Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Long Thọ Bồ Tát Vị Thiền Đà Ca Vương Thuyết Pháp Yếu Kệ [龍樹菩薩為禪陀迦王說法要偈] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Long Thọ Bồ Tát Vị Thiền Đà Ca Vương Thuyết Pháp Yếu Kệ [龍樹菩薩為禪陀迦王說法要偈]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.25 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.33 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Bồ Tát Long Thụ Vì Vua Thiền-đà-ca Nói Kệ Pháp Trọng Yếu

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết
Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm
Trọn bị vô minh che, ngăn ngại
Ta nay vì họ hưng lợi ích.
Ví như khắc hoạ, tạo tượng Phật,
Người trí thấy được nên cung kính,
Ta nương Như Lai nói chính Pháp
Đại vương cũng nên tin nhận sâu.
Ngài trước tuy nghe lời Thích-Ca
Nay nếu nghe nhận thêm nhận thức.
Giống như ao hoa sắc thanh tịnh
Ánh trăng tỏa chiếu sáng hơn ngày.
Phật nói sáu niệm phải tu tập
Nghĩa là: Tam Bảo, Thí, Giới, Thiên.
Tu hành mười thiện tịnh ba nghiệp,
Lìa rượu, phóng dật và tà mạng,
Quán thân, mạng, tài chóng nguy ngập
Nên thí Phước Điền cứu nghèo cùng,
Thí làm bền chắc không gì sánh
Là người thân cận tối đệ nhất.
Chăm tu tịnh giới trừ vết uế,
Cũng chớ mong muốn, cầu các Hữu.
Ví như gieo trồng trong đại địa
Giới sinh các thiện cũng như thế.
Tu Nhẫn, nhu hoà, bỏ sân khuể
Phật nói hành này tối thượng nhất.
Như thế Tinh tiến và Thiền, Trí
Đủ sáu hành này vượt sống chết.
Có thể ở nhà hiếu cha mẹ
Đó tức gọi là thắng phúc điền,
Hiện đời danh tiếng lớn truyền khắp,
Vị lai phúc báo chuyển vô lượng.
Giết, trộm, dâm, dối, đam mê rượu,
Giường chạm cao rộng và xông hương,
Hát ca xướng kỹ, ăn quá thời,
Các ác như thế phải xa lìa.
Nếu chút thời gian tu giới này
Thọ vui cõi trời, lên niết-bàn.
Xan tật, tham dục và xiểm ngụy,
Cuống hoặc, điên đảo và giải đãi
Các pháp ác, bất thiện như thế
Đại vương phải quán, chóng vứt bỏ.
Đoan chính, tôn cao và năm dục
Phải biết nguy ngập và phù phiếm,
Chớ cậy vào pháp không chắc ấy.
Kiêu dật, phóng túng sinh các khổ,
Muốn tăng các thiện, chứng cam lồ
Phải nên xa lià như vứt độc.
Có thể tinh cần bỏ kiêu mạn
Ví như trừ mây hiển trăng thu,
Giống như Chỉ-Kế và Nan-Đà,
Cũng như Sai-Ma... các hiền thánh.
Như Lai nói có ba loại lời:
Lời nhập ý, chân thật, hư vọng,
Nhập ý như hoa, Thật như mật,
Hư vọng ác hèn như phẩn uế,
Phải nên tu tập hai loại trước,
Nhanh chóng dứt trừ loại hư vọng.
Bốn loại pháp từ sáng vào sáng
Vua phải phân biệt, suy nghĩ kỹ,
Hai loại vào sáng thì nên tu,
Nếu là si tối phải chóng bỏ,
Quả Am-ba-la hoá bốn loại
Người khó phân biệt cũng như vậy.
Phải lấy trí huệ quán sát sâu
Nếu thật hiền thiện nên gần gũi.
Tuy thấy người nữ cực đoan nghiêm
Phải tưởng như mẹ, như người hầu,
Nếu khởi tâm tham dục ái nhiễm
Phải nên chính tu quán bất tịnh.
Tâm này tháo động phải cấm chế
Như giữ thân mạng hoặc trân bảo,
Tâm dục nếu khởi phải kinh sợ
Như sợ đao kiếm, các ác thú.
Dục làm bất lợi như oán độc
Đấng Mâu-Ni nói lời như thế.
Sinh tử luân hồi quá ngục trói
Nên phải chăm tu cầu giải thoát.
Sáu Nhập tháo động ruổi các cảnh
Phải nên thu giữ chớ buông lung.
Có thể như thế nhiếp các căn
Hơn cả dũng tướng thắng giặc mạnh.
Thân này bất tịnh chín lỗ chảy
Chẳng có cùng tận như sông biển,
Da mỏng đậy che dường thanh tịnh
Như anh lạc giả tự trang nghiêm,
Những người có trí chính phân biệt
Biết nó dối gạt liền vứt bỏ.
Ví như người ghẻ cạnh lửa nồng
Thoạt tuy tạm thích sau thêm khổ,
Tưởng của tham dục cũng như thế
Lúc đầu chút lạc sau nhiều hoạn.
Thấy thật tướng thân đều bất tịnh
Ngay đó quán không, không có ngã,
Nếu có thể tu tập quán này
Trong các lợi ích vô thượng nhất.
Tuy có dòng tộc và nghe nhiều
Nếu không giới, trí như cầm thú,
Tuy chỗ xấu hèn, ít thấy nghe
Tu được giới, trí gọi thắng sỹ.
Tám pháp: lợi, suy... khó thể tránh
Nếu trừ bỏ được thật không sánh.
Các vị Sa-môn, Bà-la-môn
Có cha mẹ, vợ con, quyến thuộc
Chớ vì ý họ, nhận lời họ
Rộng tạo bất thiện, hành phi pháp,
Nếu vì như thế khởi các lỗi
Vị lai khổ lớn chỉ mình nhận.
Phàm tạo các ác chưa báo ngay,
Không như đao kiếm liền thương, hại
Lâm chung tướng tội mới cùng hiện,
Sau vào địa ngục chịu các khổ.
Tín, Thí, Giới, văn, Tuệ, Tàm, Quý
Bảy pháp như thế gọi Thánh tài
Chân thật, không sánh, Mâu-Ni nói
Siêu việt các trân bảo thế gian.
Đại vương nếu tập thắng tài này
Không lâu cũng chứng quả đạo trường.
Giỏi cờ, rượu ngọt, đàn sáo hay
Giải đãi, kiêu dật và bạn ác,
Phi thời, khinh tháo, nhiều động loạn
Bảy pháp như đây phải lìa xa.
Tri túc thứ nhất hơn các tài
Lời như thế được Thế tôn nói,
Biết đủ, tuy nghèo được gọi giầu,
Có của , nhiều dục gọi là nghèo,
Nếu nhiều tài nghiệp tăng các khổ,
Như rồng nhiều đầu thêm độc tố.
Phải quán vị ngon như thuốc độc
Dùng nước trí huệ vẩy khiến sạch.
Vì giữ thân này nên phải ăn
Chớ tham vị sắc, tăng kiêu mạn,
Nơi các dục nhiễm phải sinh chán.
Điều hoà thân này khiến an ổn,
Cần cầu đạo vô thượng niết-bàn,
Sau rồi nên phải tu trai giới.
Một đêm phân biệt có năm thời,
Ở trong hai thời phải ngủ nghỉ,
Đầu đêm, giữa, cuối quán sinh tử,
Phải chăm cầu thoát chớ qua không.
Bốn định vô lượng phải tu tập
Đó gọi là mở đường Phạm Thiên,
Nếu chuyên trói niệm bốn tâm thiền
Mạng hết ắt sinh nơi trời ấy.
Hữu vi dời đổi đều vô thường
Khổ, không, bại hoại, chẳng kiên cố,
Không ngã, không lạc, chẳng thanh tịnh,
Như thế đều gọi: pháp đối trị.
Nếu ai quán sâu pháp môn này,
Vị lai thường ở vị tôn quý.
Tu hành năm giới, đoạn năm tà,
Cũng là điều đại vương nên niệm:
Ví như chút muối thả sông Hằng
Chẳng thể khiến nước có vị mặn,
Ác nhỏ ít nếu gặp các thiện,
Tiêu tan bại hoại cũng như thế.
Năm tà nếu tăng, cướp công đức
Vua phải trừ diệt chớ cho tăng,
Năm căn như: Tín..., các nguồn thiện,
Thì phải tu tập khiến tăng thêm.
Tám khổ như: sinh...thường hực cháy
Thường dùng nước huệ rưới cho diệt.
Muốn cầu thiên lạc và niết-bàn
Phải thường tu tập chính tri kiến.
Tuy có trí bén, vào đạo tà,
Công đức vi diệu mãi không thừa.
Bốn loại điên đảo hại các thiện
Cho nên phải quán chớ cho sinh:
Sắc chẳng phải ngã, ngã chẳng sắc
Trong ngã không sắc, sắc không ngã,
Nơi sắc sinh bốn loại tâm này,
Các ấm còn lại cũng như thế,
Hai mươi tâm này gọi điên đảo,
Có thể trừ được là tối thượng.
Pháp không tự khởi, vô minh sinh
Chẳng Tự Tại hay thời, hữu làm,
Đều từ vô minh, nghiệp ái khởi,
Nếu không nhân duyên liền dứt hoại.
Đại vương đã biết các nhân này
Phải thắp đèn huệ trừ si tối.
Các kết: thân kiến, giới thủ, nghi
Ba thứ hay chướng đạo vô lậu,
Nếu vua hủy hoại khiến diệt tan
Pháp Thánh giải thoát sẽ hiển hiện.
Ví như người mù hỏi tướng nước
Trăm nghìn vạn kiếp chẳng thể biết,
Dục cầu niết-bàn cũng như thế
Chỉ tự tinh cần sau mới chứng.
Dục giả quyến thuộc và tri thức
Nhưng gặp được thì cực khó có,
Cho nên Đại Vương phải tinh tiến
Rồi sau có thể chứng tịch diệt.
Thí, Giới, Nghe Nhiều và Thiền Định
Nhân đây dần gần bốn chân đế.
Nhân chủ nên phải tu tuệ minh,
Hành ba pháp này cầu giải thoát
Có thể tu thừa tối thượng này
Ắt nhiếp tất cả các thiện khác.
Đại Vương phải tu pháp Niệm Thân,
Thế Tôn gọi là đạo thanh tịnh,
Nếu không niệm này, tăng giác ác
Cho nên cần phải chăm tu tập.
Mạng người ngắn ngủi chẳng dừng lâu
Như bọt trên nước, khởi liền diệt,
Khoảng thở ra, hít vào, ngủ nghỉ
Niệm niệm hằng sút thường suy giảm,
Không lâu liền sẽ thấy tiêu diệt,
Da thịt thối nát cực đáng chán
Đờm xanh, trương hoại, máu bầm chảy,
Trùng dòi ăn hút đến khô kiệt,
Tóc, lông, móng, răng mỗi phân tán,
Gió thổi, nắng thiêu lần khô tận.
Phải biết thân này chẳng vững bền
Tích tụ bởi vô lượng khổ não,
Cho nên hiền thánh, người có trí
Đều quán lỗi ấy mà vứt bỏ.
Tu-Di, biển rộng với sông dài
Bảy mặt trời chiếu đều tan hết,
Kiên cố như vậy còn phá hủy
Huống lại là thân nguy ngập này,
Vô thường đã đến không cứu hộ,
Không thể cậy tình hoặc truy cầu.
Cho nên Đại Vương phải quán kỹ
Chóng sinh chán lià cầu thắng pháp.
Thân người khó được, nghe pháp khó
Giống như rùa mù gặp lỗ trôi,
Nếu đã được thân hiếm có này
Phải nên chăm tâm nghe chính pháp.
Được thân vi diệu mà tạo ác
Ví như đồ quý đựng các độc,
Sinh ở trung quốc, gặp bạn lành
Chuyên niệm, phát tâm, khởi chính nguyện.
Lâu trồng công đức đủ các căn
Nay vua đầy đủ các thiện này,
Nếu lại gần gũi người tri kiến,
Phật gọi đây là tịnh Phạm hành,
Cho nên phải nên vui tùy thuận,
Chư Phật do đây chứng niết-bàn.
Đã gặp pháp thanh tịnh vi diệu
Phải nên chí cầu đạo lìa dục.
Sinh tử hiểm nạn khổ vô lượng
Nói đến cùng kiếp cũng chẳng hết,
Ta nay vì vua lược phân biệt
Phải nên lắng nghe khéo suy nghĩ.
Ba cõi biến chuyển không giới hạn,
Cha mẹ, vợ con nhân lẫn nhau
Oán thân, yêu ghét chỗ vô thường,
Như bánh xe lửa há cùng tận?
Vô thỉ sinh tử thế giới lại
Sữa mẹ đã uống hơn đại hải,
Nếu chẳng tinh cần chứng trí Không
Tương lai lại uống không cùng tận.
Lăn khắp năm đường, trải trời, người
Nếu góp xương cao hơn Tu-Di,
Nước mắt của ái biệt sầu bi
Cũng chẳng phải sông biển so bì.
Nếu tính cha mẹ của một người
Vượt quá thế gian số cây cỏ.
Tuy hưởng năm dục vui trên trời
Rốt trở lại đọa ác thú khổ,
Chư thiên thọ mạng cực lâu dài
Thọ lạc khoảng ấy khó tuyên nói,
Hát xướng ca múa dòng diệu thanh
Ai âm hoà nhã rất trong xa,
Kỳ-bà diệu sắc cực đoan nghiêm
Vây quanh hầu vệ cùng hoan lạc,
Cỗ bàn trăm vị đều đầy đủ
Tùy theo ý thích đến tự nhiên,
Ao báu hương, nước tịnh tràn đầy,
Khắp nơi giăng phủ hoa vi diệu,
Các chim sắc lạ tụ bên trên
Hót hòa nhau phát xa diệu âm,
Chư thiên du hí, tắm trong ấy
Vui thích như thế chẳng thể nói.
Hết phúc lâm chung năm suy hiện
Bấy giờ ngồi khổ nhớ vui trước.
Cho nên tuy có vui thiên nữ
Người trí thấy đó đã sinh chán.
Tuy ở trân bảo lên lầu quán
Cũng ắt thối đọa nơi thối bẩn,
Tuy trong vườn Nan-Đà trên trời
Cũng lại phải vào rừng đao kiếm,
Tuy tắm ao Mạn-Đà chư thiên
Rốt ắt rơi vào ngục sông tro,
Tuy ở địa vị vua Chuyển Luân
Rốt là đồng bộc bị truy đuổi,
Tuy thọ vui lìa dục Phạm Thiên
Lại rơi vô gián khổ thiêu đốt,
Tuy ở thiên cung đầy ánh sáng
Sau vào trong địa ngục hắc ám,
Gọi là địa ngục Hoạt, Hắc-Thằng,
Thiêu, cắt, chém, đâm và vô gián ,
Tám địa ngục này thường thiêu đốt
Đều là nghiệp báo chúng sinh ác.
Hoặc chịu khổ lớn như ép dầu,
Hoặc nghiền thân thể như bụi phấn,
Hoặc phanh chi tiết cho phân tán,
Hoặc lại chém cắt và thiêu nấu,
Hoặc lấy đồng sôi đổ vào miệng
Hoặc lấy móng sắt xé thân hình,
Chó sắt tranh nhau lại ăn nuốt,
Chim sắt tụ lại cùng mổ xé,
Các loại trùng độc đều gặm nhắm,
Hoặc cột đồng cháy xuyên qua thân,
Lửa lớn hừng hực cùng đỗng nhiên
Vì nhân tội nghiệp không trốn thoát.
Vạc dầu sôi sục đến cao vọt
Tội nhân điên đảo choàng nhảy vào.
Mạng người nguy ngập cực nhanh chóng
Ví như khoảng hơi thở chư thiên,
Nếu ai với mạng ngắn như thế,
Nghe các khổ trên không kinh sợ,
Phải biết tâm ấy rất kiên cố
Giống như kim cương khó bẻ gãy.
Nếu thấy tranh vẽ, nghe người nói,
Hoặc theo kinh sách tự nhớ nghĩ,
Khi biết như thế đã khó nhẫn
Huống lại thân mình tự trải qua?
Địa ngục lớn không ngừng, không cứu
Trong đó các khổ không cùng tận.
Nếu lại có ai trong một ngày
Bị ba trăm giáo đâm thân thể
So một niệm khổ ngục A-Tì
Trăm nghìn vạn phần chẳng được một.
Chịu khổ lớn này trải một kiếp,
Duyên tội nghiệp hết lại được miễn.
Khổ não như thế từ ai sinh?
Đều là ba nghiệp bất thiện khởi.
Tuy nay Đại Vương không nạn ấy
Nếu không tu nhân, rốt đoạ lạc,
Ở trong súc sinh khổ vô lượng
Hoặc bị trói buộc hoặc đòn roi.
Vì không có Tín, Giới, Đa Văn
Luôn với ác tâm ăn nuốt nhau,
Xương, lông, da, thịt đến tàn hại,
Hoặc là minh châu, lông, sừng, răng,
Bị người đóng cưỡi không tự tại
Thường chịu khổ ngói đá dao gậy.
Trong đường ngạ quỷ khổ cũng vậy
Các sự mong cầu chẳng tùy ý,
Đói khát bức bách, khốn lạnh nóng,
Các khổ thiếu, mệt nhiều vô lượng,
Bụng lớn như núi, họng như kim
Phẩn uế máu tanh, không thể nói,
Loã hình phủ tóc cực xấu ác
Như cây đa-la bị đốt, chặt
Đêm miệng ắt bị lửa lớn đốt,
Các trùng cùng đến tranh ăn hút,
Phân tiểu cấu uế các bất tịnh
Trăm nghìn vạn kiếp chẳng thể được,
Nếu lại tìm cầu được ít phần
Lại cướp đoạt nhau cùng tan mất.
Trăng mát đêm thu như nạn lửa,
Ôn hoà ngày xuân hoá khổ lạnh,
Nếu đến vườn rừng, quả hết sạch,
Nếu đến dòng trong biến cạn khô.
Vì duyên tội nghiệp thọ lâu dài,
Trải qua một vạn năm nghìn năm,
Chịu các khổ độc không chỗ khuyết
Đều là quả báo của ngạ quỷ.
Chính Giác nói nhân khổ não này
Gọi là nghiệp xan tham, tật đố.
Nếu phúc trời hết còn sót thiện
Nhân đó được làm vua cõi người,
Sau nếu giải đãi, phúc đều hết
Ắt đoạ ba ác chẳng chút nghi.
Hoặc sinh Tu-la khởi cống cao
Khuể, tật, tham, hại tăng các não.
Chư thiên tuy có báo thiện hành
Vì xan tật kia mất lợi lạc.
Cho nên phải biết kết tật đố
Là pháp nhiễm, ác phải vứt bỏ.
Đại Vương, ngài nay đã biết đủ
Sinh tử lỗi ác nhiều các khổ,
Phải nên chăm tu thiện xuất thế
Như khát muốn uống, cứu cháy đầu,
Nếu thêm tinh tiến dứt các Hữu
Trong các thiện là vô thượng nhất.
Phải chăm trì giới, tu thiền, trí
Điều phục tâm kia, cầu niết-bàn.
Niết-bàn vi diệu tuyệt các tướng
Không khổ sinh, lão, bệnh, não sầu,
Cũng không sông núi với nhật nguyệt
Cho nên phải nên chóng chứng biết.
Nếu muốn chứng được trí Vô Sư
Phải nên chuyên tu Thất Giác pháp,
Nếu ai ngồi thuyền Giác phần này
Dễ vượt thoát biển sinh tử lớn.
Mười bốn pháp chẳng được Phật nói
Chỉ sinh tâm tin, chớ nghi hoặc,
Chỉ phải chính niệm chăm tinh tiến
Quyết định tu tập các pháp thiện.
Vô minh duyên hành, thức, danh sắc,
Sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu,
Hữu ắt duyên sinh, sinh duyên tử
Nếu hết sinh tử, nhân duyên diệt,
Như thế chính quán mười hai duyên
Người này ắt thấy Thánh Sư Tử.
Nếu muốn lần lượt thấy Tứ Đế
Phải chăm tu tập Bát Chính Đạo.
Tuy ở chỗ tôn vinh, năm dục
Cũng được Thánh Đạo dứt các kết.
Quả này chẳng thể cầu người khác
Ắt phải tự tâm mới chứng được.
Ta nói các khổ và niết-bàn
Vì muốn lợi ích cho Đại Vương,
Không nên khởi sinh tâm kinh sợ,
Chỉ chăm tụng tập, hành các thiện.
Tâm là căn bản của các pháp
Nếu trước điều phục các việc vui.
Ta nói pháp yếu, lược phân biệt
Vua chẳng nên sinh tâm nhàm đủ,
Nếu bậc trí lớn nói rộng thêm
Cũng phải lắng tâm chăm nghe nhận.
Vua nay gọi là Pháp Khí Lớn
Nếu rộng nghe pháp ắt nhiều ích.
Nếu thấy ai tu ba nghiệp thiện
Phải sinh tâm tùy hỉ, giúp sâu,
Tự mình hành thiện và tùy hỉ
Công đức như vậy trọn hồi hướng.
Vua phải ngưỡng học các hiền thánh
Như đức Quán Âm ...độ chúng sinh,
Vị lai ắt sẽ thành chính giác
Cõi không sinh, lão, ba độc hại.
Đại Vương nếu tu trên các thiện
Ắt danh xưng đẹp rộng lan truyền,
Sau đó dùng đây giáo hoá người
Khiến khắp tất cả thành chính giác.
Sông xiết phiền não trôi chúng sinh
Vì sâu kinh sợ khổ hực cháy,
Muốn diệt các trần lao như thế
Phải tu chân thật giải thoát đế.
Lià các pháp thế gian giả danh
Ắt được chỗ bất động thanh tịnh.
Nếu có người vợ tâm độc hại
Người vợ như thế nên lìa xa,
Nếu trinh lương, hoà ái, kính chồng
Khiêm hạ, chăm chỉ như nô tì
Hằng nghĩ đến thân hữu, di mẫu
Nên tôn kính như thần trong nhà.
Pháp được ta nói là như vậy
Vua nên ngày đêm chăm tu hành.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.215.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập