Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
PHẨM TỨ NHIẾP
THỨ BẢY MƯƠI TÁM
Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp như như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa, không có thiệt sự, không có tánh, tự tướng rỗng không, thì làm thế nào phân biệt là pháp lành, pháp chẳng lành, là pháp thế gian, là pháp xuất thế gian, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu, là pháp vô lậu, là pháp hữu vi, là pháp vô vi, là pháp hay được quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, là pháp hay được đạo Bích Chi Phật, là pháp hay được Vô Thượng Bồ Ðề?”
Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Kẻ phàm, người ngu có mộng, có người thấy mộng, nhẫn đến có hóa, có người thấy hóa. Họ phát khởi thân, khẩu, ý gây nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký, nghiệp phước, nghiệp tội, nghiệp bất động.
Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ trong hai thứ không: tất cánh không và vô thỉ không, vì chúng sanh mà thuyết pháp rằng:
Các chúng sanh này! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không, không có sở hữu; thập nhị thập, thập bát giới rỗng không, không có sở hữu.
Sắc thọ, tưởng, hành, thức, thập nhị thập, thập bát giới là mộng, là hưởng, là ảnh, là diệm, là huyễn, là hóa.
Trong đó không có năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, không có mộng cũng không có người thấy mộng, không có hưởng cũng không có người nghe hưởng, không có ảnh cũng không có người thấy ảnh, không có diệm cũng không có người thấy diệm, không có huyễn cũng không có người thấy huyễn, không có hoá cũng không có người thấy hóa.
Tất cả pháp không có căn bổn, thiệt tánh vô sở hữu.
Các người ở trong không có ấm lại thấy có ấm, không có nhập lại thấy có nhập, không có giới lại thấy có giới.
Tất cả pháp ấy đều từ nhơn duyên hòa hợp mà sanh. Do tâm điên đảo mà khởi, thuộc nghiệp quả báo.
Tại sao các người ở trong những pháp rỗng không, không có căn bổn mà lại nắm lấy tướng căn bổn?
Lúc bấy giờ Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện ở trong pháp xan tham mà cứu thoát chúng sanh ra, dạy họ thật hành Ðàn na ba la mật, giữ công đức bố thí này được phước báo lớn. Từ nơi phước báo lớn cứu thoát ra, dạy họ trì giới, nương công đức trì giới, được sanh chỗ tôn quý trên Trời. Rồi lại cứu thoát ra, dạy họ an trụ sơ thiền, do công đức sơ thiền, sanh Trời Phạm Thiên, nhẫn đến dạy họ an trụ nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ cũng như vậy.
Chúng sanh thật hành bố thí ấy và quả báo bố thí, trì giới và quả báo trì giới, thiền định và quả báo thiền định, từ nơi đó mà cứu thoát họ, đặt họ nơi vô dư Niết Bàn, đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác giải thóat môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp.
Bồ Tát làm an ổn chúng sanh, cho họ an trụ trong pháp vô lậu của bực thánh, không sắc, không hình, không đối.
Có ai có thể được quả Tu Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật thì Bồ Tát an ổn giáo hóa, làm cho họ an trụ quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật.
Có ai có thể được Vô Thượng Bồ Ðề thì Bồ Tát an ổn giáo hóa làm cho họ an trụ Vô Thượng Bồ Ðề”.
- Bạch đức Thế Tôn! Chư Ðại Bồ Tát là hi hữu khó theo kịp. Các Ngài hay thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa này.
Các pháp không có tánh là rốt ráo không, vô thỉ không, mà các ngài phân biệt các pháp là thiện, là bất thiện, là hữu lậu, là vô lậu, nhẫn đến là hữu vi là vô vi.
- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Chư Ðại Bồ Tát rất là hi hữu khó theo kịp, hay thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa này. Các pháp không có tánh, rốt ráo không, vô thỉ không, mà các Ngài phân biệt các pháp.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu các ông biết pháp của Ðại Bồ Tát này là rất hi hữu khó theo kịp, thì biết rằng tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng có thể được, huống là người khác.
- Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp hi hữu khó theo kịp của Ðại Bồ Tát mà tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể có được?
- Này Tu Bồ Ðề! Nên nhứt tâm lắng nghe. Có Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ trong báo đắc sáu ba la mật, và an trụ rong báo đắc ngũ thần thông, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, các đà la ni, các trí vô ngại, đi qua đến cõi nước mười phương, có ai đáng dùng bố thí được độ thì dùng bố thí nhiếp họ, có ai dùng trì giới được độ thì dùng trì giới nhiếp họ, có ai đáng dùng nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ để nhiếp họ. Có ai đáng dùng sơ thiền được độ thì dùng sơ thiền để nhiếp họ. Có ai đáng dùng nhị thiền, tam thiền nhẫn đến phi phi tưởng xứ được độ thì theo chỗ thích ứng mà nhiếp lấy họ. Có ai nên dùng từ, bi, hỉ, xả được độ thì dùng từ bi hỉ xả để nhiếp họ. Cá ai nên dùng tứ niệm xứ, tứ chánh cần, có ai nên dùng tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tác tam muội được độ thì theo chỗ thích ứng để nhiếp lấy họ.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát dùng bố thí lợi ích chúng sanh thế nào?
- Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát bố thí tùy chỗ chúng sanh cần dùng mà cung cấp tất cả cho họ, như là thức ăn, món uống, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, y phục, xe ngựa, hương hoa, anh lạc v.v… đồng như cúng dường chư Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Ðà hàm, Tu Ðà Hoàn không khác. Hoặc bố thí cho bực đã nhập chánh đạo, người phàm, dưới đến chim thú đều không phân biệt sai khác, bố thí đồng đẳng.
Tại sao? Vì tất cả pháp chẳng khác, chẳng phân biệt nên Bồ Tát này không khác, không phân biệt.
Bố thí như vậy rồi sẽ được báo pháp vô phân biệt, đó là nhứt thiết chủng trí.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu Ðại Bồ Tát thấy kẻ ăn xin mà quan niệm rằng: Phật là phước điền, ta nên cúng dường, chim thú chẳng phải là phước điền, ta chẳng nên bố thí thì chẳng phải là pháp Bồ Tát.
Tại sao? Ðại Bồ Tát phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề chẳng nghĩ rằng: Chúng sanh này nên bố thí lợi ích, chúng sanh này chẳng nên bố thí, do vì bố thí chúng sanh này được sanh dòng lớn Sát Ðế Lợi, Bà La Môn, Cư Sĩ, nhẫn đến do vì bố thí nên dùng pháp tam thừa độ họ vào vô dư Niết Bàn.
Nếu có chúng sanh đến xin, Bồ Tát chẳng sanh lòng phân biệt sai khác: nên cho người này, không nên cho người này.
Tại sao? Vì Bồ Tát vì những chúng sanh này mà phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, nếu còn phân biệt chọn lựa thì sa vào chỗ quở trách của chư Phật, Bồ Tát, Bích Chi Phật, Thanh Văn và tất cả Trời, Người, thế gian.
Ai thỉnh Ngài cứu tất cả chúng sanh! Ngài là nhà của tất cả chúng sanh, là chỗ hỗ trợ tất cả chúng sanh, là chỗ nương tựa của tất cả chúng sanh mà lại phân biệt, lựa chọn nên cho, chẳng nên cho.
Lại nữa, lúc Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, hoặc có người hay Phi Nhơn đến muốn cầu xin thân thể, tay chưn của Bồ Tát, bấy giờ Bồ Tát chẳng nên sanh hai lòng: nên cho hay chẳng nên cho.
Tại sao? Vì Ðại Bồ Tát vì chúng sanh mà thọ thân, nay chúng sanh đến lấy đâu nên chẳng cho. Bồ Tát phải quan niệm rằng tôi vì lợi ích chúng sanh mà thọ thân này, chúng sanh chẳng xin còn phải cho họ, huống là xin mà lại chẳng cho!
Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật phải học như vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Nếu thấy có người đến xin, Ðại Bồ Tát phải quan niệm: Trong đây ai cho, ai nhận, gì là vật cho? Tất cả pháp ấy đều không có tự tánh, vì là rốt ráo không vậy. Pháp không tướng thì không có cho, không có giựt. Tại sao? Vì là rốt ráo không, là nội không, là ngoại không, là nội ngoại không, là đại không, là đệ nhứt nghĩa không, là tự tướng không. An trụ trong các thứ không ấy mà bố thí thì đầy đủ Ðàn na ba la mật. Vì đầy đủ Ðàn na ba la mật nên nếu bị đâm chém thân thể hay bị cướp giựt tài vật, Bồ Tát này liền nghĩ rằng: Chặt chém ta là ai? Cướp giựt của ta là ai?
Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy phương Ðông có hằng sa Ðại Bồ Tát, vào địa ngục làm cho lửa tắt, nước sôi lạnh, dùng ba sự để giáo hóa: một là thần thông, hai là biết tâm niệm kẻ khác, ba là thuyết pháp.
Bồ Tát này dùng sức thần thông làm cho trong Ðịa ngục lửa tắt, nước sôi lạnh, biết tâm niệm kẻ khác, dùng từ bi hỉ xả tùy ý thuyết pháp. Những chúng sanh ấy ở nơi Bồ Tát sanh lòng thanh tịnh, thoát khỏi địa ngục rồi lần lần do pháp tam thừa mà được hết khổ sanh tử.
Như phương Ðông, chín phương kia cũng vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát trong hằng sa quốc độ mười phương, thấy chư Bồ Tát hầu hạ chư Phật, cung cấp đồ cần dùng, mến kính chư Phật. Nếu chư Phật có dạy bảo thì chư Bồ Tát ấy đều hay thọ trì tất cả nhẫn đến lúc thành Vô Thượng Bồ Ðề trọn chẳng quên sót.
Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát mười phương hằng sa quốc độ, thấy chư đại Bồ Tát vì Súc sanh mà xả thân thể phân tán các nơi, có Súc sanh nào ăn thịt của Ðại Bồ Tát ấy đều sanh lòng mến kính. Do có lòng mến kinh Bồ Tát nên thoát ly loài Súc sanh, được gặp chư Phật, nghe pháp tu hành, do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật pháp mà nhập vô dư Niết Bàn.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Chư Ðại Bồ Tát làm lợi ích chúng sanh rất nhiều, giáo hóa chúng sanh khiến phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, đúng pháp tu hành nhẫn đến nhập vô dư Niết Bàn.
Lại này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư Ðại Bồ Tát trong hằng sa quốc độ mười phương trừ những khổ đói khát của hàng Ngạ quỉ. Hàng Ngạ quỉ này đều kính mến Bồ Tát. Do sự kính mến Bồ Tát này mà được thoát ly Ngạ quỉ, gặp Phật nghe pháp, tu hành đúng pháp, lần lần do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật thừa mà nhập vô dư Niết Bàn.
Ðại Bồ Tát vì độ chúng sanh mà thật hành tâm đại bi như vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư Ðại Bồ Tát ở trên Trời Tứ Thiên Vương thuyết pháp. Cũng thuyết pháp tại cung trời Ðao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Ðâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa. Chư Thiên nghe Bồ Tát thuyết pháp, lần lần do ba thừa mà được diệt độ.
Này Tu Bồ Ðề! Trong hàng Thiên chúng này, nếu có ai say mê ngũ dục, Bồ Tát hiện lửa nổi dậy đốt cháy cung điện họ rồi thuyết pháp cho họ: Này chư Thiên! Tất cả pháp hữu vi đều vô thường, đâu có an ổn được.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy hàng Phạm Thiên trong hằng sa quốc độ ở mười phương thế giới chấp lấy tà kiến. Chư Bồ Tát dạy họ xa rời tà kiến mà bảo rằng: Sao các Ngài ở trong các pháp hư vọng không tướng mà lại sanh tà kiến!
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ tâm đại từ vì chúng sanh mà thuyết pháp.
Này Tu Bồ Ðề! Ðó là pháp hi hữu khó theo kịp của Ðại Bồ Tát vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như lai dùng Phật nhãn thấy chư Ðại Bồ Tát trong hằng sa quốc độ mười phương thế giới dùng bốn sự để nhiếp lấy chúng sanh. Ðó là bố thí, ái ngữ, lợi ích và đồng sự.
Thế nào là Bồ Tát dùng bố thí để nhiếp lấy chúng sanh?
Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát dùng hai thứ bố thí để nhiếp lấy chúng sanh. Ðó là tài thí và pháp thí.
Những gì là tài thí nhiếp lấy chúng sanh?
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát đem các thứ bảo vật: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, chơn châu, kha bối, san hô v.v…, hoặc đem đồ uống ăn, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý phục, mền mùng, phòng nhà, đèn đuốc, hoa hương, anh lạc, hoặc con trai, con gái, hoặc bò, dê, voi, ngựa, xe cộ, hoặc đem thân thể mình mà cung cấp cho chúng sanh. Bồ Tát bảo chúng sanh rằng: Các ngươi nếu có cần dùng gì thì đến lấy như đến lấy vật của mình chớ có nghi ngại. Bố thí xong, Bồ Tát này dạy cho họ pháp tam quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Hoặc dạy họ thọ ngũ giới, thọ bát trai giới, hoặc dạy sơ thiền, nhẫn đến phi tưởng, phi phi tưởng định, hoặc dạy từ bi hỉ xả, hoặc dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, hoặc dạy quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, hoặc tướng hoặc xúc, hoặc dạy họ tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, đại từ đại bi, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, hoặc dạy quả Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, đạo Bích Chi Phật, hoặc dạy Vô Thượng Bồ Ðề.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sanh: tài thí xong lại dạy cho họ được Niết Bàn an ổn vô thượng. Ðây gọi là pháp hi hữu khó theo kịp của Ðại Bồ Tát.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Bồ Tát dùng pháp thí nhiếp chúng sanh?
Này Tu Bồ Ðề! Pháp thí có hai thứ: một là thế gian, hai là xuất thế gian?
Những gì là pháp thí thế gian?
Trình bày dạy rõ pháp thế gian như là quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Những pháp thế gian như vậy với những pháp cùng đồng với pháp sở hành của phàm phu, thì gọi là pháp thí thế gian.
Bồ Tát này pháp thí thế gian như vậy rồi dùng nhiều các giáo hóa cho họ xa rời pháp thế gian. Xa rời pháp thế gian xong, Bồ Tát dùng sức phương tiện làm cho họ được pháp vô lậu của bực Thánh và quả vô lậu của bực Thánh.
Những gì là pháp vô lậu của bực Thánh?
Những gì là quả vô lậu của bực Thánh?
Pháp vô lậu của bực Tháh là ba mươi bảy phẩm trợ đạo và ba môn giải thoát.
Quả vô lậu của bực Thánh là quả Tu Ðà Hoàn, nhẫn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Ðề.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Pháp Thánh vô lậu của Ðại Bồ Tát còn có trí huệ trong quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến trí huệ trong quả A La Hán, trí huệ trong đạo Bích Chi Phật, trí huệ trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, trí huệ trong sáu ba la mật nhẫn đến trí huệ trong đại từ đại bi.
Tất cả pháp như vậy, hoặc pháp thế gian, xuất thế gian, trí huệ, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, nhứt thiết chủng trí trong pháp ấy thì gọi là pháp Thánh vô lậu của Ðại Bồ Tát.
Những gì là quả Thánh vô lậu?
Dứt tất cả chủng tập phiền não thì gọi quả Thánh vô lậu.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát có được nhứt thiết chủng trí chăng?
- Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy, Ðại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí.
- Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát với Phật có những gì khác?
- Này Tu Bồ Ðề! Có khác. Ðại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí thì gọi là Phật.
Tại sao? Vì tâm Bồ Tát cùng tâm Phật không khác.
Bồ Tát an trụ trong nhứt thiết chủng trí, đối với tất cả pháp không pháp nào chẳng soi sáng.
Ðây gọi là Ðại Bồ Tát thế gian pháp thí.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát nhơn thế gian pháp thí mà được xuất thế gian pháp thí.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh cho họ được pháp thế gian, dùng sức phương tiện dạy cho họ được pháp xuất thế gian.
Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp xuất thế gian của Bồ Tát? Những pháp chẳng cùng đồng với pháp phàm phu. Ðó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, tám giải thoát môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, năm trăm đà la ni môn. Ðây gọi là pháp xuất thế gian.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ niệm xứ?
Ðại Bồ Tát quán nội thân theo thân mà quán sát, quán ngoại thân theo thân mà quán sát, siêng năng tinh tiến dùng nhứt tâm trí huệ quán sát, quán tập nhơn của thân do nhơn duyên sanh, quán thân diệt, quán sát hành sanh diệt của thân tập, đạo này không sở Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, nơi thế gian không sở thọ. Ðó là thân niệm xứ.
Thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ cũng như vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ chánh cần?
Những pháp ác bất thiện chưa sanh nên siêng năn tinh tiến.
Những pháp ác bất thiện đã sanh, vì dứt trừ nên siêng năng tinh tiến.
Những pháp thiện chưa sanh, vì sanh khởi nên siêng năng tinh tiến.
Những pháp thiện đã sanh, vì thêm lớn đầy đủ nên siêng năng tinh tiến. Ðây gọi tứ chánh cần.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ như ý túc?
Nguyện dục tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
Tinh tiến tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
Nhứt tâm tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
Tư duy tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
Ðây gọi là tứ như ý túc.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là ngũ căn? Ðó là tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn và huệ căn.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là ngũ lực? Ðó là tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực và huệ lực.
Thế nào là thất giác phần? Ðó là niệm giác phần, hỉ giác phần, khinh an giác phần, định giác phần và xả giác phần.
Thế nào là bát thánh đạo phần? Ðó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định.
Thế nào là tam tam muội? Ðó là không tam muội môn, vô tướng tam muội môn và vô tác tam muội môn.
Thế nào là không tam muội? Dùng không hành và vô ngã hành để nhiếp tâm gọi là không tam muội.
Thế nào là vô tướng tam muội? Dùng tịch diệt hành và ly hành để nhiếp tâm gọi là vô tướng tam muội.
Thế nào là vô tác tam muội? Dùng vô thường hành và khổ hành để nhiếp tâm gọi là vô tác tam muội.
Thế nào là bát bội xả?
Trong có tướng sắc, ngoài quán sắc là bội xả thứ nhứt.
Trong không tướng sắc, ngoài quán sắc là bội xả thứ hai.
Tịnh bội xả là bội xả thứ ba.
Qua khỏi tất cả tướng sắc, diệt tướng có đối ngại, vì chẳng nghĩ đến tất cả tướng dị biệt mà quán hư không vô biên, nhập vô biên hư không xứ, là bội xả thứ tư.
Nhẫn đến qua khỏi phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập diệt thọ tưởng bội xả, là bội xả thứ tám.
Thế nào là cửu thứ đệ định?
Hành giả rời lìa pháp ái dục, ác bất thiện có giác, có quán, ly dục, sanh hỉ lạc, nhập sơ thiền, nhẫn đến qua khỏi phi phi tưởng xứ, nhập diệt thọ tưởng định, gọi là cửu thứ đệ định.
Thế nào là mười trí lực của Phật?
Sức trí biết đúng thiệt phải chỗ, chẳng phải chỗ.
Sức trí biết đúng thiệt về những nghiệp, những thọ, biết chỗ tạo nghiệp, biết nhơn duyên, biết quả báo suốt thuở quá khứ, hiện tại và vị lai của chúng sanh.
Sức trí biết đúng thiệt tất cả thiền định, giải thoát tam muội.
Sức trí biết đúng thiệt căn tánh thượng, trung hay hạ của tất cả chúng sanh.
Sức trí biết đúng thiệt những tri kiến hiểu biết và chỗ thích muốn của tất cả chúng sanh.
Sức trí biết đúng thiệt những cảnh giới sai khác của tất cả chúng sanh.
Sức trí biết đúng thiệt chỗ đục đến của tất cả đạo hạnh.
Sức trí biết đúng thiệt đời trước của tất cả chúng sanh từ một kiếp đến vô lượng kiếp.
Sức trí biết đúnh thiệt, dùng thiên nhãn thấy chúng sanh sanh về đường lành, đường dữ nhẫn đến nhập Niết Bàn.
Sức trí biết đúng thiệt vô lậu tam giải thoát.
Ðây là mười trí lực của Phật”.
Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Thế nào là tứ vô sở úy?
Ðức Phật nói lời thành thiệt rằng: Ta là người nhứt thiết chánh trí. Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn, hoặc chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương, hoặc người nào bảo thiệt rằng pháp ấy chẳng biết. Cũng chẳng thấy nhẫn đến chút tướng sợ sệt. Vi thế nên ta được an ổn, được không chỗ trụ, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà tất cả chúng khác, hoặc Sa Môn hay Bà La Môn, chư Thiên, Ma, Phạm thiệt chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ nhứt vậy.
Ðức Phật nói lời thành thiệt rằng: Nơi ta tất cả tập lậu đã hết sạch. Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn, hoặc chư Thiên hay Ma Vương, Phạm Vương, hoặc những chúng khác như thiệt nói tập lậu ấy chẳng hết. Cũng chẳng thấy nhẫn đến có chút tướng sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn, được không sợ sệt, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà các Sa Môn hay Bà La Môn hoặc chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương, hoặc những chúng khác thiệt chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ hai vậy.
Ðức Phật nói lời thành thiệt rằng: Ta nói đây là pháp chướng đạo. Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn, hoặc chư Thiên hay Ma Vương, Phạm Vương, hoặc những sanh chúng khác như thiệt nói thọ pháp ấy chẳng chướng đạo. Cũng chẳng thấy nhẫn đến có chút tướng sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn, được không sợ sệt, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà các Sa Môn hay Bà La Môn hoặc chư Thiên, Ma Vương, hoặc những chúng khác chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ ba vậy.
Ðức Phật nói lời thành thiêt rằng: Thánh đạo của ta nói có thể ra khỏi thế gian, thiệt hành theo đây có thể biết khổ. Nếu có Sa Môn hay Bà La môn, hoặc chư Thiên, hay Ma Vương, Phạm Vương, hoặc những chúng khác như thiệt nói hành đạo ấy chẳng hay ra khỏi thế gian, chẳng hay hết khổ. Cũng chẳng thấy nhẫn đến có chút tướng sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn, được không sợ sệt, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà các Sa Môn, Bà La Môn hoặc chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương, hoặc những chúng khác thiệt chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ tư vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là bốn trí vô ngại?
Một là nghĩa vô ngại trí. Hai là pháp vô ngại trí. Ba là từ vô ngại trí. Bốn là nhạo thuyết vô ngại trí.
Trí huệ duyên nơi nghĩa là nghĩa vô ngại trí.
Trí huệ duyên nơi pháp là pháp vô ngại trí.
Trí huệ duyên nơi ngôn từ là từ vô ngại trí.
Trí huệ duyên nơi nhạo thuyết là nhạo thuyết vô ngại trí.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là mười tám pháp bất cộng?
Nơi chư Phật: một là thân không lỗi, hai là miệng không lỗi, ba là niệm không lỗi, bốn là không có tưởng dị biệt, năm là không có tâm chẳng định, sáu là không có sự chẳng biết rồi mà bỏ, bảy là nguyện dục không giảm, tám là tinh tiến không giảm, chín là niệm không giảm, mười là huệ không giảm, mười một là giải thoát không giảm, mười hai là giải thoát tri kiến không giảm, mười ba là tất cả thân nghiệp hành động theo trí huệ, mười bốn là tất cả khẩu nghiệp hành động theo trí huệ, mười lăm là tất cả ý nghiệp hành động theo trí huệ, mười sáu là trí huệ biết đời quá khứ vô ngại, mười bảy là trí huệ biết đời vị lai vô ngại, mười tám là trí huệ biết đời hiện tại vô ngại.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là ba mươi hai tướng?
Một, lòng bàn chân bằng phẳng. Hai, lòng bàn chưn làn chỉ xoáy hình bánh xe ngàn cọng. Ba, ngón tay và ngón chưn dài hơn người khác. Bốn, tay và chưn dịu mềm hơn chỗ khác trên thân. Năm, gót chưn rộng no đầy đẹp tốt. Sáu, các ngón tay, ngón chưn có màn lưới mỏng trong suốt liền nhau, đẹp hơn người khác. Bảy, lưng bàn chưn cao bằng đẹp tương xứng với gót chưn. Tám, bắp chưn thon đẹp như bắp chưn của Lộc Vương. Chín, đứng thẳng hai tay rờ đến gối. Mười, tướng âm ẩn kín như mã vương, tượng vương. Mười một, thân ngang rộng như cội cây ny câu lô. Mười hai, mỗi lỗ lông mộc một sợi lông màu xanh dịu mềm mà xoắn về phía hữu. Mười bốn, thân màu hoàng kim, màu đẹp hơn vàng diêm phù đàn. Mười lăm, ánh sáng từ thân chiếu ra một tượng. Mười sáu, da mỏng mịn trơn chẳng dính bụi, ruồi muỗi chăng đậu được. Mười bảy, bảy chỗ trên thân no đầy: hai lòng bàn chưn, hai lòng bàn tay, trên đầu hai vai và giữa cổ. Mười tám, dưới hai nách no đầy. Mười chín, phần thân trên như sư tử. Hai mươi, thân hình ngay thẳng. Hai mươi mốt, vai tròn đẹp. Hai mươi hai, có bốn mươi cái răng. Hai mươi ba, răng trắng bằng kín và chưn rất sâu. Hai mươi bốn, bốn cái răng nanh rất trắng hơn cả và lớn. Hai mươi lăm, hai má vuông bầu như má sư tử. Hai mươi sáu, trong yết hầu có hai chỗ rịn nước tân dịch, vị ngọt ngon trên hết các vị ngọt ngon nhứt. Hai mươi bảy, lưỡi lớn mỏng mềm có thể che trùm đến tóc và tai. Hai mươi tám, âm thanh trong trẻo, vang xa như tiếng chim ca lăn tần già. Hai mươi chín, màu mắt sáng như vàng ròng. Ba mươi, lông nheo như của ngưu vương. Ba mươi mốt, giữa chặng hai mày có lông trắng mềm nhuyễn như bông. Ba mươi hai, xương thịt trên đỉnh đầu vun thành búi.
Thân đức Phật thành tựu đủ ba mươi hai tướng này, ánh sáng chiếu khắp cõi Đại Thiên. Nếu lúc muốn chiếu rộng thời chiếu khắp vô lượng vô số thế giới mười phương. Vì chúng sanh nên đức Phật thọ thân ánh sáng một trượng. Nếu phóng vô lượng quang thì không có thời tiết, năm tháng, ngày giờ.
Âm thanh của đức Phật vang khắp cõi Ðại Thiên. Nếu lúc muốn tiếng lớn thì vang khắp vô lượng vô số thế giới mười phương. Tùy theo số chúng sanh nhiều ít, âm thanh của đức Phật đều khắp đến họ cả.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tám mươi tùy hình hảo?
Một, đỉnh đầu không thể thấy đến. Hai, mũi thẳng cao đẹp và lỗ kín. Ba, mày như vành trăng mới sanh và màu ngọc lưu ly biếc. Bốn, vành tai lớn dầy. Năm, thân vóc vững chắc như Na la diên. Sáu đầu xương móc nhau như móc xích. Bảy, lúc xoay mình lại dạng như tượng vương. Tám, lúc đi bàn chưn cách đất bốn tấc mà chỉ chưn lại hiện trên đất. Chín, móng tay như màu đồng đỏ mỏng mà láng bóng. Mười, xương gối cứng chắc tròn đẹp. Mười một, toàn thân sạch sẽ. Mười hai, thân mềm dịu. Mười ba, thân chẳng cong. Mười bốn, ngón tay dài vót tròn. Mười lăm, chỉ tay trang nghiêm. Mười sáu, mạch máu ẩn sâu. Mười bảy, mắt cá chẳng lộ. Mười tám, thân nhuần láng. Mười chín, thân tự giữ ngay, đi thẳng xiên. Hai mươi, thân đầy đủ. Hai mươi mốt, biết đầy đủ. Hai mươi hai, dung nghi đầy đủ. Hai mươi ba, luôn an ổn không gì làm động được. Hai mươi bốn, oai chấn tất cả. Hai mươi lăm, tất cả đều thích nhìn. Hai mươi sáu, khuôn mặt chẳng lớn dài. Hai mươi bảy, chánh dung mạo chẳng đổi sắc. Hai mươi tám, khuôn mặt đầy đủ. Hai mươi chín, môi đỏ màu như màu trái tần bà. Ba mươi, âm thanh vẳng sâu. Ba mươi mốt, lỗ rún sâu tròn đẹp. Ba mươi hai, lông xoắc về phía hữu. Ba mươi ba, tay chưn đều bằng đầy. Ba mươi bốn, tay chưn như ý. Ba mươi lăm, chỉ tay thẳng sáng. Ba mươi sáu, chỉ tay dài. Ba mươi bảy, chỉ tay thẳng dứt. Ba mươi tám, tất cả chúng sanh ác tâm khi nhìn thấy đều hòa vui. Ba mươi chín, gương mặt rộng rất đẹp. Bốn mươi, gương mặt đầy sạch như mặt trăng. Bốn mươi mốt, tùy theo ý chúng sanh mà hòa vui cùng nói chuyện. Bốn mươi hai, chưn lông ra hơi thơm. Bốn mươi ba, miệng ra hơi thơm vô thượng. Bốn mươi bốn, nghi dung như sư tử. Bốn mươi lăm, đi đứng như tượng vương. Bốn mươi sáu, cách đi như nga vương. Bốn mươi bảy, đầu như trái ma đà na. Bốn mươi tám, đầy đủ tất cả âm thanh. Bốn mươi chín, răng bén. Năm mươi, lưỡi màu đỏ. Năm mươi mốt, lưỡi mỏng. Năm mươi hai, lông màu hồng. Năm mươi ba, lông sạch sẽ. năm mươi bốn, mắt rộng dài. Năm mươi lăm, cửa lỗ đủ tướng. Năm mươi sáu, tay chưn trắng đỏ như màu hoa sen hồng. Năm mươi bảy, rún chẳng lộ. Năm mươi tám, bụng chẳng lộ. Năm mươi chín, bụng nhỏ. Sáu mươi, thân chẳng nghiêng động. Sáu mươi mốt, thân vững nặng. Sáu mươi hai, thân phần lớn. Sáu mươi ba, thân cao. Sáu mươi bốn, tay chưn dịu láng sạch sẽ. Sáu mươi lăm, từ nơi thân ánh sáng chiếu ra một trượng. Sáu mươi sáu, ánh sáng chiếu thân mà đi. Sáu mươi bảy, bình đẳng xem chúng sanh. Sáu mươi tám, chẳng khinh chúng sanh. Sáu mươi chín, tùy theo chúng sanh âm thanh chẳng hơn kém. Bảy mươi, thuyết pháp chẳng thấp. Bảy mươi mốt, tùy theo ngữ ngôn của chúng sanh mà thuyết pháp cho họ. Bảy mươi hai, phát âm đúng các âm thanh. Bảy mươi ba, thứ đệ có nhơn duyên thuyết pháp. Bảy mươi bốn, tất cả chúng sanh không ai có thể nhìn xem hết những tướng trên thân đức Phật. Bảy mươi lăm, người xem không nhàm chán. Bảy mươi sáu, tóc dài đẹp. Bảy mươi bay, tóc chẳng rối. Bảy mươi tám, tóc xoắn đẹp. Bảy mươi chín, tóc màu như thanh châu. Tám mươi, tay chưn có tướng phước đức.
Này Tu Bồ Ðề! Thân của đức Phật thành tựu tám mươi tùy hình hảo như vậy.
Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh rằng: Này thiện nam tử! Phải khéo học phân biệt các chữ, cũng khéo biết một chữ nhẫn đến bốn mươi hai chữ. Tất cả ngôn ngữ đều nhập tự môn đầu tiên. Tất cả ngữ ngôn cũng nhập tự môn thứ hai, nhẫn đến tự mốn thứ bốn mươi hai, tất cả ngữ ngôn đều nhập trong đó. Một chữ đều nhập trong bốn mươi hai chữ. Bốn mươi hai chữ cũng nhập trong một chữ.
Chúng sanh phải khéo học bốn mươi hai chữ ấy. Khéo học bốn mươi hai chữ rồi có thể khéo giảng thuyết tự pháp. Khéo giảng nói tự pháp rồi khéo giảng nói vô tự pháp.
Này Tu Bồ Ðề! Như đức Phật khéo biết pháp, khéo biết tự, khéo biết vô tự. Vì vô tự pháp mà nói tự pháp. Tại sao? Vì vượt qua tất cả danh tự pháp nên gọi là Phật pháp.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng hai thứ bố thí nhiếp lấy chúng sanh, đó là tài thí và pháp thí.
Ðây là việc hi hữu khó theo kịp của Bồ Tát.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát ái ngữ nhiếp lấy chúng sanh?
Ðại Bồ Tát dùng sáu ba la mật, vì chúng sanh thuyết pháp, bảo rằng: Các ngươi thật hành sáu ba la mật nhiếp lấy tất cả thiện pháp.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát lợi hành nhiếp lấy chúng sanh?
Ðại Bồ Tát luôn luôn giáo hóa chúng sanh, bảo họ thật hành sáu ba la mật.
Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Ðại Bồ Tát đồng sự nhiếp lấy chúng sanh?
Do dùng sức sáu thứ thần thông, Ðại Bồ Tát biến hóa nhiều cách vào trong sáu loài cùng với chúng sanh đồng sự, rồi dùng bốn pháp nhiếp mà nhiếp lấy họ”.
Ngài Tu Bồ Ðề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu chúng sanh rốt ráo bất khả đắc, pháp cũng bất khả đắc, pháp tánh cũng bất khả đắc, vì rốt ráo không, vô thỉ không vậy. Ðại Bồ Tát thế nào lúc hành Bát nhã ba la mật, hành Thiền ba la mật, hành Tiến ba la mật, hành Nhẫn ba la mật, hành Giới ba la mật, hành Thí ba la mật lại hành tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười tám không; lại hành không, vô tướng và vô tác tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ định, lại hành Phật thập lực, tứ vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo? Thế nào lại an trụ báo đắc năm món thần thông mà vì chúng sanh thuyết pháp; chúng sanh thiệt bất khả đắc vì chúng sanh bất khả đắc vậy. Sắc bất khả đắc, nhẫn đến thức bất khả đắc, vì năm ấm bất khả đắc vậy. Sáu ba la mật, nhẫn đến tám mươi tùy hình hảo đều bất khả đắc.
Trong những bất khả đắc ấy, không có chúng sanh, không có sắc, nhẫn đến không có tám mươi tùy hình hảo.
Bạch đức Thế Tôn! Thế nào Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì chúng sanh thuyết pháp?
Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát còn bất khả đắc, huống là có Bồ Tát pháp!”.
Ðức Phật bảo ngài Tu Bồ Ðề: “Ðúng như vậy. Ðúng như lời ông nói. Vì chúng sanh bất khả đắc nên biết là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, chư pháp không, tánh không, tướng không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.
Vì chúng sanh bất khả đắc nên biết là ngũ ấm không, thập nhị nhập không, thập bát giới không, thập nhị nhơn duyên không, tứ đế không, ngã, chúng sanh thọ mạng đều không, sanh giả, dưỡng giả, dục giả, chúng số giả đều không, nhơn giả, tác giả, sử tác giả đều không, khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả đều không, tri giả, kiến giả đều không.
Vì chúng sanh bất khả đắc nên biết tứ thiền không, tứ vô lượng tâm không, tứ vô sắc định không, nên biết ba mươi bảy pháp trợ đạo không, không, vô tướng, vô tác đều không, bát bội xả không, cửu thứ đệ định không.
Vì chúng sanh bất khả đắc nên biết Phật thập lực không, tứ vô úy không, bốn trí vô ngại không, mười tám pháp bất cộng không. Nên biết quả Tu Ðà Hoàn không, quả Tư Ðà Hàm không, quả A Na Hàm không, quả A La Hán không, đạo Bích Chi Phật không. Nên biết Bồ Tát địa không, Vô Thượng Bồ Ðề không.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát thấy tất cả pháp không như vậy, vì chúng sanh thuyết pháp chẳng mất các tướng không.
Bồ Tát này lúc quán như vậy biết rõ tất cả pháp vô ngại. Biết tất cả pháp vô ngại rồi chẳng phá hoại các pháp tướng, chẳng thấy khác, chẳng phân biệt, chỉ vì chúng sanh, thuyết pháp đúng như thiệt.
Ví như hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra, hóa nhơn này lại hóa ra làm vô lượng ngàn trăm ức người, có người dạy bố thí, có người dạy trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ, có người dạy tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định.
Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao? Hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra đó có phân biệt, phá hoại các pháp chăng?”.
- Bạch đức Thế Tôn! Hóa nhơn đó không có tâm, không có tâm sở, đâu có phân biệt, phá hoại các pháp.
- Này Tu Bồ Ðề! Vì thế nên phải biết Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật vì chúng sanh mà thuyết pháp đúng chỗ đáng nói, đem chúng sanh ra khỏi chỗ điên đảo, làm cho chúng sanh được đến chỗ an trụ, vì pháp chẳng trói, chẳng mở vậy.
Tại sao vậy?
Này Tu Bồ Ðề! Sắc chẳng trói, chẳng mở. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng trói, chẳng mở.
Sắc không trói, không mở chẳng phải sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không trói, không mở chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.
Tại sao? Vì sắc rốt ráo thanh tịnh. Vì thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến tất cả pháp hoặc hữu vi hoặc vô vi cũng đều rốt ráo thanh tịnh.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát vì chúng sanh thuyết pháp cũng chẳng có được chúng sanh và tất cả pháp. Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
Bồ Tát vì chẳng an trụ nơi pháp nên an trụ trong các pháp tướng, đó là sắc không nhẫn đến pháp hữu vi, pháp vô vi không.
Tại sao? Vì sắc nhẫn đến pháp hữu vi, pháp vô vi tự tánh bất khả đắc nên không có chỗ an trụ. Pháp vô sở hữu chẳng an trụ pháp vô sở hữu. Pháp tự tánh chẳng an trụ pháp tự tánh. Pháp tha tánh chẳng an trụ pháp tha tánh.
Tại sao? Vì tất cả pháp ấy đều bất khả đắc. Pháp bất khả đắc sẽ an trụ chỗ nào?
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, dùng các pháp không ấy có thể thuyết pháp như vậy.
Hành Bát nhã ba la mật như vậy, ở nơi chư Phật và hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không có lỗi.
Tại sao? Chư Phật, chư Bồ Tát và Bích Chi Phật cùng A La Hán được pháp này rồi vì chúng sanh thuyết pháp cũng chẳng chuyển các pháp tướng. Vì như, pháp tánh, thiệt tế chẳng chuyển được vậy. Tại sao? Vì các pháp không có tánh.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp tánh, như, thiệt tế chẳng chuyển thì sắc cùng pháp tánh có khác chăng? Sắc cùng với như và thiệt tế có khác chăng. Thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu có khác chăng?
- Không. Này Tu Bồ Ðề! Sắc chẳng khác pháp tánh, chẳng khác như, chẳng khác thiệt tế. thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến hữu lậu, vô lậu cũng chẳng khác.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu sắc chẳng khác pháp tánh, chẳng khác như, chẳng khác thiệt tế, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến hữu lậu, vô lậu chẳng khác thì làm sao phân biệt pháp ác có ác báo là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, pháp lành có báo lành là Người và Trời? Thế nào phân biệt pháp ác, không thiện có báo không ác, không thiện là quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề?
Này Tu Bồ Ðề! Vì là thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải trong đệ nhứt nghĩa đế. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng thể nói nhơn duyên, quả báo. Tại sao? Ðệ nhứt nghĩa đế thiệt không có tướng, không có phân biệt, cũng không có ngôn thuyết. Dó là vì sắc nhẫn đến pháp hữu lậu, vô lậu bất sanh bất diệt, bất cấu, bất tịnh, rốt ráo không, vô thỉ không vậy.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu do nơi thế đế mà phân biệt nói có quả báo chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa đế, thì tất cả người phàm lẽ ra có quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề?
- Này Tu Bồ Ðề! Ý của ông nghĩ thế nào? Người phàm có biết là thế đế, có biết là đệ nhứt nghĩa đế chăng? Nếu biết thì người phàm ấy lẽ ra đã là quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Tu Bồ Ðề! Bởi người phàm thiệt chẳng biết thế đế, chẳng biết đệ nhứt nghĩa đế, chẳng biết đạo, chẳng biết phân biệt đạo quả thì làm sao có được các quả.
Này Tu Bồ Ðề! Thánh nhơn biết thế đế, biết đệ nhứt nghĩa đế, có đạo, có tu đạo, thế đế thánh nhơn sai biệt có các quả.
- Bạch đức Thế Tôn! Tu đạo được quả chăng?
- Không. Này Tu Bồ Ðề! Tu đạo chẳng được quả, cũng chẳng rời lìa đạo được quả, cũng chẳng an trụ trong đạo được quả.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát vì chúng sanh mà phân biệt các quả, cũng chẳng phân biệt là tánh hữu vi, tánh vô vi.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu chẳng phân biệt tánh hữu vi, tánh vô vi mà được các quả, tại sao đức Phật lại nói vì kiết sử tam giới hết nên gọi là quả Tu Ðà hoàn, vì tham, sân, si mỏng nên gọi là Tư Ðà Hàm, vì tham, sân, si mạn nghi cõi Dục hết nên gọi là quả A Na Hàm, vì tham, sân, si, mạn, nghi cõi Sắc, Vô Sắc hết nên gọi là quả A La Hán, bao nhiêu pháp tập nhơn đều diệt tan thì gọi là Bích Chi Phật đạo, vì tất cả tập chủng phiền não dứt hẳn nên gọi là Vô Thượng Bồ Ðề.
Bạch đức Thế Tôn! Tôi phải biết phân biệt tánh hữu vi, tánh vô vi thế nào để được các quả?
- Này Tu Bồ Ðề! Ông cho quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Ðề là hữu vi? Là vô vi?
- Bạch đức Thế Tôn! Ðều là vô vi.
- Này Tu Bồ Ðề! Trong pháp vô vi có phân biệt chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không.
- Này Tu Bồ Ðề! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thông đạt tất cả pháp, hoặc hữu vi hoặc vô vi là nhứt tướng, đó là vô tướng, thì có phân biệt là hữu vi hay vô vi chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không.
- Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát vì chúng sanh thuyết pháp chẳng phân biệt các pháp. Ðó là vì nội không nhẫn đến vì vô pháp hữu pháp không vậy.
Bồ Tát ấy tự mình được pháp không chỗ chấp trước rồi cũng dạy người khác pháp không chỗ chấp trước: Hoặc là sáu ba la mật, hoặc là tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, hoặc là ba mươi bảy pháp trợ đạo nhẫn đến nhứt thiết chủng trí. Vì Bồ Tát này tự mình chẳng chấp trước, nên cũng dạy người khác được chẳng chấp trước.
Vì không chỗ chấp trước nên không chỗ ngại.
Ví như hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra, bố thí cũng chẳng thọ báo bố thí, chỉ vì độ chúng sanh. Nhẫn đến thành nhứt thiết chủng trí chẳng thọ báo nhứt thiết chủng trí.
Cũng vậy, Ðại Bồ Tát hành sáu ba la mật nhẫn đến hành tất cả pháp, hoặc hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, Ðại Bồ Tát chẳng trụ cũng chẳng thọ báo, chỉ vì độ chúng sanh.
Tại sao? Vì Ðại Bồ Tát ấy khéo thông đạt tất cả pháp tướng vậy”. PHẨM THIỆN ÐẠT
THỨ BẢY MƯƠI CHÍN
Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát khéo thông đạt các pháp tướng?”.
Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Ví như hóa nhơn chẳng hiện hành tham, sân, si, chẳng hiện hành sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng hiện hành nội ngoại pháp, chẳng hiện hành phiền não kiết sử, chẳng hiện hành pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, cũng không có thánh quả.
Cũng như vậy, Bồ Tát không có những sự ấy, cũng chẳng phân biệt pháp ấy. Ðây gọi là thông đạt các pháp tướng”.
- Bạch đức Thế Tôn! Hóa nhơn thế nào có tu đạo?
- Này Tu Bồ Ðề! Hóa nhơn tu đạo chẳng cấu, chẳng tịnh, cũng chẳng ở năm loài sanh tử.
Ý của ông nghĩ sao, này Tu Bồ Ðề! Hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra có sự thiệt căn bổn, có cấu, có tịnh chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không. Hóa nhơn của đức Phật biến ra không có sự thiệt căn bổn, cũng không có cấu, cũng không có tịnh, cũng chẳng ở năm loài sanh tử.
- Này Tu Bồ Ðề! Bồ Tát khéo thông đạt các pháp tướng cũng như vậy.
- Bạch đức Thế Tôn! Tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức như hóa chăng?
- Này Tu Bồ Ðề! Tất cả sắc như hóa, tất cả thọ, tưởng, hành, thức như hóa.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả sắc như hóa, tất cả thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến tất cả pháp như hóa.
Hóa nhơn không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không cấu, không tịnh, không năm loài sanh tử, cũng không chỗ giải thoát, thì Bồ Tát có những công dụng gì?
- Này Tu Bồ Ðề! Ý của ông nghĩ sao, Ðại Bồ Tát lúc hành đạo Bồ Tát, các Ngài có thấy chúng sanh từ trong Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Nhơn, Thiên được giải thoát chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Các Ngài không thấy có.
- Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát chẳng thấy có chúng sanh từ ba cõi được giải thoát. Tại sao? Vì Ðại Bồ Tát thấy biết tất cả pháp như huyển, như hóa.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Ðại Bồ Tát thấy biết tất cả pháp như huyễn, như hóa, vì những sự gì mà Bồ Tát hành sáu ba la mật, hành tứ thiền, tứ vô lượng tâm, hành tứ vô sắc định, hành ba mươi bảy pháp trợ đạo nhẫn đến hành đại từ đại bi, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh?
- Này Tu Bồ Ðề! Nếu chúng sanh tự biết các pháp như huyễn, nhưhóa thì Ðại Bồ Tát trọn chẳng ở vô số kiếp vì chúng sanh mà hành Bồ Tát đạo.
Bởi chúng sanh chẳng tự biết các pháp như huyễn, như hóa nên Ðại Bồ Tát ở vô lượng vô số kiếp hành sáu ba la mật, thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ, được Vô Thượng Bồ Ðề.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa thì chúng sanh an trụ tại chỗ nào để được Bồ Tát hành sáu ba la mật cứu vớt?
- Này Tu Bồ Ðề! Chúng sanh chỉ an trụ trong danh tướng, hư vọng, ức tưởng, phân biệt, vì thế nên Bồ Tát hành sáu ba la mật ở trong danh tướng, hư vọng cứu chúng sanh ra.
- Bạch đức Thế Tôn! Gì là danh? Gì là tướng?
- Này Tu Bồ Ðề! Danh ấy chỉ là cưỡng làm giả đặt ra: này là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, này là nam, là nữ, là lớn, là nhỏ, này là Ðịa ngục, là Ngạ quỷ, là Súc sanh, là Nhơn, là Thiên, này là hữu vi, là vô vi, mày là quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, này là Phật đạo.
Này Tu Bồ Ðề! Tất cả pháp hòa hiệp đều là giả danh. Dùng danh lấy các pháp thế nên là danh. Tất cả pháp hữu vi chỉ có danh tướng. Người phàm ở trong đó sanh chấp trước.
Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì dùng sức phương tiện nên ở trong danh tự, dạy cho họ xa rời mà bảo rằng: Các chúng sanh này! Danh ấy chỉ có danh rỗng không, phát sanh trong hư vọng, ức tưởng, phân biệt. Các ngươi chớ chấp trước hư vọng, ức tưởng. Sự ấy bổn lại đều không có, vì tự tánh rỗng không vậy, bực trí giả chẳng chấp trước nó.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, dùng sức phương tiện vì chúng sanh mà thuyết pháp. Ðó là danh.
Những gì là tướng?
Này Tu Bồ Ðề! Có hai thứ tướng là chỗ mà người phàm chấp trước:
Một là sắc tướng. Hai là vô sắc tướng.
Những gì gọi là sắc tướng? Những thứ có sắc hoặc thô hoặc tế, hoặc tốt hoặc cấu, đều là rỗng không. Ở trong những pháp rỗng không ấy ức tưởng, phân biệt để tâm nắm lấy tướng. Ðây gọi là sắc tướng.
Những gì là vô sắc tướng?
Nơi các pháp vô sắc ức tưởng, phân biệt để tâm nắm lấy tướng nên sanh phiền não. Ðây gọi là vô sắc tướng.
Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, dùng sức phương tiện dạy chúng sanh xa lìa sự chấp trước phương tiện dạy chúng sanh xa lìa sự chấp trước tướng ấy. Ở trong pháp vô tướng khiến họ rời lìa hai pháp, đó là tướng, là vô tướng.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dạy chúng sanh rời lìa tướng khiến họ an trụ trong tánh vô tướng.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng, thế nào Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật có thể tự lợi ích, cũng dạy người khác khiến họ được lợi hành? Thế nào Bồ Tát đầy đủ các quả địa: từ một quả địa đến một quả địa, cũng dạy chúng sanh khiến họ được quả Tam thừa?
- Này Tu Bồ Ðề! Nếu các pháp căn bổn quyết định có mà chẳng phải chỉ là danh tướng, thì Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật chẳng có thể tự lợi ích, cũng chẳng có thể lợi ích người khác.
Này Tu Bồ Ðề! Vì các pháp không có căn bổn sự thiệt mà chỉ có danh tướng, nên Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật có thể đầy đủ Thiền ba la mật, Tiến ba la mật, Nhẫn ba la mật, Giới ba la mật, Thí ba la mật, vì vô tướng vậy. Có thể đầy đủ thứ Thiền ba la mật, Tứ vô lượng tâm ba la mật, Tứ vô sắc định ba la mật, vì vô tướng vậy. Có thể đầy đủ Tứ niệm xứ ba la mật nhẫn đến bát thánh đạo phần ba la mật. Có thể đầy đủ nội không Ba la mật nhẫn đến Vô pháp Hữu pháp không ba la mật, vì vô tướng vậy. Có thể đầy đủ Giải thoát ba la mật, Cửu thứ đệ định ba la mật, vì vô tướng vậy. Có thể đầy đủ giải thoát ba la mật, Cửu thứ đệ định ba la mật, vì vô tướng vậy. Có thể đầy đủ Phật thập lực nhẫn đến mười tám pháp bất cộng ba la mật, vì vô tướng vậy.
Vì vô tướng, nên Bồ Tát tự mình đầy đủ các pháp lành, cũng giáo hóa người khác khiến họ đầy đủ pháp lành, vì vô tướng vậy.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu các pháp tướng mà thiệt có chừng hào ly, thì lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát chẳng biết được các pháp vô tướng, vô niệm được Vô Thượng Bồ Ðề, cũng dạy chúng sanh khiến họ được pháp vô lậu. Tại sao? Vì tất cả pháp vô lậu đều vô tướng, vô niệm vậy.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dùng pháp vô lậu lợi ích chúng sanh.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp vô tướng, vô niệm, sao lại kể là pháp Thanh Văn, là pháp Bích Chi Phật, là Bồ Tát, là pháp Phật?
- Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao, pháp vô tướng với pháp Thanh Văn có khác chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Không có khác.
- Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tướng có phải tức là quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, pháp Bích Chi Phật, pháp Bồ Tát, pháp Phật chăng?
- Bạch đức Thế Tôn! Ðúng như vậy.
- Này Tu Bồ Ðề! Vì lẽ ấy nên biết tất cả pháp đều vô tướng.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát học tất cả pháp vô tướng này thì được thêm lớn pháp lành, đó là sáu ba la mật, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng. Tại sao vậy? Bồ Tát chẳng lấy những pháp khác làm trọng yếu bằng ba môn giải thoát. Vì tất cả pháp tự tướng không, đó gọi là không giải thoát môn. Vì tất cả pháp vô tướng, đó gọi là vô tướng giải thoát môn. Vì tất cả pháp vô tác, vô khởi, đó gọi là vô tác giải thoát môn.
Nếu Ðại Bồ Tát học ba môn giải thoát thì có thể học tướng ngũ ấm, có thể học tướng thập nhị nhập, có thể học tướng thập bát giới, có thể học tướng tứ thánh đế, có thể học mười hai nhơn duyên, có thể học nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, có thể học sáu ba la mật đến mười tám pháp bất cộng.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật có thể học tướng ngũ ấm như thế nào?
- Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật biết sắc tướng, biết sắc sanh diệt, biết sắc như.
Thế nào là biết sắc tướng?
Biết sắc rốt ráo không, thành phần của nó phân chia sai khác hư giả không thiệt như bọt nước, không bền, không chắc. Ðó là biết sắc tướng.
Thế nào là biết sắc sanh diệt?
Lúc sanh khởi, sắc không từ đâu lại, lúc đi không chỗ đến. Nếu biết chẳng lại, chẳng đi, đó là biết sắc sanh diệt.
Thế nào là biết sắc như?
Sắc như ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng lại, chẳng đi, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cấu, chẳng tịnh, đó là biết sắc như.
Này Tu Bồ Ðề! Như đó là nói như thiệt chẳng hư. Như đó là trước sau và chặng giữa cũng vậy, thường chẳng đổi khác. Ðó là biết sắc như.
Thế nào là biết thọ tướng? Thế nào là biết thọ sanh diệt? Thế nào là biết thọ như?
Bồ Tát biết các thọ tướng như bong bóng nước: một khởi, một diệt. Ðó là biết thọ tướng.
Biết thọ không từ đâu lại, đi không chỗ đến. Ðó là biết thọ sanh diệt.
Thọ như ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cấu, chẳng tịnh, đó là biết thọ như.
Thế nào là biết tưởng tướng? Tưởng sanh diệt? Tưởng như?
Tưởng ấy, Bồ Tát biết như diệm, chẳng thể được, mà vọng tưởng là nước. Ðó là tưởng tướng.
Tưởng ấy không từ đâu lại, đi không chỗ đến. Ðó là biết tưởng sanh diệt.
Tưởng như ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng chuyển đổi nơi thiệt tướng. Đó là biết tưởng như.
Thế nào là biết hành tướng? Hành sanh diệt? Hành như?
Bồ Tát biết hành như thân cây chuối, từ bẹ từ bẹ lột bỏ chẳng có cứng chắc. Ðó là biết hành tướng.
Các hành sanh khởi không từ đâu lại, đi không chỗ đến. Ðó là biết hành sanh diệt. Các hành chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cấu, chẳng tịnh. Ðó là biết hành như.
Thế nào là biết thức tướng? Thức sanh diệt? Thức như?
Bồ Tát biết thức như nhà ảo thuật, ảo thuật ra bốn binh chủng, không có thiệt. Ðó là biết thức tướng.
Thức ấy lúc phát sanh không từ đâu lại, lúc diệt không chỗ đến. Ðó là biết thức sanh diệt.
Thức như ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng cấu, chẳng tịnh. Ðó là biết thức như.
Thế nào là biét thập nhị nhập?
Bồ Tát biết nhãn căn nhãn căn tánh không, nhẫn đến ý căn ý căn tánh không, biết sắc sắc tánh không, nhẫn đến pháp pháp tánh không.
Thế nào là biết thập bát giới?
Bồ Tát biết nhãn giới nhãn giới tánh không, nhẫn đến ý thức ý thức giới không.
Thế nào là biết tứ thánh đế?
Lúc biết khổ thánh đế, Bồ Tát xa rời quan niệm dị biệt, thấy có hai pháp mà biết khổ đế chẳng hai, chẳng khác.
Với tập, diệt và đạo cũng như vậy.
Thế nào là biết mười hai nhơn duyên?
Bồ Tát biết mười hai nhơn duyên chẳng có tướng sanh”.
Ngài Tu Bồ Ðề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Lúc hành Bát nhã ba la mật, nếu Ðại Bồ Tát đều riêng phân biệt biết các pháp, toan không do sắc tánh mà pháp hoại pháp tánh, nhẫn đến do nhứt thiết chủng trí tánh mà phá hoại pháp tánh chăng?”.
- Này Tu Bồ Ðề! Nếu ngoài pháp tánh lại còn có pháp thì mới có lẽ là pháp hoại pháp tánh.
Ngoài pháp tánh, pháp chẳng thể có được nên chẳng hoại.
Tại sao? Này Tu Bồ Ðề! Phật và đệ tử của đức Phật biết ngoài pháp tánh, pháp chẳng thể có được.
Vì pháp chẳng thể có được nên chẳng thể nói ngoài pháp tánh có pháp.
Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật phải học pháp tánh.
- Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát nếu học pháp tánh phải chăng là không chỗ học?
- Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát học pháp tánh thì học tất cả pháp.
Tại sao? Vì tất cả pháp là pháp tánh.
- Bạch đức Thế Tôn! Duyên cớ gì tất cả pháp là pháp tánh?
- Này Tu Bồ Ðề! Tất cả pháp vào trong tánh vô vi vô tướng. Vì thế nên học pháp tánh thì học tất cả pháp.
- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là pháp tánh, tại sao Ðại Bồ Tát học sáu ba la mật, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định? Tại sao Bồ Tát học ba mươi bảy pháp trợ đạo, ba môn giải thoát, tám bội xả, chín định thứ đệ, mười trí lực nhẫn đến mười tám pháp bất cộng? Tại sao học sáu thần thông, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo? Tại sao Bồ Tát học sanh vào nhà đại tộc, các cõi Trời? Tại sao Bồ Tát học địa phát tâm thứ nhứt đến địa thứ mười? Tại sao Bồ Tát học địa Thanh Văn, địa Bích Chi Phật, vị Bồ Tát? Tai sao Bồ Tát học thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ, các môn đà là ni, nhạo thuyết biện tài. Tại sao Bồ Tát học Vô Thượng Bồ Ðề, học xong được nhứt thiết chủng trí biết tất cả pháp?
Bạch đức Thế Tôn! Trong pháp tánh của các pháp không có sự khác biệt ấy.
Bạch đức Thế Tôn! Phải chăng Bồ Tát sa vào phi đạo? Tại sao? Vì trong pháp tánh không có sự khác biệt ấy. Trong pháp tánh không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Pháp tánh cũng chẳng xa rời sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc tức là pháp tánh, pháp tánh tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Tất cả pháp cũng vậy.
- Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Ðúng như lời ông nói: sắc tức là pháp tánh, thọ, tưởng, hành, thức tức là pháp tánh.
Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, nếu Ðại Bồ Tát thấy có pháp ngoài pháp tánh thì là chẳng cầu Vô Thượng Bồ Ðề.
Lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát biết tánh của tất cả các pháp là Vô Thượng Bồ Ðề. Vì thế nên lúc hành Bát nhã ba la mật, Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp là pháp tánh rồi ở nơi pháp không danh tướng dùng danh tướng để giảng thuyết, đó là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến là Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Tu Bồ Ðề! Ví như nhà ảo thuật ở trước công chúng thuật làm các thứ hình sắc, nào là gái, trai, voi, ngựa, nào là vườn rừng xinh tươi và những nhà cửa, nào là suối chảy, ao tắm, xiêm Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, hoa hương, anh lạc, đồ uống, món ăn, nào là hòa ca tấu nhạc để giúp vui mọi người.
Nhà ảo thuật lại thuật làm ra người rồi bảo bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, tu trí huệ.
Nhà ảo thuật này lại thuật làm dòng đại tộc, các cõi Trời, các Thánh Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, Ðại Bồ Tát từ sơ phát tâm thật hành sáu ba la mật, hành sơ địa đến thập địa, nhập vị Bồ Tát, du hí thần thông, thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ, du hí các thiền định giải thoát tam muội, thật hành Phật thập lực nhẫn đến thân Phật đủ ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo.
Nhà ảo thuật, thuật làm ra như vậy cho mọi người xem.
Trong hàng khán giả, người vô trí hết sức khen ngợi tài giỏi của nhà ảo thuật. Người có trí suy gẫm rằng: thật chưa từng có, trong ấy không có sự thiệt mà có thể dùng pháp không chỗ có để làm vui đẹp mọi người, từ nơi không hình tướng, không sự có sự tướng nhưng vẫn không có tướng có.
Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát chẳng thấy có pháp rời ngoài pháp tánh. Lúc hành Bát nhã ba la mật, vì sức phương tiện, Ðại Bồ Tát dầu chẳng thấy có chúng sanh mà tự bố thí, cũng dạy người khác bố thí, khen ngợi bố thí, vui mừng khen ngợi bố thí. Nhẫn đến tự tu trí huệ, cũng dạy người tu trí huệ, vui mừng khen ngợi người tu trí huệ.
Ðại Bồ Tát tự thật hành thập thiện, ngũ giới, bát giới, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ba mươi bảy pháp trợ đạo, nhẫn đến tự thật hành mười tám pháp bất cộng, khen ngợi mười tám pháp bất cộng, vui mừng khen ngợi người thật hành mười tám pháp bất cộng.
Này Tu Bồ Ðề! Nếu pháp tánh trước, sau và giữa có dị biệt thì Ðại Bồ Tát chẳng thể do sức phương tiện để hiển thị pháp tánh, thành tựu chúng sanh.
Này Tu Bồ Ðề! Do vì pháp tánh trước, sau và giữa không dị biệt, thế gian Ðại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật vì lợi ích chúng sanh mà thật hành Bồ Tát đạo vậy”.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.67.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.