Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thuở xưa, khi Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc, thuộcnước Xá-vệ. Lúc ấy, có một Hiền giả tên là Tu-đạt, nhà cửa đơnsơ nghèo khó, không có tài sản, nhưng lạihết lòng sùng kính đạo đức. Ông đi đến tinh xá, đầumặt đảnh lễ sát chân Đức Phật, rồi lui ra ngồimột bên nghe Đức Phật thuyết pháp.
Đức Phậthỏi:
-Này Tu-đạt, ngườitại gia nên bố thí hay không nên bố thí?
Tu-đạtbạch Phật:
-Ngườitại gia nên bố thí.
Và hỏi:
-Thế nào làbố thí nhiều? Thế nào là bố thí ít? Thế nào là có tâm lành bố thí? Thế nào là không có tâm lành bố thí?
Đức Phậtbảo Tu-đạt:
-Xét về việcbố thí, có khi bố thí nhiều mà được phước báo ít. Có khi bố thí ít mà được phước báo nhiều.
Tu-đạthỏi:
-Tại sao bốthí nhiều mà được phước báo ít?
Đức Phật đáp:
-Tuy bố thí nhiều mà tâm không chí thành, tâm không cung kính, không sinh tâm đại hoan hỷ, mà tâm đemtâmngã mạntự đại để bố thí. Ngườibố thí như vậy lòng tin không chánh đáng, nhận thức sai lầm, chẳng phải là chánh kiến. Đó không phải làsự bố thí củabậc Thượng sĩ, nên bố thí tuy nhiều mà phước báo rất ít. Ví như canh tác trong một đám ruộng xâu, gieo trồng tuy nhiều, kỳ thật thu hoạch hoalợi chẳng được bao nhiêu.
Tu-đạthỏi:
-Tại sao bố thí ít mà được phước báo nhiều?
Đức Phật đáp:
-Tuy bố thí ít, nhưng đem tâm hoan hỷ bố thí, đem tâm thanh tịnh bố thí, đem tâm cung kính bố thí, bố thí không có tâm cầu được báo ân. Ngườibố thí như vậymới là sự bố thí củabậc Thượng nhân. Sự bố thí cho Như Lai, Bích-chi-phật và bốn quả Sa-môn làbậc Chánh kiến, nên bố thí tuy ít mà được phước báo nhiều. Ví nhưđám ruộng phì nhiêu, gieo giống tuyít mà thật ra thu hoa lợirất nhiều.
Đức Phậtbảo Tu-đạt:
-Ta nhớ thuở quá khứ, ở tại cõi Diêm-phù-đề này, có mộtvị Chuyển luân thánh vương tên là Ba-đà-bạt-ninh, nhà vua có một ngàn người con, trị vì tám muôn bốn ngàn nước nhỏ trong bốn châu thiên hạ.
Lúc đó, có mộtvị Bà-la-môn tên là Tỳ-lam, thân màu vàng, dung mạo đoan nghiêm, trí tuệ thông minh vượtbậc, có phương pháp trấn áp khi trời đất chuyển biến, trên thông thiên văn, dưới giỏi địa lý, trong nhân gian lại rành về tâmlý của con người. Tấtcả sách vở kinh điểnnơi thế gian đều thông đạt. Là người đầy lòng nhân từ, thương xót tấtcả mọi người, nên nhà vua rất kính mến. Támvạnbốn ngàn vua chư hầu và tấtcả dân chúng đều cung kính tôn thờ là bậc thầytối thượng.
Đạisĩ Tỳ-lam được coi như là đạivương, chẳng phải Ba-đà-bạt¬ninh. Vì sao vậy? Vì Chuyển luân vương Ba-đà-bạt-ninh trong mọi việc trị nước an dân đềuhỏiTỳ-lam. Đạisư Tỳ-lam nhân đó mà giáo hóa. Chư hầu, thần dân ai nấy đềuhếtsức hoan hỷ.
Bấy giờ, đạivương theo Tỳ-lam thưahọc kinh điển, lạicũng khuyên bảo tám vạnbốn ngàn vua tiểu quốc cùng quần thần, thái tử và tấtcả dân chúng, ai ai cũng phải theo Tỳ-lam cầuhọc kinh điển để phát sinh trí tuệ.
Các vua, thần dân không ai là không vui vẻ theo Tỳ-lam họchỏi kinh điển. Họ đều nói: “Đâylà vị Phạm thiên đến giáo hóa chúng ta làm những việctốt đẹp, không phải là người thường.” Trong lúc đó, támvạn bốn ngàn tiểuvương thọ học, trí tuệ được khai ngộ,tấtcả đềurất đỗi vui mừng.
Tám vạnbốn ngàn tiểuvương ấy đem theo một con voi trắng, một con ngựa hay, một con bò lớn, tấtcả đều được trang sứcvới đây bằng vàng, bằng bạc. Ngoài ra còn đem theo một ngọcnữ hình dung đoan chánh tuyệtvời, lại dùng chuỗi anh lạcbằng thấtbảo trang sức đẹp đẽ lạ thường, một bát bằng vàng đựng đầy lúa bạc, bát bằng bạc đựng đầy lúa vàng, bát lưu ly đựng đầy lúa vàng, bát bằng pha lê đựng đầy lúa vàng, dùng vàng làm xe, dùng bảy báu trang sức... Mỗi tiểuvương đều như vậy, tổng cộng mỗi thứ gồm tám vạnbốn ngàn cũng đem hiến dâng cho đạị sư Tỳ-lam.
Đạivương Ba-đà-bạt-ninh nghe các tiểuvương hiến cúng cho Tỳ¬lam như vậy, thì vui mừng không kể xiết và thầm nghĩ: “Ta cũng hiến cúng cho đạisư Tỳ-lam tài sản quý báu như vậy”. Tức thời đem đồ phục sứcbằng thấtbảo, châu báu, chuỗi anh lạc đẹp đẽ lạ thường trang điểm cho tám ngàn ngọcnữ, dùng toàn dây bằng vàng trang sức cho tám vạn bốn ngàn con bạch tượng, cũng dùng dây bằng vàng bạc trang điểm cho tám vạnbốn ngàn con ngựa, dùng dây toàn bằng vàng trang điểm cho tám vạnbốn ngàn con bò, tám vạnbốn ngàn bát bằng vàng đựng đầy lúa gạo, tám vạnbốn ngàn bát bằng lưu ly đựng đầy lúa vàng, tám vạnbốn ngàn cổ xe dùng toàn bằng vàng trang điểm... Đạivương đem tấtcả những thứ đó hiến cúng cho Tỳ-lam.
Đạisư Tỳ-lam nhận lãnh rồi, tự nghĩ rằng tấtcả tài sản mình có được như: châu báu, voi, ngựa, xe cộ... này, tấtcả đều là vô thường, không có gì bền chắc. Rồi tâu với đạivương:
-Tấtcả tài sản mà tôi có được đều thuộc pháp vô thường lầnlầnbị tiêu diệt. Tôi không dùng nó, ý muốn đem giúp đỡ những kẻ nghèo khổ.
Đạivương nghe lời này trong lòng rất phấn khởi, liền ralệnh cho quân thần đánh trống truyền khắp cõi Diêm-phù-đề: “Những người nghèo cùng, côi cút, già cả đơn độc, những vị Bà-la-môn Phạm chí, tấtcả đều hộivề”.
Đạisư Tỳ-lam liềnlậpmột đàn chNn thí lớn, dân chúng nghe lệnh rùng rùng kéo nhau tụ tập. Già trẻ khỏeyếu dìu dắtlẫn nhau tề tựu đông đúc.
Lúc ấy, Tỳ-lam muốnrửa tay theo phép Bà-la-môn, nhưng nghiêng, bình mà nước chẳng chảy ra nên rất lo buồn, thầm nghĩ: “Ta nay thiếtlập đạilễ không biết có lỗilầm gì chăng? Ý chẳng thanh tịnh, hay vậtbố thí chẳng phải đồ tốt? Do duyên cớ gì mà nước chẳng chảy?”
Lúc đó, chư Thiên ở trên hư không nói vớiTỳ-lam:
-Việcbố thí của ông ngày hôm nay hếtsứctốt đẹp không ai sánh bằng! Tâm ông thanh tịnh không chút ô nhiễm, công đứccủa ông là bậc nhứt, trong thiên hạ không ai vượt lên trên được. Chỉ có người thọ thí, tất cả đều là những hạng người có tà kiến giả dối điên đảo, chẳng phải là bậc Thượng sĩ thanh cao, nên không thể lãnh thọ củacảibố thí vớisự rửa tay cung kính của ông. Vì lý do đó, mà nước trong bình không chảy ra.
Tỳ-lam nghe chư Thiên nói như thế, ý ông khai ngộ, liền phát khởi thệ nguyện: “Nguyện đem công đứcbố thí ngày hôm nay, cầu thành đạo Vô thượng Chánh chân. Nếu đúng như lời nguyện này, thì khiến rót nước sẽ chảy vào bàn tay tôi!”.
Phát lời thệ nguyệnrồi, liền nghiêng bình rót nước, tức thờinước chảyra rơi vào bàn tay Tỳ-lam.
Chư Thiên ở trên hư không ca ngợi:
-Hay thay! Hay thay! Đúng như sở nguyện, chẳng bao lâu ông sẽ thành Phật.
Lúc ấy, Đạisư Tỳ-lam bố thí áo quần, mùng mền, thực phẩm... theo nhu cầucủatấtcả những người nghèo cùng. Trong mười hai năm như vậy, tấtcả ngọcnữ, voi, ngựa, châu báu đều dùng vào việcbố thí, không còn cất giữ mộtvật gì.
Đức Phậtbảo Tu-đạt:
-Bà-la-môn Tỳ-lam lúc ấy là thân Ta ngày nay. Lúc ấy Ta bố thí với tâm lành, vậtbố thí cũng tốt đẹp, chỉ có kẻ thọ thílà tâmhọ không thanh tịnh, nên tuy vậtbố thí nhiều mà thọ phước báo rất ít.
Còn ngày nay đệ tử chân chánh, ở trong giáo pháp chân thật nhiệm mầu thanh tịnh của Ta làm việcbố thí, thì vậtbố thí tuy ít mà thọ hưởns phước báo rất nhiều.
Đốivới công đứcbố thí củaTỳ-lam trong mười hai năm như vậy, cùng vớimọi công đứcbố thí cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù¬đề,gồm hai công đức này lại không bằng công đức cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn. Công đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước.
Dầu cúng dường cho một trămvị Tu-đà-hoàn, cộng vớisự bố thí của Tỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước đức có được do sự cúng dường vàbố thí đó, không bằng cúng dường cho mộtvị Tư-đà-hàm. Phước đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước.
Giả sử như cúng dường cho một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu¬đà-hoàn, cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước đức có được do sự cúng dường vàbố thí đó không bằng cúng dường cho mộtvị A-na-hàm. Phước đức này nhiềugấpbội phước đức trước.
Ví dầu cúng dường cho một trămvị A-la-hán, một trămvị A-na¬hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà-hoàn, cộng vớisự bô thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước báo có đượcdo sự cúng dường vàbố thí đó không bằng cúng dường cho mộtvị A-la-hán. Phước đức này rất nhiều, vượthẳn phước đức trước.
Giả sử cúng dường cho một trămvị A-la-hán, một trămvị A-na¬hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà-hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì công đức có đượcdo sự cúng dường và bố thí ấy không bằng cúng dường cho mộtvị Bích-chi-phật. Phước đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước.
Giả sử cúng dường cho một trămvị Bích-chi-phật, một trămvị A-la¬hán, một trămvị A-na-hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà¬hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho dân chúng trong cõi Diêm-phù¬đề nói ở trước, thì phước đức có đượcdo sự cúng dường vàbố thí đó không bằng xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá, cúng dường áo, mền, giường nằm, đồ ănuống. Cung cấpsự cần dùng cho chư Tăng, Sa-môn, Đạosĩ khắpbốn phương, cả ba thời quá khứ, hiệntạivà vị lai. Gồm những công đức này thì vượthẳn những công đức trước.
Tuy xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá như trên, cùng với sự cúng dường Bíhì-chi-phật, A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà¬hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm¬phù-đề nói ở trước, thì phước đức do sự cúng dường và bố thí đó không bằng cúng dường cho một Đức Phật. Công đứccủasự cúng dường cho một Đức Phậtrất nhiều, không thể kể xiết.
Tuy cúng dường Đức Phật, xây tháp cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá, cúng dường Bích-chi-phật, A-la-hán, A-na-hàm. Tư-đà-hàm, Tu¬đà-hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì bao nhiêu công đứccủasự cúng dường và bô" thí đó, không bằng có người ở trong một ngày thọ ba pháp tự quy y và bát quan trai giới. Nếu giữ đượcnăm giớisẽ có công đứcvượthơn công đức cúng dường và bố thí vừakể trên, gấp trăm ngàn lần không thể ví dụ.
Lại đem công đức trì giới này hiệpvớitấtcả công đức cúng dường Đức Phật, Bích-chi-phật, bốn quả Sa-môn cộng với phước đứcbố thí của Tỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, không bằng một ngườitọa thiềnvới tâm từ bi nghĩ đến chúng sinh trong chừng mộtbữa ăncũng được công đứcvượthơn công đứcbố thí củaTỳ-lam đối vớitấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề và sự cúng dường bốn quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật, xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, cho đến cúng dường Đức Phật đã nói ở trước, hơngấp trămlần.
Bao nhiêu công đức trì giới, tọa thiềnvới tâm từ bi nghĩ đến chúng sinh, không bằng công đức nghe pháp, ghi nhớ trong tâm, tư duy về bốn đế lý, biết các pháp vô thường, khổ không, vô ngã, để chứng cảnh giới Niết-bàn tịch diệt. Đem công đức này so vớitấtcả công đứccủa những việc làm ở trước, thì công đức nàylà to lớnbậc nhất, không có một công đức nào vượthơn được.
Lúc ấy, Tu-đạt nghe pháp, hếtsức vui mừng, thân tâm thanh tịnh, chứng quả A-na-hàm, trong mình chỉ còn có năm đồng tiền vàng, mỗi ngày đem một đồng cúng cho Đức Phật, một đồng cúng cho Pháp, một đồng cúng cho chúng Tăng, một đồng tựăn còn một đồng làmvốn. Ngày nào cũng như vậy, rốt cuộc trong mình lúc nào cũng còn lạimột đồng không bao giờ hết.
Tu-đạt thọ năm giớicấm, quỳ mọpbạch Đức Phật:
-Ngày nay tâm ái dụccủa con đãdứthẳn, sống tại gia con nên làm những việc gì?
Đức Phậtbảo:
-Này Tu-đạt, như ông ngày nay tâm ý đã được thanh tịnh, ái dụclại không phát sinh, ông trở về nhà bảo các ngườivợ của ông: “Ta nay tâm ái dục đã diệt, các người tùy theo chỗ nào mình ưa thích, ai cần có chồng tùyý theo nơi nào mình muốn. Nếu còn ở lại đây, ta sẽ cung câp cơm ăn áo mặc”.
Tu-đạt vâng lời Phậtdạy, lễ Phậtrồi lui về nhà bảo các ngườivợ:
-Ta nay tâm ái dục đã diệtsạch, vĩnh viễn không còn tái sinh, không còn làm việc dâm dục. Các ngườinếu muốntạolập cuộc đờimới, thì mỗi người tùy ý chọnnơi nào mình ưa thích, còn ai muốn ở lại đây, ta sẽ cung cấp áo cơm đầy đủ.
Các ngườivợ Tu-đạt đều tùy theo ý nơi mình ưa thích để lập gia đình. Lúc ấy, có một ngườivợđang sấygạo xay bột, bỗng có đàn dê húc nhai ùa vào mang đồ gạo sây, nàng ta tức giận không biết tính sao, liền cầm cây củi đang cháy đánh bầy dê kia. Đầu cây củi có lửa chạm nhằm lông nơicổ con dê, lông dê gặplửabốc cháy và cháy luôn cả voi nhà vua, thân voi da bị cháy rụi, nên phải giết khỉ,vượnlấy da đắp vào thân voi.
Khi đó, chư Thiên ở trên hư không nói kệ:
Sân hậngốc tranh giành
Chẳng nên cùng nó sống
Bầy dê húc lộn nhau
Trong đó mòng muỗi chết.
Tỳ nữ ngăn dê húc
Vượn khỉ chếtvô cớ
Người trí lìa hiềm nghi
Chớ cùng người ngu sống.
Vua Ba-tư-nặcvì vậybảo quần thần ra lệnh hạn chế việc đốtlửa.
Lệnh rằng:
-Từ nay trỡđi, ban đêm dân chúng không được đốtlửa và thắp đèn đuốc, kẻ nào vi phạm phạtmột ngàn lượng vàng.
Bấy giờ Tu-đạt tu tập đạo pháp ở tại nhà ngày đêm tọa thiền. Đầu hôm khi nhập định thì thắp đèn thiềntọa, nửa đêm dừng nghĩ, đến gà gáy lại thắp đèn thiềntọa. Quân canh tuầnbắtgặp, thâu lấy đèn vàgiải ông ta
về triều, tâu lên chúa thượng, bắt phải phạt.
Tu-đạt tâu với đạivương:
-Nhà tôi nghèo khó, ngày nay tài sản không đượcmột trăm tiền, biết
lấygì nộp phạt cho đạivương.
Nhà vua nghe nói, thì tức giận, nên sai lính đem nhốt trong ngục kín. Tức thời quân lính giải Tu-đạt giao cho quản ngục giam giữ.
Đêm đó, Tứ Thiên vương thấy Tu-đạtbị giam giữ trong ngục, nên đầu hôm hiện đến, thưavới Tu-đạt.
-Tôi sẽ cúng ông số tiền dùng vào việcnạp phạt cho nhà vua, để được thả ra.
Tu-đạt đáp:
-Nhà vua sẽ tự ý hoan hỷ thả ta ra, chẳng cần phải dùng tiềnbạc.
Tu-đạt vì Tứ Thiên vương thuyết pháp. Tứ Thiên vương nghe pháp xong liền lui về.Tớinửa đêm Thiên đế Thích lại đến. Tu-đạtlại thuyết pháp. Đế Thích nghe xong liền lui về. Cuốinửa đêm, lại có Phạm thiên đếnyết kiến Tu-đạt. Tu-đạt vì Phạm thiên mà thuyết pháp, Phạm thiên nghe xong liền lui về.
Nhà vua đêm ấy quán sát nhìn thấy ở trên lao ngục có ánh lửa xuất hiện. Sáng hôm sau nhà vua sai người nói với Tu-đạt:
-Ông đốtlửa nên bị giam, không biếthổ xấulại còn tiếptục đốtlửa?
Tu-đạt trả lời:
-Ta không đốtlửa, nếu như ta đốtlửa thì nơi chỗ này sẽ có khói tro.
Người kia lạihỏi Tu-đạt:
-Đầu hôm có bốn ngọnlửa, đếnnửa đêm lại có một ngọnlửalớngấp bội phần ngọnlửa trước. Rồi cuối đêmcó ngọnlửalớngấpbội phần ngọn lửahồinửa đêm. Ông nói không đốtlửa thì những thứđó là gì?
Tu-đạt đáp:
-Đó không phảilà lửa. Đầu hôm có bốnvị Thiên vương đếnyết kiến ta. Nửa đêmthì vị Thiên đế thứ hai đến thăm ta và cuối đêmlà vị Phạm thiên thứ bảy đến thăm ta. Đó là ánh sáng trên thân của chư Thiên chiếu ra, chẳng phảilà lửa.
Người này nghe nói như vậy, liềnvề tâu lại đạivương. Nhà vua nghe qua lòng rất kinh hãi chân lông đềudựng ngược, nói: “Người này có phước đức đặc biệt nên mới được như vậy. Ta naytại sao lạihủy nhụcvị ấy!”
Liềnbảokẻ hầucận:
-Mau mau thả người này ra, không đượcdần dà.
Lính đượclệnh liền đến thả Tu-đạt. Tu-đạt được thả ra bèn đi đến tinh xá, đầumặtlễ sát đất, rồi lui ra ngồimột bên nghe Đức Phật thuyết pháp.
Vua Ba-tư-nặccũng lậptức ngự giá tới tinh xá. Dân chúng trong pháp hội thấy nhà vua đi đến đều đứng dậy thủ lễ, chỉ còn Tu-đạt vì tâm đang say sưa trong hương vị Phật pháp nên thấy nhà vua đến mà không đứng dậy. Nhà vua trong tâm hơi ngầm giận, nghĩ rằng người này là dân của ta mà mang tánh khinh mạn, thấy ta không chịu đứng dậy. Nhà vua càng nghĩ càng tức giận.
Đức Phật biết đượcýcủa vua Ba-tư-nặc, nên ngừng thuyết pháp.
Đạivương bạch Phật:
-Nguyện mong Đức Phật giảng kinh pháp.
Đức Phậtbảo đạivương:
-Nay không phải thời vì nhà vua mà thuyết pháp.
Đạivương hỏi:
-Vì sao chẳng phải thời?
Đức Phật đáp:
-Vua nay tâm sân hậnuấtkết chưa nguôi, cũng như khởi tâm ái dục đammê nữ sắc, tâm kiêu mạntự thị, tâm tự đại không cung kính. Đem những tâmcấuuế như vậy để nghe diệu pháp thì không thể nào lãnh thọ được. Vì lý do đó, nên nay không phải đúng thời vì nhà vua thuyết pháp.
Vua Ba-tư-nặc nghe Đức Phật nói như vậy, trong lòng tự nghĩ: “Do người đang ngồi này mà nay khiến tabị hai việc thiệthại: một là sinh tâm sân hận, hai là không được nghe Phật pháp”. Nghĩ như thế rồi nhà vua đảnh lễ Phật lui về. Nhà vua ra đến bên ngoài tinh xá nói với quan cận thần:
-Người ngồi đónếu ra khỏinơi đây ta sẽ chặt đầu. Ngay khi nhà vua vừadứtlời, tức thì bốn phía các loài thú dữ như hổ, sói... ùa ra bao vây.
Nhà vua thấyvậy nên hếtsứcsợ hãi, bèn quay trở lại giảng đường nơi Đức Phật đang thuyết pháp.
Đức Phậthỏi:
-Vì cớ gì đạivương trở lại đây?
Vua bạch:
-Con thấy thú dữ ùa ra bao vây như vậy nên trở lại đây.
Đức Phật nói:
-Nhà vua có biết người ngồi này là ai không?
Vua thưa:
-Không biết.
Đức Phậtlạibảo:
-Người này đã chứng đạo quả A-na-hàm. Cớ gì nhàvuabỗng sinh ác ývới ông ta! Đó là lý do khiến nhà vua gặpsự khủng bố.Nếu không trở lại,nhà vua sẽ bị tai họa quyết không thể nào cứu được.
Vua nghe lời Đức Phậtdạy lòng rấtsợ sệt, liềnhướng về Tu-đạt làm lễ sám hốibằng cách trảitấm da dê, ở trước chỗ Tu-đạt. Nhà vua khiêm tốn thành thật trình bày:
-Hiền giả là thần dân của tôi, mà nay tôi hướng về Hiền giả khuất phục, nhẫn nhục, đó là điều thật khó làm.
Tu-đạtlại nói rằng:
-Ta thật nghèo thiếu mà làm việcbố thí, lạicũng là việcrất khó làm.
Trong pháp hội có người tên là Thi-la Sư Chấttự nói:
-Ở trong nước, tôilà người công bình, chánh trực, khibị giặcbắtdẫn đi, tướng giặcbảo tôi nói thế này: “Nói không thấy ta, thì ta sẽ thả ông ra. Không nói lời như vậy, ta sẽ giết ông”. Ta tự nghĩ: “Ta nay nói lời không thậttức là làm việc phi pháp, sẽ đọa vào địa ngục, ai làngườisẽ cứuvớt ta?”. Suy nghĩ như thế rồi, liền trả lờivớitướng giặc: “Thà ngươi chặt đầu ta, ta không bao giờ phạmtộivọng ngữ”. Tướng giặc nghe nói liền thả ra, nên khỏi nguy hại. Không phạmvọng ngữ, thuận theo chánh pháp thật là việc làm rất khó.
Lại trong pháp hội có mộtvị Thiên tên là Thi-ca-lê tự nói:
-Khi ta thọ bát quan trai giới, nằmmột mình ở trên lầu cao, có một ngọcnữở cõi trời đến chỗ ta nằm. Ta vì giớicấm mà không thọ sắcdục với nàng, đó là việcrất khó giữ.
Bốn người ở trước Đức Phật đều nói về chỗ khó làm của mình rồi, Đức Phật đọc bài tụng:
Nghèo cùng bố thí khó
Hào quý nhẫn nhục khó
Nguy hiểm giữ giới khó
Tráng niên bỏ dục khó.
Đức Phật nói kệ xong, lại giảng tiếp kinh pháp. Nhà vua, thần dân đềurất hoan hỷ,lễ Phật lui về.
** *
Nghe như vầy:
Một thuở nọ Đức Thế Tôn trụ tại tinh xá Trúc lâm bên cạnh thành Vương xá.
Tại làng Ưu-liên có một dòng suối, trong suối có một con rồng độc tên là Toan-đà-lê hếtsức hung dữ, thường gâyra những trậnmưa đá, tuyết, phá hoạinăm thứ lúa gạo hoa màu, khiến mùa màng thất thu, dân chúng đói khát.
Lúc đó, có mộtvị Bà-la-môn dùng thần chú ngăn chậnrồng độc nên mưa đá không xuất hiện, trong mấynăm ấy mùa màng thuậnhợp, ngũ cốcdồi dào. Chẳng bao lâu, vị Bà-la-môn này già yếu, lụmcụm không đọc thần chú đượcnữa.
Khi ấy, lại có mộtvị Bà-la-môn trẻ tuổi thông hiểu chú thuật, cất tiếng tụng chú, khiến mây mù tan biến, nạnmưa đá chấmdứt, mùa màng tươitốt, dân chúng hếtsức vui mừng. Họ mờivị Bà-la-môn này ở ngay nơi làng, dân làng sẽđóng góp, cung cấp không thiếumộtvật gì.
Bà-la-môn nói:
-Ta có thểở lại đây, các ông phải luôn luôn cùng nhau đóng góp.
Dân chúng chung nhau dâng cúng các vật dùng cho Bà-la-môn luôn đầy đủ. Nhưng từ ngày Đức Phật du hóa, hoằng dương chánh pháp đến nước này, dân chúng lớn nhỏ đều thọ giáo, người đắc đạorất nhiều. Tất cả loài Rồng, Quỷ, Thần đều làm việc thiện, không còn nhiễuhại, mưa thuận gió hòa, năm thứ lúa thóc hoa màu dẫy đầy, nhưng dân làng không còn cung cấp theo nhu cầu cho vị Bà-la-môn nữa. Bà-la-môn này đến đòi hỏi dân chúng, dân cư trong làng đã không cung cấp, lại còn mắng nhiếc, nên Bà-la-môn nổi tâm sân hận, nói:
-Các người nhờ ân lựccủa ta nên mới no nê đầy đủ, đã chẳng cung cấplại còn mắng nhiếc ta, ta sẽ tiêu diệtcả dân chúng và đấtnước này.
Bà-la-môn lạihỏi các người trong làng:
-Muốn đạt đượcsở nguyện thì phải làm gì?
Dân làng trả lời:
-Cúng dường thức ăn cho bốnvị đại đệ tử của Đức Phật, sẽ được toại nguyện.
Bà-la-môn lậptức bày biện trai diên, cung thỉnh vị Tôn giả là Đại Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên và A-na-luật đến cúng dường. Khi bốnvị Tôn giảđang thọ trai, Bà-la-môn chí tâm đảnh lễ, bày tỏ sở nguyện của mình: “Tôi nay đem công đức cúng dường này nguyện thành con rồng độc, hếtsứcmạnh mẽ để tiêu diệt đấtnước này, xin cho tôi quyết được toại nguyện.”
Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất dùng đạo nhãn quan sát tâm ý của thí chủ Bà-la-môn cầu nguyện những gì, biếtrố tâmý của người ấy mong cầu trở thành rồng độc để tiêu diệtcả đấtnước này, nên bảo:
-Ông chớ nên phát nguyện làm thân rồng rắn độc ác! Nếu muốncầu là Chuyển luân thánh vương, hoặc Thiên đế Thích, Ma vương, Phạm vương... tấtcả đều có thể được. Chớ nên dùng loại thân độc ác ấy làm gì. Sở nguyện đó không tốt.
Bà-la-môn đáp lạilời Tôn giả Xá-lợi-phất:
-Tôi quyếtcầu cho được nguyện này, đây là điều ước mong duy nhất, ngoài ra không nguyệncầu gì khác.
Lúc ấy, Bà-la-môn giơ năm ngón tay lên, nước liềntừđó chảy ra. Tôn giả Xá-lợi-phất chứng kiến lòng kiên quyếtcủa Bà-la-môn, nên chỉ còn biết im lặng. Vị Bà-la-môn ấy cùng vợ và hai con đều phát nguyện làm rồng.
Sau khi ông ta chết liền đầu thai làm thân rồng có thầnlựclớn, lại rất độc ác, liền đến giếtrồng Toan-đà-lê và đoạt chỗở.Rồinổi phong ba bão chướng trút một trậnmưa đá tuyếtdữ dội, khiến bao thứ lúa thóc hoa màu đềubị thiệthại, chỉ còn những nắmrạ hoặc thân lá xơ xác. Do đó người ta đặt tên rồng này là A-ba-la-lợi, vợ rồng tên là Tỳ-thọ-ni. Rồng có hai con cùng một tên là Cơ-thiện-ni. Trong thời gian này dân chúng cơ cực, chết đói rất nhiều, lại thêm bệnh tật khiến ngườibỏ mạng cũng vô số.
Khi ấy, vua A-xà-thếđi đến tinh xá, đảnh lễ Đức Phật, đầumặt sát đất, quỳ mọp thưa:
-Dân chúng nơinước con bị rồng độcvà dịch bệnh gâytai vạđau thương, người chết vô số. Cúi xin Đức Thế Tôn rủ lòng đạiTừ đại Bi thương xóttấtcả chúng sinh, mong đượcsự cứu giúp, trừ diệt tai hại.
Đức Phật liền nhậnlời. Tờ mờ sáng hôm sau Đức Thế Tôn đắpy mang bình bát vào thành khất thực, rồi đến bên bờ dòng suối có rồng độc ngồi thọ trai, xong xuôi thì rửa bát, trút nướcrửa bát ấy xuống dòng suối. Rồng rấttức giận, liền xuất hiện trên mặtnước, phun độc khí vàhà lửa vào mình Đức Phật. Trên thân Đức Phậtlại phun ra nước tiêu diệtlửa và khí độc. Rồng lại ở trên hư không mưa tuôn đá tuyết, thì đá tuyết ấylại biến thành hoa trời. Rồng lạimưabằng những tảng đálớn, thì đá này lại biến thành ngọc quý và đồ trang sức. Rồng lại tuôn mưa đao kiếmtức thì đao kiếm biến thành bảy thứ châu báu. Rồng lại hóa làm quỷ La-sát, Đức Phậtlại hiện làm Tỳ-sa-môn vương, La-sát bị tiêu diệt. Rồng lại biến thành con voi khổng lồ, vòi cuộnlấy kiếm nhọn, Đức Phậtlại hiện ra hình sư tử chúa khiến voi liền biếnmất. Rồng lại hiện chính thân mình, Đức Phật bèn hiện làm chim đại bàng cánh vàng, rồng liền chạy trốn.
Rồng đem hết thầnlực mà không thể hại được Đức Phật, liền chui trốn vào trong dòng suối, lúc ấylựcsĩ Mật Tích cầm chày kim cang đập núi, núi vỡ mộtnửa, lấp dòng suối, rồng muốn chạy thoát, Đức Phật liền biếntấtcả nước trong dòng suối thành đám lửalớn, rồng vội vã vụt chạy, Đức Phật bèn dùng bàn giẫm lên đầurồng, rồng không thểđi được, mới quy phục, nên quỳ mọpbạch Phật:
-Ngày nay con chỉ thấy việc làm của mình toàn là cảnh đau khổ, khốc liệt.
Đức Phậthỏi:
-Tại sao ngươi ôm lòng độc ác, gây bao khổ não cho chúng sinh?
Rồng liền cung kính đảnh lễ, đầumặtlạy sát chân Phật, quỳ mọp, bạch:
-Mong Phật cho con được thả ra, bấtcứ Thế Tôn dạy điều gì, con đều vâng lãnh.
Đức Phậtbảo:
-Ngươi nên thọ giớicấm, làm ngườicậnsự nam.
Rồng và vợ con thảy đều thọ năm giớicấm, làm ngườihộ pháp tại gia, trở thành người nhân từ, làm các điều lành, lại không bao giờ mưa tuyếtnữa.
Bấy giờ,mưa thuận gió hòa, mùa màng tươitốt, lúagạodẫy đầy, các loài quỷ dữ gây bệnh tật đều chạyvề nướcTỳ-xá-ly. Dân chúng nước Ma-kiệt-đà có đờisống vật chất đầy đủ, các thứ bệnh dịch đều được tiêu trừ,hưởng cảnh an lạc.
Lúc ấy, dân chúng nướcTỳ-xá-ly lạibị tậtbệnh, người chếtrất nhiều. Nghe Phật ở nước Ma-kiệt-đà đã hàng phục độc long, bệnh dịch được tiêu diệt, vua nướcTỳ-xá-ly liền sai sứ đến tinh xá Trúc lâm, thỉnh Phật.
Sứ giả đếnnơi, tiếntới trước Đức Phật cung kính đảnh lễ sát chân, quỳ mọp thưa:
Nhà vua dốc lòng cho con đến đảnh lễ vấn an Đức Như Lailà Bậc Đại Thánh. Nước con đang bị bệnh dịch khiến người chếtrất nhiều, cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng đạitừ thương xót, giáng lâm che chở cho nước chúng con, tuy nhọc đến uy quang nhưng cũng mong cho muốn dân đượccứuvớt.
Hai nướcTỳ-xá-ly và Ma-kiệt-đàvốn có mối thù xưa, nên vua A-xà¬thế nghe nướcTỳ-xá-ly đang bị bệnh dịch hoành hành, trong lòng lấy làm thích thú.
Bấy giờ, Đức Phậtbảosứ giả nướcTỳ-xá-ly:
-Trước Ta đã nhậnlờimờicủa vua A-xà-thếởđây chín mươi ngày, nay chưa mãn hạn, ông phải đích thân đến thỉnh ý đạivương A-xà-thế.
Sứ giả bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, vốn hai nước có mối thù xưa, nếu nay con đến đó
chắc chắnsẽ bị giết.
Đức Phật báo sứ giả:
-Ông nay làm sứ giả cho Ta, chắc chắnsẽ không có ai giết ông đâu.
Đức Phậtlạibảosứ giả đến đó nói như thế này:
-Vua A-xà-thếđãtạotội đại nghịch làgiết cha, do hướng về Như Lai sám hốisửa đổi,nên tộibị đọa vào địa ngục, một ngày bằng năm trăm ngày trên dương thế của nhà vua, nay đã thoát khỏi.
Sứ giả nhận chỉ giáo liền đi đếncửa thành Vương xá Vua A-xà-thế và quần thần nghe có sứ giả củanướcTỳ-xá-ly đã đến ngoài cửa thành thì ai nấy đềunổi giận cùng nhau bàn tính là sẽ chặt đầu, xẻo tai, xẻomũi cùng nghiền nát thân xác người này thành tro bụi.
Sứ giả nướcTỳ-xá-ly đến trướcbệ rồng, cất to tiếng tâu:
-Tôi được Đức Như Lai sai đếngặp đạivương.
Nhà vua và quần thần nghe nói là sứ giả của Đức Thế Tôn nên tấtcả
đều vui mừng. Đạivương hỏisứ giả:
-Đức Thế Tôn sai ngươi đến đâycó dạybảo ta điều gì chăng?
Sứ giả tâu:
-Đức Phậtbảo cho đạivương biết, tội ác nghịch giết cha của đại vương, do hướng về Đức Như Lai sám hối, nên tộibị đọa vào địa ngục trong một ngày bằng năm trăm ngày trên thế gian của đạivương nay đã thoát khỏi. Phậtdạy đạivương cần phảitự cảibỏ những lỗilầm trong quá khứ, không được tái phạm trong vị lai, chớ nên sầu muộn.
Nhà vua nghe nói như vậy, không sao kiềm chế đượcnỗi vui mừng, liền xoay mặttừ xa trông về hướng Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ,bạch:
-Con đãtạotội nghịch ácphải ở trong địa ngục, nay được ra khỏi.
Rồi nhà vua quay lại nói vớisứ giả:
-Nay nhà ngươi vì ta đem đến tin vui này thật không sao diễntả hết! Tùy ngươi muốn những gìta sẽ ban cho.
Sứ giả tâu:
-NướcTỳ-xá-ly của chúng tôi đang có tậtdịch hoành hành, muốn cung thỉnh Đức Thế Tôn quang lâm đến để cả nước được nhờ ân tế độ. Cúi mong đạivương vui lòng để Đức Phật ra đi.
Nhà vua liền tùy hỷ và bảosứ giả:
-Ngươi trở về tâu với vua của nhà ngươi: Ta từ cửa thành cho đến bến sông Hằng, lo tu bổ đường sá, dùng hoa rải trên mặt đường, hai bên cờ phướn thẳng hàng tớibờ sông, quân lính cả nước đứng hầu, tiễn đưa Đức Phật đếntậnbến sông. Nước ông cũng phảitừ thành Tỳ-xá-ly cho đếnbờ sông Hằng, lo sửa sang đường sá, rải các hoa hương và hai bên đường đều có cờ phướn chỉnh tề,tấtcả thần dân, binh lính toàn nước phải ra tậnbờ sông Hằng để cung nghinh Đức Thế Tôn. Nếu đúng như vậy ta sẽ hoan hỷ để Đức Phật ra đi, còn không được như thế thì ta nhất định sẽ xin Phật ở lại.
Sứ giả nướcTỳ-xá-ly nghe lời chỉ bảocủa vua A-xà-thế thì hếtsức vui mừng, liền cáo từ nhà vua trở lại tinh xá, đầumặt sát đất đảnh lễ thưa lạivới Đức Phật đầu đuôi như vậy. Đức Thế Tôn liền chấp nhận. Sứ giả lễ Phậtrồivộivã ravề.
Sứ giả về tới thành Tỳ-xá-ly, đem mọisự tâu lên vua mình. Nhà vua nghe qua thì vô cùng vui mừng và nghĩ: “Trong nước ta cũng nên gieo giống phước đức”. Tức thì ra lệnh cho tu bổ đường sátừ cửa thành Tỳ¬xá-ly tớibến sông Hằng, tấtcả đều đượcsạch sẽ,rải các hoa thơm, xông hương thơm, hai bên đường bàyla liệtcờ phướn thẳng hàng. Nhà vua Tỳ¬xá-ly lạilệnh cho thần dân đánh chuông trống và tấu các thứ kỹ nhạc đến tậnbờ sông Hằng để nghinh rước Phật. Nhà vua đem năm trăm chiếclọng báu dâng cúng Đức Thế Tôn.
Vua nước Ma-kiệt-đàcũng ra lệnh tu bổ đường sá, tấtcả đều được sạch sẽ,rải các hoa thơm, treo các cờ phướn đếntậnbờ sông, quân lính cả nước cùng các dân chúng còn đánh chuông, thúc trống, tấu các thứ kỹ nhạc vang rền khắp trời đất cùng đứng hầu tiễn Đức. Nhà vua đem năm trăm chiếclọng báu ra tận sông Hằng cúng dường Đức Thế Tôn.
Vua cõi trờiTứ thiên, vua cõi trời Đao-lơi, vua cõi trời Hóa ứng thinh, mỗivị cùng vô số chư Thiên cõi mình, đều đem theo các thứ ngọc quý cõi trời đẹp đẽ lạ thường cùng các thứ hoa hương,vô số kỹ nhạc và năm trămlọng báu đến dâng cúng Đức Thế Tôn.
Vua cõi trời Phạm thiên thứ bảy cho đến cõi Thủ-đà-hội thiên, các Thiên vương này cùng các Thiên tử,mỗivị đều đem theo các thứ hoa hương, kỹ nhạc vànăm trăm chiếclọng báu của cõi trời đến dâng cúng Đức Thế Tôn.
Vua loài A-tu-la là Tỳ-ma-tỳ-la cùng vô số dân A-tu-la đem các ngọc quý, các thứ hoa hương, vô số kỹ nhạc vànăm trămlọng báu đến dâng cúng Đức Thế Tôn.
Long vương Ta-kiệt-la cùng vô số rồng quyến thuộc, mỗivị đều đemtheo vô số hương thơm, trổi các thứ kỹ nhạcvà năm trămlọng báu đến dâng lên cúng dường Đức Thế Tôn.
Tổng cộng số lọng báu cúng dường cho Đức Thế Tôn là ba ngàn chiếc. Đức Phật để lạimột chiếc, còn bao nhiêu thì thọ nhận. Chiếclọng báu để lạivớidụng ý che chở cho hàng đệ tử sau này khiếnhọ được cúng dường.
Ngay lúc ấy, vô số chư Thiên, muôn dân, rồng, A-tu-la, nhiều không thể kể xiết, cùng nhau kéo đến tinh xá Trúc lâm, nơi Đức Phật đang ngự. Vua nướcTỳ-xá-ly và các thần dân đều nói:
-Ngày nay Đức Phậtsẽ vượt qua sông Hằng, chúng ta cùng nhau dùng năm trăm chiếc thuyền để đưa Đức Phật qua sông.
Vua và thần dân nước Ma-kiệt-đàcũng nói:
-Ngày nay, Đức Phậtsẽ qua sông, chúng ta phải dùng năm trăm chiếc thuyền để đưa tiễn.
Chư Thiên mỗitầng trờicũng đềusấmsửanăm trăm chiếc thuyền quý. Các loài A-tu-la cũng cùng nhau tạo ra năm trăm thuyền quý. Lúc ấy, loài rồng bèn tựđem thân mình bện thành năm trăm chiếccầu, muốn Đức Thế Tôn giẫm trên thân mình để qua khỏi sông.
Bấy giờ, Đức Phật nhận thấytấtcả chư Thiên, dân chúng, rồng, A-tu-la. Mỗi loài đều có tâm hoan hỷ cúng dường, nên để cho tấtcả chúng sinh đều được phước, Đức Phật đã dùng hóa thân biến hiện khắp trên các thuyền. Chư Thiên, dân chúng, rồng, A-tu-la, mỗi loài đềutự thấy Đức Như Lai Thế Tôn chỉở trên thuyềncủa mình, còn các thuyền khác thì không có. Với cách thức như thế, Đức Như Lai đã đi qua khỏi sông.
Vô số chư Thiên đầy trong hư không rải các hoa quý, đốt các hương thơm vi diệulạ thường, trổi các kỹ nhạc. Dân chúng, rồng, A-tu-la đều cũng rải các hoa quý, xông các hương thơmvà tấu các kỹ nhạc đượcgặp Thế Tôn nên lòng vui mừng vô hạn.
Lúc ấy, Đức Như Lai quán biết chư Thiên, muôn dân trong ba cõi đều đemtâmvui mừng, hớnhở cúng dường Đức Như Lai. Đức Như Lai muốn nêu bày về nhân nơi đời trướccủa mình khi còn tu hạnh Bồ-tát, nên liềnmỉmcười, hào quang ngũ sắctừ nơi kim khNu phóng ra, mỗi đạo hào quang phát xuấtvô số tia sáng, mỗi tia sáng hiệnmột hoa sen báu, trên mỗi hoa sen có hóa thân Phật. Tấtcả hào quang chia làm năm phần:
Phần hào quang thứ nhất chiếu sáng rõ cõi Dục, cõi sắcvàVô sắc. Chư Thiên trong ba cõi thấy hào quang ấy và các vị Hóa Phật, tấtcả đều hoan hỷ, xa lìa dụclạc, hướng về Đức Hóa Phật nghe thuyết kinh pháp. Vô lượng chư Thiên nghe kinh pháp, lòng vô cùng vui mừng, đều chứng được các quả vị, có người chứng quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tư-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm, có người chứng quả A-la¬hán, có người phát tâm cầu đạt đạo quả đạiBồ-đề, chứng bậcBất thoái chuyển.
Phần hào quang thứ hai chiếu vào loài người trong Tam thiên đại thiên thế giới, chư vị Hóa Phật trong hào quang biến khắp các thế giới. Tấtcả dân chúng khi thấy được ánh sáng đó thì cũng đều thấy được Hóa Phật. Đốivới những kẻ nào lòng đầy sân hận thì tâm sân hận ấy liền được tiêu diệt và đều phát tâm từ bi. Đốivới những kẻ lửa dâm dụchẫyhừng thì tâm dâm dục ấy liền được tiêu trừ, nhận thức đượcsự bấttịnh. Đốivới những kẻ tốităm ngu si thì họ đều đượctỉnh ngộ, rõ đượcbốn pháp vô thường. Đốivới những ai bị giam cầm trong ngục thì đều được phóng thích. Đốivớikẻ mù thì được sáng, kẻđiếc được nghe, kẻ câm được nói, kẻ chân tay què quặt thì được hoàn hảo, người tàn tật hay mắc phảimột trăm thứ bệnh cũng đều được lành khỏi. Tấtcả dân chúng không một ai là không vui mừng, đều lìa bỏ sựđammê dụclạc, hướng về Hóa Phật. Lúc đó, mỗivị Hóa Phật đều thuyết pháp khiến tâmý nơimọi người đều được khai mở. Hoặc có kẻ dự vào Thánh đạo, có kẻ chứng quả Bất lai, có kẻ chứng quả Bất hoàn, có kẻ chứng bậc Vô trước(A-la-hán). Hoặc có kẻ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân, trụ vững nơi pháp Đại thừa không còn thoái chuyển. Sốấy không thể kể xiết.
Phần hào quang thứ ba chiếu khắp cõi ngạ quỷ,tấtcả các vị Hóa Phật trong hào quang đều biến hiện khắpcảnh giới ngạ quỷ. Bao nhiêu ngạ quỷ trông thấy hào quang của Phật thì tự nhiên no nê không còn đói khát, thân tâm thanh tịnh dứthết phiền não, nghe các vị Hóa Phật thuyết pháp đều hoan hỷ, tâm hạ tiệnbỏnsẻn được tiêu trừ, sau khi mạng chung được sinh về cõi trời.
Phần hào quang thứ tư chiếu vào cảnh giới súc sinh trong đại thiên thế giới, tấtcả loài cầm thú trông thấy hào quang của Phật, đềuhếtsức vui mừng, tâm lành tự động phát sinh, trái lại tâm độc ác của các loài cọp, sói, rồng, rắn, sư tử. Đều được tiêu diệt, ngay tức thì các loài ấy đều đem tâm yêu thương đốivới nhau chứ không còn sát hại nhau nữa. Sau khi mạng chung, đều được sinh lên các cõi trời.
Phần hào quang thứ năm chiếu khắpcảnh địa ngục trong đại thiên thế giới, những chỗ tốităm trong núi Thiết vi không đâu là không sáng tỏ. Tấtcả các chúng sinh trong tấtcả các địa ngục khi trông thấy ánh hào quang này thì liền thấy Hóa Phật; nên vô cùng vui mừng hớnhở, như lửa tắt, nước nóng trở thành mát, những cảnh khảo tra độc ác đều đượcdừng nghỉ. Địa ngục Hàn băng bỗng nhiên ấm áp. Chúng sinh trong địa ngục đãdứt đượccảnh đau khổ nên vui mừng không thể kể xiết. Lúc ấy, các vị Hóa Phật, mỗivị đều vì chúng sinh trong địa ngục mà thuyết pháp, khiến tâm họ được khai ngộ, ngay khi xả bỏ thân mạng được sinh lên các cõi trời.
Ngay vào lúc các vị Hóa Phật trong hào quang biến hiện đầy khắp trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới thì chúng sinh trong năm đường đều được giải thoát.
Phàm hào quang của Đức Như Lai phát ra và nhập vào một chốn nào thì đều có chỗ tương ứng:
Như Hóa Phật muốn nói về việc địa ngục, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ lòng bàn chân Đức Thế Tôn để đi vào cõi kia.
Như Hóa Phật muôn nói về việc súc sinh, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ trên bàn chân Đức Thế Tôn để đi vào cõi ấy.
Như Hóa Phật muốn nói về việc ngạ quỷ thì hào quang Hóa Phật phát ra từ mắt cá và ống chân Đức Thế Tôn để đi vào cảnh giới đó.
Như Hóa Phật muốn nói về việcnơi cõi người, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ bắpvế Đức Thế Tôn để đi vào.
Như Hóa Phật muốn nói về việccủa Chuyển luân thánh vương, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ rún Đức Thế Tôn để đi vào.
Như Hóa Phật muốn nói về việc A-la-hán, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ kim khNu Đức Thế Tôn để hội nhập.
Như Hóa Phật muốn nói về việc Bích-chi-phật, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ chặng giữa hai hàng lông mày Đức Thế Tôn để hội nhập.
Như Hóa Phật muốn nói về việcBồ-tát, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ trên đảnh đầu Đức Thế Tôn để hội nhập.
Như Hóa Phật muốn nói về việc quá khứ, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ phía sau lưng Đức Thế Tôn để hội nhập.
Như Hóa Phật muốn nói về việc hiệntại và vị lai, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ phía trước Đức Thế Tôn để hội nhập.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn hiện đại thần thông biến hóa, hào quang chiếu khắpmười phương thế giới. Trong toàn cõi đại thiên mưa xuống các thứ hoa trời,vô lượng các thứ kỹ nhạc không người điều khiển mà tự nhiên hòa tấu. Đại chúng, chư Thiên, muôn dân không ai là không vui mừng, hớnhở.
Khi ấy, Đức Thế Tôn thu nhiếp thần túc, tấtcả Hóa Phật trong hào quang liền xoay về nhiễu quanh Đức Thế Tôn ba vòng, rồi nhập vào sau lưng kim thân. Vô lượng chư Thiên cùng tấtcả đại chúng đồng ca ngợi Đức Như Lai:
-Công đứccủa Như Lai thật vòi vọi, không thể nghĩ bàn, tính toán!
Lúc ấy, Tôn giả A-nan chắp tay quỳ mọp trước Đức Phậtbạch:
-Đức Phật không bao giờ cười suông nên khi Ngài cười là có duyên cớ.Nụ cười hoan hỷ của Đức Phật ngày hôm nay như vậy, ắt làsẽ nói về các việc làm nơi đời trướccủa mình chăng?
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan và đại chúng:
-Vào thuở quá khứ lâu xavô lượng vô số kiếp, tại cõi Diêm-phù-đề nàycó mộtvị Chuyển luân thánh vương tên là Tu-đà-lê Thiện Ninh trì vị bốn châu thiên hạ. Cõi Diêm-phù-đề nàycó támvạnbốn ngàn vua tiểu quốcvới tám vạnbốn ngàn thành. Nhà vua có bảy thứ báu:
Thứ nhất là kim luân, bánh xe này có một ngàn tăm, đường kính bốn mươidặm, chu vi khoảng một trăm hai mươidặm. Khi nhà vua muốn ra đi, thì kim luân dẫn đường đi trước, không cầnsức người, trên đầu kim luân tự nhiên xoay suốt, khi muốn đứng lại thì tự nhiên dừng nghỉ, không cầnvật ngăncản.
Thứ hai là ngọc Ma-ni, nếu treo ngọc trên đầu cây phướn, thì suốt ngày đêm ánh sáng chiếu xa đếnmột ngàn sáu trămdặm.
Thứ ba làvoi trắng, thân nó rất dài, đẹp đẽ lạ thường, sắc trắng như tuyết. Nhà vua cỡi trên mình thì tự nhiên bay đi khắpbốn châu thiên hạ chỉ trong khoảng thời gian mộtbữa ăn.
Thứ tư là ngựa màu xanh biếc, lông bờm và lông đuôi màu đỏ tươi, nhà vua cỡi lên mình, thì nó phi khắp cõi thiên hạ chỉ trong khoảng thời gian mộtbữa ăn.
Thứ năm là quan thống lãnh binh lính, như ý nhà vua cần có trăm ngàn vạn hùng binh, thì tự nhiên quân lính kéo đến.
Thứ sáu là quan quản thủ kho tàng, nếu nhà vua muốn dùng vàng, bạc, bảy báu, quần áo, mùng mền, đồ ănuống... thì hai tay của quan liền mang đầy đủ bảy báu, tài sản, tấtcả nhu cầucần thiết đến ngay, rồi tùy theo ý của nhà vua, các vậtdụng cứ hiện ra trong hai tay không bao giờ cùng tận.
Thứ bảy là ngọcnữ, hình dung tươi đẹp không ai sánh kịp, giống như Tiên nữ cõi trời, không chút cấuuế,bấttịnh như những ngườinữ bình thường khác, thân thể trong lành như hoa sen xanh tỏahương thơm ngào ngạt. Khi ý nhà vua muốn được mát mẻ, thì thân ngườinữ tự nhiên mát rượi, khi nhà vua muốn ấm áp thì thân ngườinữ tự nhiên ấm áp, tiếng như Phạm âm, thường khiến nhà vua hoan hỷ vô cùng, gọi là ngọcnữ bảo.
Nhà vua có một ngàn người con, dũng mãnh phi thường, khi vua sắp ra đi thường có lọng bảy báu luôn che trên đầu, bảy thứ báu kiavà vô số quần thầnhộ vệ trước sau, một trăm, một ngàn kỹ nhạc cùng hòa tấu, âm thanh vi diệu, trang nghiêm, oai vệ không sao kể xiết.
Thái tử nhỏ nhất trong số một ngàn người con của nhà vua, thấy vua như vậy nên thưahỏimẫuhậu:
-Đây là vị quốcvương nào mà oai phong như thế?
Mẫuhậu đáp:
-Đó là đại Chuyển luân vương Tu-đà-lê Thiện Ninh, trị vì bốn châu thiên hạ, là cha của con, sao con lại không biết?
Thái tử lạihỏi:
-Con chừng nào sẽ được làm vua?
Mẫuhậu đáp:
-Phụ vương có một ngàn người con, con là đứa con út nên không được làm vua.
Thái tử lại nói:
-Nếu không được làm vua, ở tại gia làm kẻ bạch ylàmgì?
Liền quỳ mọp trướcmẫuhậu thưa:
-Cúi xin mẫuhậu cho con được phép xuất gia làm Sa-môn, vào trong núi sâu, đầmvắng tu học đạo Tiên.
Mẫuhậu liền đồng ý và nói:
-Nếu con tư duy chứng được trí tuệ, quyết phải trở về cho ta biết.
Thái tử đồng ý, liền xuống tóc, mặc áo hoạisắc, vào trong đầm núi tinh tấntọa thiền, tư duy về trí tuệ. Trong hiểu rõ về ngũấm, ngoài biết muôn vậttấtcả đều vô thường, tấtcả thọ thân đều là sự chứa nhóm của các khổ. Như Chuyển luân thánh vương làbậc hào kiệt, tài giỏihơn người, làm chủ cõi đời, được tam giới tôn vinh nhưng cũng như trò ảo thuật không có chủ tể. Duyên hợp thì có, duyên tan thì không, đềutừ nhân si ái mà có các hành nghiệp. Do các hành nghiệp mà thọ tấtcả thân nên chịu quả khổ trong năm đường, nếu không có các si ái thì không có các hành nghiệp, không có hành nghiệp thì không có năm đường, do không có năm đường thì không có thọ thân, do không có thân thì các khổ liền diệt. Tư duy như vậy, bỗng nhiên tâm trí được khai ngộ, chứng đạo quả Bích-chi-phật, sáu phép thần thông thấu triệt không gì ngăn ngại, rồi bay vọt lên hư không, biến hóa đủ cách.
Bích-chi-phật nhớ lờihứacũ liền trở về thămmẫuhậu, hiện thần túc thông bay trên hư không, lúc đi kinh hành, lúc thiềntọa, lúcthìnằm, trên thân phun ra nước, dưới thân phun ra lửa, trên thân phun ra lửa, dưới thân phun ra nước, một thân phân ra làm trăm ngàn vạn cho đến vô số thân, rồi
trăm ngàn vạn thân hiệplại thành một thân. Mẫuhậu thấysự biến hóa như vậy, trong lòng rất vui mừng liền đảnh lễ đầumặt sát đất.
Mẫuhậulạihỏi:
-Thái tử sinh sống bằng cách nào?
Đáp:
-Khất thực để tự sống.
Mẫuhậulại nói:
-Chớ nên khất thực, hãy nhậnlờimờicủa ta, từ nay về sau Tôn giả sẽở trong vườn này, nguyện ngày ngày sẽ nhận đồ ănuống do ta cúng dường, cũng để cho ta có cơ duyên làm chút phước đức.
Bích-chi-phật nhậnlờimờicủamẫuhậu, ở lại trong Thượng uyển. Bà ta ngày ngày tự mình mang thức ăn đến dâng cúng cho Bích-chi-phật. Trải qua được vài năm, một hôm, tự nghĩ: ‘Thân này nhơ nhớp, không chút trong sạch, thân là món đồ chưa các thứđau khổ, dùng nó làm gì?”, liềnxả bỏ thân mạng, nhập vào tịch diệt đạt đến Niết-bàn vô dư.Mẫuhậu làm lễ trà-tỳ, thâu xá-lợi, xây tháp dùng hoa hương cúng dường.
Một hôm nọ, nhà vua dạo chơi trong khu thượng uyển, thấybảo tháp ấy liềnhỏi quan cận thần:
-Nguyên vườn này không có bảo tháp, ai là người xây cất?
Mẹ Bích-chi-phật liền tâu:
-Đây là bảo tháp người con út trong số các thái tử của nhà vua. Một hôm trông thấy nhà vua ngự giá người con ấy đãhỏi thiếp: “Đây là đại vương nào mà oai nghiêm như thế?”
Thiếp đáp: “Chuyển luân thánh vương Tu-đà-lê Thiện Ninh, là cha của con.”
Ngườilạihỏi tiếp: “Con chừng nào sẽ được làm vua?”
Thiếp đáp: “Con là thái tử nhỏ nhất trong một ngàn thái tử, nên không được làm vua.”
Ngườilại thưa: “Nếu không được làm vua thì ở tại gia làm bạch y làm gì? Nên xin phép mẫuhậu cho con từ biệt, xuất gia học đạo.”
Thiếp đã đồng ý, nhưng vớilời giao ước: Nếu con đắc đạo thì nhất định sẽ về thămmẹ. Người liềncạobỏ râu tóc, mặc áo hoạisắc vào tận chốn núi sâu đầmvắng tinh tấn thiềntọa, chứng được đạo quả Bích-chi¬phật. Người đã giữ lờihứa nên trở về thăm thiếp. Thiếpmời ở lại trong vườn Thượng này, ngày ngày cúng dường cơmnước và những vậtcần dùng. Trải qua nhiềunăm như vậy, rồi nhập Niết-bàn. Thiếp đã làm lễ trà-tỳ và xây tháp thờ tại đây. Chính là tháp của Bích-chi-phật, con ta.
Nhà vua nghe hoàng hậu tâu qua, trong lòng buồn vui lẫnlộn, rồi bảovới hoàng hậu:
-Sao khanh lúc ấy không nói cho ta biết! Ta sẽđem ngôi Chuyển luân thánh vương truyền trao cho người. Ta lấy làm hối tiếc là đã không được nghe lờitỏ bày. Nhưng nay người tuy nhập Niết-bàn rồi, tavẫn đem vương vị trao cho thái tử út của ta.
Nhà vua liềncởi chiếc thiên quan bằng bảy báu cùng những đồ phục sứctốt đẹp đắp lên trên bảo tháp, đầumặt sát đất đảnh lễ, dùng hoa hương, kỹ nhạc cúng dường, lòng rất vui mừng.
Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan:
-Chuyển luân Tu-đà-lê Thiện Ninh lúc ấy là thân Ta ngày nay. Con Ta lúc ấy thành Bích-chi-phật, Ta cúng dường nơibảo tháp của Bích-chi¬phật ấy, rồi đem ngôi vua dâng lên, cùng chiếclọng lớnbằng bảy báu che trên tháp báu. Do nhân duyên của công đức đó, vô lượng số kiếp, Ta làm Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ và bảy thứ báu luôn có bên Ta, thường có bangàn lọng bằng bảy báu tự nhiên hiện đến. Vô lượng vô sốkiếp làm Thiên đế hay Phạmvương. Cho tới ngày nay, nếu Ta không thành Phật thì ba ngàn lọng bảy báu vẫn có đến vô tận, không bao giờ chấmdứt.
Cúng dường tháp một Bích-chi-phật đạt được công đức không thể cùng tận, huống gì làcúng dường nơisắc thân của Như Lai và sau khi Phật diệt độ, xây tháp thờ xá-lợi, haytạotượng Phật để cúng dường... thì công đức này vượthẳn công đức cúng dường nơi tháp Bích-chi-phật kia gấp trăm ngàn lần, không thể tính kể, không thể ví dụ.
Bấy giờ,tấtcả đại chúng hếtsức vui mừng, tâm được khai ngộ, có người chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Hoặc có người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân, hoặc có người trụ nơi quả vị Bất thoái chuyển, sốấy không thể kể xiết.
Tấtcả đại chúng đềuhếtsức hoan hỷ, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đầumặt sát đất đảnh lễ,mỗi ngườilầnlượt trở về chỗở của mình.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn tiến vào thành Tỳ-xá-ly, khi đếncửa thành, Ngài nói kệ:
Thiên thần trên mặt đất Chư Thiên tạihư không Những ai đến chỗ này Đều phải phát Từ tâm. Ngày đêm sinh hoan hỷ Thực hành theo chánh pháp Độchại chớ để lòng Quấy nhiễu các dân chúng.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.159.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.