Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Tôi nghe như vầy, một thuở đức Phật du hành tại vườn ông Cấp Cô Độc và rừng cây ông thái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ. Đức Phật bảo rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu có thể trong thời gian gẩy móng tay (ý nói nhanh) tư duy hành “chỉ quán” thân đối với thân mình, chỉ quán thân đối với cái bên ngoài thân, chỉ quán thân đối với nội ngoại thân, phân biệt hiểu rõ si não của thế gian thì đó là tinh tấn, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn của bố thí của người huống gì là người có khả năng làm nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay mà chỉ quán Thống hoặc chỉ quán Ý và chỉ quán Pháp, trong ngoài phân biệt, hiểu rõ si não của thế gian thì đều nói như trên... huống gì là người làm nhiều. Vậy nên cần phải nghĩ làm bốn ý chỉ.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành động đối với pháp ác chưa sinh chẳng cho nó sinh, khuyến ý sữa trị, hành tinh tấn, nhiếp lấy ý thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn của bố thí của người, huống gì là người làm nhiều ? Hãy tóm lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành động đối với pháp ác đã sinh liền đoạn trừ, hoặc tư duy hành động đối với pháp thiện chưa sanh liền phát sinh và thiện pháp đã sinh đứng vững chẳng quên tăng thêm hành động để được viên mãn, khuyến ý sữa trị, hành tinh tấn, nhiếp lấy ý, đều nói như trên... huống gì là người hành động nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành bốn ý đoạn.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành dục định, đoạn, sinh tử, tư duy thần túc thì đó là tối tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si, ăn của bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy nhiếp lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tinh tấn định, hoặc tư duy hành ý định và giới định, đoạn sinh tử, tư duy thần túc... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành bốn thần túc.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tín căn, do thấy bốn hỷ sự nên chẳng lìa Phật cũng chẳng lìa pháp cùng chúng và giới thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là kẻ tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tinh tấn căn do thấy bốn ý đoạn, hoặc tư duy hành niệm căn do thấy bốn ý chỉ, hoặc tư duy hành định căn do thấy bốn thiền, hoặc tư duy hành tuệ căn do thấy bốn Đế... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành năm căn.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tín lực, từ đó được hỷ sự khiến cho không thể hoại thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành tinh tấn lực, hoặc niệm lực, hoặc định lực hoặc huệ lực đều nói như trên... huống gì là người tu hành nhiều ? vậy nên có thể niệm hành năm lực !
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành Niệm giác ý mà do chỗ niệm sẽ niệm, do ái niệm, do chánh niệm là niệm nghĩ thiện pháp và khi đắc chí chẳng quên thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy !
Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành pháp hiểu rõ Giác ý mà ý ấy theo từng kinh, từng kinh phân biệt giải, tùy thuận giải; hoặc tư duy hành tinh tấn giác ý mà thân ấy tinh tấn, ý ấy cũng tinh tấn; hoặc tư duy hành ái giác ý mà biết cái sẽ ái khiến cho ý được vui; hoặc tư duy hành chỉ giác ý mà khiến cho thân dừng nghỉ, ý cũng dừng nghỉ; hoặc tư duy hành định giác ý mà khiến cho ý trụ, niệm cũng trụ, chí chẳng loạn chẳng tà niệm; hoặc tư duy hành hộ giác ý mà khiến cho hành động hộ biết sở niệm, biết an thân; khiến cho thấy đạo hộ yên ổn ác niệm trong việc hành sự.... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên hãy niệm hành bảy giác ý !
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành chánh kiến do biết xưa, biết nay, biết đầu biết cuối, biết trong biết ngoài, biết khổ biết tập, biết tận biết đạo, biết Phật, biết Pháp, biết Tỳ kheo chúng, biết việc học hành như sáu hợp đã tập quen, đã chọn lấy, hoan hỷ biến thất và qui thú ấy, biết đức chẳng tham thì đó gọi là Chánh kiến, là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy !
Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành chánh tư duy tức là nghĩ về xuất gia, nghĩ về chẳng tranh, nghĩ về chẳng giết; hoặc tư duy hành chánh ngữ, chẳng vọng ngữ, chẳng lưỡng thiệc, chẳng ác khẩu, chẳng nói đùa; hoặc tư duy hành chánh mạng, chẳng dùng tham để sinh sống, chẳng dùng sân nhuế để sinh sống, chẳng dùng si để sinh sống; hoặc tư duy hành chánh nghiệp, chẳng sát sinh, chẳng trộm cắp, chẳng tà dâm; hoặc tư duy hành chánh trị do việc sửa trị bốn ý đoạn; hoặc tư duy hành chánh niệm do thọ hành bốn ý chỉ; cũng tư duy hành chánh định, do việc suy nghĩ bốn thiền sự... đều đồng nói như trên. Chỉ tư duy hành động trong thời gian gẩy móng tay mà công đức như vậy huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên hãy niệm hành tám Chánh đạo !
Đức Phật nói như vậy, rồi các Tỳ kheo đều hoan hỷ thọ.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.212.225 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.