Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Mười hai chi sai-biệt,
Năng-Nhân nói duyên sinh.
Một, Tám, Chín: Phiền-não,
Hai và Mười là Nghiệp.
Bảy tập khác là Khổ,
Mười Hai chỉ thuộc Ba.
Từ Ba sinh ra Hai,
Từ Hai sinh ra Bảy.
Bảy sinh lại nơi Ba,
Vòng HỮU [3] này thường chuyển.
Mọi thú do nhân-quả,
Trong đây không chúng-sinh.
Từ ở nơi pháp Không,
Lại sinh về pháp Không.
Như tụng, đèn, gương, ấn,
Lửa, tinh và mơ, tiếng.
Các uẩn kết nối nhau,
Không rời, trí nên xét.
Với sự rất vi-tế,
Còn tà-kiến: thường, đoạn,
Nhân-duyên bất-thiện kia,
Chưa thấy nghĩa duyên sinh.
Trong đây không thể trừ,
Cũng không an-lập được.
Dùng Chân để quán Chân,
Thấy Chân được giải-thoát. MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN
01) Vô-minh
02) Hành {Phiền-não (3 chi): vô-minh, ái, thủ.}
03) Thức
04) Danh-sắc
05) Lục-nhập
06) Xúc {Nghiệp (2 chi): hành, hữu.}
07) Thụ
08) Ái
09) Thủ {Khổ (7 chi): thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử.}
10) Hữu
11) Sinh
12) Lão tử GIẢI-THÍCH LUẬN NHÂN-DUYÊN-TÂM
Nơi đây có vị Sa-Môn ham nghe, nhớ kỹ, hiểu thấu, biết quán-sát và biết tóm gọn những nghĩa chính-yếu. Một hôm, vị ấy lại nơi vị Đại-Sư, y trong giáo-pháp của Như-Lai, đặt ra câu hỏi: “Đức thế-Tôn có nói về mười hai chi nhân-duyên sai-biệt nhau và bậc Năng-Nhân cũng nói về Duyên-Sinh, vậy mười hai chi kia, chúng nhiếp-thuộc vào đâu?” Nay tôi muốn được nghe về ý-nghĩa ấy, xin Đại-Sư giải-thích cho.
Biết vị kia hỏi đúng chân-nghĩa của Phật, vị Đại-Sư liền gọi vị Sa-Môn kia lại mà bảo rằng: “Đối với lời ông hỏi, trong ba thứ: Phiền-não, Nghiệp và Khổ, thu nhiếp hết cả mười hai chi”.
Trong sách có nói về sự phân-biệt của mười hai nhân-duyên hay mười hai chi. Trong ấy có Mười chi và Hai chi, nên gọi là “Mười Hai Chi”. Vì chúng có sự sai-biệt nên gọi là “Sai-Biệt”. Như bộ-phận của xe có nhiều bộ-phận khác nhau, nên gọi là “Chi”. Thường giữ thân, khẩu tịch-lặng, nên gọi là “Năng-Nhân”. Nói về Năng-Nhân thuyết, tức là chỉ về vị tuyên sướng và giải-thích giáo-nghĩa ấy. Song, đây chỉ là cái tên khác của sự “Nói”, chẳng phải là tự-tính, quyết-định là sĩ-phu. Nương chân-tướng tự-tại, thời-cơ, tự-nhiên theo với nhân-duyên mong muốn. Mong muốn gặp vị Hóa-chủ, nhân duyên gặp gỡ sẽ phát sinh. Đó là nhân-duyên sở sinh.
Trong mười hai chi-pháp sai-biệt này, phiền-não, nghiệp và khổ, chúng nương-tựa lẫn nhau, như bó cây lau, ba loại kia, đều thu-nhiếp hết trong ấy. Nói về chữ “Tận” (hết), có nghĩa là không còn gì bên ngoài nữa.
HỎI: Phiền-não là gì? Nghiệp là gì? Khổ là gì? Những pháp sai-biệt này sẽ nhiếp -thuộc vào đâu?
ĐÁP: Chi phiền-não bắt đầu (hay là chi số Một), cùng với chi số Tám, chi số Chín, đối với sự sai-biệt trong mười hai chi-pháp, thì chi-pháp bắt đầu (chi số Một) là Vô minh, chi số Tám là Ái, chi số Chín là Thủ. Ba chi ấy nhiếp-thuộc vào phiền-não. Nghiệp là gì? Chi số hai và chi số Mười là Nghiệp. Chi số Hai là Hành, chi số Mười là Hữu. Hai chi-pháp này nhiếp-thuộc vào Nghiệp. Còn bảy chi-pháp khác đều nhiếp-thuộc vào Khổ. Nghĩa là, ngoài những chi-pháp nhiếp-thuộc vào Phiền-não, vào Nghiệp rồi, còn bảy chi-pháp khác đều nhiếp-thuộc vào Khổ. Đó là: Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc, Thụ, Sinh, Lão tử. Nói chữ “Đều” là lời nói bao gồm tổng-quát, trong đó bao-nhiếp tất cả: “ái-biệt-ly khổ, oán-tăng-hội khổ và cầu bất đắc khổ”. Cho nên, trong mười hai chi-pháp này, phiền-não, nghiệp và khổ, đều thu-nhiếp hết. Nói về chữ “Duy” (chỉ thuộc), nó có nghĩa hạn-chế. Các chi-pháp trong kinh nói, chỉ trong ba loại này thu-nhiếp hết, không còn sót chi-pháp nào.
HỎI: Các nghĩa trên đây tôi đã hiểu, còn sự tương-sinh của phiền-não, nghiệp và khổ như thế nào? Xin Đại-Sư giải-thuyết cho.
ĐÁP: Từ Ba sinh ra Hai, có nghĩa là từ ba phiền-não sinh ra hai nghiệp. Từ Hai sinh ra Bảy, có nghĩa là từ nơi hai nghiệp sinh ra bảy chi-pháp của khổ, như đã dẫn ở trên. Bảy sinh trở lại nơi Ba, có nghĩa là các phiền-não lại từ ba phiền-não sinh ra, rồi sinh ra hai nghiệp v.v... “Vòng Hữu này thường chuyển”, có nghĩa là: “Hữu” (hữu-lậu) có ba loại là Dục-hữu, Sắc-hữu và Vô-sắc-hữu. Nhân-duyên trong ba Hữu này, chúng lưu-chuyển không ngừng. Do lưu-chuyển, chúng trở thành những chúng-sinh khác nhau, rồi tự chúng lại lưu-lãng. Trong câu này có chữ “thử” (này), nó hiển bày cho nghĩa bất-định, không phải hiển bày cho nghĩa luân-chuyển, vì trong ấy, chúng lần-lượt sinh ra các Hữu. Đó là nghĩa bất-định.
HỎI: “Vậy, thân tự-tại của chúng-sinh là gì? Tác-dụng của chúng như thế nào?
ĐÁP: “Các thú (cõi) chỉ do nhân-quả, chỉ trừ các sự giả-danh. Trong này không có chúng-sinh. Đó là thực-nghĩa. Không phải giả-lập mà có. Cảnh tướng giả-lập, không thành vật thực.
HỎI: “Nếu như thế, cái gì chuyển từ đời này đến đời khác?
ĐÁP: “Không có những pháp cực-vi nào chuyển từ đời này đến đời khác. Tuy nhiên, từ nơi pháp Không, lại trở lại nơi pháp Không. Từ nơi vô ngã, ngã-sở, phiền -não, nghiệp, năm loại không-nhân [4] lại sinh không vô ngã, ngã-sở, và bảy loại khổ-quả [5] của pháp (sự vật) cũng vô ngã, ngã-sở. Tuy nhiên, từ nơi tự-tính vô ngã của pháp, lại sinh ra tự-tính vô ngã của pháp. Ông nên biết như thế và nên nói như thế.
HỎI: “Từ nơi tự-tính vô ngã của pháp lại sinh ra tự-tính vô ngã của pháp, có gì làm thí -dụ?”
ĐÁP: “Như tụng, đèn, gương, ấn, lửa, tinh và mơ (trái mơ), tiếng”. Đó là những thí-dụ. Giả-dụ, lập thành tự-tính vô ngã và thành-tựu các pháp thế-gian, thì cũng nên biết chúng đều như thế. Ví như ông thày tụng một bài nào đó, nếu chuyển đến đệ-tử tụng, thì sau lời tụng của ông thày, không còn lời tụng của ông thày ấy nữa. Thế nên, lời tụng của ông thày không nhập với lời tụng của người đệ-tử kia. Nhưng, nó cũng không phải từ chỗ khác mà có lời tụng ấy. Vì nó không có nhân-quả. Như lời mà ông thày tụng, tới khi tâm-thức không còn tác-động nữa, thời nó cũng lại như thế. Vì nó xong rồi thường qua đi, không ảnh-hưởng đến đời khác. Và, đời khác kia cũng không từ đâu mà có được. Vì nó không có nhân-quả. Như lời ông thày tụng cùng đệ-tử tụng, bài tụng ấy, tức là lời ông thày kia, nhưng khác với lời ông thày kia. Thực, không thể đặt để nó một cách dễ-dàng được. Y vào sự việc khi tâm-thức không còn tác-động trong lời tụng của ông thày kia mà phân-biệt, thì sinh ra sự chia-xẻ tâm-thức. Sự sinh ra ấy cũng lại như thế. Nghĩa là, tức là cái kia, nhưng lại khác cái kia, không thể đặt để nó một cách dễ-dàng được. Như thế, từ đèn sinh ra ánh đèn, và nương vào đó mà thành ảnh-tượng. Từ gương hiện ra các ảnh-tượng. Từ các dấu ấn mà thành chữ. Từ tinh-chủng của khí có ra lửa. Từ hạt giống sinh ra mầm. Từ trái mơ tiết ra nước miếng. Từ tiếng sinh ra âm vang của tiếng. Có nghĩa là, sự vật tức là nó mà khác nó, không thể đặt để nó một cách dễ-dàng được. “Các Uẩn kết nối nhau, không rời, trí nên xét”, Uẩn tức là năm uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành và thức. Kết nối nhau, có nghĩa là nó từ nhân nào đó mà sinh ra cái khác. Không có những pháp cực-vi nào, từ ở nơi đời này di-chuyển đến đời khác. Cho nên, lưu-chuyển là do từ nơi tập-khí hư-vọng phân-biệt sinh ra. Phần sau câu này có chữ “ưng” là “nên”, có nghĩa là nên quán-sát ngược lại, để biết rõ thực-chất các pháp ra sao. Quán-sát các pháp, thấy chúng thuộc vô thường, khổ, không, vô ngã. Quán-sát được như vậy, đối với các sự việc không bị mê-lầm. Không mê-lầm thời không có Tham. Không có Tham thời Sân không sinh ra. Không có Sân thời không có Nghiệp. Không có Nghiệp thời không có Thủ. Không có Thủ thời không tạo ra cái Hữu sau này. Không có Hữu thời không có Sinh. Không có Sinh thời những đau khổ nơi thân-tâm không phát sinh. Như thế, đối với các chi-phần khác, không kết-tập năm loại nhân, thời quả khổ không sinh. Quả khổ không sinh, đó là quả giải-thoát. Cho nên, cần phải dứt trừ tất cả, dứt trừ cả những ác-kiến về đoạn, thường v.v...
Đoạn giải-thích trên, thuộc trong hai bài tụng sau này:
Với sự rất vi-tế,
Còn tà-kiến: thường, đoạn.
Nhân-duyên bất-thiện kia,
Chưa thấy nghĩa duyên sinh.
Trong đây không thể trừ,
Cũng không an-lập được.
Dùng Chân để quán Chân,
Thấy Chân được giải-thoát. Chú thích:
[1] Bộ Nhân-Duyên-Tâm Luận này thuộc số 1654 trong Đại-Chính Đại-Tạng Kinh. Bộ luận này do Bồ-Tát Long-Thọ tức Long-Mãnh viết, nhưng thất-lạc tên người dịch từ chữ Phạm sang chữ Hán.
[2] Long-Mãnh tức là Long-Thọ (Nàgàrjuna). Theo bộ Phật-Học Đại-Từ-Điển (Hán- văn), y theo bộ Tây-Vực-Ký quyển thứ 8 thì đời Đường dịch là Long-Mãnh, xưa kia dịch là Long-Thọ. Tên của Ngài, Trung-Hoa dịch thành 3 tên: Long-Mãnh, Long-Thắng và Long-Thọ. Nhưng, danh-hiệu Long-Thọ, thường được người đời xưng-tụng nhiều hơn. Ngài sinh tại miền Nam Ấn- Độ, sau đức phật nhập Niết-bàn vào khoảng bảy trăm năm.
[3] HỮU chỉ cho pháp hữu-lậu, còn có sự tạo-tác, còn phiền-não, còn bị luân-hồi trong ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô-sắc.
[4] Nhân-tố do tứ-đại-chủng (đất, nước, lửa, gió) tạo ra nên gọi là “Nhân”. Nhân có 5 loại: 1) Sinh- nhân: tứ-đại-chủng sinh ra sắc-pháp. 2) Y-nhân: sắc-pháp nương theo tứ-đại-chủng. 3) Lập- nhân: sắc-pháp gắn bó theo tứ-đại-chủng để tạo-lập. 4) Trì-nhân: sắc-pháp cố gìn giữ cho tương- tục không gián-đoạn. 5) Dưỡng-nhân: làm tăng-trưởng sắc-pháp. Nơi đây, đạt tới lý Không, nên gọi là 5 loại Không nhân.
[5] Có nhân phải có quả. Có tâm thân được kết-hợp bằng 5-uẩn, nên có 7 thứ khổ: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, và cầu bất đắc. Nơi đây đã đạt tới lý Không, nên không chịu các quả khổ trên.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.223.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.