Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nạp mộ hạt la đá ná đát la gia dạ ( 1 ) Ná ma a lị gia phạt lô chỉ đế thước phiệt la dạ ( 2 ) Bồ đề tát đá bà dạ ( 3 ) Mạc ha tát đá bà da ( 4 ) Mạc ha ca lỗ nễ ca dạ ( 5 ) Đá điệt tha ( 6 ) Xà duệ, xà duệ ( 7 ) Xà dạ bà ê nễ ( 8 ) Xà dụ đá lị ( 9 ) Ca la, ca la ( 10 ) Ma la, ma la (11 ) Giả la, giả la ( 12 ) Ỷ noa, ỷ noa ( 13 ) Tát la bàn yết la ma phạt la noa nễ mễ ( 14 ) Bạc già phạt đế sa ha tát la bạc yết đê ( 15 ) Tát la bàn bồ đà phạt lô chỉ đế ( 16 ) Giả sô ( 17 ) Thầu lỗ đát la ( 18 ) Yết la noa ( 19 ) Thị ha bàn ( 20 ) Ca dạ ( 21_ Thân ) Mạt noa ( 22_Tâm ) Tỳ thâu đạt nễ ( 23) Tổ la, tổ la ( 24 ) Bát la tổ la, bát la tổ la ( 25 ) Tát la bàn bồ đà, a đề sắt hy đê, sa bà ha ( 26 ) Đạt la ma đà đổ yết la bệ, sa bà ha ( 27 ) A bà bàn ( 28) Sa bàn, sa bàn ( 29 ) Đạt la ma bàn ( 30 ) Bồ đà ni duệ ( 31 ) sa bà ha ( 32 )
Thiên Chuyển Ấn và Quán Thế Âm Tâm Ấn giống nhau ( Chỉ có phần chân không giống ) Ngón trỏ cách bốn ngón, cài ngược hướng vào bên trong cùng đè áp nhau, co ngón cái trái vào trong ngón trỏ, duỗi thẳng ngón cái phải hướng vào bên trong đừng để cong quẹo, hai cổ tay cùng hợp nhau, hai bàn chân làm thành chữ Đinh , đứng thẳng chân phải, cong gối trái ra ngồi, co thân nỗ khóa. Lại hướng về bên trái , đem Tâm Ấn về phía trước vú phải , đừng cho chạm vú , mặt làm dung mạo cười tươi hướng về bên phải ( Tay Ấn và Quán Thế Âm Tâm Ấn giống nhau, chỉ có thân cước pháp dùng khác ) . Vào mỗi ngày 15 trong tháng, tắm rửa, ở tĩnh thất, tay kết Tâm Ấn tụng Chú sẽ diệt được bốn tội nặng và năm tội nghịch ( Ấn này xuất từ Sư : A Địa Đa Chất Đa ).
Thiên Chuyển ( Ngàn Chuyển ) nói rằng :” Tụng Chú này xong thì nghiệp ác bị tiêu diệt, đến bảy biến thì diệt tội Ngũ Nghịch. Nếu mãn mười biến xong thì không tội gì không diệt được. Mười vạn biến sẽ nhìn thấy Đức Quán Âm với mọi thứ trang nghiêm. Trong bảy ngày, lúc mới tác Pháp chỉ được ăn sữa, mè, tô, lạc, bánh bột nếp trắng, cơm gạo chứ chẳng được ăn nước tương, muối, rau. Ngày cuối cùng đừng ăn. Trong đêm của ngày 15 phải để bụng trống không, ở trước Tượng Phật tụng Chú đều đặn không có định số, sẽ thấy Tượng lay động, xướng ra âm thanh ” Lành Thay ! “ và phóng ra ánh hào quang sáng chói. Lại đem trân châu, vật báu đặt lên trên đỉnh đầu của Chú Sư, liền biết thành tựu. Khi thấy Đức Quán Thế Âm rồi, sẽ được tất cả Nguyện lành ( Thiện Nguyện ) .
Lại trong lúc nằm ngủ, mộng thấy Đức Quán Âm với mọi thứ trang nghiêm thì thành tựu tất cả việc lành, tiêu diệt tất cả nghiệp ác, truyền thẳng đến người đọc cũng được diệt tội.
Khi muốn đi Đông Tây, trước tiên Chú vào bàn tay bảy biến rồi lau xoa trên mặt thì nơi đi đến không có tai hoạnh ( Tai nạn bất ngờ hay do người vật ỷ thế làm ngang ).
Nếu hay thanh tịnh như Pháp, thường tụng niệm chẳng cho gián đoạn , liền được Địa thứ nhất.
Nếu có người Nữ hay trì tụng Chú này thì đời sau chuyển thành Nam Tử , quyết chẳng thọ lại thân nữ lần nữa.
Trước tiên làm Đàn, đặt bày cúng dường đủ rồi, sau đó mới tụng Chú. Đàn đó có bốn mặt đều dài 16 khuỷu tay, bốn lớp làm đúng khuôn phép.Tướng của Viện la: bên ngồi màu trắng, bên trong bốn màu đều một lớp giống như thế của bức vách, tức là tám lớp vậy. Hợp màu sắc năm phương, mở cửa bốn mặt tương đương với Đông, Tây, Nam, Bắc. Một trùng chính giữa chẳng nên mở cửa. Tám cái lọ đất lớn ( Ngõa quán ) bốn cái Áng Tử chứa đầy nước , rồi đem cành cây với với cây Bách bỏ vào trong lọ áng chứa đầy nước ấy. Làm bánh bột gạo nếp màu trắng , sữa, lạc, tô, mật, hương, quả trái… cúng dường. Thắp 16 cây đèn, bên ngồi bốn cửa đều đặt 16 cây tre nhỏ chưa từng dùng qua, treo chỉ lụa Ngũ Sắc ở trên cây tre ấy. Lại lấy bốn cành cây Khư Đà La ( Cây Tử Đàn ) , trong ấy hai cành dài năm ngón tay, hai cành dài sáu ngón tay, đính ở bốn góc của Đàn. Rải mọi thứ hoa : Thời Hoa, Phi Thời Hoa ở trên Đàn. Lại lấy cây Phả Gia ( tức cây Câu Vô Tử nhỏ ) gồm 1080 cây đều dài một tấc. Hoặc dùng một cái bát bằng đồng , hòa tô sữa , bôi lên cành cây này, chú một cành một biến rồi ném liền vào trong lửa. Khi không có cây Khư Đà La thì thay bằng cây Táo đỏ cũng được. Nên vẽ một bức tượng Thánh Quán Thế Âm màu trắng, tùy theo khả năng mà làm lớn hay nhỏ.
Lại trước tiên phiên Pháp là :
“ Nghiệp chướng tích chứa trong ngàn kiếp chỉ một thờ tụng niệm thảy đều diệt hết, được chứa nhóm căn lành của ngàn Đức Phật, được lìa thốt bến bờ sinh, lão bệnh , tử trong ngàn kiếp lưu chuyển. Khi bỏ thân này , liền thấy một ngàn vị Chuyển Luân Thánh Vương , hằng giữ gìn mười điều lành ( Thập Thiện ) “.
Nếu muốn sinh về Tĩnh Thổ của chư Phật thì ngày đêm ba thời tụng 21 biến. Mãn 21 ngày sẽ được như ý muốn. Liền ở trong mộng hoặc thấy hình tượng màu vàng ròng của Đức Phật với hình tượng Bồ Tát ( Đây là tướng đầu tiên để biết sẽ sinh vào Tĩnh Thổ ).
Trong phần trên thì món Chú và công năng đều do thầy Trí Thông của chùa Tổng Trì phiên dịch từ bản Phạn ra, còn Ấn Pháp thì do thầy Quật Đa dịch thích.
Bản khác ghi là : Về Pháp Thọ Trì. Lấy năm cân Đột Bà Hương với cây non gồm một ngàn cái, cây dài một tấc tẩm với Tô rồi chú một ngàn biến. Đến lúc muốn đốt thì dùng Tô bôi lên cọng cây với hương, đều chú một biến rồi thiêu đốt.
Vào ngày sáu tháng năm , lấy phân trâu mới , phơi ở chỗ râm mát, hòa với nước hương Đột Bà làm bùn, tạo thân của Đàn Trường , tròn hai khuỷu tay để làm Trường. Trên Trường đặt mọi thứ hoa hương . Vào tháng mùa Đông, không có hoa thì khắc hoa mà đặt bày, đốt Huân Lục Hương để cúng dường.
Chú Sư ngồi hướng mặt về phương Đông , tụng đủ một ngàn biến tì Pháp thành.
Lúc chưa Chú, dùng Pháp này chú vào nước 21 biến hoặc 7 biến rồi đem uống.
Chú vào nước để giải sự ơ nhiễm nơi Đạo Trường, Phật Đường và rửa thân.
Chú vào nhành Dương Liễu để đánh bệnh.
Chú vào nước để trị bệnh cũng được.
Tất cả đều chú 21 biến. Nếu có thể một đời hàng ngày ba thời riêng biệt, mỗi thời tụng riêng 21 biến thì diệt tội chẳng thể nghĩ bàn, thông tất cả dụng.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.161.216 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.