Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bất Tự Thủ Ý Kinh [佛說不自守意經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bất Tự Thủ Ý Kinh [佛說不自守意經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.03 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bất Tự Thủ Ý

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đức Phật giảng kinh Bất Tự Thủ Ý.
Tôi nghe như vậy, có một thời , Đức Phật ở tại nước Xá Vệ (2), trong tịnh xá Kì-Thọ Cấp-Cô-Độc viên.(3)
Đức Phật gọi các Tỳ -kheo, các Tỳ-Kheo thưa rằng : Dạ thầy.
Đức Phật bảo rằng: Hãy nghe đây tự thủ và bất tự thủ.
Các tỳ-kheo chắp tay nghe Đức Phật nói.
Đức Phật bảo các tỳ-kheo: Những nhân duyên gì làm bất tự thủ, như nhãn căn (4) không bế thủ, để nhãn quan rơi vào những sắc (5), thức , ý (6) dục xấu thì nó làm chúng ta phóng túng hoang đàng, những ý xấu của chúng ta sẽ làm chúng ta khổ não, khi chúng ta khổ não thì chúng ta không có thể có tâm hồn và ý niệm thanh tịnh, khi tâm hồn và ý niệm không thanh tịnh thì chúng ta không thể nào có chí thành được. Nên dù có chân đế ở đó, nhưng ta không biết được, nên ta không thấy được những chân đế như nó đã có.
Vì đã không biết được, đã không thấy được những chân đế như nó đã có, nên lòng ta không thể xả kết (7) và độ nghi(8) , vì không thể xả kết và độ nghi, chúng ta rơi vào những nhân duyên xấu khác, những hiểu biết khác. Đã hiểu biết khác đi nên sinh khổ não và bất an ẩn(9).
Cũng như thế xảy đến cho cái tai, cái mũi, cái miệng, cái thân, cái ý của chúng ta. Đó được gọi là bất tự thủ.
Đức Phật lại bảo các Tỳ-Kheo rằng: Những nhân duyên của tự thủ. Như nhãn căn tự thủ. Nó không để nhãn quan rơi vào những sắc, thức, ý dục xấu thì nó không làm chúng ta phóng túng hoang đàng, nếu những ý niệm của chúng ta không phóng túng hoang đàng, chúng ta được an lạc.
Vì chúng ta được an lạc nên chúng ta có tâm hồn và ý niệm thanh tịnh. Khi chúng ta có tâm hồn và ý niệm thanh tịnh thì chúng ta biết có đế như (10), biết được đế -như như đã thấy. Đã biết được đế như, đã thấy được đế như, chúng ta sẽ xả kiết và độ nghi, chúng ta sẽ không tin vào những điều bất chí thành, chúng ta sẽ được tuệ trí, chúng ta sẽ được an ẩn.
Lục căn cũng như vậy. Đó gọi là tự thủ. Ta muốn nói tự thủ và bất tự thủ là như vậy.
Đức Phật nói như thế. Tất cả đều hoan hỉ thọ trì.
Đức Phật giảng Kinh Bất Tự Thủ Ý.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Quy nguyên trực chỉ


Kinh Phổ Môn


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.55.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập