Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hộ Pháp Bồ-tát v.v… dựa vào ba mươi bài tụng này tạo bộ Luận Thành Duy Thức. Nay lược nêu nguyên nhân.
Trong ba mươi bài tụng này, hai mươi bốn bài tụng nói rõ tướng của duy thức, một bài tụng tiếp theo nói rõ tính của duy thức, năm bài tụng sau nói rõ hành vị của duy thức.
Đi vào hai mươi bốn bài tụng thì một bài rưỡi đầu tiên nói sơ lược tướng của duy thức. Tiếp theo hai mươi hai bài rưỡi nói rộng về tướng của duy thức.
Nghĩa là có người hỏi : Nếu chỉ có thứ sao Thế Tôn và các Thánh giáo nói có ngã pháp ? Tụng nêu lên trả lời.
Tụng nói :
1 Giả thiết nói ngã pháp,
Do có nhiều tướng chuyển.
Tướng kia nương thức biến,
Thức năng biến có ba :
2 Là Dị thục, Tư lường,
Và thức Liễu biệt cảnh.
Tiếp hai mươi bài rưỡi là nói rộng tướng của duy thức. Do văn tụng trước lược nêu ba năng biến, Nay nói rộng và rõ hơn tướng của ba năng biến. Vậy tướng năng biến đầu tiên là thế nào ?
Tụng nói :
Đầu tiên : A-lại-da,
Dị thục, Nhất thiết chủng,
3 Bất khả tri, chấp, thụ,
Xứ, liễu, thường cùng xúc,
Tác ý, thụ, tưởng, tư,
Chỉ tương ưng xả thụ.
4 Tính vô phú vô ký.
Tính xúc cũng như vậy.
Hằng chuyển như nước lũ,
A-la-hán thì hết.
Đã nói năng biến thứ nhất, vậy tướng năng biến thứ hai là thế nào ?
Tụng nói :
5 Tiếp năng biến thứ hai,
Thức ấy tên Mạt-na.
Nương kia chuyển, duyên kia,
Tư lường làm tính tướng.
6 Thường đủ bốn phiền não:
Là ngã si, ngã kiến,
Và ngã mạn, ngã ái,
Cùng với xúc đủ cả.
7 Tính hữu phú vô ký,
Tùy chỗ sinh chỗ buộc,
A-la-hán, Diệt định,
Xuất thế đạo, không còn.
Đã nói năng biến thứ hai, vậy tướng của năng biến thứ ba là thế nào ?
Tụng nói :
8 Thức năng biến thứ ba,
Có sáu thứ khác nhau.
Liễu cảnh là tính tướng,
Thiện, bất thiện, vô ký.
9 Đó là tâm biến hành,
Biệt cảnh, thiện, phiền não,
Tùy phiền não, bất định Đều tương ưng ba thụ
10 Trước : Biến hành là Xúc …
Tiếp : Biệt cảnh là Dục,
Thắng giải, Niệm, Định, Tuệ.
Cảnh sở duyên không đồng.
11 Thiện là Tín, Tàm, Quý,
Không tham v.v…ba căn.
Cần, An, Bất phóng dật,
Hành xả và Bất hại.
12 Phiền não là tham, sân,
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật, xan,
13 Lừa gạt, nịnh, hại, kiêu,
Vô tàm và vô quý,
Trạo cử với hôn trầm,
Không tin và lười biếng,
14 Phóng dật và mất niệm,
Tán loạn, hiểu sai lạc
Bất định là hối, miên,
Tầm, tứ, hai đều hai.
Đã nói tâm sở tương ưng sáu thức, vậy làm sao biết sự hiện khởi cũng như phần vị của chúng ?
Tụng nói :
15 Dựa vào thức căn bản,
Năm thức tùy duyên hiện.
Đồng thời khởi, hoặc không,
Như sóng mòi theo nước.
16 Ý thức thường hiện khởi,
Trừ sinh trời Vô tưởng.
Và hai định Vô tâm,
Với ngủ mê, chết ngất.
Đã phân biệt rộng về tướng năng biến là tự sở biến và hai phần sở y. Làm sao biết y nơi thức biến mà giả nói ngã, pháp chứ chẳng có thật hữu riêng biệt, và do đó mà nói tất cả là chỉ có thức ?
Tụng nói :
17 Các thức ấy chuyển biến,
Phân biệt, bị phân biệt,
Do đó thảy đều không,
Tất cả chỉ có thức.
Nếu chỉ có thức, hoàn toàn không có duyên bên ngoài thì do đâu có các thứ phân biệt ?
Tụng nói :
18 Do Nhất thiết chủng thức,
Biến như vậy như vậy.
Vì sức lần lượt chuyển,
Phân biệt sinh nhiều thứ.
Có nội thức mà không có ngoại duyên thì do đâu có hữu tình tiếp nối sinh tử ?
Tụng nói :
19 Do tập khí các nghiệp,
Cùng tập khí hai thủ.
Dị thục đã hết thì
Sinh thân Dị thục sau.
Nếu chỉ có thức thì sao nhiều nơi trong kinh Thế Tôn nói có ba tính ?
Nên biết ba tính cũng không lìa thức.
Vì sao vậy ?
Tụng nói :
20 Do các thứ Biến kế,
Biến kế nhiều thứ vật.
Biến kế sở chấp này,
Toàn không có tự tính.
21 Tự tính Y tha khởi,
Do duyên phân biệt sinh.
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa tính trước.
22 Nên đây cùng Y tha,
Chẳng khác, chẳng không khác.
Như các tính vô thường,
Thấy đây mới thấy kia.
Nếu có ba tính, làm sao Thế Tôn nói tất cả pháp đều không tự tính ?
Tụng nói :
23 Tức y ba tính này,
Lập ba vô tính kia.
Nên Phật mật ý nói
Tất cả pháp không tính.
24 Trước là tướng không tính,
Tiếp không tự nhiên tính.
Sau do lìa tính trước,
Là tính chấp ngã pháp.
25 Đây thắng nghĩa các pháp,
Cũng tức là Chân như.
Vì thường như tính đó,
Tức thật tính duy thức.
Năm hàng tụng sau nói rõ hành vị của duy thức. Luận nói : “Như vậy tính, tướng của duy được thành lập dựa vào đâu và có bao nhiêu vị ?”
Nghĩa là có đầy đủ hai thứ chủng tính Đại thừa : Một là chủng tính bản tính. Nghĩa là chủng tính nương gá vào bản thức từ vô thủy đến nay, tự nhiên như vậy được pháp nhân vô lậu. Hai là chủng tính do tập thành. Nghĩa là nghe pháp pháp giới đẳng lưu mà huân tập thành. Đủ hai tính này mới có thể ngộ nhập.
Thế nào là năm vị ?
Một là tư lương vị. Nghĩa là tu Đại thừa thuận giải thoát phần, nương vào tính tướng có thể hiểu sâu tin đúng. Tướng ấy như thế nào ?
Tụng nói :
26 Cho đến chưa khởi thức,
Cầu trụ tính duy thức,
Đối hai thủ tùy miên,
Còn chưa thể phục diệt
Hai là gia hành vị. Nghĩa là tu Đại thừa thuận quyết trạch phần. Trong địa vị gia hành có thể dần dần dứt trừ năng thủ sở thủ. Tướng ấy như thế nào ?
27 Hiện tiền lập chút vật,
Cho là tính duy thức.
Vì còn có sở đắc,
Chưa thật trụ duy thức.
Ba là thông đạt vị. Nghĩa là các Bồ-tát trụ ở kiến đạo, tại địa vị thông đạt hiểu thấu như thật. Tướng ấy như thế nào ?
28 Nếu khi đối sở duyên,
Trí đều không sở đắc.
Bấy giờ trụ duy thức,
Vì lìa tướng hai thủ.
Bốn là tu tập vị. Nghĩa là các Bồ-tát trụ ở ta đạo, trong địa vị tu tập thấy lý như thật, thường xuyên tu tập. Tướng ấy như thế nào ?
29 Không đắc, bất tư nghị,
Là trí xuất thế gian.
Do bỏ hai thô trọng,
Liền chứng đắc chuyển y.
Năm là cứu cánh vị. Nghĩa là trụ vô thượng chính đẳng Bồ-đề, ra khỏi các chướng, viên mãn sáng suốt, có thể giáo hóa hữu tình đến tận đời vị lai. Tướng ấy như thế nào ?
30 Đây là cõi vô lậu,
Bất tư nghị, thiện, thường,
Thân giải thoát an lạc,
Pháp thân Đại Mâu-ni. DUY THỨC TAM THẬP LUẬN TỤNG
( Hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.234.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.