Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tì Ma Túc Kinh [鞞摩肅經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tì Ma Túc Kinh [鞞摩肅經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.17 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bệ Ma Túc

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy:
Một thời Bạt Già Bà ở tại rừng cây ông Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, thành Xá vệ. Bấy giờ Bệ Ma Túc người theo học thuyết khác, sau giờ ngọ thong thả đi đến chỗ đức Thế Tôn, đến xong bạch đức Thế Tôn rằng:
-Thưa Cù Ðàm, hình sắc thật vi diệu vô thượng.
-Này Ca Chiên Diên, thế nào là sắc vi diệu?
-Này Cù Ðàm, đó là sắc vi diệu, cực diệu, không có sự vi diệu nào tối thắng hơn. Nó là tối diệu, rất đẹp, sắc ấy là tối diệu, sắc ấy là tối thượng, rất đẹp.
-Này Ca Chiên Diên, giống như có người nói như vầy: “Người ấy thật đẹp, tôi muốn dâm dục cùng nàng”. Hoặc có người hỏi: “Ngươi bảo người ấy tuyệt đẹp đối với mọi người, vậy người ấy tên gì, họ gì, hình dạng ra sao, cao hay thấp, hay trung bình, đoan chánh hay không đoan chánh, trắng hay đen, kẻ ấy là con gái của Sát đế lợi, Bà la môn, cư sĩ hay con gái của thợ thuyền? Kẻ ấy từ phương Ðông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc đến? Hỏi như vậy rồi nhưng không thể trả lời được. Ngươi không biết, không thấy mà bảo rằng người ấy đẹp nhất trong mọi người ấy, đến phương Bắc, rồi nói là “muốn dâm dục”.
-Này Ca Chiên Diên, ngươi đã nói “sắc ấy là tối diệu, sắc ấy là tối thượng, sắc ấy không có gì hơn được”, nhưng lại hỏi sắc ấy thì lại không thể biết.
-Này Cù Ðàm, giống như vàng Diêm Phù Ðàn được người thợ thiện xảo ra sức mài dũa, làm cho sạch sẽ rồi gắn ngọc trắng vào bên trong, hình sắc cực đẹp, màu sắc chiếu sáng. Cho nên, này Cù Ðàm, tôi mới nói: sắc ấy là tối diệu, sắc ấy là tối thắng; sắc ấy là tối thắng, sắc ấy là vô thương, sắc ấy là tối thượng.
Cho nên này Ca Chiên Diên, ta lại hỏi ngươi, tùy theo ý nghĩ mà trả lời ta. Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Vàng Diêm Phù Ðàn này được người thợ thiện xảo ra sức mài dũa, làm cho nó được sạch rồi gắn ngọc trắng bên trong, hình sắc chiếu sáng. Vậy ánh sáng của con đom đóm lúc trời tối cùng sắc của vàng Diêm Phù Ðàn chiếu sáng, thì ánh sáng nào tối thắng, tối thượng, tối diệu, tối hảo hơn?
-Này Cù Ðàm, ánh sáng của con đom đóm so với ánh sáng của vàng Diêm Phù Ðàn thì nó quang minh, tối thượng, tối hảo, tối diệu hơn.
-Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Ánh sáng của con đom đóm lúc đêm tối cùng với ánh sáng của đèn dầu trong đêm tối, vậy ánh sáng nào tối thắng, tối thượng, tối diệu, tối hảo hơn?
-Thưa Cù Ðàm, ánh sáng của đèn dầu so với ánh sáng của con đom đóm thì ánh sáng ấy là tối thắng, tối thượng, tối diệu, tối hảo hơn.
-Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Ánh sáng của đèn dầu chiếu sáng trong đêm tối, so với ngọn đuốc lớn chiếu sáng trong đêm tối thì ánh sáng nào tối thắng, diệu hảo, tối thượng?
-Thưa Cù Ðàm, ánh sáng của ngọn đuốc lớn so với ánh sáng của đèn dầu thì nó tối thắng, tối thượng, diệu hảo hơn.
-Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Ánh sáng của ngọn đuốc lớn chiếu sáng trong đêm tối so với ánh sáng của ngôi sao chói sáng trên bầu trời trong sáng không có mây che vào lúc quá nửa đêm, thì ánh sáng nào tối thắng hết sức diệu hảo?
-Thưa Cù Ðàm, ánh sáng của ngôi sao so với ánh sáng của bó đuốc thì nó quang minh, tối thắng, hết sức diệu hảo hơn.
-Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Ánh sáng của ngôi sao vào lúc quá nửa đêm trên bầu trời lúc không có mây che so với ánh sáng của mặt trăng trên bầu trời không có mây che vào lúc quá nửa đêm. Vậy ánh sáng nào tối thắng, hết sức diệu hảo hơn?
-Thưa Cù Ðàm, ánh sáng của mặt trăng so với ánh sáng của ngôi sao thì ánh sáng của mặt trăng là tối thắng, hết sức diệu hảo.
-Này Ca Chiên Diên, ý ngươi thế nào? Ánh sáng của mặt trăng lúc nửa đêm khi trời trong vắt, không có mây che, so với ánh sáng của mặt trời lúc giữa trưa vào mùa hè thì ánh sáng nào tối thắng, vô cùng diệu hảo hơn?
-Thưa Cù Ðàm, ánh sáng của mặt trời so với ánh sáng của mặt trăng thì nó tối thắng, vô cùng diệu hảo hơn.
-Này Ca Chiên Diên, có rất nhiều cõi trời có oai thần như vậy, có ánh sáng vô cùng mà không có gì sánh kịp. Ta vốn ngồi ở trong ấy, vốn ở trong đó mà nói. Ta không nói: “Ánh sáng tối thắng, ánh sáng tối thượng, ánh sáng tối diệu”. Này Ca Chiên Diên, cái ánh sáng của con đom đóm là rất nhỏ, không sánh bằng. Ngươi lại nói: “Tối thượng, tối thắng, tối diệu” sao khi hỏi về ánh sáng thì ngươi không thể biết?
Khi ấy Bệ Ma Túc bị đức Thế Tôn mắng thẳng vào mặt, im lặng mà đứng, chẳng có lời biện bạch, thân, mặt xấu hổ, chẳng nói gì, im lặng mà đứng.
Bấy giờ đức Thế Tôn quở trách thẳng vào mặt của Bệ Ma Túc rồi, Ngài lại bảo Bệ Ma Túc:
-Lại nữa, này Ca Chiên Diên, có năm thứ sắc dục ái, niệm ái, gần với dâm, nhiễm trước. Ðó là: mắt thấy sắc, tai biết tiếng, mũi biết hương, lưỡi biết vị, thân biết xúc êm dịu.
Này Ca Chiên Diên, hoặc có yêu sắc, hoặc không yêu sắc, đó là hoặc có người đối với sắc rất hoan hỷ, ý niệm hoan hỷ cũng đầy đủ; đối với sắc này hay đối với sắc kia, không muốn, không nghĩ, không mong được, không cầu, đó là sắc tối diệu, tối thượng.
Này Ca Chiên Diên, hoặc có người yêu thinh, hương, vị, mịn láng; hoặc có người không yêu mịn láng; hoặc có người đối với vật mịn láng thì rất hoan hỷ, ý sở niệm hoan hỷ cũng đầy đủ; đối với vật mịn láng kia hoặc vật mịn láng khác không muốn, không nghĩ, không muốn được, không cầu mong, vật mịn láng đó là tối thượng, tối diệu.
Bấy giờ Bệ Ma Túc chắp tay hướng về Thế Tôn, thưa đức Thế Tôn:
-Thật là kỳ diệu, thưa Cù Ðàm, sa môn Cù Ðàm đã dùng vô lượng phương tiện nói cho con nghe về dâm lạc, cầu dâm lạc. Giống như, thưa Cù Ðàm, cây cỏ nhờ lửa mà cháy, lửa nhơn cây cỏ mà bốc cháy. Cũng như vậy, sa môn Cù Ðàm của con dùng vô lượng phương tiện nói về dâm, nói về sự đình chỉ dâm lạc, cầu dâm lạc.
-Này Ca Chiên Diên, ngươi làm bất thiện cho nên đối với việc ấy mới mãi mãi có kiến khác, có nhẫn khác, có dục khác, có cầu khác. Ðiều ta đã nói bình đẳng ban bố, bình đẳng mà biết nghĩa ấy.
Này Ca Chiên Diên, các Tỳ kheo đệ tử của ta, sáng sớm thức dậy và chiều đến thường không nằm ngủ, thường hay giảng luận để thành tôn đạo, đầy đủ phân biệt, “sanh đã hết, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, đã biết như chơn về danh, sắc”. Ðiều ta đã nói bình đẳng ban bố, bình đẳng mà biết nghĩa ấy.
Bấy giờ Bệ Ma Túc hết sức sân hận đối với Thế Tôn, trong lòng bực tức, không hoan hỷ, nói với Thế Tôn, bài xích Thế Tôn, mắng chửi Thế Tôn.
-Như vậy, thưa sa môn Cù Ðàm, đó chẳng phải là mắng chửi.
Nói như vậy xong, thưa với Thế Tôn:
-Này Cù Ðàm, hoặc có sa môn, bà la môn không biết đời quá khứ, không biết đời đương lai, vô lượng đời sống ở thế gian, nhưng vẫn cứ nói: “Ðời sống của Thánh đã chấm dứt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, đã biết như chơn về danh, sắc”.
Bấy giờ đức Thế Tôn nghĩ như vầy: rằng Bệ Ma Túc hết sức sân hận đối với ta, trong lòng vô cùng bực tức, không hoan hỷ, bài báng ta, mạ lị ta: “Này sa môn Cù Ðàm, tôi đã mắng chửi”, rồi thưa với ta: “Này Cù Ðàm, hoặc có sa môn, bà la môn không biết đời quá khứ ... cho đến biết như chơn”. Ðức Thế Tôn biết như vậy rồi bảo Bệ Ma Túc rằng:
-Này Ca Chiên Diên, hoặc có sa môn, bà la môn không biết đời quá khứ ... cho đến biết như chơn. Khi ấy nên nói như vầy: “Hãy để đời quá khứ lại, hãy để đời đương lai lại, không nên nghĩ một đời”.
Lại nữa, này Ca Chiên Diên, ta nói như vầy: “Hãy để đời quá khứ lại, hãy để đời đương lai lại, không nên nghĩ một đời”. Các Tỳ kheo đệ tử của ta không dua nịnh, cũng không như huyễn, hành động ngay thẳng. Ta dạy dỗ họ, ta thuyết pháp cho họ, như đã trình bày đều có thể học tập, gần với pháp, biết đó là thiện. Giống như, này Ca Chiên Diên, có đồng nam trẻ tuổi, bị cha mẹ cột tay chân lại. Khi đó nếu có trí tuệ, cha mẹ nó sẽ mở trói tay chân cho. Nó chỉ nhớ đến việc mở trói, không nghĩ đến việc cột. Như vậy, này Ca Chiên Diên, ta nói như vầy: “Hãy để đời quá khứ lại ... cho đến biết có điều thiện”. Này Ca Chiên Diên, giống như nhân dầu và tim bấc mà đèn được cháy. Hoặc có người không đổ dầu, cũng không thay tim bấc, tim dầu có trước đã hết, sau chẳng thêm vào, không lâu đèn ấy sẽ tắt liền. Như vậy, này Ca Chiên Diên, ta nói như vầy: “Hãy để đời quá khứ lại ... cho đến biết có thiện”.
Này Ca Chiên Diên, giống như có mười cây gỗ dụm lại, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi cây gỗ dụm lại, dùng lửa đốt cháy nên biết có một đám lửa lớn. Hoặc có người không dùng củi, không dùng cỏ, không dùng phân trâu, không dùng trấu, không dùng rơm bỏ vào đống lửa, thì không bao lâu nó sẽ tắt ngúm, không còn dùng được, tiêu diệt nhanh chóng.
Như vậy, này Ca Chiên Diên, ta đã nói: “Hãy để đời quá khứ lại ... cho đến biết có thiện”.
Ðức Phật nói như vậy, bấy giờ Bệ Ma Túc xa lìa trần cấu, sanh các pháp nhãn. Bấy giờ Bệ Ma Túc thấy pháp, đắc pháp, liễu ngộ pháp, thanh tịnh đối với pháp, xa lìa tà, hết nghi, lại không còn tôn kính trời, không còn tin ở người khác nữa, lìa các do dự, được an lập quả chứng, được pháp vô úy đối với cảnh giới của đức Thế Tôn, từ tòa đứng dậy, đầu mặt lạy dưới chân đức Thế Tôn, thưa đức Thế Tôn:
-Con có thể được học đạo với đức Thế Tôn, thọ cụ túc, làm Tỳ kheo, theo Thế Tôn để tu hành phạm hạnh?
-Này Tỳ kheo, hãy hành phạm hạnh.
Bệ Ma Túc học đạo với Thế Tôn, thọ cụ túc, làm Tỳ kheo.
Tôn giả Bệ Ma Túc học đạo (với đức Thế Tôn), thọ cụ túc, trì pháp, . . . cho đến thành A la hán.
Ðức Phật nói như vậy, Bệ Ma Túc nghe lời Thế Tôn dạy, hoan hỷ vui mừng.
PHẬT NÓI KINH BỆ MA TÚC

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.89.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập