Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Trong thời gian an trụ tại nước Xá-vệ, tôn giả A-nan thấy bảy điềm mộng:
- Thấy lửa bốc cao cuồn cuộn ngất trời trong hồ nước.
- Thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều ẩn mất.
- Thấy các tì-kheo lại ở dưới hầm nước nhơ bẩn, còn cư sĩ thì bước lên đầu họ mà thoát ra.
- Thấy bầy heo đi đến húc phá rừng chiên-đàn.
- Thấy đầu mình đội núi Tu-di mà không có cảm giác nặng.
- Thấy voi lớn bỏ rơi voi nhỏ.
- Thấy sư tử chúa Hoa-tát trên đầu có bảy sợi lông nằm chết trên đất. Tất cả cầm thú thấy vậy đều sợ hãi. Sau đó, lại thấy côn trùng trong thân sư tử bò ra rồi ăn thịt sư tử.
Vì những điềm mộng dữ này mà tôn giả A-nan đến thưa hỏi Đức Phật.
Bấy giờ, Đức Phật đang thuyết cho vua Ba-tư-nặc nghe về pháp khổ, tập, diệt và đắc đạo là niềm vui tại giảng đường Phổ Hội, nước Xá-vệ. Thấy sắc mặt A-nan ưu tư, buồn khổ không thể tả, cho nên Đức Phật hỏi:
- Những điềm mộng của ông đều là việc xảy ra trong tương lai của đời ngũ trược[1] xấu ác, không tổn hại gì đến ông cả, cớ sao lại buồn phiền?
Điềm mộng thứ nhất: Thấy lửa bốc cao cuồn cuộn ngất trời trong hồ nước. Đó là điềm tâm thiện của các tì-kheo vào đời vị lai dần dần kém mà tâm ác nghịch lại lẫy lừng, giết hại lẫn nhau không thể kể hết.
Giấc mộng thứ hai: Thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều ẩn mất. Đó là điềm sau khi Đức Phật niết-bàn, hàng thanh văn cũng niết-bàn theo Phật, đôi mắt của chúng sinh đã tắt.
Giấc mộng thứ ba: Thấy tì-kheo lại ở dưới hầm nước nhơ bẩn, còn cư sĩ thì bước trên đầu họ mà thoát ra. Đó là điềm tì-kheo đời vị lai lòng dạ độc ác, tật đố, thậm chí còn giết hại lẫn nhau, chặt đầu đạo sĩ. Cư sĩ thấy thế liền khuyên giải, trách cứ nhưng các tì-kheo không nghe, nên sau khi chết bị đọa địa ngục, còn cư sĩ vì tinh tấn tu tập cho nên được sinh lên cõi trời.
Giấc mộng thứ tư: Thấy bầy heo đi đến húc phá rừng chiên-đàn. Đó là điềm vào đời vị lai, các cư sĩ đi vào chùa tháp phỉ báng chúng tăng và bới móc những khuyết điểm của họ rồi phá tháp, hại tăng.
Giấc mộng thứ năm: Thấy đầu đội núi Tu-di mà không có cảm giác nặng. Đó là điềm sau khi Phật niết-bàn, A-nan sẽ làm vị thầy trùng tuyên lời Phật cho nghìn vị a-la-hán, không quên sót một câu, mà không cho là nặng nhọc, khiến nhiều người nghe nhận ngộ đạo.
Giấc mộng thứ sáu: Thấy voi lớn bỏ rơi voi nhỏ. Đó là điềm vào đời vị lai có rất nhiều kẻ tà kiến, phá hoại giáo pháp của Phật; còn những người có đức hạnh thì ẩn tích không xuất hiện.
Giấc mộng thứ bảy: Thấy sư tử chết. Đó là điềm sau khi Phật niết-bàn một nghìn bốn trăm bảy mươi năm, trong các đệ tử của Ta có người tu hành đức hạnh, tất cả ác ma đều không thể quấy nhiễu. Bảy sợi lông là chỉ cho sự việc sẽ xảy ra vào khoảng bảy trăm năm sau vậy. Chú thích:
[1] Ngũ trược五濁 Phạm: Paĩca kawàyà. Chỉ cho 5 thứ cặn đục nổi lên trong kiếp giảm (thời đại mà tuổi thọ con người rút ngắn dần). Cứ theo kinh Bi hoa quyển 5 và Pháp uyển châu lâm quyển 98, thì Ngũ trược là: 1. Kiếp trược (Phạm: Kalpa-kawàya). Trong thời kiếp giảm, khi tuổi thọ con người giảm xuống còn 30 tuổi thì nạn đói kém xảy ra, lúc còn 20 tuổi thì nạn bệnh dịch xảy ra và lúc còn 10 tuổi thì nạn binh đao nổi dậy, chúng sinh trong thế giới thảy đều bị hại. 2. Kiến trược (Phạm:Dfwỉi-kawàya). Chính pháp diệt rồi, Tượng pháp dần dần xuất hiện, tà pháp bắt đầu sinh, tà kiến tăng mạnh, khiến con người không tu pháp lành. 3. Phiền não trược (Phạm: Klezakawàya). Chúng sinh nhiều ái dục, tham lam, bỏn sẻn, tranh đua, nịnh hót, lừa gạt, tiếp nhận các pháp tà, làm cho tâm thần bị não loạn. 4. Chúng sinh trược (Phạm: Sattvakawàya), cũng gọi Hữu tình trược. Chúng sinh phần nhiều tồi tệ, xấu xa, không hiếu kính cha mẹ, người lớn tuổi, không sợ quả báo ác, không tạo công đức, không tu tuệ thí, chẳng giữ trai giới. 5. Mệnh trược (Phạm:Àyu-kawàya), cũng gọi Thọ trược. Đời xưa con người thọ 8 vạn tuổi, đời nay do nghiệp ác tăng mạnh nên tuổi thọ giảm dần, hiếm người sống được trăm tuổi.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.26.84 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.