Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển thứ năm
Ngài A Soa Mạt nói rằng :
- Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Thần thông biết tâm niệm người khác của Bồ tát cũng chẳng thể tận. Sao gọi là biết tâm ? Thông đạt ý niệm quá khứ, suy nghĩ đương lai, tư tưởng hiện tại của các quần lê. Lại, Bồ tát ấy biết tâm như huyễn thì tùy lúc, nên khuyên bảo chúng sinh. Như nói về hành động báo ứng, con đường họa phước. Lòng người này nhu hòa được báo thiện đức. Hành động người này bậc trung được báo trung gian. Hành động người này hạ liệt (thấp hèn) được báo liệt nhược. Chí tánh người này, lòng ưa bố thí. Người này thích trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ. Chí tánh người này yêu thích từ tâm, bi ai, hỉ, hộ. Chí tánh người này hâm mộ học Ðại thừa. Chí tánh người này thích học thừa Thanh văn, Duyên giác. Thể tánh người này vốn gieo trồng chủng tử mỗi khác chẳng đồng. Gốc đức người này phải dùng thuốc này để mà trị liệu. Do tu phước mỏng nên sinh ở chỗ hạ tiện. Người này hành tịnh đức mà tâm tính chẳng sáng. Người này tâm sạch, hành động trong. Người này tâm tịnh, hành động liễu định... Những loại so sánh như vậy Bồ tát đều biết hết. Khi chúng sinh đời xa xưa, ý niệm trong lòng của của họ khác nhau, việc tu hành của họ chẳng đồng, Bồ tát nhân hành động của họ mà vì họ nói pháp thì đó gọi là biết tâm niệm của người khác. Ðức Phật biết hoài bão của mọi người đời đương lai. Người này đời đương lai nhờ phụng trì cấm giới được báo ứng như vầy, bố thí được báo ứng cũng lại như vậy, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ báo ứng ấy cũng như vậy. Hành động theo nghiệp thế tục thì được báo việc tục. Người mỗ (người nào đó) đời sau tu học Ðại thừa thì hành động phép tắc, uy nghi, lễ tiết... báo ứng như vậy. Chúng sinh đời đương lai, cử động tiến dừng, uy nghi, các nghiệp, tâm niệm... từng người đều khác. Về sau họ sẽ thọ báo, Bồ tát hiểu rõ hết kết quả của sự gieo trồng đó. Người nào chí tánh, hành động chẳng thuần thục sẽ tùy theo mọi hoạn nạn điên đảo. Nhân biết tâm hạnh ấy mà Bồ tát cởi mở, theo những pháp khí ấy mà vì họ diễn nói pháp. Kẻ được tuyên nói pháp nhất định chẳng chao đảo lầm lẫn, ứng theo bệnh mà cho thuốc. Nếu khi diễn nói pháp, không điều gì để tâm, Bồ tát đều lại nhìn thấy thông đạt chúng sinh hiện tại, tâm niệm phải quấy thẩm xét chắc chắn rõ ràng. Bồ tát biết được người này (mỗ) mang lòng tham dục, người này tính nhiều sân nhuế, người này hẹp hòi si tối. Bồ tát biết người này không tham dục, người này không có lòng sân nhuế, ngu đần. Nhân tâm tính trần lao buông lung mà Bồ tát hiểu được điều suy nghĩ của những chúng sinh này, duyên vào sự lao nhọc dơ bẩn ấy mà vì họ nói pháp, đều khiến cho họ khai giải thông đạt. Bồ tát đi đến chúng hội, quan sát gốc tâm của họ, ứng theo bệnh mà cho thuốc, đều vì họ mà tuyên dương thông suốt. Giả sử lòng mọi người mang nỗi do dự, chí chẳng tự quyết, mê hoặc dong ruỗi, tuy có tiến lùi mà hoài bão nghi ngờ trầm uất, trí tuệ chẳng sáng, lòng mê hoặc, hành động ác, sở niệm đi đến chẳng thể giải hết... thì Bồ tát hiểu rõ tâm tính, đoạn trừ trần lao, lại khử trừ ngăn ngại, lìa cấu bẩn, thanh tịnh, quang minh hiển sáng mà không thọ nhận, không việc tạo lập, xả bỏ tỳ vết (lồi lầm), dùng ánh sáng pháp soi sáng tâm hạnh của tất cả chúng sinh, tùy lúc họ nhập giáo mà vì họ nói pháp khiến cho họ đều thông đạt khắp cả. Ðó là nghiệp thứ ba của Bồ tát, biết tâm niệm của người khác vô tận thần thông.
Ngài A Soa Mạt nói rằng :
- Bồ tát nghĩ về xa xưa biết chẳng thể tận. Dám có thể nghĩ nhớ tỏ rõ đến gốc. Các loại quần lê đều thảy nhờ ơn thánh chỉ của đức Như Lai trụ vững ở pháp giới. Thuần thục là tính cách chân thật duy nhất mà chẳng thể động, tính chẳng bộc lộ, đủ hết thiền định, chẳng mang oán, mong, trụ như thẩm đế. Bồ tát biết đến năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, nhận thức được việc đời hàng ức năm nhiều chẳng thể kể, về trời đất thành bại, hợp tan, tiến lùi từ một kiếp đến mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp. Bồ tát tỏ rõ danh tự, dòng họ, ngôn ngữ, ẩm thực. Việc thay đổi, khổ vui của vô số ức trăm ngàn ức ức kiếp. Bồ tát tự biết nguồn gốc, thấy được gốc gác của mọi người khác, từ cổ xưa đến nay đã riêng biệt gieo trồng đức, gốc thiện của chúng sinh, việc lập công của thân, khuyến trợ Phật đạo, soi lòng chúng sinh, làm cho biết gốc thiện, khuyên phát ý đạo, khổ vui, an nguy của túc mạng đời trước... chốc đã qua hết, đều qui về vô thường, khổ, không, phi thân. Kẻ ngu mê hoặc bởi sắc tự cậy vào thế lực giàu có cống cao mà kiêu căng buông lung, mặc cho quyến thuộc hoang loạn tự đại cậy nhờ địa vị quyền quí, tham chức Ðế Thích, Phạm Vương, hâm mộ Tứ Thiên Vương và Chuyển Luân Thánh Ðế, ưa những thú hướng kết cục của năm nẻo luân hồi, thích đến chỗ ái dục tôn cao, mừng vì thân mình cầu tưởng yên ổn. Bồ tát nhờ vào dục đó được hóa độ người khác, thiết bày hâm mộ thế vị phải xem xét phi thường, khổ, không, phi thân, thông suốt gốc ngọn hành động của kiếp quá khứ, việc hiện tại ấy không có xứ sở, thà mất mạng thân chẳng phạm điều phi nghĩa, việc lập gốc công đức thuở xưa đều dùng khuyến trợ đầy đủ đại đạo, gốc đức hiện tại nắm giữ chế ngự chúng sinh, bỏ hạnh nghiệp tà, chẳng đoạn Tam Bảo, Phật, Pháp và Thánh chúng, phát khởi Nhất thiết trí. Ðó là thần thông chẳng thể tận thứ tư, Bồ tát biết đời xa xưa mà tự chứng minh. Sao gọi là thần túc phi hành của Bồ tát ? Người mà thần thông đã đạt chẳng thể tận thì tự quan sát lòng mình mà ưa thích tinh tấn nhiếp lấy pháp điển, tu hành nghiệp hạnh liền có thể thành tựu, luôn được do mình, thường phụng hành chắc chắn, với bốn thần túc hiện ở trước mắt, các thần thông đều đạt không còn gì nữa. Bồ tát ấy dùng vô số phẩm vật để hiển hiện thần túc, uy biến không lường. Như dùng một thân hóa ra vô số thân, đem vô số thân trở về lại một thể, phi hành bay nhanh như khoảnh khắc một niệm, chẳng ngại tường vách, núi Thiết vi....đi qua thông suốt như chim bay trong hư không, ngồi ở hư không như ngồi trên mặt đất, dẫm lên nước mà như đi ở đất bằng, ra vào không ngăn cách như không cửa ngõ. Bồ tát dùng thần túc đó quan sát căn cơ của người mà khai hóa họ. Từ những chúng sinh ấy, Bồ tát nhân có thể dạy bảo mà hiển hiện thần túc. Bồ tát vì họ hiện nhan sắc đoan chánh không gì sánh, hoặc nhân lỗ chân lông mà diễn ra ánh sáng lớn, hoặc lập uy thần tùy theo hình loại của họ mà khai hóa độ cho... ứng theo bệnh mà cho thuốc đều khiến cho họ được khỏi bệnh. Hoặc hiện hình dáng sắc mạo của Thanh văn, Duyên giác để kiến lập họ. Hoặc hiện thân Phật mà khai hóa họ. Hoặc hiện hình dáng sắc mạo của Phạm vương, Ðế thích cũng như của bốn trấn Chuyển Luân Thánh Vương và đủ chủng loại hình tượng khác mà giáo hóa quần sinh. Hoặc hiện hình dáng sắc mạo loài súc sinh theo sự ưa thích của những người ấy mà đều vì họ nói pháp và nhân đó mà nuôi dưỡng. Kẻ có thế lực kiên cường mang nhiều độc hại, lắm sân nhuế thì nhân sự thích nghi của họ mà phát triển Từ tâm. Hoặc hiển thị đại lực, hoặc lực chinh phạt bốn cõi, hoặc lực câu tỏa một nửa hoặc lực câu tỏa đủ... Những lực ấy uy thế vô cực, chẳng thể hạn lường. Vua núi Tu di rất lớn, cao lồng lộng, rộng dài ba trăm ba mươi sáu vạn dặm nhập vào biển thì số ấy cũng chẳng ngang bằng. Bồ tát dùng một ngón tay nâng đỡ chúng lên ném sang nước Phật phương khác như ném một trái cây mà sức của Bồ tát ấy chẳng hề hao tổn. Lại, ba ngàn đại thiên thế giới này rộng dài vô biên, xuống đến tận bờ cõi của đất, lên đến tầng trời ba mươi hai, cùng cực ở thượng phương. Nâng hết chúng đặt vào bàn tay phải. Với ngần ấy kiếp nâng đỡ chúng mà chẳng nhọc nhằn. Kiến lập lực thần túc, hiển bày thánh tuệ ấy, Bồ tát dùng uy đức Thánh Tuệ này đã đạt đến sở dục theo ý mình. Bồ tát có thể nâng biển lớn ném vào vết chân trâu mà tại vết chân trâu cũng chẳng bị dồn nén, cũng chẳng lọt tràn ra. Bồ tát có thể biến vết chân trâu trở thành biển cả. Giả sử kiếp lửa cháy, trời đất sắp hoại diệt, Bồ tát kiến lập uy thần biến làm hồng thủy, theo thánh chỉ đạo hóa làm thành thủy tai. Rồi muốn khiến thủy tai thành hỏa tai thì Bồ tát liền được như ý niệm. Nói tóm lại, ở tại chỗ hiển thị không một thứ gì ngăn che khiến cho sự biến hóa là hư huyễn, pháp thượng, trung, hạ theo đúng như sở dục của ý, không gì chẳng thành tựu, không người nào có lay động, dời đổi, làm hại phế bỏ được. Ðế Thích, Phạm Vương, ma, trời và cùng phương khác mà việc làm đúng như pháp liền theo lời dạy của kinh. Ngoại trừ đạo uy thần vô tận của chư Phật, kỳ dư mọi người trên trời dưới thế gian không ai có thể tác oai di dời đức của Bồ tát. Bồ tát dùng uy lực này vì những thứ dân hiển bày ngần ấy biến hóa, vui vẻ cộng tác, ban tuyên kinh đạo. Có thần túc đó lòng Bồ tát kiên cường, chưa từng lùi lại, qua khỏi trần lao dơ bẩn của cảnh giới ma, đi vào cảnh giới Phật, chẳng người phiền nhiễu, ứng theo chỗ thiếu thốn ấy mà đều khiến cho được đủ đầy. Thuở xưa, đời trước Bồ tát đã tạo gốc đức, các ma và quyến thuộc chẳng thể hủy hoại. Ðó là thần túc biến hóa của Bồ tát, thần thông thứ năm, mà chẳng thể tận.
Ngài A Soa Mạt lại nói với ngài Xá Lợi Phất rằng :
- Ðiều cốt yếu của Bồ tát Lậu Tận thần thông là chẳng trụ ở hữu vi, chẳng ở tại vô vi mà nhờ Ðại Từ nên chẳng tạo sanh tử, nhờ Ðại Bi nên chẳng trụ ở diệt độ. Muốn thành tựu đạo đức thì chẳng chấp trước chung thỉ, muốn hiện thân Phật thì chẳng trụ ở diệt độ. Luyến thương tất cả mà chẳng mê trần dục, hóa độ mười phương nên chẳng thủ diệt độ. Hành thí, giới, nhẫn, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ tùy lúc chẳng mê chảy thấm, hành phương tiện quyền biến chẳng mộ vô vi. Muốn đủ bổn nguyện chí tính thanh tịnh, chẳng trái đạo tuệ phương tiện khai hóa. Ở tại năm đường sinh tử mà thản nhiên sáng suốt, chẳng ưa vô vi, sáu thông bình chánh, chẳng lìa năm đường, sáu độ, bốn đẳng tâm, bốn ân, bốn biện, ba mươi bảy phẩm, trị liệu sanh, bệnh, tử thành tựu cõi Phật ấy, nghiêm tịnh ba trường, chẳng ở hữu vô, sinh tử hữu vô, đều quan sát tự nhiên bình đẳng như hư không, không tiến không lùi. Ðó là thần thông thứ sáu của Bồ tát mà chẳng thể tận.
Ngài A Soa Mạt nói rằng :
- Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát Ðại Sĩ có bốn ân hạnh mà chẳng thể tận. Những gì là bốn ? - Một là Bố thí, hai là Nhân ái, ba là Lợi ích, bốn là cho Bình đẳng. Bố thí ấy có hai điều, một là cho y phục, vàng bạc, trân báu, xe ngựa, người theo. Hai là pháp thí là bố thí rộng rãi kinh điển không đâu chẳng lưu hành khắp. Nhân ái ấy cũng có hai điều, nếu có người cầu xin thì tùy ý cho họ. Có kẻ muốn nghe Kinh thì cũng vì họ giảng nói pháp. Lợi ích ấy cũng có hai điều, tự thành tựu hạnh của mình và đầy đủ nguyện của người khác. Cho bình đẳng ấy cũng có hai điều, như ý niệm của tự thân mình suy nghĩ kiến lập công đức. Người đến cầu xin y thực, những sự thiếu thốn đều thí cho họ, lại còn thêm khuyên người khiến cho họ trụ ở đạo nghiệp. Lại, Sở dĩ gọi là thí là thấy người cầu xin thì mừng rỡ cho họ, sắc mặt chẳng biến đổi mà càng thêm tươi vui. Nhân ái đó là thấy người đến cầu xin thì thương xót như con đỏ. Lợi ích đó là khuyên những người đến cầu xin trụ trên đất bình đẳng thản nhiên. Cho bình đẳng đó là giả sử có người thân hành động, miệng nói, lòng nghĩ đều khuyết lậu thì giáo huấn khiến cho hộ ba việc tương xứng, khiến cho họ vào Ðại thừa. Lại nữa, bỏ lòng tham tật thì gọi là bố thí, tinh tấn chẳng đoạn thì gọi là Nhân ái, có sự lợi ích mà chí tánh thanh hòa, sau chẳng ôm hận mới gọi là Lợi ích, khuyên vào Ðại thừa chẳng rời vào tiểu ý thì đó là cho bình đẳng. Lại nữa, từ tâm thuận cùng thì gọi là bố thí, hưng phát vui mừng mang lòng tha thứ luyến thương mới gọi là Nhân ái, hưng khởi đại bi ai, mặc giáp giới đức, vì quần lê nên nhẫn chịu mọi khổ thì gọi là lợi ích, nuôi dưỡng hộ trì các hạnh khiến cho chẳng tốn hao, khuyến Nhất thiết trí thì đó gọi là cho bình đẳng. Lại nữa, nếu người cầu pháp cũng có thể ban cho, không điều gì tiếc lận thì gọi là bố thí. Nhân ái ấy là có thí cho gì thì kiêm luôn việc đem pháp giáo hóa khiến họ được thản nhiên. Lợi ích ấy là cùng vì thân mình, lại vì người khác mà dấy thịnh đạo hóa. Cho bình đẳng ấy là vì tất cả nên liền phát ý đạo, các tâm thông tuệ. Lại nữa, sở hữu trong ngoài đều có thể buông bỏ, chẳng mang vọng tưởng thì gọi là bố thí. Tán dương tất cả tuệ công huân, chẳng trái thầy bạn mới gọi là nhân ái. Bỏ sự yên ổn của thân, sự tiện nghi của thân mà lo nghĩ cho người khác thì gọi là ích lợi. Tập họp yếu hạnh hoặc trụ ở khổ não, đã siêng tu tư duy tuệ thành tựu đạo, xem thấy điều đó như ở trong lòng bàn tay, rồi đem cho người khác mà chẳng ôm lòng áy náy thì đó gọi là cho bình đẳng. Sao gọi là pháp thí ? Như đem pháp mình nghe vì người khác giảng nói. Nhân ái ấy là nếu có điều giảng nói mà chẳng tham y thực, nghiệp lợi dưỡng. Ích lợi đó là nếu dạy người đọc tụng Kinh điển thì tùy lúc mà trao, chưa từng mệt nhọc. Sao gọi là cho bình đẳng ? Chưa từng lìa xa lòng Nhất thiết trí, thường theo lời pháp huấn mà chẳng lấy làm khổ hoạn. Sao gọi là bố thí ? Người yêu thích pháp thì chẳng thiếu thốn y thực, bình bát, giày dép, giường chõng, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh... Người được những thứ ấy thấy người khác thiếu thốn liền có thể cho họ. Rồi quan sát chí tánh của kẻ ấy mà liền vì họ nói pháp để khiến cho họ được những thứ ấy. Cho bình đẳng ấy là có thể gia thêm bố thí cho người, làm tịnh ba đạo tràng, chẳng mong tưởng báo đáp, đem dùng khuyến trợ tâm Vô Thượng Chánh Chân Tối Ðẳng Chánh Giác. Lại nữa, pháp thí ấy là ở trong các thí thì nó là tối đệ nhất tôn. Tác khởi sự xem xét đó rồi mới hưng tác pháp thí. Nhân ái ấy là tấm lòng ấy chất phác hiển bày nghĩa mẫn ai. Lợi ích ấy là nghĩ nghĩa lý đạo chẳng thọ nghiêm sức. Cho bình đẳng ấy là ban tuyên đạo tuệ của Phật pháp đầy đủ. Lại nữa, bố thí ấy là cụ túc hoàn bị các độ vô cực. Nhân ái ấy là thành tựu giới cấm, nhẫn nhục độ vô cực. Lợi ích ấy là tinh tấn độ vô cực, chẳng rơi vào điên đảo, nghĩ lui, thêm lỗi. Cho bình đẳng ấy là Thiền tư rộng lớn, trí độ vô cực. Lại nữa, Bố thí ấy là ứng với hạnh của Bồ tát mới phát tâm. Nhân ái ấy là phụng tu chính hạnh, thuận theo gốc Bồ tát. Ích lợi ấy là thành tựu pháp giáo của Bồ tát bất thoái chuyển. Cho bình đẳng ấy là gọi cơ nghiệp của Bồ tát nhất sinh bổ xứ. Lại nữa, Bố thí ấy là kiến lập căn bản của đạo. Nhân ái ấy là ví việc thành tựu đạo giáo với sự hoàn bị mầm, thân, cành, lá, ngọn của một cái cây. Ích lợi ấy là dụ với cứu cánh của đạo như hoa nở sum suê, hương thơm sực nức. Cho bình đẳng ấy là nghiệp đạo đức rốt ráo như hoa trái vào mùa. Ðó gọi là bốn ơn của Bồ tát.
Ngài A Soa Mạt nói rằng :
- Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát Ðại Sĩ có bốn biện tài cũng chẳng thể tận. Những gì là bốn ? Một là nghĩa biện, hai là pháp biện, ba là ứng biện, bốn là từ biện. Sao gọi là Nghĩa biện ? Hiểu đến nghĩa chân đế của các pháp, sáng tỏ sở đạt của mình, hiểu tuệ báo ứng, điều biết hòa nhã, chẳng tự sửa công, vào nhân duyên tuệ, chẳng hoại pháp giới, thông hết bản tịnh, vào đến vô bản, hiểu thấu bản vô, rõ trụ bản tế, vĩnh viễn không có bờ cõi, hiểu nghĩa giải không, phụng tu vô tướng, ở tại vô nguyện, hiểu không sở cầu, lập công sở hạnh, sáng tỏ các hạnh, vào cửa nhất tuệ, chẳng kể có người, chẳng thấy ngô ngã, không thọ không mạng, đạo trí là một, sống tuệ chánh chơn, biết đến quá khứ vô ương số kiếp, hiểu đến tương lai nghĩa không bờ cõi, biết ở hiện tại tất cả mọi hạnh, hiểu hết năm ấm giống như huyễn hóa, bốn đại như rắn độc, các nhập như hư không, hành bên trong Tịch diệt, không đi ở bên ngoài, hiểu các đất nước không có cảnh giới, tâm ý vô hình, sở hạnh ấy đến là không chỗ đến xem chí tính ấy sáng biết thẩm đế (xét thấy chắc chắn) khổ không xứ sở, với các sở tập mà không tạo tác, diệt tận ấy là tướng của tự nhiên, hiểu vào đường lối phân biệt thú hướng câu nghĩa các pháp, thông vào các căn, đạt suốt năm lực, kiến lập tịch nhiên, điều xem xét rõ, tất cả sở hữu như huyễn hóa, cây chuối, ngựa hoang, hình ảnh thấy trong mơ, tiếng vang trong núi, trăng trong nước đều hư không thật, bằng ngần ấy tướng mà rõ là một tướng, biết hội hợp thì ắt phải biệt ly, nay mừng mừng thì sau phải lo buồn, hiểu Thanh văn thừa nhờ âm thanh mà giải ngộ, biết Duyên giác thừa từ mười hai duyên mà tịch tịnh qui về một, thông suốt Ðại thừa học là do tích lũy vô lượng tất cả gốc đức mới thành đại đạo. Ðó gọi là biện nghĩa. Lại nữa, Nghĩa biện ấy là chỉ qui ngưỡng nghĩa. Tất cả các pháp đều về với nghĩa mà cũng không chỗ về. Sở dĩ vì sao ? Vì sự qui thú của tất cả các pháp đều rỗng không hết. Ðó gọi là nghĩa. Tất cả các pháp đều không có tướng, hiểu thấu không tướng ấy thì đó gọi là nghĩa. Tất cả các pháp đều không có nguyện, cái không có nguyện ấy là nghĩa. Tất cả các pháp đều về với đạm bạc, cái đạm bạc ấy gọi là nghĩa. Tất cả các pháp đều không có nhân, không thọ, không mạng, chính cái không thọ không mạng ấy gọi là nghĩa. Nếu hiểu các pháp như đây phân biệt thì đó gọi là Nghĩa biện. Bồ tát ấy giảng nói pháp không xứ sở mà phải nói có xứ sở. Sự giảng nói vị đó thì chẳng thể tận, biện tài diễn nói không thể ngăn chận, lời ngôn giáo của các đức Phật Thế Tôn đều từ xa khuyến trợ sự tuyên dương thánh tuệ, chân đế không khác, không có tội huấn. Ðó gọi là Nghĩa biện.
Sao gọi là Pháp biện ? Nếu rõ các pháp tùy lúc mà vào thiện ác, họa phúc, hưng khởi phước đức, tội hấn, hữu lậu, vô lậu, tại thế, độ thế, khổ vui, nguy hại, trần lao, sân hận đều có phẩm loại, vào với sinh tử như ở Nê hoàn, phân biệt nghiệp phương tục pháp giới. Ðó gọi là Pháp biện. Lại nữa, Pháp biện ấy là hiểu sự luyến mộ của lòng tham dục. Người này háo sắc thì biết phải dùng thuốc gì mà trị liệu. Người này dâm dật thịnh, người này tham dục mạnh hoặc có ít dục, người này có thể trừ dục, người này chẳng thể trừ, hoặc có dục từ xưa nên nay dục đến, hoặc đời đương lai tập (quen) tướng tham dục, hoặc ở đời hiện tại tập tướng tham dục. Hoặc có người bên trong mang tham dục mà bên ngoài không ân ái. Hoặc lại có người bên ngoài mang tham dục mà bên trong không ân ái. Hoặc lại có người trong ngoài đều có dục. Hoặc lại có người, nhìn thấy nhan sắc họ mà phát tình dục còn nghe tiếng chẳng động lòng. Hoặc lại có người, nghe tiếng của họ mà hưng khởi tham dục, chẳng do sắc tác động. Hoặc lại có người nhân âm thanh, hình dáng mà hưng khởi sắc dục. Hoặc lại có người nhân hương thơm các mùi vị, chạm xúc và các pháp mà khởi tham dục. Hoặc lại có người không ý niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc. Ðó là hành động của chúng sinh tham dục. Phải làm thế để vào sự tập quen của cửa tham dục ấy, hoặc dục hai vạn một ngàn, hoặc hành động sân nhuế cũng hai vạn một ngàn, hoặc hành động ngu si cũng hai vạn một ngàn, hoặc hành động đẳng phân cũng hai vạn một ngàn. Nếu có thể hiểu rõ được những hành động này tám vạn bốn ngàn thì liền có thể tùy lúc khai hóa chúng mà không có hao tổn. Chúng sinh ấy chẳng vào tuệ thì Bồ tát dẫn dụ họ tiến về trước mà chẳng làm mất tiết tháo của họ. Bồ tát hiểu biết ứng pháp khí của mình đặc thù hay hạ liệt để có sự ban tuyên pháp mà không có sự lấn hiếp, ép uổng. Ðó là Pháp biện.
Sao gọi là Ứng biện ? Nếu có thể vào khắp tất cả âm từ như âm thanh của chư thiên, âm thanh của người thế gian, âm thanh của những rồng, quỉ thần, càn đạp hòa, A tu luân, Ca lưu la, Chân đà la, Ma hưu lặc, người cùng chẳng phải người... Bồ tát có thể nghe được hết âm vang lời nói của chúng sinh năm đường, rồi tùy theo âm hưởng ấy mà vì lê thứ giảng nói kinh pháp. Ðó gọi là Ứng biện. Như vậy tùy thuận để mà diễn pháp thì tức là Ứng biện. Hiểu rõ Kinh điển, biết văn tự ấy, quan sát vào đến nghĩa lý. Với những phẩm loại như vậy, Bồ tát hiểu được một thứ ngôn ngữ, mười thứ ngôn ngữ, trăm thứ ngôn ngữ. Bồ tát rõ được ngôn ngữ của trai gái lớn nhỏ và trẻ con, cũng biết nghĩa thú của văn tự quá khứ, đương lai và hiện tại. Bồ tát cũng hiểu một chữ mà lại biết chỗ sở nhập của hai chữ, cũng biết độc một chữ mà không có bạn, cũng biết hai chữ mà không có bạn (?). Ðó gọi là Ứng biện. Ứng với chân đế nói không khuyết lậu, tỏ rõ phân minh mà không lầm lỗi, lời nói ý tứ kín đáo mà nghĩa lý đủ hết, mọi người sở tại đều vui lòng, không ai oán vọng. Ban tuyên thâm nghĩa, văn từ chơn chất, hợp bàn văn vẻ, tự xét lòng ấy, theo lời Phật dạy, quan sát thú hướng của chí tánh chúng sinh mà vì họ ứng nghĩa khiến cho lòng cởi mở, vui mừng hớn hở, đều được sự mong muốn của họ. Ðó gọi là Ứng biện.
Sao gọi là Từ biện ? Lời nói đúng lúc, ngôn từ chẳng thác loạn, nói chẳng dừng giữa chừng, không ai có thể ngăn được, nghĩa đã nói ra không thể ngăn cản, chợt hỏi liền đáp ứng khéo léo nhanh như gió thổi, đáp chẳng chậm chạp, đáp đúng như điều đã hỏi, chẳng mất ứng tiết (những chi tiết đáp ứng), chẳng trái người hỏi, biện tài không tranh cãi, lời nói biện tài ứng với pháp chân đế, đứng ở lực nhẫn nhục, điều tuyên nói thâm diệu diễn đạt ngần ấy nghĩa, biện tài theo thứ lớp, chẳng vượt thứ tự ý hiện đến. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ thì phân biệt tất cả chương cú nghĩa lý. Giảng nói ý chỉ, ý đoạn, thần túc, căn, lực, giác ý, phát tâm, thành đạo, quan sát tịch nhiên, hiểu thông suốt tất cả thiền tư, giải thoát môn, tam muội chánh thọ, vào đến thánh tuệ mổ xẻ phân tách ba thừa, làm vui lòng tất cả chúng sinh, ngôn từ hòa nhã, nói không lầm lỗi, cũng không lời thô ác. Gặp người chẳng hợp nghĩa thì miệng chẳng bộc lộ, lưỡi chẳng mê man dạy lời nói ác mà lời nói ra nhu hòa thanh tịnh, không bệnh hoạn, lời nói chậm rãi rõ ràng, không lời nào chẳng thật. Tùy lúc sự, nghĩa đã truyền liền trở nên chính thức, chẳng bộc chẳng lộ, phương tiện tùy ý, không có lời khác, cũng không nói nhỏ lời nói che giấu lén lút, lời nói lộ bày, nói không chỗ che khuất, cất tiếng cực cao, ngôn từ ổn định, có điều gì nói ra thì không được sai sót. Các chúng hiền thánh đã chung than thở, đã xưng dương thì thông lưu đến nước khác. AÂm thanh vi diệu ấy cũng như âm thanh trời Phạm, người nghe đều thấu đạt. Ngôn từ của miệng chẳng trái với pháp giáo, Bồ tát đều thấy căn bản của tất cả chúng sinh nên ứng theo tâm niệm của họ mà vì họ nói pháp. Những người nghe pháp ấy liền theo, bình đẳng đoạn tuyệt hoạn nạn khổ não. Ðó là Từ biện vô tận của Bồ tát.
Ngài A Soa Mạt nói rằng :
- Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Biện tài của Bồ tát lại có bốn việc mà chẳng thể tận. Những gì là bốn ? Một là thủ nghĩa chẳng thủ thức (nhận biết). Hai là về với tuệ chẳng thủ lấy điều đã biết. Ba là về với yếu kinh mà chẳng mê hoặc . Bốn là tự về với pháp mà chẳng thủ lấy người. Sao gọi là nghĩa ? Sao gọi là thức ? Vào với thế pháp thì đó gọi là thần thức trước, vào với pháp độ thế thì mới gọi là nghĩa. Sở dĩ gọi là Thức là vì bố thí, điều ý, minh trí, an tường. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì biến hóa điều định, tịch mịch, đạm bạc về với Thánh tuệ. Sở dĩ gọi là Thức là vì than thở sinh tử mà chẳng chán hoạn. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì tuy ở tại sinh tử mà chẳng sống điên đảo, có thể vượt qua hết hoạn nạn chung thỉ. Sở dĩ gọi là Thức là vì than thở công huân Nê hoàn. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì tất cả các pháp vốn tịnh, diệt độ chẳng mang vọng tưởng. Sở dĩ gọi là Thức là vì tùy theo thừa gốc của họ mà vì họ phân biệt. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì vào một pháp tuệ. Sở dĩ gọi là Thức là vì tất cả sở hữu đều có thể bố thí không thứ gì yêu tiếc. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì tịnh ba đạo tràng về với một Ðại Ðạo. Sở dĩ gọi là Thức là vì hộ trì thân miệng ý, tu học hết cấm giới, khen ngợi công đức chỉ túc (dừng đủ). Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì hộ trì thân miệng ý, lý giải điều chẳng thể được đều không sở tác. Ðó gọi là cấm giới có thể làm thanh tịnh. Sở dĩ gọi là Thức là vì thấy những người cống cao, tự đại, kiêu mạn, buông lung, ôm sân, ngậm độc thì vì họ diễn nói đức nhẫn nhục an tường. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì tu hành có thể tự đạt đến Pháp nhẫn Vô sở tùng sinh. Sở dĩ gọi là Thức là vì ân cần tinh tấn phiền não nghĩa của tất cả gốc đức. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì không ứng gì chẳng ứng, không đôi, không chiếc, tu hành tinh tấn mà không chỗ trụ. Sở dĩ gọi là Thức là vì giải thoát thiền tư thoát môn an tường, tam muội chánh thọ. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì hiểu rõ diệt tận định ý chánh thọ. Sở dĩ gọi là Thức là vì tất cả những điều nghe được liền có thể thọ trì nguồn đạo trí tuệ. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì quan sát đến trí tuệ không có xứ sở cũng chẳng thể được. Sở dĩ gọi là Thức là vì ban tuyên đến lời dạy ba mươi bảy phẩm đạo nghĩa ấy. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì phụng hành tuân tu đạo pháp của chư Phật, nhân các báo ứng đạt đến đạo quả. Sở dĩ gọi là Thức là vì là vì mổ xẻ phân tách Khổ đế và cả Tập đế, Tận đế, Ðạo đế. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì đến với tịch diệt, chứng minh đạm bạc. Sở dĩ gọi là Thức là vì nhân sự sinh ấy đều do từ vô minh đến lão bệnh tử. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì do diệt vô minh... và lão bệnh tử, cũng không trừ mãi. Sở dĩ gọi là Thức là vì giảng nói sự quan sát gốc của tịch nhiên, căn nguyên chỗ về. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì nhân tuệ minh ấy mà được giải thoát, đến trí vi diệu. Sở dĩ gọi là Thức là vì hiểu dâm nộ si số phận bình đẳng vốn chẳng thể riêng biệt. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì đã được vĩnh viễn tiêu trừ mọi ác, các tưởng, chẳng nghĩ mang hận. Sở dĩ gọi là Thức là vì giải thoát nạn ngăn ngại của tất cả các pháp ấm cái. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì đi vào cửa giải thoát tuệ không trệ ngại. Sở dĩ gọi là Thức là vì khen ngợi công đức Tam Bảo vô lượng. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì đã lìa khỏi tham, chẳng cùng dục hợp, phụng tuyên công huân. Sở dĩ gọi là Thức là vì nếu có Bồ tát từ lúc bắt đầu phát ý thường khen cái đẹp của bậc Khai sĩ và danh xưng tất cả cấm giới. Sở dĩ gọi là Nghĩa là vì trong một khoảnh khắc tâm niệm đều có thể hiểu rõ và liền được thành tựu tất cả mẫn tuệ. Nói tóm lại là có thể tuyên giảng hết tám vạn bốn ngàn những phẩm pháp tạng thì đó gọi là Thức. Ðối với những văn tự, những điều nhận thức được mà hiểu thấu nghĩa không sở đắc, không xứ sở thì gọi là Nghĩa.
Sao gọi là Tuệ ? Sao gọi là Thức ? Trụ ở thức thì có bốn việc. Một là Thức ở tại sắc, tâm ở trong ấy. Hai là tâm ở trong ấy mà mang vọng tưởng ở tại phược trước (trói buộc chấp trước). Ba là sống ở sinh tử thức ở tại xoay vần (giáp rồi quay trở lại). Bốn là Thức trước mê hoặc chẳng thể tự bứng khỏi. Ðó gọi là bốn. Sao gọi là Tuệ ? Thức ấy chẳng trụ ở đất năm ấm, đoạn các ấm cái, sắc, thống, tưởng, hành, thức thì đó gọi là Tuệ. Lại nữa, Sở dĩ gọi là Thức là vì hiểu rõ bốn đại đất nước lửa gió. Giả sử thức hành chẳng trụ bốn thứ, thức chẳng dong ruỗi, chẳng hoại pháp giới thì đó gọi là Tuệ. Lại nữa, Sở dĩ gọi là Thức là vì nhãn sắc, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, tâm pháp, nếu chấp trước sự nhận thức đó thì gọi là Thức. Giả sử tiêu trừ hết ngoại cảnh, chẳng buông lung theo mà bằng sự dẫn đường của tuệ đến với tất cả pháp, không có gì hy vọng thì đó gọi là Tuệ. Có sự ỷ trước thì sinh ra Thức vậy. Cũng từ tưởng niệm, hy vọng, cầu nhiều mà sinh ra Thức vậy. Ðó gọi là Thức. Nếu không có sự thọ nhận, cũng không hy vọng, lòng chẳng hoài niệm, không sự ưa thích, chí chẳng mong báo đáp thì đó gọi là Tuệ. Hành pháp hữu vi thì trụ ở Thức. Tu hạnh vô vi thì thức không sở trụ. Tôn phụng ánh sáng vô vi mới gọi là Tuệ. Nếu trụ ở dấy khởi phân biệt thì gọi là Thức. Cũng chẳng khởi diệt, thức không sở trụ mới gọi là Tuệ.
Sao gọi là Thủ kinh nghĩa ? Sao gọi là Thủ ? AÂn cần trăm họ cầu các Kinh điển thì đó gọi là Thủ. Nếu ở Kinh điển đạt đến đạo quả thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở các Kinh điển thành tựu mọi hạnh thì đó gọi là Thủ. Nếu có thể phân biệt gốc ngọn các Kinh thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu tại các Kinh vào tạo hạnh nghiệp thì đó gọi là Thủ. Nếu ở các Kinh diệt hết tội phước, vĩnh viễn trừ trần lao thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở các Kinh gặt hái lấy yếu tuệ mà vì người khác nói nghiệp trần lao thì gọi là Thủ. Nếu ở các Kinh tỏ rõ phân biệt chương cú Thanh tịnh thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở các Kinh chán nạn sinh tử, lo buồn chẳng vui thì đó gọi là Thủ. Nếu ở các Kinh quan sát sinh tử và cùng diệt độ mà chẳng cho là hai thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở các Kinh chỉ tuyên nói tạp cú, lời dạy hoa mỹ (nghiêm sức) thì đó gọi là Thủ. Nếu ở các kinh yêu thích thâm nghĩa, uyên áo, cao xa, thản nhiên vô vi thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở các Kinh tưởng thức vô số tâm niệm chúng sinh thì đó gọi là Thủ. Nếu ở các Kinh ý thức biết được tâm không chỗ sinh thì đó gọi là Thủ nghĩa. Nếu ở chánh Kinh kể có ngô ngã, nhân và cùng thọ mạng, loài có sự sống mang lòng được chẳng thể được tạo lập hy vọng, điều có thể nói đều không có chủ mà cưỡng lập gốc ngọn, chúa quân trưởng thì đó gọi là Thủ. Nếu ở các Kinh hiểu thấu pháp không, vô tướng, vô nguyện, chẳng khởi, chẳng sanh đều không sở hạnh, chẳng kể ngô ngã và cùng thọ mạng giảng ba cửa giải thoát thì đó gọi là Thủ nghĩa. Sao gọi là pháp ? Sao gọi là người ? Nếu đặt vấn đề con người từ đâu tu pháp thì đó gọi là người. Nếu ở tại người chẳng bỏ các pháp mà trụ cảnh giới thì gọi là thủ pháp. Lại nữa, Sở dĩ gọi là người là gọi tính hạnh của các phàm phu, phàm thứ thì mới gọi là người. Nếu ở phàm phu phụng nghĩa chân nhân, tu hành dốc lòng tin nắm giữ kinh điển, hợp với ngài Bát Ðẳng, người Ðại Tích (Tu Ðà Hoàn), người Vãng lai (Tư Ðà Hàm), người Bất Hoàn (A Na Hàm), người Vô Trước (A La Hán), người Duyên giác, người Bồ tát. Lại có một người xuất hiện ở đời với nhiều thương xót, nhiều những yên ổn, lành thương ba cõi, chư thiên, người đời và ba đường ác không ai chẳng nhờ tế độ. Ðó gọi là Như Lai. Như Lai Chánh Chân đem an lành khắp tất cả, hiển bày đường lối, giáo hóa lê thứ khiến cho họ vào với Ðạo nghĩa. Giả sử có người nương cậy chấp cầu thì không có hộ (?). Nhân muốn khai hóa những người mê hoặc này nên vì họ nói là, phải về với pháp chớ thủ lấy người. Kể ra đối với pháp thì không sự tạo tác, không có đồng dạng, không tác chẳng tác, trụ không chỗ trụ, cũng không căn bản, khắp hành bình đẳng ngang bằng chánh chân cũng ngang bằng tà nghiệp. Do tà ngang bằng chánh, do chánh ngang bằng tà nên tà chánh không hai, không điều hy vọng, đều không sở hạnh, ở tất cả pháp đạt đến tự nhiên. Tướng ấy rốt ráo giống như hư không thì đó gọi là Pháp. Việc mở đường dẫn lối đạo pháp cũng chẳng suy nghĩ cho là ơn đức. Nếu vào đến nghĩa của cửa pháp này thì xem thấy tất cả pháp đều là Ðạo pháp, đều điều ngự các pháp mà chẳng lấy làm mệt nhọc. Ðó là nghĩa bốn qui ý của Bồ tát mà chẳng thể tận. KINH A SOA MẠT BỒ TÁT
- Quyển thứ năm - hết.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.180.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.