Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bát Quan Trai Kinh [八關齋經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Bát Quan Trai Kinh [八關齋經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (3) » Việt dịch (4) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.13 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bát Quan Trai

Việt dịch: Thích Tâm Châu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Thế-Tôn ở trong vườn cây của ông Kỳ Đà và ông Cấp-Cô-Độc, nước Xá-Vệ.
Bấy giờ đức Thế-Tôn bảo các vị Tỳ-Khưu: Nay ta sẽ nói về giới-pháp quan-trai của bậc Thánh-Nhân, vậy các vị nên nghe cho kỹ, nên nghe cho kỹ và nên suy-nghĩ khéo về vấn-đề ấy. Nay ta sẽ nói, các vị Tỳ-Khưu bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, chúng con xin theo đúng như thế! Khi ấy, các vị Tỳ-Khưu kia liền theo đức Phật, tín-thụ lời giáo-hóa của Ngài.
Đức Thế-Tôn dạy: Các vị Tỳ-Khưu, có thiện-nam, thiện-nữ nào, muốn biết tám giới-pháp quan-trai của bậc Thánh-nhân, các vị liền dạy cho người ấy, nên nói lời sau này:
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ (hết đời) không sát-sinh, cũng không dạy người ta sát-sinh, không có tâm oán-hận; thường mang lòng thẹn-hổ, có tâm từ-bi, thương hết thảy chúng-sinh. Con tên là... tên hiệu là...được giáo-giới của bậc A-La-Hán, từ ngày nay về sau, theo ý muốn con, con không làm việc sát-sinh. Và, con không có tâm oán-hận, thường mang lòng thẹn-hổ, có tâm từ-bi, thương hết thảy chúng-sinh.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không làm việc trộm-cắp; hay làm việc bố-thí, cũng không dạy người ta làm việc trộm cắp, thường ưa vui ở nơi nhàn-tĩnh. Như thế, con tên là... tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán, theo ý muốn con, con không làm việc trộm-cắp và thường mang lòng huệ-thí, ưa vui ở nơi nhàn-tĩnh.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không tập những hạnh bất-tịnh; thường tu Phạm-hạnh, trong-sạch không nhơ, mà tự vui thú như đạo. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán, từ nay về sau, con không làm việc dâm-dật và được trong-sạch không nhơ.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ, không nói dối, thường làm theo đạo chân-thực, rất tôn rất quý, như các bậc tôn-trưởng được đời tôn quý. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., được giáo-giới của bậc A-La-Hán kia, từ nay về sau, con không nói dối, cũng không dạy người ta, khiến người ta tập nói dối và sẽ làm theo đạo chân-thực, như bậc tôn-trưởng ở đời, không làm việc nói dối.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ không uống rượu. Như thế, tên con là..., tên hiệu là..., từ nay về sau, theo ý muốn con cũng không uống rượu và cũng không dạy người ta, khiến người ta uống rượu.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ không phạm trai và ăn tùy thời. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, theo ý muốn con, cũng không phạm trai và cũng không dạy người ta khiến người ta phạm trai cùng ăn tùy thời.
- Cũng như bậc A-La-Hán, tận-hình-thọ không ngồi trên giường cao, đẹp. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, con không ngồi trên giường cao, đẹp và cũng không dạy người ta, khiến người ta ngồi.
- Cũng như bậc A-La-Hán tận-hình-thọ, không tập ca, vũ, hí-nhạc, cũng không vận đồ văn-sức (phục sức văn vẻ) cùng hương xông, xoa mình. Như thế, con tên là..., tên hiệu là..., nay một ngày một đêm, không tập ca, vũ, hí-nhạc, cũng không vận đồ văn-sức, cùng hương xông, xoa mình.
Như thế, là tu-hành tám giới-pháp quan-trai của Thánh-nhân.
Đối với công-đức trong tám giới-pháp quan trai ấy không sao có hạn-lượng được. Nói rằng có ngần ấy phúc, ngần ấy công đức, ngần ấy phúc-báo, như thế mà có rất nhiều phúc, không kể xiết được.
Các vị Tỳ-Khưu, ví như năm dòng nước lớn cũng đều cùng ở một nơi, như: Hằng-Già, Dao-Bà-Nô, Tân-Đầu-Hà, Chi-Da, Bà-Đề-Ma-Khí (1), những dòng nước kia chảy đi, không thể hạn lượng nơi chốn được. Nói rằng có ngần ấy nước, có ngần ấy bình nước nhưng còn có đến nghìn bình, trăm nghìn bình nước ngần ấy nữa... Như thế phúc trong tám giới-pháp quan trai của Thánh-nhân, không thể cân lường được. Nói có ngần ấy phúc, ngần ấy công đức, ngần ấy quả-báo, mà phúc lớn ấy không thể kể xiết được.
Bấy giờ các vị Tỳ-Khưu nghe đức Phật nói rồi, hoan hỷ phụng-hành.


Chú thích:
(1) Đây là Ngũ-đại-lưu. Căn-cứ theo Phật-Học đại-từ-điển thì Thiệm-Bô-châu có 4 con sông (tứ hà) đều do A-Nốc đạt chỉ (Anavatapta) mà ra. Bốn con sông ấy là: 1) Hằng-già-hà, mới dịch là Căng-già: (Gangà). 2) Tân-đầu-hà, mới dịch là Tín-độ-hà (Sindhu). 3) Phạ-sô-hà, trước dịch là Phạ-soa-hà (Vaksu). 4) Tỉ-Đa-hà, trước dịch là Tư-Đà-hà (Sità) và nếu cộng cả A-Nốc đạt chỉ (mới dịch là A-Na-Bà-Đáp-Đa) thì là năm. Nhưng có vài phiên âm trong ngũ đại lưu trên, không sao tra cứu ra được. Vậy, ghi rõ nơi đây, tùy các Phật-tử nhận định (lời dịch-giả).

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Kinh Di giáo


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.190.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập