Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Dược Sư Tam Muội [Hành,Hạnh] Pháp [藥師三昧行法] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Dược Sư Tam Muội [Hành,Hạnh] Pháp [藥師三昧行法]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Dược Sư Tam Muội Hành Pháp

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

_ Thứ nhất: Định tên
Dược Sư Tam Muội: tức Tam Ma Địa (Samādhi) đã nhập vào, ấy là hành xứ thâm sâu của chư Phật mà liền hiện Bất Động Nhất Thật Tế Địa.
Phổ Hiền Quán ghi rằng:"Trụ xứ của chư Phật gọi là Thường Tịch Quang"
Kim Quang Minh ghi rằng:"Chư Phật dạo chơi ở Pháp Tính thâm sâu, liền biết vào vô lượng nghĩa xứ, vượt gốc rễ của Viên Thông (viên thông bản căn), ra vào giao cảm nơi Căn Trần, ta người đồng quy vào Bí Tạng, đều là thế vậy"
Cho nên Trụ cùng Hành dạo chơi đều tu được nơi chỗ, tại Xứ chẳng lưu giữ, nơi Duyên chẳng dính mắc, không có trụ mà trụ, không có đi mà đi, ví như đôi Uyên Ương dạo chơi cùng nghỉ ngơi, ở Duyên hết thuận, trụ Hành hoà đi, tuỳ dùng tự tại liền được chốn ấy, cũng là tên khác của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama¬samādhi), Phẩm lớn là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, là Hành Xứ của các Tam Muội bởi vì chẳng khởi Tịch Diệt Định mà hiện các uy nghi tức Dược Sư Tam Muội (Bhaiṣaijya-guru-samādhi) là vua của các Tam Muội, há chẳng tin ư ?!
Lại Dược Sư là vua của thầy thuốc (Y Vương), Tam Muội tức hành của bệnh (bệnh hành). Lành tốt do Vô Duyên Đại Bi, bên trong tự xông ướp tâm, vì chúng sinh có bệnh cho nên ta có bệnh, cũng do Vô Duyên xông ướp phát khởi cảm ứng Đạo giao. Dùng bệnh của mình thương xót bệnh của người, biết bệnh hiểu thuốc, tuỳ bệnh cho thuốc, khiến được uống vào thì thuốc trừ bệnh khỏi, tức chẳng phải Chân chẳng phải Hữu, Ý có mạnh mẽ chính là sự thâm sâu của chỗ hành (Sở hành)
Xong nay so với điều này, muốn được Tam Muội hiện tiền, việc ấy có Pháp ư ?
Nói rằng:"Kinh tự bày bốn Pháp được Tam Muội đó. Một là nghe, hai là tin hiểu, ba là cúng dường, đọc tụng, thọ trì, viết chép, diễn nói. Bốn là suy tu tu sửa. Tập đủ Pháp có bốn mà rộng khen nghe tên, ý tại lúc ban đầu nghe qua tai huống chi là lúc sau, sau nữa vậy"
Phàm danh hiệu của chư Phật là hành xứ thâm sâu dùng tóm hợp mọi Đức mà đủ vạn Pháp.
Thiên Đài ghi rằng:"Quán tuy có mười sáu, nói Phật liền vòng khắp, nâng Chính xong thâu nương, nêu Chủ dùng nhiếp bạn. Đây tức là phương tiện khéo léo của Hạnh Nguyện".
Hành số, tướng mạo của quốc độ tuyệt chẳng hết so với một tên của Dược Sư, cho nên một lần nghe tên ấy tức y theo Chính Sâm La, chủ bạn ảnh hiện, Nhân Quả cùng tỏ rõ, Lý Sự không có ngại, chẳng dời chẳng động, toàn thể rõ ràng
Tịnh Danh nói:"Chính Biến Tri (Samyaksaṃbuddha), Như Lai (Tathāgata) với Phật (Buddha). Nghiã của ba câu này, chúng sinh của Đại Thiên như A Nan (Ānanda) là Đa Văn bậc nhất dùng một kiếp để thọ nhận cũng chẳng thể nhận hết. Cho nên nay Văn Thù (Mañjuśrī) nương theo uy lực của Đức Phật đã thưa hỏi mà Đức Thế Tôn, hoặc một kiếp, hơn một kiếp muốn rộng nói, cuối cùng không có hết. Như vậy mà tin hiểu, tụng nói, định tâm tu để chứng. Ta nói cũng không có hết"
Chỉ hay triển dụng Pháp này tức là bốn Pháp bên trên, một lần tiến cử bao quát đầy đủ cho nên nói là Dược Sư Tam Muội Hành Pháp
_ Thứ hai: Khuyên tu
Chính Pháp của Đức Như Lai suy vi dần dần, lúc thời Tượng Pháp chuyển thờiBật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Tác Ca, Ô Ba Tư Ca muốn tu Hạnh của Đại Thừa, chân thật tin hiểu Hành Xứ thâm sâu của chư Phật.
Muốn nghe hết vô lượng Hạnh của Bồ Tát, vô lượng phương tiện khéo léo, vô lượng Nguyện rộng lớn để lợi ích an vui cho vô biên hữu tình
Muốn so sánh các cõi Phật tuỳ theo ý thọ sinh, thường thấy chư Phật, được Túc Mệnh Trí, Căn, Lực, Giác Đạo, Định, Niệm, Tổng Trì không có gì chẳng đầy đủ, cho đến bậc Bất Thoái Bồ Đề.
Muốn nguyện sinh về Tĩnh Thổ. Cõi ấy hoàn toàn trong sạch, có Công Đức thù thắng trang nghiêm, ánh sáng vô lượng chẳng thể nghĩ bàn cùng với Cực Lạc ở phương Tây ngang bằng không có sai biệt.
Muốn thoát khổ của ba đường, quay lại sinh trong cõi người, dùng tiền của bên trong bên ngoài (nội ngoại tài) bố thí cho người đến xin.
Muốn Thi La (Śīla:Giới) trong sạch, đa văn, chính kiến, lìa Tăng Thượng Mạn, mau được viên mãn các Hạnh của Bồ Tát.
Muốn phá vỏ Vô Minh, khô cạn sông phiền não, thoát khỏi tất cả sinh, già, bệnh, chết.
Muốn hết thảy việc ác đều chẳng thể hại, đều khởi tâm hiền lành trợ nhau làm điều nhiêu ích.
Nếu nguyện sinh về phương Tây, chí đột nhiên chẳng định, tuỳ nghe tên này liền có tám vị Bồ Tát đi đến chỉ bày lối đi ấy để trợ giúp vãng sinh.
Hoặc chán ghét thân nữ, nguyện sau này chẳng còn thọ nhận thân nữ.
Muốn cầu sống sâu, giàu có, quan vị, con trai con gái...Tuỳ theo nguyện ưa thích, tất cả đều vừa ý.
Nếu 400 Giới của Bồ Tát, 250 Giới của Bật Sô, 500 Giới của Bật Sô Ni mà huỷ phạm điều đã thọ nhận, sợ bị đoạ vào nẻo ác. Muốn được trong sạch, quay trở lại đầy đủ Luật Nghi.
Muốn thắp đèn làm phan vì người bệnh quay trở lại tăng thêm mạng đã hết, vì vương gia chuyển hoạ thành Phước. Trước tiên nên tạo lập hình tượng của Đức Dược Sư, bày Toà để ở một chỗ, đốt hương, rải hoa, tụng Kinh, trì Chú, suy nghĩ nghĩa ấy, tu Dược Sư Tam Muội. Tại sao thế ? Vì đây là chỗ hành thâm sâu của chư Phật, chẳng thể nghĩ bàn, tất cả Thanh Văn Độc Giác với Bồ Tát chưa đăng địa đều chẳng thể tin hiểu.
Nếu được tu điều này thành thời rất khó. Bởi vì khó ở trong Tam Bảo tin kính tôn trọng, cho nên người hay tu hành được báu của toàn phần. Chỉ hay tụng trì được báu của phần giữa (trung phần), hương hoa cúng dường được báu của phần bên dưới (hạ phần). Đức Phật cùng với Mạn Thù nói báu của phần bên dưới (hạ phần) còn chẳng thể hết, huống chi là phần giữa, phần trên. Nếu chẳng tu Pháp đó sẽ mất vô lượng lớp báu, thế nên bậc Minh Trí rất ư lo buồn.
_ Thứ ba: Phương pháp
Kinh ghi rằng:"Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có niềm tin trong sạch, muốn cúng dường Đức Dược Sư Như Lai. Trước tiên nên tạo lập hình tượng, bày Toà rồi để ở một chỗ. Dùng mọi loại hoa, hương, phan, lọng trang nghiêm. Bảy ngày bảy đêm Trai Giới, khởi Tâm Từ Bi, ca tán, lễ kính, tụng trì Kinh Chú, nhiễu quanh tượng Phật theo bên phải, suy nghĩ nghĩa ấy".
Lại ghi rằng:"Vì nhổ bứt nghiệp chướng ràng buộc"
Kinh Quán Đỉnh ở đời Tấn ghi rằng:"Chí tâm sám hối, tự hành cúi lạy. Một Pháp phụng thỉnh ấy đều so với cúng dường"
Lời tựa khuôn phép chung (Củ công tự) ghi rằng:"Cầu thỉnh cúng dường. Nếu chẳng phụng thỉnh thì cúng dường cái gì ?!..."
Mười chương như vậy thứ tự nghiêm chỉnh đầy đủ cho nên nay giải thích kỹ thứ tự, y theo để tu hành.
1_ Nghiêm Đạo Trường
2_ Tịnh ba nghiệp
3_ Tu cúng dường
4_ Thỉnh Tam Bảo, chư Thiên
5_ Khen ngợi
6_ Lễ kính
7_ Phát Nguyện trì Chú
8_ Sám hối
9_ Hành Đạo nhiễu vòng quanh
10_ Suy nghĩ nghĩa xứ.
Mới vào Đạo Trường, thời thứ nhất thì tu đầy đủ mười Pháp này. Về sau trong mỗi một thời, lược bỏ phần Thỉnh Phật , chín Pháp còn lại đều hành không có khác.
Như dùng Pháp Hoa Tam Muội, Nghi bổ trợ, quán tưởng, câu, kệ...thì ghi chú bên dưới của Sự Nghi, lúc khiến Chính Hành thời chuyên nhất dụng tâm. Nên biết mười Pháp này hoặc bày làm phương pháp, hoặc xưng tuyên câu tên (danh cú), hoặc suy nghĩ nghĩa xứ rồi lại đều đầy đủ Sự Lý, đều thông cảm ứng, cùng khắp ba Nghiệp, đều tịnh ba Chướng, đều hội ba Đức. Tại sao thế ? Vì Sự tức mười khoa sự hành. Lý chỉ có hai: Hiển tức là hành xứ thâm sâu của chư Phật, Mật tức Đà La Ni, Trung Đạo, Chính Không. Sự Lý của điều này, có làm không có làm, đều nhờ ba nghiệp. Ba nghiệp khéo cảm, cảm tất có ứng, ứng chỉ có Nghiệp Tịnh. Tịnh cho nên Chướng trống rỗng (Không:Śūnya). Trống rỗng ở Đức đầy đủ (toàn đức). Ngay lúc Đức đầy đủ thời Sự nào ? Lý nào ? Cái gì cảm ? Cái gì ứng ? Đức cũng tự trống rỗng chỉ có mười việc đắc lực, cho nên gọi là Dược (Thuốc:Bhaiṣaijya). Như thế ngay Thể không có công (đương thể vô công) giả mượn gọi là Sư (Thầy:Guru) bởi vì Dược Sư (Bhaiṣaijya-guru) do điều này mà rõ rệt, tức Tam Muội ở ngay chỗ đấy.
1_ Nghiêm Đạo Trường
kinh ghi rằng:" Nếu muốn cúng dường Đức Dược Sư Như Lai. Trước tiên nên tạo hình tượng của Đức Phật, bày Toà để ở một chỗ rồi rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương, dùng mọi loại phướng phan cúng dường chỗ ấy".
Đây là cách thức thông dụng của người tu Tam Muội.
Lại ghi rằng:"Viết chép Kinh đó, dùng lụa năm màu làm cái túi chứa Kinh, rưới quét một chỗ sạch sẽ. Đem mọi loại hương, hoa, phan, phướng dùng để cúng dường"
Cách thức này tuy là then chốt của thời Tượng Pháp, nhưng thật ra thông cả thời Chính Pháp, Mạt Pháp.
Niết Bàn ghi rằng:"Đã nói Pháp (Dharma) là thầy của chư Phật. Nếu người hay dùng, thành Tôn mà Thắng, giản dị mà nghiêm trang. Căn cơ thượng trung hạ đều có thể hành dụng. Tức bên trên cúng Phật cũng thích hợp với cúng Kinh"
Lại ghi rằng:"Nếu có người muốn khỏi bệnh với tai ách khác, nên làm bảy pho tượng Như Lai (Đây là bảy pho của một Đức Phật Dược Sư, khác với bảy pho tượng Phật). Trước mỗi một tượng đều để bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe (Quán Đỉnh ghi rằng:Đèn có bảy tầng, mỗi tầng có bảy ngọn đèn, đèn như bánh xe. Tức đời nay là Thọ Đăng dựa theo cách thức này vậy). Từ bảy ngày đến 49 ngày ánh sáng chẳng dứt. Làm Thần Phan năm màu gồm 49 cái. Lại làm Tục Mệnh Phan dài 49 thước (thước Tàu), thả 49 loài sinh vật"
Cách thức này riêng vì người bệnh đã hết mạng được quay trở lại kèm giải các tai nạn của nước nhà. Nay có hoàn mạng tức là chận đứng các nhóm cơ duyên của tai nạn) rất thích hợp dựa theo điều này
Xong trang nghiêm như vậy, tu Tam Muội Xuất Thế. Bên ngoài trợ giúp hơn hết, bên trong cũng mau chứng. Như không có sức nâng làm, chỉ y cách thức bên trên, chuyên cúng Bản Tôn với Bản Kinh Pháp. Hoặc Kinh của bảy Đức Phật, ở trong bảy Đức Phật, tuỳ cúng một Đức Phật. điều này liền thông tu nghi thức của bảy Đức Phật.
Lại cúng tượng của Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra), một ngày ba Thời riêng, ba thời mặc áo riêng. Trong kỳ Bạch Nguyệt từ ngày mồng tám đến ngày 15, tụng nhóm Chú...Đây tức là bốn Pháp Hộ Ma (Homa) của Trì Minh (Vidya-dhāra) đều chẳng phải là cách thức này vậy.
Phần trên là cách thức nghiêm tượng trong Kinh. Nay nên chọn lấy nhà, Thất nhàn tĩnh. Trước tiên loại bỏ đất cũ, sau đó ở chỗ sạch sẽ, lấy riêng đất mới đem lấp đầy khu đất ấy, dùng hương nhào trộn xoa bôi khiến rất thanh tịnh. Tiếp ở trên ấy treo lọng báu mới, trong lọng treo phan phướng năm màu. Khắp trong một cái Thất, đều treo phan, lụa màu. Chính giữa an tượng Dược Sư (hoặc ngồi ở phương Đông hướng về phương Tây, rất thích hợp cho Hành Nhân đối diện chiêm ngưỡng), Nhật Quang (Sūrya-prabha) hầu bên trái, Nguyệt Quang (Candra-prabha) hầu bên phải. Trước tượng cúng Đèn xếp xoay thành tầng, phan . Như xếp bày Thần Tướng Dược Xoa ở góc Đàn là tốt nhất. Bên ngoài chỗ ấy, chung quanh làm lan can cong, hoặc mành sáo che gian nhỏ ở hai đầu (trái nhà). Lo nghĩ đất thấp, ẩm ướt thì trải bày chiếu rơm. Tiếp trước ngày đầu tiên dựng làm (nên dùng ngày Trai) lấy nước không có trùng, gia trì Bản Chú 108 biến rồi rưới vảy bốn phương, trên dưới đùng để Kết Giới. Hành Giả gồm mười người trở lại, nếu nhiều thì rất phiền tạp.
.) Cúng dường:
Kinh ghi rằng:"Tùy theo sức mà làm"
Đã nói là "Tuỳ theo sức" tức gom hết tiền của mà mình hiện có, ngày ngày cúng dường vậy.
.) Thời hạn tu:
Kinh ghi rằng:'Bảy ngày bảy đêm, sáu thời hành Đạo cho đến 49 ngày"
Nay chia làm ba nhóm. 49 ngày là Thượng, bảy ngày là Hạ, 21 ngày là Trung. Nay chỉ ước định 21 ngày là Trung Hành Pháp, nếu có thể tiến đến Thượng thì điều này là bậc nhất. Vả lại, gia công đúng như số ngày này là Pháp quyết thắng.
Nếu trọn đời không lười biếng, thường ngay trong ấy làm điều đó ra sao ? Lại dùng trước lúc Chính Tu, gia thêm phương tiện tu bảy ngày, Hành Nhân ở bảy ngày này điều nhiếp thân tâm, hạn chế ăn ngủ, tinh tế sáng suốt quán Đạo, luyện thuần thục Sự Nghi đến lúc Chính Tu thời thuần nhất không có tạp, luôn luôn cầu Tam Bảo gia hộ. Ngay lúc Tiến Đạo thời không có Ma quấy nhiễu.
2_ Tịnh ba Nghiệp:
Kinh ghi rằng:"Bảy ngày bảy đêm thọ trì Trai Giới, ăn thức ăn trong sạch, tắm gội thân thể, mặc áo mới sạch, sáng sớm nhai nhấm Xỉ Mộc (tức cành Dương), xúc miệng sạch sẽ, nên sinh tâm không có câu trược, ý không có não hại. Đối với tất cả hữu tình khởi tâm lợi ích, an vui, Từ Bi Hỷ xả, bình đẳng. Tấu nhạc ca tán, nhiễu quanh tượng Phật theo bên phải, niệm Bản Nguyện Công Dức của Đức Như Lai ấy, đọc tụng Kinh này, suy nghĩ nghĩa ấy"
Pháp Hoa Tam Muội ghi rằng:"Bắt đầu vào Đạo Trường, nên dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới hoặc Đại y với quần áo nhuộm mới. Nếu không có đồ mới nên lấy cái áo hơn bậc trung của mình để làm áo vào Đạo Trường. Về sau nếu ra khỏi Đạo Trường đến chỗ chẳng sạch thì nên cởi áo sạch ra, mặc áo chẳng sạch. Việc đã xong rồi, nên tắm rửa mặc áo sạch lúc trước rồi vào Đạo Trường hành Pháp"
Tứ Minh ghi rằng:"Giả sử một ngày đều chẳng đi đến chỗ ô uế, cũng nên tắm một lần. Trọn hết một hạn kỳ chuyên chú, đừng nói chuyện lung tung với tất cả người đến hỏi han. Trọn hết một hạn kỳ y theo Kinh vận tưởng, chẳng được có khoảng khắc nhớ đến việc đời. Nếu đi tiêu tiểu, ăn uống cũng nên giữ gìn đừng khiến cho tan mất. Việc xong liền vào Đạo Trường chẳng được mượn việc mà trì hoãn kéo dài. Đại yếu Thân luận mở che, miệng luận nói yên lặng, ý luận Chỉ Quán vậy".
3_Tu cúng dường:
(Hành Giả mới vào Đạo Trường, đến trước Bản Tôn, bày Ni Sư Đàn, ngay thẳng thân chắp tay dựa đứng; nên niệm Hạnh Nguyện, Công Đức của Bản Tôn. Đối với tất cả hữu tình khởi tâm lợi ích, an vui, Từ Bi, bình đẳng... thề muốn cứu độ, tủi thẹn xấu hổ, bùi ngùi xót xa, giữ tưởng Tam Bảo, bắt đầu lấp đầy hư không, ảnh hiện Đạo Trường, tay cầm lò hương, đốt mọi hương nổi tiếng, miệng xướng Tam Bảo, cúi năm vóc sát đất. Người đứng đầu cử rằng)
_ Một lòng cung kính
(Từ đây trở xuống, khác miệng cùng lời)
_ Một lòng đỉnh lễ Phật thường trụ ở mười phương Pháp Giới
(Một bái. Tâm tuỳ theo thân miệng, một lòng đỉnh lễ không có chia tán ý, biết rõ thân này như bóng ảnh chẳng thật, người lễ (năng lễ) nơi lễ (sở lễ), tâm không có chỗ được, tất cả chúng sinh đồng vào lễ trong biển của Đức Phật, khéo vào không có ngại, cả ba không có sai biệt)
_ Một lòng đỉnh lễ Pháp thường trụ ở mười phương Pháp Giới
(Một bái. Dùng phương pháp của Tâm như bên trên)
_ Một lòng đỉnh lễ Tăng thường trụ ở mười phương Pháp Giới
(Một bái. Lễ xong, quỳ gối đốt hương, dùng tay giơ cao hoa. Người đứng đầu bạch rằng)
Các nhóm Chúng này mỗi mỗi đều quỳ gối, nghiêm trì hương hoa, như Pháp cúng dường
(Từ đây trở xuống, Chúng đồng thanh xướng)
Nguyện mây hương hoa này
Tràn khắp mười phương Giới
Mỗi một các cõi Phật
Vô lượng hương trang nghiêm
Đầy đủ Đạo Bồ Tát
Thành tựu hương Như Lai.
(Tưởng rằng:"Hương hoa này của con tràn khắp mười phương, dùng làm Đài ánh sáng vi diệu. Thủ nhạc của chư Thiên, hương báu của cõi Trời, món ăn ngon ngọt của chư Thiên, áo báu của cõi Trời, bụi Diệu Pháp chẳng thể nghĩ bàn... mỗi một hạt bụi tuôn ra tất cả hạt bụi, mỗi một hạt bụi tuôn ra tất cả Pháp xoay chuyển không có ngại, trợ nhau trang nghiêm, tràn đến trước Tam Bảo ở mười phương, đều có thân của con tu cúng dường, mỗi mỗi thảy đều tràn Pháp Giới, mỗi mỗi không có tạp không có chướng ngại, tận đời vị lai làm Phật Sự, xông ướp khắp Pháp Giới, chúng sinh được xông ướp đều phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), đồng vào Vô Sinh, chứng Phật Trí". Tưởng xong, người đứng đầu bạch kết)
_ Cúng dường xong, tất cả cung kính (một bái)
4_ Thỉnh Tam Bảo, chư Thiên:
(Vận tâm cúng dường xong, quỳ gối, đốt hương, nên niệm Tam Bảo. Tuy lìa Chướng , thanh tịnh mà dùng Đồng Thể Từ Bi hộ niệm quần phẩm. Nếu có thể ba Nghiệp đến Thỉnh ắt chẳng đến mà đến, bứt khổ ban vui.
Kinh Thất Phật ghi rằng:"Đức Thế Tôn nhập vào Diệu Định thâm sâu thì bảy Đức Thế Tôn ấy đều từ nước của mình đi đến Thế Giới Sách Ha (Saha-lola-dhātu). Do sức Bản Nguyện ấy cho nên mỗi mỗi đều ở Toà Sư Tử báu của mình tuỳ theo chỗ ngồi yên."
Thế nên nay lần lượt theo từng vị trí mà ân cần thỉnh ba lần, ắt có cảm giáng)
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Bản Sư Thích-Ca Mâu Ni Thế Tôn
(Tưởng rằng:"Ba nghiệp của Ta có Tính như hư không, Đức Thích Ca Như Lai cũng như vậy, chẳng khởi Chân Tế vì chúng sinh cùng với Chúng đều đến nhận cúng dường". Từ bên dưới trở đi, chư Phật chỉ sửa Mâu Ni với hình tướng, nơi đến)
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Tịnh Lưu Ly Thế Giới Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Thế Tôn
(Đây là Đàn Chủ. Nay Hành Giả tu Tam Muội ấy, nguyện sinh về nước của Ngài, chính vì thế cho nên Thỉnh trước tiên)
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Vô Thắng Thế Giới Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Thế Tôn
(Đức Phật ở ngoài bốn hằng hà sa cõi, xong đến sáu Đức Phật ở ngoài chín hằng ha sa cõi. Y theo Kinh Thất Phật bởi vì cùng với Đức Dược Sư này kèm lập Thệ Nguyện nhiếp thọ cho ta, nên cần Thỉnh Lễ)
 _ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Diệu Bảo Thế Giới Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Thế Tôn.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Viên Mãn Hương Tích Thế Giới Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Thế Tôn.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Vô Ưu Thế Giới Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Thế Tôn.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Pháp Tràng Thế Giới Pháp Hải Lôi Âm Thế Tôn.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Đông phương Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông Thế Tôn.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô tất cả chư Phật Thế Tôn ở mười phương
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô một ngàn Đức Phật đời Hiền Kiếp, tất cả chư Phật Thế Tôn của ba đời.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Bản Nguyện, Công Đức, Tạng báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
(Tưởng rằng:
"Pháp Tính như Không (trống rỗng) chẳng thể thấy
Pháp Bảo thường trụ, khó nghĩ bàn
Nay Ta, ba nghiệp như Pháp thỉnh
Nguyện xin hiển hiện nhận cúng dường"
Bên dưới, hai vị trí đồng)
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Trừ Diệt Nhất Thiết Chúng Sinh Khổ Não Đại Đà La Ni được diễn nói trong ánh sáng
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô mười hai Bộ Kinh trong biển năm Thời Pháp với tất cả Tôn Pháp ba đời ở mười phương
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát Ma Ha Tát  
(Vận tưởng như Đức Phật, chỉ sửa Nhật Quang Bồ Tát, cũng như vậy từ bên dưới trở đi, Bồ Tát Thanh Văn tuỳ theo vị trí mà sửa)
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Cứu Thoát Bồ Tát, Chấp Kim Cương Bồ Tát Ma Ha Tát.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát ba đời ở mười phương.
_ Một lòng phụng thỉnh. Nam mô Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả, A Nan Tôn Giả với tất cả Đại Thanh Văn, Duyên Giác, Hiền Thánh Tăng.
_ Một lòng phụng thỉnh. Mười hai Thần Tướng Dược Xoa của nhóm Cung Tỳ La với bảy ngàn quyến thuộc. Hàng Phạm, Thích, bốn Thiên Vương, tám Bộ Trời Rồng, Người, Phi Nhân...với trong nước này: Quỷ Thần thuộc bên trong núi nổi tiếng, sông lớn, tất cả Linh Miếu, phần đất của Châu (tên là...). Thần Hộ Già Lam, tất cả chúng Thánh trụ ở chốn này,
(Thứ tự như vậy, một lần phụng thỉnh xong, liền cúi năm vóc sát đất. Lại liền quỳ gối, đốt hương, rải hoa, thứ tự xưng tên phụng thỉnh. Như vậy ba lần, người đứng đầu thuật ý Phụng Thỉnh)
Nguyện xin:
_ Giáo Chủ Dược Sư
Hai Bổ Xứ Tôn
Nhật Quang, Nguyệt Quang
Chẳng trái Bản Thệ
Đại Từ Đại Bi
Tha tâm Đạo nhãn (có mắt Đạo thấu tâm người khác)
Thấy nghe không ngại
Thân thông tự tại
Giáng đến Đạo Trường
An trụ Pháp Vị
Ánh sáng chiếu khắp
Nhiếp lấy chúng con
Xót thương che giúp
Khiến được thành tựu
Hạnh Nguyện Bồ Đề
Bản Sư Thích Ca, sáu Đức Phật Thế Tôn của nhóm Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương, tất cả Chính Giác ba đời ở mười phương với tám vị Đại Bồ Tát của nhóm Mạn Thù Thất Lợi, Bồ Tát của nhóm Cứu Thoát, Chấp Kim Cương, Tôn Giả A Nan, các Đại Thánh Chúng...Thệ nguyện cùng xông ướp, thương xót nhiếp hộ.
Mười hai Dược Xoa, chư Thiên, Phạm Ma, hàng Rồng, Quỷ Thần, Hộ Pháp, Thánh Hiền đều đến Đạo Trường an ủi hộ giúp bền chắc, đồng thành Tịnh Hạnh
(Nói ba lần)
5_ Khen ngợi:
(Bản Kinh không có văn khen ngợi, muốn lấy văn khác, chỉ sợ cùng với Nguyện Hạnh, Công Đức của Đức Dược Sư chẳng được đồng hết. Lại chẳng thể tự ý quyết đoán cho nên chọn Kệ Văn khen khắp chư Phật ở phương Đông trong Tỳ Bà La Luận của ngài Long Thọ (Nāgarjuṇa) dùng để Tán (khen ngợi). Lúc Tán thời biết rõ nghiệp thân miệng ý tràn đầy Pháp Giới, khen ngợi Tam Bảo, không có sinh không có diệt, không có Tự Tính)
"Mặt trong như trăng đầyÁnh sáng chiếu vô cực Thọ Mệnh không có lượng Cõi nước rất nghiêm tịnh Hay diệt các chúng sinh Nhiệt não của ba Độc Hết thảy Phật hiện tại Đều theo phát nguyện ấy Nghe tên, định làm Phật Thế nên cúi đầu lễ"
_ Dùng bài này Khen Công Đức Phật Tu hành Đại Thừa Căn lành vô thượng Dâng Phước cõi trên Tám Bộ Trời Rồng Đại Phạm Thiên Vương Ba mươi ba Thiên Diêm La, năm Đạo Sáu Trai, tám Vương Hành Bệnh Quỷ Vương Đều với quyến thuộc Thần Kỳ đất này Trong Tăng Già Lam Bậc hộ Chính Pháp
_ Lại vì: Quốc vương, đế chủ Vạn dân trong nước Thầy, Tăng, cha, mẹ  Tri thức thiện ác Đàn Việt (Dāna-pati: Thí chủ) làm chùa Tín Thí mười phương Rộng với chúng sinh trong Pháp Giới Nguyện nhờ căn lành này Bình Đẳng huân tu Công Đức, Trí Tuệ Hai loại trang nghiêm Đồng được vãng sinh Nước Tịnh Lưu Ly (Một bái)
6_ Lễ kính:
(Hành Giả nên niệm Tam Bảo, Thể là Vô Duyên Từ Bi, thường muốn nhổ bứt cứu tế chúng sinh, chỉ vì không có cơ hội nên chẳng thể khởi ứng. Ta đã ba lần phụng thỉnh, cho dù chẳng phải mắt thấy, nhưng cõi U Minh tương ứng chẳng hư dối cho nên tu làm dùng tưởng giáng xuống, đốt mọi hương nổi tiếng, cúi năm vóc sát đất, lễ Tam Bảo mà bên trên đã thỉnh, chỉ có chư Thiên Quỷ Thần thì chẳng nên lễ hết. Nếu đến Bản Tôn Dược Sư với Bản Kinh Chú đều nên lễ ba lần. Người, Pháp của điều này là Đạo Dương Chủ cho nên xướng rằng)
_ Một lòng đỉnh lễ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn
(Như Tam Bảo, chư vị trong Thỉnh lúc trước đều nên cúi năm vóc sát đất, cần trọng lễ hết.
_ Lễ Phật thì tưởng rẳng:
"Người lễ, nơi lễ, Tính rỗng lặng
Cảm ứng Đạo giao, khó nghĩ bàn
Ta, Đạo Trường này như lưới ngọc (đế châu)
Trong hiện hình ảnh Phật Thích Ca (Thích Ca Như Lai ảnh hiện trung)
Thân Ta, ảnh hiện trước Thích Ca
Đầu, mặt chạm chân, quy mệnh lễ"
Đến lễ Đức Dược Sư Như Lai, liền nói rằng:"Trong hiện hình ảnh Phật Dược Sư" (Dược Sư Như Lai ảnh hiện trung)...Lại lễ Đức Dược Sư nên nói rằng:"Vì cầu diệt Chướng, chạm chân lễ"
Đây là Sám Hối Chủ
_ Lễ Pháp thì tưởng rằng:
"Chân Không, Pháp Tính như hư không
Pháp Bảo thường trụ, khó nghĩ bàn
Thân Ta, ảnh hiện trước Pháp Bảo
Một lòng như Pháp, quy mệnh lễ"
_Lễ Tăng thì dựa theo lễ Phật bên trên chỉ sửa là hàng Bồ Tát)
7_ Phát Nguyện trì Chú:
Kinh ghi rằng:"Khi Đức Như Lai hành Đạo Bồ Tát thời phát ra mười hai Thượng Nguyện vi diệu, khiến cho các hữu tình đều được điều mong cầu"
Đây tức là Hành Xứ thâm sâu của Đức Như Lai.
Phàm các hữu tình tức chúng sinh trong 25 Hữu. Các chúng sinh đó nhiều khổ đau ít vui sướng cho nên lìa khổ đau được vui sướng là điều mong cầu của họ. Bồ Tát khởi Tâm Đại Từ Bi, bình đẳng để nhổ bứt tất cả khổ, ban cho tất cả sướng vui nên phát Nguyện ấy, không có duyên cũng đều nhổ bứt cho nên gọi là Vi Diệu.
Mỗi một Nguyện ấy đều nói rằng:"Nguyện Ta lúc được Bồ Đề"
Ta dùng tự tại làm nghĩa. Cái Ta này tuy là Bồ Tát tự thề, cũng tức là Ngã Tính (Tính của Ta) của 25 Hữu.
Nguyện tức là lực dụng của Ngã Tính
Niết Bàn ghi rằng:"Sức của Vương Tam Muội phá 25 Hữu, hiển Ngã Tính của 25 Hữu. Ngã Tính tức là Thật Tính, Thật Tính tức là Phật Tính. Lúc Phật Tính hiển thời được tám Tự Tại Ngã".
Bởi vì Tự Tính khởi Nguyện, trở lại nguyện Tự Tính. Nguyện được thì Tự Tính thành. Tính thành Đạo vô thượng cho nên chúng sinh của 25 Hữu, khổ được nhổ bứt, vui sướng được ban cho. Lúc được điều mong cầu thời tức là mãn Nguyện Bồ Tát là lúc được Bồ Đề.
Đức Như Lai dạo chơi nơi Pháp Tính như vậy, vượt qua chỗ Hành của các Bồ Tát cho nên nói là:"Chỗ Hành Xứ thâm sâu". Lại chỗ Hành Xứ của Ta đã thế thì nơi Thường Lạc Tịnh cũng vậy
Phổ Hiền Quán ghi rằng:"Thường Ba La Mật là nơi đã nhiếp thành, Ngã Ba La Mật là nơi đã an lập, Lạc Ba La Mật là nơi lìa tướng của thân tâm, Tịnh Ba La Mật là nơi diệt tướng có (hữu tướng). Do đó biết viên thành tám Tại (8 tự tại) cho nên xưng là Phá Hữu Pháp Vương, cứu cánh của bốn Đức tức hiệu là Già Na Tính Hải"
Công Đức trang nghiêm như vậy nên nói là Thượng Nguyện vi diệu. Xong 12 Nguyện này tức là bốn lời Thề y theo bốn Đế mà lập. Trong bốn Đế thì hai Đế bày nhân quả khổ đau của Thế Gian, hai Đế bày nhân quả vui thích của Xuất Thế Gian. Tất cả Bồ Tát muốn nhổ bứt nỗi khổ này, muốn ban cho niềm vui này cho nên y theo mà lập bốn lời Thề
Y theo Khổ Đế (Duḥkha-satya) lập thì nói là:"Thệ nguyện độ vô biên chúng sinh"
Y theo Tập Đế (Samudāya-satya) lập thì nói là:"Thệ nguyện đoạn vô số phiền não"
Y theo Đạo Đế (Mārga-satya) lập thì nói là:"Thệ nguyện học vô lượng Pháp Môn"
Y theo Diệt Đế (Duḥkha-nirodha-satya) lập thì nói là:"Thề nguyện thành Phật Đạo vô thượng"
Có điều mười hai Nguyện này ban vui ngay lúc trước, bứt khổ ở lúc sau. Đây là Quả Thể thuộc Tâm ấy của Bồ Tát, là gốc tu Nhân (Hetu), Ta được Bồ Đề mới ban cho (thí) cùng với nhổ bứt.
Lại Tâm nhổ bứt khổ đau của Bồ Tát đó được coi trọng hơn là chúng sinh tạm được niềm vui thích. Vậy có chẳng nhổ bứt khổ chăng ?!...
Cho nên ban đầu, hai Nguyện: "Tướng tốt trang nghiêm, ánh sáng vô lượng"y theo Diệt Đế lập Nguyện "Thành Phật Đạo".
Tiếp ba Nguyện:"Khiến được Trí Tuệ, an lập Đại Thừa, đủ ba Tụ Giới" y theo Đạo Đế lập Nguyện "Học Pháp Môn". Phần bên trên là Nhân Quả của Xuất Thế
Tiếp ba Nguyện:"Trở lại đủ các Căn, giúp cho người túng được đầy đủ, đủ tướng Trượng Phu" cùng với ba Nguyện :"Mười là Thoát oán đối, mười một là miễn đói khát, mười hai là Giải nóng lạnh" là y theo Khổ Đế lập Nguyện "Độ chúng sinh".
Một Nguyện "Ra khỏi lưới của Ma" là y theo Tập Đế lập Nguyện"Chặt đứt phiền não". Đây là Nhân Quả của Thế Gian.
Một Nguyện của Đoạn Tập ấy, hoặc tuy là vô lượng nhưng thấy nghĩ đều nhiếp hết. Ngoại Đạo vướng vào Kiến, Ma La (Māra:loài Ma) đam mê nghĩ ngợi. Ma xuất ra ngoài xong thời không có việc khác vậy
Nếu người chặt đứt Khổ, tu sáu Nguyện. Thế Gian hiện thấy cảnh khổ rất nhiều, đất rộng thêm nhiều loài thực vật bò lan vướng vít, nhẫn chịu được Khổ Khổ cho nên tu sáu Nguyện chuyên đối trị, gần như có thể cành rễ đều bứt nhổ được.
Ba điều trước là:thiếu căn, nghèo túng, người nữ có thế khổ chậm rãi kéo dài nên rễ sâu, khó nhổ bứt. Cho nên Bồ Tát đến khi mãn Tăng Kỳ đầu tiên, mới lìa được chướng này. Thế nên phát ra trước tiên
Ba điều sau là: ác đối, đói khát nóng lạnh, khổ tình ép bức thì cạn cợt nên dễ trừ, cho nên người đời hơi biết phương hướng, tự không có việc này. Do đó phát ra lúc sau
Xong cạn sâu, trước sau chẳng đồng, đều góp lại làm chủ. Gom góp (Tập) tạm có thể trừ, hai đầu tự hết cho nên đem Tập Nguyện ở trong đó vậy. Nên biết ba điều sau cũng từ ba điều trước mở ra, chỉ cho ngàn nỗi khổ của tình người hiện ra nhiều trong nẻo của nhân thế, thế nên chư Phật suy ra cho mình. Nghiêu, Thuấn có bệnh chăng ? Tức như trong ánh sáng nói Chú cũng nghiêng về đối trị: bệnh gầy ốm, sốt rét, vàng da, nóng sốt...là đói khát, nóng lạnh, trúng trùng, chết non này... là ác đối này. Tuy đã diệt trừ tất cả khổ não làm tên gọi nhưng chỗ duyên của Tâm Bi ấy hoặc có thuộc về điều riêng tư, nên biết thuốc (dược) trị chính nương vào chứng bệnh gấp, sư công thật chịu được Điện Quân. Chín Nguyện lúc trước đã đủ Đế Trí cùng với nhổ bứt vòng quay mệt mỏi, liền chuộng vận Bi tăng thêm, lấy lần lượt mở ra hiểu biết sâu xa, có chỗ chẳng dung nạp hết được vậy
Lại Nguyện chẳng y theo ngông cuồng. Đế gọi là Nguyện, tuy chẳng xuất ra từ bốn Đế. Nay dùng phương tiện khéo léo của Đức Dược Sư mở làm mười hai, cốt yếu khiến cho Hành Giả nêu Tâm lập Hạnh, trước sau hiển rõ. Trước tiên cùng với niềm vui của Tính Đức, lúc sau nhổ bứt khổ của Tính Đức. Tuy mỗi mỗi xưng Tính không có duyên nhưng mỗi mỗi rực rỡ cùng nhổ bứt.
Quán Sinh tức Diệt thành Phật Đạo của Tự Tính. Quán ngu tức Trí học Pháp Môn của Tự Tính. Quán khổ tức Pháp Thân độ chúng sinh của Tự Tính. Quán chướng tức Pháp Giới chặt đứt phiền não của Tự Tính
Quán như vậy thì được đầu được cuối, Thể Tính dung thông ngay. Chính vì thế cho nên xưng là vi diệu cùng với bậc trên.
Lại nói rằng vô lượng rộng lớn. Thanh Văn, Độc Giác với Bồ Tát chưa Đăng Địa chẳng thể tin hiểu thì Nguyện do đâu mà phát ra ? Banh gan đem cho, không có tâm ưa thích, ngồi nhận đuổi đánh, khóc động Đại Thiên, lường xét cũng không có chỗ nói ra ư ?!...Đã biết ý chỉ này, nên phát Nguyện đó.
Kinh ghi rằng:"Đối với các hữu tình khởi tâm lợi ích, an vui, Từ Bi Hỷ xả, bình đẳng"
Chính Giáo luôn phát Nguyện đó vậy
(Người đứng đầu bạch rằng)
Lúc Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hành Đạo Bồ Tát thời phát ra mười hai Nguyện lớn khiến cho các hữu tình đều được sự mong cầu. Nay Ta theo Phật, cũng phát Nguyện như vậy.
(Nguyện Văn khá rõ ràng, nay biên tập thành Kệ để cho dễ nhớ giữ. Lại liền tụng phát, đồng thanh xướng rằng)
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Thân sáng rực rỡ chiếu Pháp Giới
Tướng tốt trang nghiêm thân Trượng Phu Khiến các hữu tình không khác Ta 
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Ánh sáng, Công Đức rất rộng lớn
Lưới lửa trang nghiêm hơn Nhật Nguyệt
Chúng sinh u minh đều mở sáng
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Trí Tuệ, phương tiện vô biên lượng
Vật cần thọ dụng đều không tận
Không để chúng sinh có thiếu thốn.
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Khiến các Tà Hạnh trụ Chính Đạo
Nếu người hành Thanh Văn, Độc Giác
Đều dùng Đại Thừa mà an lập
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Vô biên hữu tình tu Phạm Hạnh
Đều khiến đầy đủ ba Tụ Giới
Giả sử có phạm, lại trong sạch
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Hữu tình thân kém, chẳng đủ Căn
Nghe tên Ta xong, đủ các căn
Đoan chính, thông tuệ, không bệnh khổ
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Hữu tình: mọi bệnh, nghèo túng, khổ
Danh hiệu của Ta thoáng qua tai
Thân tâm an vui, đủ của cải
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Người nữ bị trăm ác bức bách
Sinh tâm chán lìa, nghe tên Ta
Liền được chuyển thành thân Trượng Phu
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Khiến các hữu tình thoát lưới Ma
Thoát khỏi rừng rậm của Ngoại Đạo
Chính Kiến tu tập Hạnh Bồ Tát
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Hữu tình bị phép vua gây khổ
Với tai nạn khác ép thân tâm
Dùng uy thần Ta đều giải thoát
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Hữu tình đói khát nhân tạo nghiệp
Ta cho ăn uống, thân no đủ
Sau dùng Pháp Vị, an vui hết
_ Nguyện Ta đời sau được Bồ Đề
Hữu tình không chỗ dựa, nóng lạnh
Chuyên niệm tên Ta được quần áo
Vật trang nghiêm báu cũng đầy đủ
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xưng 12 lần xong, cúi năm vóc sát đất)
Đã phát Nguyện xong, tụng Đà La Ni (Dhāraṇī). Toàn thể của Đà La Ni này có ba Đức: Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát. Nói là ba đều có Thường, Lạc Ngã, Tịnh cho nên nói là Đức
Pháp Thân tức Bản Tính của Ngã, Thể tự Thường Chân
Bát Nhã cũng là Tính của Ngã, sáng nhiệm màu tròn chiếu (diệu minh viên chiếu)
Giải Thoát là Ngã của Tính (tính ngã), tự tại, không có ngại, trong sạch, thuần tốt do Tính vốn viên dung.
Ba điều này cũng là một cũng chỉ là Tính viên dung cho nên tức một mà ba, diệt trừ tất cả khổ cho nên được tự tại. Do Hạnh Nguyện, phương tiện khéo cho nên một mình hiển lộ sáng màu nhiệm (diệu minh), cảnh giới cứu cánh sâu xa nên viên mãn Bản Chân
Đây đã hiển nói, dùng đấy nghĩ tu. Nay lại bàn luận kín Bí Yếu của chươngquan trọng. Nên biết Thể của Bí Yếu là gánh vác che giữ, che điều Ác của hai ven bờ, giữ điều Thiện của Trung Đạo, lìa ven bờ lìa Trung thì Thiên Nhiên ở ngay đấy, chẳng phải ba chẳng phải một, Pháp Nhĩ hiện trước mặt. Xong một là chỗ thật sâu xa, vốn lìa ngôn thuyết, muốn cho người suy nghĩ tự được, cho nên chỉ dẫn mà chẳng phát ra.
Hạnh Nguyện, Công Đức giống như khéo nương nhờ phút cuối, ngay lúc Tịnh Quốc thành sinh, là dùng một Kinh lập lại ba lần diệt trừ khổ não, thương xót sâu kín chướng nặng, cần yếu tu ánh sáng Định (định quang) nói Chú, Viên Tướng Mật Địa (đất bí mật có tướng tròn trịa) chuyển dời thuốc thơm sắc tốt, trao cho một viên khiến các bệnh nặng bình phục như cũ. Phương thức Thể Định ấy phóng ra ánh sáng, trong ánh sáng nói Chú an trí mầm giống trong Tạng bí mật, như lúc xưa kia lập Nguyện thời Nguyện thành sẽ cứu độ khổ đau. Ta cũng chẳng lâu tự trụ trong đó vậy
(Chú Văn thì Quán Đỉnh dịch ở sau Kinh, bản dịch đời Tuỳ và bản dịch của thầy Trang (Huyền Trang) đều lược bỏ. Bởi vì Hạnh Nguyện, Công Đức tức hiển nói rõ Chú cho nên gọi là Kết Nguyện Thần Chú. Người đời sau lấy bản dịch của thầy Tịnh (Nghĩa Tịnh) nhập vào bản dịch của thầy Trang liền nối lại làm Hợp Bộ để hành, là Hiển Mật cùng tu cho nên trì Chú tức là trì Kinh. Vả lại Pháp Môn nhổ bứt khổ thì Mật là điều rất trọng yếu, y theo sự thâm sâu vậy. Người đứng đầu tác bạch)
Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai lúc được Bồ Đề thời do sức của Bản Nguyện, quán thấy các hữu tình gặp mọi bệnh khổ, bệnh của nhóm gầy ốm, sốt rét, khô đét, vàng da, nóng sốt... hoặc bị trúng Yểm Mỵ, Cổ Đạo hoặc bị chết yểu, hoặc bị chết đột ngột. Muốn khiến cho bệnh khổ của nhóm đó tiêu trừ, viên mãn điều cầu nguyện.
Thời Đức Thế Tôn của Ta nhập vào Tam Ma Địa tên là Trừ Diệt Nhất Thiết Chúng Sinh Khổ Não. Đã vào Định xong, ở trong nhục kế tuôn ra ánh sáng lớn, trong ánh sáng diễn nói Đại Đà La Ni Chú là:
"Nam mô bạc già phạt đế, tỳ sát xã cũ lỗ, bệ lưu ly bát lạt bà, hạt la xà dã, đát tha yết đa dã, a la hát đế, tam miểu tam bột đà dã
Đát điệt tha: Án, tỳ sát thệ, tỳ sát thệ, tỳ sát xã, tam một yết đế, toa ha"
Namo bhagavate bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya-prabha-rājāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya
Tadyathā: Oṃ _ Bhaiṣaijye bhaiṣaijye bhaiṣaijya samudgate_ svāhā
(Đồng cầm lò nhiễu quanh Toà, tụng 108 biến xong, Bậc đứng đầu bạch rằng)
Bấy giờ, trong ánh sáng nói Chú này xong thì đại địa chấn động, phóng ánh sáng lớn, tất cả bệnh khổ của chúng sinh đều được tiêu trừ, thọ nhận niềm vui an ổn (Một lễ)
8_ Sám hối:
Kinh ghi rằng:"Ta nói Danh Hiệu, Bản Nguyện, Công Đức của Đức Dược Sư để nhổ bứt nghiệp chướng ràng buộc hữu tình"
Cho nên nay y theo Kinh, tu Pháp diệt chướng. trước tiên nhớ sự ràng buộc cũa tất cả nghiệp chướng đều do Nhân của đời trước. Quá khứ, đời này cùng các hữu tình, ác nào chẳng tạo ? Tội quấn quýt đã chồng chất, đời đời cùng gặp nhau, là oán, là thân, là ràng buộc, là chướng ngại. Nếu chẳng sám hối thì không do đâu mà giải thoát được, Đạo Pháp chẳng thành cho nên tu chẳng thể thành. Buồn thảm cầu Tam Bảo vì con diệt trừ.
Pháp Hoa Tam Muội ghi rằng:"Tính của Nghiệp tuy trống rỗng (không) nhưng quả báo chẳng mất"
Điên đảo nhân duyên khởi các tội nặng, tuôn lệ buồn khóc, miệng tuyên sám hối
(Nên tâm niệm rằng: "Ta với chúng sinh từ vô thuỷ thường bị tội nặng của ba Nghiệp, sáu Căn gây chướng ngại, chẳng thấy chư Phật, chẳng biết điều cốt yếu để thoát ra, chỉ thuận sinh tử, chẳng biết Lý màu nhiệm. Nay Ta tuy biết nhưng do cùng với chúng sinh đồng bị tất cả tội nặng gây chướng ngại. Nay đối trước Đức Dược Sư với mười phương Phật khắp vì chúng sinh, quy mệnh sám hối, nguyện xin gia hộ khiếncho chướng tiêu diệt". Niệm xong, xướng rằng)
Khắp vì bốn Ân, ba Hữu, chúng sinh trong Pháp Giới đều nguyện đoạn trừ ba chướng, quy mệnh sám hối.
(Xướng xong, cúi năm vóc sát đất, tâm lại niệm rằng:"Con với chúng sinh từ vôthuỷ đến nay, do Ái Kiến cho nên bên trong tính toán Ta Người, bên ngoài thêm bạn ác, chẳng tuỳ vui với một mảy lông làm Thiện của người khác. Chỉ có khắp ba Nghiệp rộng tạo mọi tội, việc tuy chẳng rộng nhưng tâm ác tràn khắp, ngày đêm nối tiếp nhau không có gián đoạn, che dấu lỗi lầm chẳng muốn người biết, chẳng sợ nẻo ác, không có tủi thẹn, không có xấu hổ, cho rằng không có Nhân Quả...cho nên ở ngày nay, tin sâu Nhân Quả, coi trọng sự tủi thẹn xấu hổ, sinh rất sợ hãi, tỏ bày sám hối, chặt đứt tâm tương tục, phát Tâm Bồ Đề, đoạn ác tu thiện, siêng năng sách tấn ba Nghiệp, lật lại lỗi nặng xưa kia, tuỳ vui với một mảy lông làm thiện của Phàm Thánh. Niệm mười phương Phật có Phước Tuệ lớn hay cứu bạt cho con với chúng sinh từ hai biển chết đến bờ của ba Đức. Từ vô thuỷ đến nay, chẳng biết các Pháp vốn rỗng lặng (không tịch) rộng làm mọi ác. Nay biết rỗng lặng vì cầu Bồ Đề, vì chúng sinh cho nên rộng tu các Thiện, chặt khắp mọi ác. Nguyện xin Đức Dược Sư Từ Bi nhiếp thọ". Tưởng xong liền xướng rằng)
Chí Tâm sám hối. (Tỳ kheo) con họ tên là....cùng với tất cả chúng sinh trongPháp Giới, hiện tiền một lòng. Ánh sáng rộng lớn trong sạch viên mãn, Công Đức cao tột, an trụ Hành Xứ thâm sâu của chư Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện khéo léo.
Vô Thuỷ chẳng hiểu sức Hạnh Nguyện làm, chẳng biết Thiện Ác, chỉ ôm ấp tham lam, chẳng biết bố thí với quả báu của sự bố thí, ngu si không có Trí, khuyết thiếu Tín Căn, giận dữ ganh ghét, khen mình chê người, phá hoại Thi La (Śīla:Giới) cùng với Quỹ Tắc, huỷ bỏ Chính Kiến, chợt quên Đa Văn, chẳng thể hiểu thấu nghĩa sâu xa của Khế Kinh, sinh Tăng Thượng Mạn, che lấp quyết tâm, cho mình là đúng người khác là sai, nghi ngờ chê bai Chính Pháp, cam làm bè đảng của Ma, tự hành Tà Kiến khiến cho các hữu tình bị đoạ vào hố nguy hiểm lớn, ưa sự ngang trái chia lìa, cùng nhau đấu tụng. Dùng thân miệng ý tạo làm tăng thêm mọi loại nghiệp ác, triển chuyển thường làm việc chẳng nhiêu ích.
Tội của nhóm như vậy nhiều vô lượng vô biên. Từ cõi này chết đi, bị đoạ trong nẻo Địa Ngục, Bàng Sinh, Quỷ đói, lưu chuyển không cùng, chịu các nỗi đau khổ. Thọ nhận khổ đau xong, từ chốn ấy chết đi, lại sinh vào Nhân Gian: làm bò, ngựa, lạc đà, lừa ...luôn bị roi gậy đánh đập, đói khát ép bức, lại thường phải chở nặng tuỳ theo đường mà đi. Hoặc được làm người, thì sinh ở chốn hèn kém, chịu sự sai khiến của kẻ khác, luôn luôn chẳng được tự tại, mọi loại ác ràng buộc, che lấp Đạo Pháp chẳng được huân tu.
Do xưa kia từng nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Nay lại nghĩ nhớ, chí tâm quy y, đốt hương, rải hoa, cúi lạy vận tưởng quy hướng về Nguyện Vương Dược Sư Giáo Chủ ở Đông thổ, tụng trì Pháp báu chính Pháp, Đại Đà La Ni, theo Phật phát nguyện thành tựu Bồ Đề, cùng với chúng sinh tỏ bày mọi tội.
Nguyện xin Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Thế Tôn phóng ánh sáng lớn, Từ Bi hộ niệm, cho đến trong mộng cũng dùng tên Phật thức tỉnh bên tai, khiến cho con cùng với chúng sinh trong Pháp Giới dùng Thần Lực của Đức Phật khái phát sự sáng suốt vốn có (bản minh), Nguyện Hạnh trang nghiêm tuỳ niệm đầy đủ. được Túc Mệnh Niệm, sợ khổ nẻo ác, chẳng ham Dục Lạc, ưa hành ban cho (huệ thí), Chính Kiến tinh tiến, khéo điều ý vui, thọ trì chỗ học không có huỷ phạm, hiểu nghĩa thâm sâu, lìa Tăng Thượng Mạn, chẳng chê Chính Pháp, chẳng làm bạn của Ma, các căn thông lợi, Trí Tuệ đa văn, thường gặp bạn lành, chặt đứt hẳn lưới của Ma, phá vỏ Vô Minh, khô cạn sông phiền não, giải thoát tất cả sinh già bệnh chết. Tất cả nghi ngại oán hận đều khởi tâm hiền lành, chẳng xâm lấn lẫn nhau, trợ nhau làm lợi ích. Đến lúc mạng chung thời có tám vị Bồ Tát nương theo Thần Thông đi đến, tuỳ phương bày Đạo được hoá sinh trong hoa sen ở nước Tịnh Lưu Ly, đồng ở một chỗ với hai Bồ Tát Nhật Quang Nguyệt Quang, thường được thấy Phật, nghe Pháp Môn màu nhiệm, đủ các Tổng Trì, vào Địa Bất Thoái. Xong sau này lại sinh trên cõi Trời cùng với Nhân Gian nhưng căn lành vốn có (bản thiện căn) không có cùng tận, thống nhiếp mười Thiện, uy đức tự tại, an lập vô lượng trăm ngàn hữu tình, dần dần lần lượt tu hành các Hạnh của Bồ Tát, cho đến chứng được Vô Thượng Bồ Đề, cứu cánh đồng tròn trịa Thượng Nguyện vi diệu"
Sám Hối, phát Nguyện xong. Đỉnh lễ Tam Bảo (một bái)
   
9_ Hành Đạo nhiễu vòng quanh
(Thân ngay thẳng, uy nghi nhiễu quanh toà của Đức Phật theo bên phải, đốt hương, rải hoa, bước chậm an tường, quán chỗ tu lúc trước, hiểu không có chỗ được, nhấc chân hạ chân chẳng trụ vào tướng đi, ảnh hiện mười phương, vin trụ chư Phật, tâm tưởng như mộng, tiếng Phạn như âm thanh vang dội lại, đồng kết Khế bái)
_ Nam mô thập phương Phật  
Nam mô thập phương Pháp  
Nam mô thập phương Tăng
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  
Nam mô Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Nam mô Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh  
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát  
Nam mô Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát
(Hoặc xưng ba lần, hoặc xưng bảy lần rồi quay lại đến trước Tượng)
_ Tự quy y Phật
Xin nguyện chúng sinh
Thể giải Đạo lớn
Phát Tâm vô thượng
_ Tự quy y Pháp
Xin nguyện chúng sinh
Vào sâu Kinh Tạng
Trí Tuệ như biển
_ Tự quy y Tăng
Xin nguyện chúng sinh
Thống lý Đại Chúng
Tất cả không ngại
Kính lễ (Hoà nam:Vandana) chúng Thánh  
10_ Suy nghĩ nghĩa xứ
Hành Giả lễ sám xong, nên ra khỏi Đạo Trường quay về chỗ cũ của mình, ngồi ngay thẳng trên sàng, suy nghĩ nghĩa ấy.
Pháp Quán trong Kinh có hai loại. Một là Trực Quán Bản Cụ (Quán thẳng điều vốn có đủ), hai là Thác Duyên Quán Tướng (mượn duyên quán tướng). Quán Bản Cụ là Xứng Tính Quán. Quán tướng tốt là theo Duyên tiến cử. Ở trong hai loại, luôn luôn theo đuổi tiện nghi, tuy là đồng thể nhưng chưa hẳn vứt bỏ dụng.
Bắt đầu Quán Bản Cụ
Kinh ghi rằng:"Hành Xứ thâm sâu, vô lượng Hạnh Nguyện rộng lớn, vô lương phương tiện khéo léo của chư Phật......"
Nơi thâm sâu là Pháp Giới viên dung, chẳng phải Không (trống rỗng) chẳng phải có, tức Ta đang niệm nơi yên tĩnh(tĩnh xứ) của Nhân chính
Phương tiện là Sự Lý chẳng dính, ứng duyên tự tại, tức nay sáng tỏ tròn trịa (viên minh) hiểu rõ Nhân, chiếu khắp nơi
Hạnh Nguyện là Quả tròn vạn Hạnh, xứng Tính trang nghiêm, tức hiện nói là:"Duyên nhân theo chỗ dụng"
Chốn yên tĩnh vốn có ánh sáng luôn chiếu soi. Hạnh Nguyện có Tính Địa vốn nghiêm, hiểu Nhân đồng mở Duyên chính, như vậy được gọi là thâm sâu
Nên biết nơi thâm sâu, toàn thể Hạnh Nguyện, phương tiện ở trong dùng không có chỗ được. Nay quán Pháp chỉ có hình vẽ hiển điều này. Hiển nơi cần yếu này chỉ ngay một niệm. Nhưng một niệm này, nói là không có niệm.
Tướng của "một niệm, không có niệm" làm sao mà quán ? Vì nhân niệm cho nên niệm, vì chẳng nhân niệm cho nên niệm, vì cũng chẳng phải nhân niệm, chẳng phải chẳng nhân niệm cho nên niệm.
Lúc Quán như vậy thời Căn Trần qua khỏi, Phàm Thánh chẳng ở, Tính Tướng như như, Pháp Giới sáng một mình.
Đã không có Năng Quán (người quán), lại có Sở Quán (nơi quán) nào ? Chẳng lập đối đãi, chặt đứt bờ mé trước sau, không có duyên, không có niệm, chẳng hợp, chẳng tan, phân biệt hiện tiền, hiểu không có chỗ được (vô sở đắc) tức là cảnh thâm sâu
Chỗ dùng như vậy tức là Môn Hạnh Nguyện, quên Duyên như vậy tức là Pháp phương tiện. Do hay nhổ bứt tất cả nghiệp chướng, cũng gọi là nghĩa của Vô Thượng Không. Đem lợi ích cho tất cả hữu tình, cũng gọi là Tâm Ma Ha Diễn (Mahā-yāna: Đại Thừa).
Nếu người không có nghi ngờ, tin hiểu tướng của danh tự, suy nghĩ thọ trì, quán Hành Tướng lần lượt tu hành Tướng tương tự cho đến Bồ Đề.
Chia tướng đầy đủ (mãn tướng), hai Quán tướng tốt. Các Pháp sinh ra đều theo Duyên khởi. Nay quán Duyên sinh đạt các Thật Tướng. Thân tướng Dược Sư rực rỡ cao tột, thật cùng với Đức Di Đà ở phương Tây không có khác. Nay đã nguyện sinh về nước ấy, cần phải quán kỹ lưỡng Tướng đó.
Nay quán Sắc Thân này: Ánh sáng rộng lớn, Công Đức cao tột, sợi lông trắng ở tam tinh uyển chuyển xoay vòng theo bên phải, dáng mặt vàng ròng sáng chói, phân chia rõ ràng. Hành Nhân đối với điều này, hoặc nêu Tâm tại Tướng, hoặc duyên theo Tướng lưu giữ Tâm. Tuy lại hiểu rõ ràng như đối trước mắt, nên biết đều là chỗ làm của niệm tưởng. Nhân Duyên của niệm tưởng không có tướng của Thật Tính, ta người cùng lìa nhau, hết thảy đều trống rỗng. Nhưng mà chỗ không có thật chiếu sáng ngay con mắt, như hình tượng trong gương, như mặt trăng trong nước. Lại nữa mỗi mỗi đều là do ở tâm hiện ra (duy tâm sở hiện) chẳng lìa bản tế tràn đầy mười hư không. Pháp duyên như vậy tức là Không, Giả, Trung, chẳng một chẳng khác, chẳng phải dọc chẳng phải ngang, vắng lặng trong sáng màu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn, cho nên gọi là Dược Sư Niệm Phật Tam Muội.
Lại người tu Tam Muội có ba loại Lực liền được thành tựu. Một là uy lực của Phật, hai là sức của Tam Muội, ba là sức Công Đức của chính mình.
Kinh ghi rằng:"Con đối với nghĩa sâu xa của Khế Kinh do Đức Như Lai đã nói, chẳng sinh nghi hoặc"
Sức Công Đức của chính mình, là chỉ niệm danh hiệu của Đức Dược Sư Như Lai thì tự được Công Đức ấy.
Sức của Tam Muội là "Nay ngươi hay thọ nhận, nên biết đều là uy lực của Như Lai"
Uy lực của Phật là:"Thế nên tu Tam Muội này chỉ hay dụng Tâm quyết định thành tựu, đừng sinh nghi ngờ"
Hai Pháp bên trên. Một là giải nhập tương ứng, lúc Quán này thành thời Tâm đó làm Phật vì thuận tin Pháp. Hai là gieo trồng Tâm ban đầu cho đến lúc Diệu Ngộ thời đều không có chỗ được.
Nguyện xin sinh niềm tin quyết định, khởi tâm tinh tiến ở hai Pháp này tận lực tu tập.
_Thứ tư: Thích Nghi
Kinh này, người xưa nói là Pháp yếu vời Phước tiêu Tai, là khởi hết như thế ư ? Ta nói điều này liền tỏ rõ bí mật của Tâm làm Phật. Dùng điều gì để tỏ rõ ?
Mười hai Nguyện lớn, rõ rệt nhân vào sự xa rộng của Hành
Bảy báu trang nghiêm hiển sự thuần tịnh của Quả Đức
Hạnh Nguyện, Công Đức là nghĩ nhớ xưng tên, liền thoát mọi khổ
Cầu thỉnh, cúng dường tức các Nguyện thành
Phương tiện Từ Bi mà trong đó mỗi mỗi xứng Tính giúp làm
Sở Thí ấy làm nơi chốn, tức là nơi thâm sâu, tạm hay hiểu rõ, nghĩ hơn một nửa vậy
Nếu người bệnh cầu cứu thì đáng chết liền sống lại. Bậc vua chúa lễ cầu giải trừ tai hoạ (nhương tai) thì chuyển hoạ thành Phước cùng với người dân tiêu trừ trăm điều quái dị, trừ chín cách chết đột ngột. Đây bèn nói là Pháp vời Phước tiêu Tai. Đức Dược Sư ở đây, đặc biệt sắp phương tiện trong phương tiện, mau chóng nêu điều ấy trước tiên. Thế nên Kinh này chính là tịnh cõi nước của Phật, thành tựu chúng sinh, mở Môn Ma Ha Diễn (Đại Thừa), chiêu tập hết chúng sinh có Đại Tâm, làm một lượt việc cần yếu của Xuất Thế, tức nói là Bí Điển của thành Phật, há chẳng tin sao !?...
Nay thuật phương pháp tu hành Kinh đó. Cầm cành lá chặt cành lá, ấy tức chẳng xa. Xong do có người nghi, tin một nửa mà nói rằng:"Hành Nguyện, Phương Tiện của Đức Dược Sư, công hiệu ấy nguyên màu nhiệm, chúng sinh xưng niệm cúng dường thì lợi ích rất nhiều. Lý của Hoá Môn, Thắng Nghĩa tự không có nghi ngờ. Ta thành Phật nói, sao có thể chẳng tin ?!...Thứ đệ dùng cầu Tịnh Thổ, tự hợp cầu sinh Cực Lạc, khuyên người vãng sinh... chẳng hợp với khuyên phụng thờ Đức Dược Sư. Vì sao vậy ? vì hơn kém có sai khác, Đông Tây rõ rệt khác nhau, cũng là xếp bày một bên nên nhìn thấy chúng sai khác.
_ Xưng tán điều ấy thì Cực Lạc tức sáu phương đồng xuất ra dài rộng, còn Tịnh Lưu Ly tức Đức Thích Ca chỉ dùng con số nói.
_ Việc vãng sinh ấy thì Tây Phương tức không có gì chẳng phải là dòng chảy thượng thừa của mười phương còn Đông Phương giống như nhóm lùi thoái trong Tây Phương.
_ Việc xưng tên ấy. Một tức hay diệt tội sinh tử của nhiều kiếp, còn một tức không có như người chẳng chuyển Định Nghiệp. Đến như nghe Đức Di Đà thì mạnh mẽ đi thẳng đến ngay trước mặt, còn nghe Dược Sư thì ngược lại theo Đẳng Phần.
Đây là điều đã được dạy mà mắt tai đã rõ biết. Sức sinh thế nào mà chuyên dùng cho mình, trái ngược với Chúng. Vứt bỏ dễ theo khó để làm việc đó ư !?...
Ta ứng đáp rằng:"Số lẻ dần dần thành số đếm. Nay Cô (? Ta) vì con giải thích điều đã nghi ngờ.
Lúc thành Phật Đạo thời sắc thân, Trí Tuệ, sức không có sợ hãi, ngang bằng mười phương. Cho nên phàm có cơ hưng Pháp tập thì tự hay tương ứng với âm thanh, ánh sáng. Như Đức Thích Ca khen ngợi Hạnh Nguyện của Đức Di Đà thì sáu phương che khắp rộng dài. Nay khen ngợi Hạnh Nguyện của Đức Dược Sư thì khen lẫn nhau cũng lại như vậy. Có điều Đức Di Đà được nói trước, người dùng Kinh thấy, cho nên người dịch xong cũng như một lời nói bao quát hết thảy. Muốn khiến cho cõi nước trang nghiêm, thân toả ánh sáng, thọ mệnh của Đức Dược Sư được sáu phương cùng nhau khen ngợi, ba lần nhờ khuyên đi, ngay lúc đó thời lặng lẽ rồi hiểu biết ở tâm, chẳng làm việc phiền phức. Đây là sự khéo léo của bàn tay diễn dịch, chẳng thể nói là không có vậy. Huống chi hai Kinh trợ nhau đưa ra có, không , như bên trên thì rõ ràng ở chỗ kia tức lược bỏ ở chỗ này.
Nếu nhớ niệm xưng tên, thoát khỏi mọi khổ. Cầu thỉnh, cúng dường...thành các Nguyện, người bệnh lại thêm sự sống, kẻ bị tai nạn được Phước. Nhớ rõ ràng ở chỗ này thì lược bỏ ở chỗ kia.
Nếu như con nói:"Nói Di Đà không có Công Đức đó" thời có thể ư ?
Lại Nguyện Lực của chư Phật, mười phương trấn thường cùng xông ướp. Chúngsinh hướng đi về Đông Tây, quyết đoán tại Định Ý. Do biết là Nguyện ấy chưa bền chắc, nên Dược Sư tuỳ phía sau trợ giúp thành có. Như Nguyện này chưa Định thì Di Đà quyết đoán chẳng ngồi nhìn. Người đời vì con, đổi Thầy mà dạy. Ai bảo là Dược Sư chống lại các nhóm cao, một mình chọn lấy rồi bỏ sót tài vậy rư ?!...Do đó biết Nhật Quang, Nguyệt Quang cùng với vô lượng vô số Chúng định liệu, chẳng bao quát người cầu về Tây mà buông bỏ công việc của mình, hay lại nghe Tịnh Thổ ở Đông Tây !... Chỉ có tin mới có thể vãng sinh. Luôn chẳng đủ niềm tin thời Đông Tây không có phần. Tin mà bền chắc tức tuỳ theo sức Sám ấy dùng phân chia chín Phẩm. Tin mà chẳng bền tức lẫn lộn làm nghi ngờ. Nghi Tin giao kết tức ngoài chín Phẩm, đặt bày riêng Nghi Thành (cái thành tương tợ) dùng để tu.
Nay người Định Nghiệp chẳng chuyển, người chẳng đủ niềm tin thì Nghi Thành còn không dung đủ đất, lại vội vã vọng chín Phẩm của Đông Tây ư ?!... Chao ôi ! Con nói ngược thì theo, ai trước ai sau đây ! Ngàn năm nhà ám tối, liền được ánh đèn, ánh sáng không có chỗ đến, ám tối không có chỗ đi, ngay lúc đó thời xoay điều ấy theo tâm, như hư không bám lấy ngạch cửa rồi ngoái nhìn tìm kiếm lỗi lầm. Cẩu thả chẳng phải nghe Đức Dược Sư lầm lỗi theo tâm ấy, liền lầm lỗi theo tâm ấy. Nghe Dược Sư vậy ư ?!...
Thế nên Đạo không có định phương hướng. Nguyện làm chủ, hơn kém khó dễ, còn vậy ư ? !... Di Đà là Tây nhiếp, Dược Sư là Đông hoá, đồng một lời khuyên của Đức Thích Ca đều tuỳ theo nền tảng của hướng tin. Con đưa Pháp nào ? Thứ đệ nhóm ấy sai lầm chăng ? Cốt yếu là Tâm sạch thì đất sạch, tâm nghi thành nghi, tại con lựa chọn mà dùng
Người ấy giật mình ghi rằng:"Đã dạy hướng về Pháp đó, tạm tin, tạm chẳng tin. Mong Đức Phật khiển trách dạy bảo, đặt để con ở một Thành tại biên địa. Cái thành ấy rộng dài 500 do tuần , xong cũng được niềm vui mỏng, thọ thai ở trong đó trải qua 500 năm vậy."
Nay Thiên Đài dùng mười Luận huỷ bỏ cái Thành ấy. Nhưng Thiên Khê dùng bốn giải thích, ghi chép cùng một nước. Tin được không có rễ (vô căn) , Đạo sinh có gốc (hữu bản), Hành Tướng nương tựa Pháp Tam Muội, trải qua thềm bậc mà tiến lên, nối tiếp là ở Tịnh Lưu Ly, nghiễm hội dùng Xứ Hành vậy. Khi ấy, quây quần bàn bạc phụng mệnh.
Ta nói:"Tin như thế ư ? Đạo của Ta ở phương Đông sao ?"
Lúc đó Tiền Nhân ẩn nấp, chẳng cùng đối mắt. Ta bèn lặng yên, cũng chẳng đối mắt"
DƯỢC SƯ TAM MUỘI HÀNH PHÁP (Hết)

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.19.206 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập