạ nơi ngón tay. Trước tiên dùng nước quặng màu tía rửa sạch ngón tay cái. Sau đó dùng dầu thơm bôi xoa thì Bát Thiên sẽ giáng hạ.
Nếu muốn khiến Bát Thiên giáng hạ trong nước . Liền lấy nước mới , nhưng cần lọc qua rồi đổ vào cái bình, ắt Bát Thiên sẽ giáng hạ hiện sự việc trong đó.
Nếu muốn Bát Thiên giáng hạ ở hư không, mặt đất, ngọb lửa đèn trước mặt các Tôn Tượng, hoặc đám lửa. Trước tiên trì tụng Chân Ngôn, gia trì vào nước sạch rồi rưới vảy thì Bát Thiên sẽ đến
Nếu ở các nơi như trên, thỉnh được rồi thì dâng mọi thứ hương hoa mà cúng dường khiến cho Bát Thiên vui vẻ, liền ở trong mộng nói các việc Thiện Ac
Hoặc nếu tu đủ các Pháp trên mà Thiên chẳng giáng hạ, nên phát tâm lợi ích Đại Từ Đại Bi, một ngày chẳng ăn, lại thọ 8 Giới. Ở trước Tôn Tượng thù diệu hoặc ở trước Tháp Xá Lợi, trải cỏ Cát Tường, ngồi thẳng thân mình, chẳng lay chẳng động, một lòng chuyên chú trì tụng Chân Ngôn của Bản Bộ Mẫu hoặc Bản Bộ Chủ một Lạc Xoa biến hoặc hai lạc xoa biến, đủ số rồi liền tác Pháp này. Nên tụng Chân Ngôn của Phẫn Nộ Vương, lại hô chữ An ( OM ) của Tôi ( Kim Cương Thủ ) cho dù chỗ cây khô héo cũng có thể khiến Bát Thiên nhập vào huống chi là thân người
Nếu muốn khiến Bát Thiên giáng xuống thân Đồng Tử. Trước tiên chọn lấy 10 Đồng Nam hoặc 10 Đồng Nữ. Nếu chẳng đủ số thì chọn 8 hoặc 6 hoặc 2 cũng được. Nên chọn người khoảng 10 tuổi hoặc 12 tuổi, có thân tướng viên mãn ( Toàn thân chẳng được lộ huyết mạch gân xương ) màu da trắng tươi, đỉnh đầu ngay thẳng, tóc đen sáng bóng, mặt như trăng tròn, mắt dài, răng khít bằng phẳng, cánh tay thon fài tròn trĩnh dễ mến, hai vú đẫy đà, lông trên thân xoáy về bên phải, giữa tim và bụng có ba ngấn, rốn sâu bằng phẳng, eo nhỏ ngay thẳng, cho đến đùi, bắp chân, đầu gối, ống chân, mắt cá chân, ngón chân với gót chân thảy đều đầy đủ các tướng đoan nghiêm khiến cho người nhìn thấy đều yêu thích chẳng muốn lìa xa
Nếu được Đồng Nam hoặc Đồng Nữ như vậy, liền chọn ngày mồng tám hoặc ngày 14 hoặc ngày 15 , hoặc chọn ngày Cát Tường trong thánh Bạch Nguyệt. Trước tiên khiến tắm gội sạch sẽ, mặc áo trắng mới, hoặc quần áo có đính hạt Trân Châu để trang nghiêm. Trang sức xong, cho thọ 8 Giới rồi đem vào trong Đàn, ngồi hướng mặt về phương Đông. Ngay trong ngày đó, Hành Nhân nhịn ăn, tắm gội sạch sẽ , mặc áo trắng mới, dùng đủ mọi loại hương hoa, vòng hoa , dầu thơm, hương đốt, đèn sáng với mọi thứ thức ăn thượng diệu, cúng dường Bản Tôn với Thiên Thần hộ vệ 8 phương. Lại để riêng vật cúng dường, phụng hiến Trời, Người, A Tu La với loại Quỷ Tiềm Hành ( hành động ẩn tàng âm thầm dấu vết tích )
Làm như vậy xong, người hành trì tụng lại dùng Diệu Hoa rải lên Đồng Tử. Sau đó tay cầm lò hương, niệm Chân Ngôn của Bát Thiên. Ở đầu Chân Ngôn nên hô trước chữ Hồng ( HÙM ) khoảng giữa lại thêm câu Ngật-lị hận-noa ( GRHNA ) đến đây dùng hương hoa trao cho Đồng Tử, lại hô chữ A Tị Hàm ( ABHISECA MÀM ) 3 lần, lại hô Khất-sáp bát-la ( KSA PRA ) Tụng như vậy ắt trong phút chốc Bát Thiên liền đến nhập vào thân Đồng Tử. Cũng nên kiểm tra lại tướng mạo để biết cho rõ
Nếu có hiện tượng đến, thì Đồng Tử có dung mạo vui vẻ, mắt nhình không chớp, ngương hít thở, liền biết Bát Thiên đến rồi ắt có thể đốt hương và hiến nước Ứ Già, trong Tâm cần phải ghi nhớ Chân Ngôn của Tối Thắng Minh Vương (Vijaya Vidyaràja ) . Lễ bái cúng dường xong mới có thể thỉnh hỏi
“ Ngài thuộc cõi Trời nào mà chẳng ngại lao nhọc đến đây ? Nay tôi vì mình vì người khác có việc nghi ngờ. Nguyện xin Ngài mau chóng nói cho “
Cần nên hỏi mau lẹ chẳng được chậm trễ nghi ngại thì Bát Thiên ấy sẽ mỗi mỗi đều nói. Phần lớn nói về việc ThiệnÁc trong 3 Đời, hoặc khổ hoặc vui, được lợi mất lợi, mỗi mỗi nói rõ các loại sự việc
Nói như vậy xong, cần phải tin nhận đừng sinh nghi hoặc. Hỏi việc xong rồi, nên mau chóng y theo Pháp cúng dường, đáp tạ công lao và Phát Khiển thỉnh Bát Thiên trở về Bản Vị
Lại nữa, tự thân Bát Thiên giáng hạ sẽ có điều chứng nghiệm. Có thể biết Vị Thiên ấy làm cho tướng của Đồng Tử có 2 mắt tròn sáng, ở ngoài lòng đen hơi có sắc đỏ, đầu mặt đoan chính, dung nhan vui vẻ, nhìn không chớp mắt, không hít thở, có ý khí của tướng Đại Nhân. Nếu đúng như vậy là đích thân Bát Thiên giáng hạ
Nếu là loài Ma Chướng đến nhập thì hình trạng cũng như Đồng Tử không có hít thở, dung nhan xấu ác, mắt tròn có nhiều màu đỏ, tác tướng sân nộ, ngoác miệng đáng sợ. Nếu nhìn thấy tướng này thì nên biết là loài Ma, La Sát, Rồng, Tiềm Hành Quỷ. Kiểm tra xong rồi nên mau chóng tác Pháp Trừ Khiển. Người hành Trì Tụng ở ngay trong Đàn đọc tụng Già Đà Cát Tường ( Bài Kệ Cát Tường ) hoặc Kinh của Đại Lực Minh Vương (Mahà bala Vidyaràja ) với Kinh Tam Ma Nhạ ( Samaja- Tập Hội ) và Chân Ngôn của Uế Tích Phẫn Nộ Minh Vương ( Ucchusma krodha Vidyaràja ) cho đến các Đà La Ni của Đại Thừa mà Phát Khiển ( Đuổi đi )
Nếu làm như vậy mà Ma chẳng đi, nên tụng Chân Ngôn Sư Tử Toà. Dùng gỗ A Lý Ca với gỗ Ba La Xá làm củi tẩm Tô ( bơ ) Mật, Lạc… kèm với hoa, lúa thóc, mè vừng… Hộ Ma 100 biến. Sau đó tụng Chân Ngôn của Phẫn Nộ Quân Trà Lợi ( Krodha kundali ) Hộ Ma 3 biến hoặc 7 biến thì loài Ma gây chướng ấy liền chẳng dám trú, tự nhiên bỏ đi.Các kẻ Trí cần phải hiểu rõ Pháp như vậy mà mỗi mỗi tu hành. Nếu vì việc này đừng để cho siêng năng lao nhọc mà không có sự linh ứng. NÓI VỀ CÁC SỰ CHƯỚNG NGẠI NGĂN CHE
PHẦN THỨ CHÍN
Diệu Tý Bồ Tát lại hỏi Kim Cương Thủ rằng :” Người tu hành trì tụng, có tội chướng như thế nào mà chẳng được Tất Địa ? Nguyện xin Ngài diễn nói cho các kẻ tu hành ở đời vị lai ,mỗi mỗi rõ các việc tu hành mà không có nghi hoặc”
Bấy giớ, Kim Cương Thủ Bồ Tát bảo Diệu Tý Bồ Tát rằng :” Này Diệu Tý ! Nếu có Hành Nhân ở đời quá khứ cho đến đời này , đối với Thân Khẩu Ý chẳng chịu giữ gìn, gây ra các tội nặng, vì thế cho nên khó thành tựu được Pháp tu hành.
Các tội ấy là : Giết A La Hán, giết cha mẹ, phá Hòa Hợp Tăng, dùng tâm sân nộ làm cho Thân Phật chảy máu, hủy hoại Tháp Phật, giết Bồ Tát, hoặc gắng dùng hạnh bất tịnh làm nhơ uế mẹ của A La Hán. Hoặc sai khiến người hoặc tự mình ápbức cướp đoạt tài vật của Tam Bảo. Các lỗi lầm như vậy, Đức Phật nói đây là tội Vô Gián. Nếu có lỗi này thì nơi Pháp khó thành. Tại sao vậy ? Do tội nặng này sẽ đọa vào Địa Ngục A Tỳ (Avìcì) chịu khổ một kiếp cho đến khi bằng với tội trước thì mới được ra khỏi. Cho nên nói người này, tuy có siêng năng khổ cực, vì nghiệp chướng nên đối với các Chân Ngôn , rốt cuộc chẳng thành tựu.
Lại nữa, đối với các Kinh Pháp do Đức Phật dạy, dùng tâm sân hoặc đốt cháy, hoặc nhận chìm trong nước, hoặc phương tiện hủy hoại, hoặc phỉ báng Pháp Thân, hoặc giết Tăng Ni đang giữ Giới, hoặc vô cớ giết người nam người nữ đang giữ Giới, hoặc dùng tâm sân quây lửa thiêu đốt chốn Già Lam. Nếu có tội này, tuy siêng năng cực khổ cũng chẳng thành tựu được.
Hoặc nếu đối với Phật Pháp Tăng , hưng tâm tổn hoại chẳng kể nhiều ít. Nay Tôi nói chút ít về sự thọBáo ấy. Người như vậy sẽ đọa vào Địa Ngục Vô Gián, khi hết tội báo lại sinh vào Nhân Gian , do dư nghiệp nên giả sử được thân người cũng bị sinh vào chốn hạ tiện. Hoặc gặp bạn lành khuyên phát tâm Bồ Đề Vô Thượng, sau đó lại chẳng quyết định, ngược lại Quy Y với hàng Thiên Ngoại Đạo. Chư Thiên Ngoại Đạo ấy tuy nhìn thấy Quy Y , lại cũng chẳng vui, ngược lại sinh sự giận dữ làm hại. Người như vậy, nếu trì tụng tu hành , cuối cùng vẫn chẳng thành tựu.
Nếu lại có người, từ lúc mới phát khởi Tâm Bồ Đề Vô Thượng. Từ đây về sau, chư Thiên với hàng người cần phải cúng dường. Tại sao vậy ? Người ấy tức là người gánh vác tất cả Hữu Tình, hay đối với Hữu Tình ban cho sự không sợ hãi cho đến đối với hạt giống Tam Bảo cũng hay thừa kế, cho nên nói rằng:” Chẳng nên quay ngược mà lễ bái chư Thiên”
Lại cũng chẳng được gây ra lỗi lầm nguy hại mãnh liệt và giết chết Tiên Nhân (RSÌ )
Lại cũng chẳng nên đối với Chân Ngôn Minh này, cùng nhau phá hoại
Lại hoặc dùng tâm sân mà chẳng cúng dường Chủ của Chân Ngôn Minh
Hoặc lại cho đến dùng chân dày xéo lên hoa sen với các Ấn Khế
Hoặc lại vô cớ đưa tay bẻ gẫy cây cỏ. Tiếp lại lễ bái các hàng Dược Xoa ác
Hoặc ăn thức ăn dư thừa đã cúng dường, hoặc ăn thức ăn dư đã cúng Quỷ Thần, hoặc ăn thức ăn đã vứt bỏ trên mặt đất
Hoặc lại đối với Súc Sinh Nữ ( súc vật cái ) hàng việc bất tịnh
Hoặc dùng Cấm Chú, hoặc dùng sức thuốc hại loài trùng rắn. Hoặc cỡi voi, ngựa, bò, lừa…muốn khiến đi nhanh liền dùng roi thúc đánh.
Hoặc ở với người bệnh hoạn và người bị nạn khổ, chẳng biết phát tâm Từ Bi cứu giúp
Người như vậy, đối với Chân Ngôn Minh, cuối cùng chẳng thành tựu
_ Lại nữa Hành Nhân ! Ví như Hư Không chẳng thể đo lường được. Nếu lại có người đối với nơi chốn của Tam Bảo mà hành việc tổn hoại thì sau này sẽ chiêu cảm lấy nghiệp báo ấy chẳng thể đo lường được
Lại nữa, Hành Nhân dùng lưới võng gây thương hại Hữu Tình. Nuôi dưỡng mèo con đuổi bắt trùng chuột cho đến giam cầm con vẹt, con sáo, các loài Phi Cầm. Người như vậy chẳng được thành tựu.
Lại chẳng được dùng vật đã cúng dường Phật. Chẳng được lễ bái Đại Tự Tại Thiên ( Mahe’svara ) Nhật Thiên ( Àditya ) Nguyệt Thiên ( Candra ) Hỏa Thiên ( Agni ) Na La Diên Thiên ( Nàrayana ) . Giả sử gặp phải các nạn khổ cũng chẳng nên lễ bái, chẳng nên trì tụng Giáo Pháp của hành Thiên ấy, cũng chẳng nên cúng dường người hành Pháp đó. Đối với Pháp của hàng ấy, chẳng giận chẳng vui cũng chẳng tùy hỷ với Nghi Tắc của Pháp đó.
Hoặc có tài bảo, muốn hành Trí Tuệ. Trước tiên phát Tâm Bồ Đề ( Bodhicitta ) , thoạt đầu nên lễ bái tất cả chư Phật. Tiếp nên lễ Tượng của Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Tại sao thế ? Vì hàng Bồ Tát ấy như mặt trăng mới mọc đã vượt hơn mọi ngôi sao, dần dần chiếu sáng Thế Gian. Hàng Bồ Tát ấy cũng lại như thế, tuy ở địa vị nhưng rốt ráo sẽ thủ chứng Bồ Đề Vô Thượng, vì thế nên lễ bái các Chúng như vậy.
Lại, hàng Bồ Tát là bậc gáng vác công việc cho tất cả Hữu Tình. Các vị ấy đã phát Đại Bi muốn làm việc cứu tế, cho nên trước tiên lễ bái hàng Bồ Tát này.
Lại nửa, Thế Gian có kẻ Hữu Tình đáng thương ngu si hèn kém ( Hạ liệt ) đối với hàng Bồ Tát chẳng chịu lễ bái. Hàng Bồ Tát ấy có đủ sức đại tinh tiến Thần Thông khó lường. Nếu Hành Nhân chẳng lễ bái ắt những Pháp đã Trì Tụng không được thành tựu, lại còn vướng lỗi xem nhẹ chư Phật. Tại sao thế ? Ví như tất cả quả trái của Thế Gian đều từ bông hoa mà có. Hoa ví như Bồ Tát, Quả ví như Bồ Đề. Chính vì thế cho nên Hành Nhân cần phải tin tưởng lễ bái ( Tín lễ )
Như có Bồ Tát vì việc lợi ích cho nên đối với việc tham dục liền thị hiện hành dục. Cho đến đối với người thiện kẻ ác, thật ra không có tâm yêu ghét, do dùng sức Đại Bi nên mới có phương tiện khen chê. Tại sao Hành Nhân đối với hàng Bồ Tát lại chẳng sinh Tâm tín lễ. Các vị Bồ Tát ấy lại thị hiện dùng mọi loại tướng Chân Ngôn Minh, chỉ vì tùy theo nguyện để thoả mãn mọi tâm của Hữu Tình. Chính vì thế cho nên cần phải tín lễ bậc Thầy của tất cả Chân Ngôn Minh Chủ. NÓI VỀ ĐƯỜNG LỐI THÙ THẮNG
PHẨM THỨ MƯỜI
Lại nữa, người hành trì tụng đối với Hạnh đã tu, đừng sinh niệm nghi ngờ, nên dùng 8 Chính Đạo làm của giữ gìn. Hành đường lối này đối với Hạnh Chân Ngôn sẽ quyết định được Tất Địa.Lại nữa, ngày sau thường sinh vào nơi thắng diệu của Nhân Gian và Thiên Thượng. Chư Phật quá khứ nhờ tu hành đường lối này mới được thành Chính Giác.Chư Phật Thế Tôn hiện tại vị lai cũng đều như vậy.
Dùng Công Đức đã tu về Thân Khẩu Ý thường y theo lời Phật dạy chẳng sinh mệt mỏi . Tu hành như vậy gọi là Chính Nghiệp
Dùng các thức ăn uống, thuốc thang, quần áo,, giường chiếu, vật dụng…mà chẳng sinh tâm yêu mến đắm trước vào các vật thọ dụng thì gọi là Chính Mệnh
Đối với mình đối với người, chẳng khen chẳng chê, mau lìa sự giận dữ như tránh đám lửa. Lại như con cọp mạnh mẽ thấy lửa thì kinh sợ. Sợ hãi các lỗi lầm thường khiến có thái độ như vậy. Đây gọi là Chính Hạnh
Chẳng học xem Tướng và việc cát hung của nam nữ. Chẳng học Thiên Văn, Địa Lý. Am Dương cho đến việc hàng phục Rồng ( Giáng Long ) và điều phục voi ngựa, các nghề viết lách, tính toán, cung tên…Hay mau chóng xa lìa lỗi này thì gọi là Chính Phân Biệt
Cho đến chẳng nên nói chuyện về Quốc Chính, phép vua với địa phương, bàn luận về việc cùng nhau binh chiến, bàn luận về nơi chốn dâm dục với sự đắm trước của Dâm Nữ. Cũng chẳng bàn luận về các câu đố, các việc xưa cũ cho đến việc của ngôn luận, văn tự, chuyện vô ích của Thế Gian. Người hành trì tụng cần phải mau chóng xa lìa mọi thứ lỗi lầm như vậy.
Lại, nếu người trì tụng cầu Tất Địa, đến giai đoạn thành tựu. Lúc ấy, chẳng nên vào thành quách, thôn xóm, tháp miếu, Già Lam, cung quán, Thần Miếu với chỗ cư ngụ của Ngoại Đạo. Các nơi như vậy đều chẳng nên đến.Nếu vì việc trì tụng chẳng thể miễn được thì nên tìm một nơi Thắng Địa thanh tịnh. Hoặc liền tìm riêng sườn núi, bờ ao, nhà trống hoặc Miếu Thần bỏ hoang. Hoặc dưới gốc cây, bờ sông cho đến cạnh suối, xa lìa các nơi ồn ào hỗn tạp, nơi không có người…chuyên tâm trì tụng.
Lại nếu trong một năm, chỉ trừ 3 tháng Hạ lúc An Cư thời chẳng đi đến nơi khác. Nếu lúc nủa Xuân với Thời khác thì tùy ý đi đến núi, rừng, suối, ao cho đến tất cả Thắng Xứ như trên để chuyên tâm trì tụng.
Hành Nhân nếu đã tu Pháp Tiên Hành, tụng đủ số rồi, nhưng lúc An Cư Kiết Hạ thì chẳng được tác Pháp thành tựu. Ví như lúc các Bật Sô ( Bhiksu_ Tỳ Kheo ) an cư kiết hạ thì tất cả chẳng được làm mà chỉ lặng lẽ ngồi yên. Người hành trì tụng cũng lại như vậy, tuy đối với việc trì tụng chẳng được gián đoạn nhưng phải sau khi mãn Hạ , như Pháp Hộ Thân rồi mới tác thành tựu.
Tiếp lại, người muốn cầu Tất Địa. Trì tụng đủ số thì nên làm Hộ Ma. Làm Hộ Ma cũng như số lượng , ấy là : Tướng hoa sen, tướng tròn trịa, tướng tam giác, tướng có 4 mặt vuông. Nơi dùng của 4 loại như vậy khác nhau, nên cần phải bền lòng chế tạo như Pháp.
Người muốn làm lò, trước hết tìm đất sạch hòa chung với Cù Ma Di làm bùn để tô trét lò. Lò nên có quai bền chắc, cũng nên ở 4 mặt làm tướng thềm bậc, là vị trí cúng dường Thánh Hiền
Nếu tác việc thiện và cầu tài bảo cho đến Pháp Tức Tai và Pháp Kính Trọng (Kính Ai ) thì nên làm lò tròn
Nếu vì cầu tất cả mọi việc cho đến đối với loại Đồng Nữ hầu hạ thì nên làm lò Hoa Sen
Nếu vì điều phục các Rồng với tất cả loài Quỷ , hoặc khiến thiêu đốt hoặc khiến bị khổ thì nên làm lò có 4 mặt vuông
Nếu vì tác Pháp ác muốn khiến cho kẻ oan gia sinh tâm sợ hãi bỏ chạy lánh xa chẳng dám đến gần thì nên làm lò Tam Giác
Lò đã làm, cũng nên như Pháp, y theo Nghi Thức chế tạo. Khi xong rồi, ở 4 mặt lò rải cỏ Cát Tường ứng với vật Hộ Ma và nên đặt dưới nền ở bên ngoài lò ngay nơi có Cù Ma Di xoa tô. Sau đó ở bên cạnh lò ấy rải mọi loại hoa, dầu thơm, hương đốt, các thức ăn uống… cúng dường Tam Bảo với Đại Kim Cương Tộc, Minh Chủ, Chân Ngôn Chủ của Bản Bộ. Cúng dường xong, sau đó đốt lửa ở bên trong lò. Lửa đó chẳng được dùng miệng thổi mà dùng cây quạt để quạt lửa. Lửa cháy rồi, trước hết dùng hoa gạo hoặc dùng mè đem hòa chung với bơ ( Tô ) , tụng Bản Bộ Minh Chủ Chân Ngôn, 1 biến ném 1 lần. 7 lần hoặc 8 lần cho đến 20 lần ném vào trong lửa. Đây gọi là Hộ Ma Cúng Dường Minh Chủ
Cúng dường xong. Sau đó y theo Pháp Hộ Ma để cầu Tất Địa. Hành Nhân trước tiên tự ủng hộ mình, dùng Pháp Phẫn Nộ Quân Trà Lợi Chân Ngôn, Chú vào cỏ Cát Tường hoặc 7 biến, 8 biến cho đến 20 biến, kết làm sợi tơ quấn quanh nách.
Hộ Thân xong. Sau đó rải cỏ Cát Tường, ngồi hướng mặt về phương Đông. Đem Tô, Mật, Lạc hòa với hạt cải trắng đựng đầy trong vật chứa. Lấy củi sở dụng, tẩm 2 đầu, tụng Bản Chân Ngôn, ném vào trong lửa, 1 lần tụng 1 lần ném. Khi lửa bắt đầu bén củi cháy mạnh thì quan sát để biết tướng Cát Tường hay chẳng Cát Tường
Nếulửa đó chẳng dùng quạt mà cháy tự nhiên, lại cháy to không có khói. Lại không có tiếng củi nổ, ngọn lửa chụm lại bốc về một phía bên phải như mặt trời chiếu soi không bị ngăn che, màu lửa như màu vàng hoặc như San Hô, hoặc rộng hoặc dài. Nhiếu tướng trạng khác hoặc như cầu vồng, hoặc như chớp lóe, hoặc như đuôi chim Công, hoặc như đóa hoa sen, hoặc như cái muỗng Hộ Ma, hoặc như cái chày Kim Cương, hoặc như cái chỉa ba, hoặc như cây đao ngang, hoặc như phan phướng, hoặc như vòng xoắn ốc của bình ( Bình Loa ) hoặc như phất trần hoặc như cái xe.
Lại, hoặc như tiếng các nhạc khí : Trống, sáo… cho đến hơi thơm cũng như đốt bơ.
Nếu được mọi loại như vậy là tướng Cát Tường, nên biết mau được Tất Địa rộng lớn.
_ Lại nữa, nếu ban đầu lửa khó bén. Tuy lửa bén lại có nhiều khói, lửa ấy chẳng có thể cháy mạnh rộng lớn, dần dần nhỏ đi cho đến tắt hẳn. Giả sử lửa đó chẳng tắt và khói không có màu hồng đỏ . Lại như mặt trời ở trong đám mây chẳng thể chiếu sáng. Hoặc được đám lửa bốc lên có dạng giống như đầu bò, hoặc có dạng như lừa ngựa. Hoặc củi liền nổ lớn bắn ra tia lửa như thiêu đốt Hành Nhân. Hoặc hơi lửa giống như thiêu đốt tử thi ( Xác chết )
Hành Nhân nếu được tướng trạng này ắt biết rõ điềm chẳng lành, quyết chẳng thành tựu Tất Địa mong cầu. Hành Nhân nên lấy hoa gạo, hạt cải trắng hòa chung với Tô Mật . Liền tụng Xích Thân Đại Lực Minh Vương Chân Ngôn với Uế Tích Phẫn Nộ Minh Vương Chân Ngôn làm Pháp Hộ Ma thì tướng chẳng lành lúc trước tự nhiên chẳng hiện, tất cả đều tiêu diệt.
Lại nữa, Hành Nhân chẳng nên dùng dao cạo lông 3 nơi, cũng chẳng nên dùng thuốc xoa cho rụng, cũng chẳng nên dùng tay nhổ bỏ. Ví như người cầm con dao bén, nếu không có Trí Tuệ sẽ mau bị tổn hại thân.
Nếu người trì tụng chẳng y theo Nghi Pháp thì chẳng những Pháp không thành tựu , lại còn chiêu rước sự tổn hại mình
Nếu Hành Nhân ấy trì tụng tu hành chẳng y theo Nghi Tắc, hoặc chẳng giữ Giới, hoặc chẳng thanh tịnh. Dù cho vị Đại Minh Chủ kia chẳng nổi giận làm hại, nhưng bao nhiêu Thị Tòng Quyến Thuộc của Minh Chú ấy nhìn thấy lỗi lầm của người đó , liền gay sự tổn hại.
Lại nữa, người hành trì tụng nếu muốn trì tụng mau được Tất Địa thì hết thảy Nghi Tắc chẳng được khuyết phạm một mảy may, khiến cho Ma Chướng không có dịp gây hại. Cần phải tùy theo sức bày biện mọi loại thức ăn uống, hương hoa, quả trái…Nên cúng tế hàng Trời ( Deva ) A Tu La ( Asura ) Dược Xoa ( Yaksa ) Rồng ( Nàga ) Yết Lộ Trà ( Garuda ) Yết Tra Bố Đan Nẵng ( Kataputana ) Càn Đạt Bà ( Gandharva ) Bộ Đa (Bhùta ) tất cả Quỷ Mỵ ( Grahà )… để cầu ủng hộ chẳng gây chướng nạn.
Bày đủ các thức cúng tế rồi, liền nên thành tâm , mỗi mỗi kêu tên khải thỉnh đều giáng lâm, thọ nhận sự cúng dường, trợ giúp cho thành tựu.
Liền tụng Khải Thỉnh Chân Ngôn là :
Nễ phộc, A tô la, Dạ Xoa, Bộ cữu Nga, Tất Đà đá xoa-dã, Tô ba la-noa, Yết tra bố đát nẵng thất-tả, Nghiễn đạt-lý phộc, La Sát, Ngật-la ha, Nhạ đa dạ thất-tả.
Duệ kế tức bộ mạo vĩ nẵng, phiến đế nễ vĩ-dã nễ-dã, tất-đới ca nhạ nỗ, tất-lý thể vĩ đa lệ hám, khất-lý đát-phộc noa lệ vĩ nhạ-noa ba dạ nhĩ đán đổ đát-la nại nãi, sa hạ.
Bộ-lý đát-dã, tăng khế tô-lỗ đát-phộc, y hạ diễn đổ. A nỗ nga-la hạ la-thám dụ nhĩ bất-lý sắt-trí nhĩ vãn tế, bộ đa duệ, nan na nhĩ duệ tả tô la, la duệ số duệ mạo na dạ tất-đế, la mãn nễ lý số nẵng nga lý số
Tát lý-phệ số tức duệ phộc phiến đế sa lý số. Tát lý-phộc tô tả tăng nga di số, la đát-nẵng la duệ tả, bế khất-lý đa, địa phộc sa phộc bế đa noa nghệ số-tả ba laphộc lệ-số, câu phệ số thấp-phộc bộ-lý số tả, nhĩ lý-nhạ lý số duệ, nga-la ma cụ thế, bố la ca nẵng nhĩ phộc thâu nhĩ-dã la bế nễ phộc nga-lý tứ số duệ tả, vĩ hạ la tức đát-dã phộc sa tha thất-la di số, ma trệ số, xả la tả.
Cung nhạ la nản duệ bộ bộ-lý đá, tức đá, nga-lý tứ số, phiến đế la tha-dã, tô vĩ thể số tả, tả đát-phộc lý số duệ, tái ca một-lý sát số, ma hạ phộc nhĩ số, tăng tứ đát lý-sa khất-xoa vĩ-dụ sử đá tô duệ tả phộc phiến đế cụ la tô.
Ma hạ tra vĩ tô nễ-vĩ bế số, nễ vĩ-duệ số, khất-lý đa la dạ thất-tả
Nễ lỗ xá-ma xá nhĩ, nhĩ phộc phiến đế duệ tả, ha-ly sắt-tra, bát-la sa đát-nẵng sa-la nhạ, nghiễn đà, ma la diễm, độ ba mạt lân nễ ba nỗ đế tả, bà khất đát-dã, nga-lý hận-nản, đống bộ cữu đổ bế vãn đổ tát noan, y nan tả ca lý-ma, sa phả lăng tổ sản đổ.
Ế noan, đổ khất-lý đát-phộc, nga-la hạ, bố nhạ nẫm, đổ nễ nga lý-tả nẵng đát-phệ ca ma nẵng đổ câu lý-dã, ấn nại-la đổ phộc nhật-ly, sa hạ.
Bộ đa tăng khế , y hàm đổ, nga-lý hận nản, đổ mạt lân nhĩ tất-lý sắt-tra, a nghệ-nhĩ lý-dã, mạo nãi lý đế bộ bát đế thất-tả
A noan ba để lý-phộc dụ phộc nẵng địa phộc thất-tả
Y xá nẵng, bộ đa địa bát đế thất-tả
Nễ mạo ô lý-thán đổ, tán nại-la lý-ca bế đá, ma hạ thất-tả
Nễ phộc, tam ma sa-đá bộ vĩ duệ tả
Nẵng nga, đà la, ngọc tứ-dã, nga nãi sa di đá, bát-la để , bát-la để, đát-phệ nẵng nễ phệ nga nan đổ, sa-phộc ca, sa-phộc ca , tuế phộc nễ xá tô bộ đát-phộc, nga-lý hận-nản , đổ đổ sắt-tra sa phộc la sa trại nãi-dã sa bổ đát-la na lý, sa-phộc nhạ nãi sa di đá, độ ba mạt lân, bổ sắt-ba, vĩ lệ ba nan tả.
Bộ cữu đổ nhạ-dã già-lam đổ bế vãn đổ tát noan, muội đát-la diễm di kiếm, tất đệ di hàm nễ phiến đổ.
Ế noan đổ dược, tát ly-phộc nễ noa tả la nản, ca lỗ đát-dã nha sa-lam mạt lân, ca lý-ma , ca lý diễm. DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
QUYỂN 3 ( Hết )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.72.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.