Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» An Lạc Tập [安樂集] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

An Lạc Tập [安樂集] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

An Lạc Tập

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Như Hòa

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

D. Trong đề mục lớn thứ tư, có ba ý bàn định:
-Thứ nhất là như các vị Tam Tạng pháp sư Ấn Ðộ cùng các vị đại đức cõi này (Trung Hoa) đều cùng xét kỹ thánh giáo, khen ngợi quy hướng Tịnh Ðộ nên nay dùng [gương những vị ấy] để khuyên quy hướng.
-Thứ hai, Căn cứ vào tông chỉ của kinh này và các bộ kinh Ðại Thừa khác thì phàm, thánh tu chứng phần nhiều lấy Niệm Phật tam muội làm môn chính yếu.
-Thứ ba, vấn đáp, giải thích để chỉ rõ niệm Phật được các thứ công năng lợi ích chẳng thể nghĩ bàn.
D1. Xét theo sở hành của các bậc đại đức Ấn Ðộ và cõi này, tôi tối tăm mờ mịt (1) há dám tự tiện xác quyết, chỉ biết tìm lấy cái mình có thể kham hiểu để kính vâng ý thầy. Các vị ấy là ai? Chính là Ðại Thừa pháp sư Bồ Đề Lưu Chi từ Ấn Ðộ. Kế đó, ở cõi này, bậc đại đức quở trách, né tránh danh lợi thì có Huệ Sủng pháp sư. Tiếp đấy, bậc đại đức mỗi lần diễn giảng đều cảm Thánh Tăng đến nghe thì có Ðạo Tràng pháp sư. Tiếp đến có vị đại đức tuy sống lẫn với chúng mà vẫn giữ hạnh tịch tĩnh, được cả hai nước cùng ngưỡng mộ chính là Ðàm Loan pháp sư. Kế đến, có vị đại đức riêng tự thấu suốt Thiền Quán chính là Ðại hải thiền sư. Tiếp đó, có vị đại đức thông huệ, giữ giới chính là Tề Triều Thượng Thống. Sáu vị đại đức vừa kể đều là gương thần nơi Nhị Ðế, đều là giềng mối Phật pháp, chí hạnh tuyệt vời, cổ kim thật hiếm có, đều cùng nghiên cứu kỹ Ðại Thừa, khen ngợi Tịnh Ðộ chính thật là vô thượng yếu môn.
Hỏi: Ðã bảo là các vị ấy khen ngợi, quy hướng Tịnh Ðộ chính là yếu môn, nhưng chưa rõ là các vị đại đức ấy khi lâm chung có sự linh nghiệm chi chăng?
Ðáp: Ðều có linh nghiệm chẳng dối. Như Ðàm Loan pháp sư, bình thời thường tu Tịnh Ðộ cũng thường có bọn quân tử thế tục đến quở trách pháp sư rằng: “Mười phương cõi Phật đều là Tịnh Ðộ. Sao pháp sư lại chỉ riêng chú tâm vào Tây phương, há đó chẳng phải là thiên kiến sanh khởi hay sao?’
Pháp sư bảo: “Tôi đã làm phàm phu, trí huệ cạn cợt, chưa nhập địa vị nên phải giữ cho niệm lực quân bình giống như khi dẫn trâu qua ruộng lúa thì luôn phải chú tâm ràng giữ, há nào dám phóng túng, trọn không chỗ quy hướng!” Tuy lắm kẻ cật vấn bắt bẻ nhiều phen, pháp sư đã riêng có chủ ý. Bởi vậy, chẳng luận là đạo hay tục, hết thảy mọi người hễ một phen chạm mặt pháp sư nếu là người chưa sanh chánh tín thì ngài khuyên lơn cho đến khi sanh lòng tin. Nếu đã sanh chánh tín thì ngài đều khuyên quy hướng Tịnh Quốc. Vì thế, lúc pháp sư lâm chung, Tăng, tục đều thấy hai bên chùa có phan, hoa sáng rực cả viện, khắp nơi thoảng mùi hương lạ, âm nhạc nghênh tiếp, pháp sư liền vãng sanh vậy. Lúc lâm chung của những vị đại đức khác đều có điềm lành, nếu muốn thuật đủ những tướng vãng sanh thì thật là chẳng thể nghĩ bàn được.
D2. Trong các kinh phần nhiều minh thị tông chỉ Niệm Phật tam muội
Phần này gồm có tám ý: Hai ý đầu nói về Nhất tướng tam muội. Sáu ýsau là Căn cứ vào tướng để trình bày rõ Niệm Phật tam muội.
D2.1 Thứ nhất, theo như kinh Hoa Thủ:
“Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát:
-Tam muội có hai thứ: Một là có Nhất tướng tam muội, hai là Chúng Tướng tam muội.
Nhất tướng tam muội là có Bồ Tát nghe thế giới ấy có đức Như Lai hiện đang thuyết pháp thì Bồ Tát coi Phật tướng ấy như đang hiện tiền: hoặc là ngồi đạo tràng, hoặc là chuyển pháp luân, đại chúng vây quanh. Giữ lấy tướng như vậy, thâu nhiếp các căn, tâm chẳng tán loạn, chuyên niệm một đức Phật, chẳng bỏ duyên ấy. Vị Bồ Tát như thế thấu hiểu rõ tướng của Như Lai và tướng của thế giới đều là vô tướng. Thường quán như thế, hành như thế, chẳng lìa duyên ấy. Ngay khi ấy, Phật tướng liền hiện ra trước để thuyết pháp cho Bồ Tát. Khi đó, Bồ Tát sanh lòng cung kính sâu xa, lắng nghe pháp ấy, dù là pháp sâu hay cạn đều bội phần tôn trọng. Bồ Tát trụ trong tam muội này, nghe nói các pháp đều là tướng có thể hoại. Nghe xong thọ trì, từ tam muội dậy, có thể vì tứ chúng diễn nói pháp ấy’.
Phật bảo KiênÝ: -Ðó gọi là Bồ Tát Nhất tướng tam muội môn”.
D2.2 Thứ hai, theo như kinh Văn Thù Bát Nhã nói về Nhất Hạnh tam muội thì: “Khi ấy, Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào là Nhất Hạnh tam muội?
Phật dạy: -Nhất Hạnh tam muội là thiện nam tử, thiện nữ nhân ở chỗ vắng vẻ bỏ các loạn ý, ngồi ngay ngắn hướng thẳng về chỗ Phật ngự, chẳng chấp lấy hình, chú tâm nơi một đức Phật, chuyên xưng danh hiệu ngài, niệm không ngơi nghỉ thì trong mỗi niệm sẽ thấy được quá khứ, hiện tại, vị lai tam thế chư Phật. Vì cớ sao? Niệm một đức Phật công đức vô lượng, vô biên chẳng khác gì với công đức niệm vô lượng chư Phật. Ðó gọi là Nhất Hạnh tam muội của Bồ Tát’.
D2.3 Thứ ba, theo như kinh Niết Bàn: “Phật dạy: ‘Nếu ai chỉ có thể chí tâm thường tu Niệm Phật tam muội thì thập phương chư Phật luôn thấy người ấy như đang ở trước mặt”. Vì thế kinh Niết Bàn chép: “Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: ‘Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thường hay chí tâm chuyên niệm Phật dù trong rừng núi hoặc nơi xóm làng, dù ngày hay đêm, dù ngồi hay nằm thì chư Phật Thế Tôn luôn thấy người ấy như ở trước mắt, luôn ở cùng chỗ người ấy để nhận sự cúng dường”.
D2.4 Thứ tư, theo như Quán kinh và các kinh thì khác thì nếu với vạn hạnh đã tu đều đem hồi hướng để nguyện được vãng sanh thì không ai là chẳng được vãng sanh. Vì sao nên lấy một hạnh Niệm Phật làm con đường chính yếu? Xét kỹ trong thánh giáo thì có hai thứ lợi ích ban đầu và sau rốt. Nếu muốn sanh thiện khởi hạnh thì [pháp Niệm Phật] gồm đủ các độ. Nếu muốn diệt ác, tiêu tai thì pháp niệm Phật trị tất cả các chướng. Vì thế kinh nói: “Nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ. Khi tuổi thọ hết ắt đều được vãng sanh”; đó gọi là cái lợi ích ban đầu. Cái lợi ích rốt sau là như kinh Quán Âm Thọ Ký dạy:“A Di Ðà Phật trụ thế dài lâu triệu tải vĩnh kiếp cũng có diệt độ. Lúc ngài bát Niết Bàn, chỉ có Quán Âm, Thế Chí trụ trì trong cõi An Lạc để tiếp dẫn mười phương. Thời gian Phật ấy diệt độ cùng với thời gian trụ thế cũng như nhau; nhưng hết thảy chúng sanh cõi ấy không được thấy Phật, chỉ có những kẻ một dạ chuyên niệm A Di Ðà Phật để vãng sanh thì luôn thấy Phật Di Ðà hiện hữu bất diệt”. Ðấy chính là cái lợi ích sau rốtvậy. Dùng các hạnh tu khác để hồi hướng thì đều được vãng sanh; nhưng sau khi Thế Tôn diệt độ thì có kẻ thấy Phật hoặc chẳng thấy. Bởi thế, khuyên người hậu học nên suy xét kỹ để được hưởng sự lợi ích lâu xa vậy.
D2.5 Thứ năm, theo như kinh Ban Châu: “Khi ấy, trong cõi nước này có Bạt Ðà Hòa Bồ Tát (Hiền Hộ Bồ Tát) nghe có đức Phật A Di Ðà bèn nhiều lần hệ niệm. Do bởi niệm như thế liền được thấy A Di Ðà Phật; đã thấy đức Phật rồi liền thưa hỏi rằng: ‘Con nên hành pháp nào để được sanh về cõi ngài?’ Khi ấy, A Di Ðà Phật bảo Bồ Tát ấy rằng: ‘Muốn sanh về nước ta thì nên thường niệm danh hiệu ta chẳng hề ngơi nghỉ, như thế sẽ được sanh về cõi nước ta. Nên niệm thân Phật có ba mươi hai tướng thảy đều đầy đủ; quang minh chiếu suốt, đoan chánh khôn sánh”.
D2.6 Thứ sáu, theo như Ðại Trí Ðộ Luận thì có ba cách giải thích:
a. Một, Phật là vô thượng pháp vương, Bồ Tát là pháp thần (quan), chỉ có đức Phật Thế Tôn đáng tôn, đáng trọng. Vì thế phải nên thường niệm Phật.
b. Hai là có các Bồ Tát tự bảo: ta từ bao kiếp lâu xa đến nay được nhờ đức Thế Tôn trưởng dưỡng pháp thân, trí thân, đại từ bi thân của chúng ta, Thiền Ðịnh, trí huệ, vô lượng hạnh nguyện là do Phật mà được thành tựu. Ðể báo ân nên thường nguyện gần Phật cũng như đại thần được vua ân sủng thì thường nghĩ đến chúa.
c. Ba là có các Bồ Tát lại bảo như sau: Khi ta còn tu nhân, gặp ác tri thức phỉ báng Bát Nhã bị đọa trong ác đạo trải qua vô lượng kiếp. Tuy tu các hạnh khác vẫn chưa ra thoát được. Sau đó, có một lúc tuân theo sự chỉ dạy của thiện tri thức, ta hành Niệm Phật tam muội thì khi đó liền trừ sạch được ngay các chướng, mới được giải thoát. Do Niệm Phật có lợi ích lớn như thế nên nguyện chẳng rời Phật.
D2.7 Theo như kinh Hoa Nghiêm nói: “Thà trong vô lượng kiếp chịu đủ hết thảy khổ, trọn chẳng xa Như Lai, chẳng thấy tự tại lực”. Kinh còn chép: “Do Niệm Phật tam muội ắt được thấy Phật. Sau khi mạng chung sẽ sanh về trước chư Phật”. Thấy kẻ lâm chung nên khuyên niệm Phật, lại còn bày tôn tượng bảo họ chiêm ngưỡng. Lại nữa, Thiện Tài đồng tử cầu thiện tri thức, đến bên tỳ kheo Công Ðức Vân rằng: ‘Bạch đại sư! Làm thế nào để tu Bồ Tát đạo quy hướng Phổ Hiền hạnh?’ Khi ấy, tỳ kheo bảo Thiện Tài rằng: “Trong biển trí huệ của đức Thế Tôn, ta chỉ biết được một pháp, ấy chính là môn Niệm Phật tam muội. Ðó là gì? Trong môn tam muội này, do trông thấy hết thảy chư Phật và quyến thuộc ngài, cõi Phật nghiêm tịnh nên khiến cho chúng sanh xa lìa điên đảo. Niệm Phật tam muội môn là trong cảnh giới vi tế, thấy được cảnh giới tự tại của hết thảy đức Phật, trong các kiếp chẳng bị điên đảo. Niệm Phật tam muội là có thể khởi lên hết thảy cõi Phật chẳng thể hoại, thấy khắp chư Phật trong tam thế chẳng điên đảo”. Khi ấy, tỳ kheo Công Ðức Vân bảo Thiện Tài rằng: “Biển sâu Phật pháp rộng lớn vô biên, ta chỉ biết được một môn Niệm Phật tam muội này, các cảnh giới mầu nhiệm khác vượt khỏi số lượng, ta chẳng biết được”.
D2.8 Thứ tám, theo như kinh Hải Long Vương: “Khi ấy, Hải Long Vương bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Ðệ tử cầu sanh cõi Phật A Di Ðà, nên tu hạnh gì để được sanh về cõi ấy?’ Phật bảo long vương: ‘Nếu muốn sanh trong cõi ấy thì nên hành tám pháp. Những gì là tám? Một là thường niệm chư Phật. Hai là cúng dường Như Lai. Ba là khen ngợi Thế Tôn. Bốn là tạo hình tượng Phật, tu các công đức. Năm là hồi hướng nguyện được vãng sanh. Sáu là tâm chẳng khiếp nhược. Bảy là nhất tâm tinh tấn. Tám là cầu được trí huệ chơn chánh của Phật’.
Phật bảo long vương: ‘Hết thảy chúng sanh đủ tám pháp ấy sẽ thường chẳng lìa Phật”.
Hỏi: Chẳng đủ tám pháp thì có được sanh về trước đức Phật, chẳng rời Phật chăng?
Ðáp: Ðược sanh, chẳng còn ngờ chi. Vì sao biết thế? Như lúc đức Phật nói kinh Bảo Vân cũng dạy hễ đầy đủ mười hạnh thì được sanh về Tịnh Ðộ, thường chẳng lìa Phật. Khi ấy, có Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật: “Nếu chẳng đủ mười hạnh thì có được vãng sanh chăng?” Phật dạy: “Ðược vãng sanh. Chỉ cần hành trọn vẹn một hạnh trong mười hạnh chẳng khuyết thì chín hạnh kia đều coi như thanh tịnh”, chớ nghi chi nữa! Lại như kinh Ðại Thọ Khẩn Na La Vương chép: “Bồ Tát hành bốn pháp sẽ thường chẳng lìa chư Phật, những gì là bốn? Một là tự tu thiện pháp, kiêm khuyên chúng sanh phát tâm vãng sanh để được gặp gỡ Như Lai. Hai là tự khuyên, khuyên người thích nghe chánh pháp. Ba là tự khuyên, khuyên người phát Bồ Đề tâm. Bốn là một dạ chuyên chí hành Niệm Phật tam muội. Ðủ cả bốn hạnh ấy thì sanh trong hết thảy chỗ nào cũng thường ở trước đức Phật, chẳng lìa chư Phật”. Kinh ấy lại chép: “Phật nói hạnh pháp của Bồ Tát có ba mươi hai khí cụ. Là gì? Bố thí là khí cụ đại phú. Nhẫn nhục là khí cụ đoan chánh, trì giới là khí cụ thánh nhân; ngũ nghịch chẳng hiếu thuận là khí cụ núi đao, rừng kiếm, chảo nước sôi. Phát Bồ Đề tâm là khícụ thành Phật, thường hay niệm Phật vãng sanh Tịnh Ðộ là khí cụ để thấy Phật…” Lược nêu sáu môn, các môn khác chẳng thuật. Thánh giáo đã dạy như thế, sao hành giả nguyện được vãng sanh lại chẳng thường niệm Phật?
Lại theo như kinh Nguyệt Ðăng Tam Muội: “Niệm tướng hảo và các đức hạnh của Phật có thể khiến cho các căn chẳng loạn động, tâm chẳng mê hoặc, được tương hợp với pháp, được văn Ðắc Trí như đại hải. Kẻ trí trụ trong tam muội này nhiếp niệm hạnh thì ngay nơi kinh hành sẽ được thấy ngàn ức chư Như Lai và cũng gặp gỡ vô lượng hằng sa Phật”.
D3. Vấn đáp, giải thích để chỉ rõ Niệm Phật tam muội có các điều lợi ích
Ðoạn này gồm năm ý:
D3.1 Hỏi: Nay nói thường tu Niệm Phật tam muội, còn đối với các tam muội khác thì sao?
Ðáp: Ở đây nói “thường niệm” chứ chẳng nói là chẳng hành các tam muội khác. Vì chỉ hành Niệm Phật tam muội nhiều nên nói là “thường niệm”, chứ chẳng nói là hoàn toàn chẳng thực hành các tam muội khác.
D3.2 Hỏi: Nếu khuyên thường tu Niệm Phật tam muội là có ý coi nhẹ các tam muội khác chăng?
Ðáp: Niệm Phật tam muội tướng thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Sao biết được như thế? Như trong Ma Ha Diễn nói: “Các tam muội khác chưa phải là tam muội. Vì sao? Là vì có tam muội chỉ trừ được tham, chẳng trừ được sân si. Hoặc có tam muội chỉ trừ được sân, chẳng trừ được tham si. Hoặc có tam muội chỉ trừ được si, chẳng trừ được tham sân. Hoặc có tam muội chỉ trừ được chướng hiện tại, chẳng trừ được quá khứ,vị lai hết thảy các chướng. Nếu hay thường tu niệm Phật tam muội thì chẳng luận là quá khứ, hiện tại hay vị lai, hết thảy các chướng đều trừ được cả”.
D3.3 Hỏi: Niệm Phật tam muội đã có khả năng trừ chướng, được phước, có công năng và lợi ích lớn lao, nhưng chưa rõ là nó cũng có thể khiến cho hành giả được cái lợi sống lâu, thêm tuổi thọ hay chăng?
Ðáp: Ắt phải có. Vì sao? Như kinh Duy Vô Tam Muội nói: “Có hai người là anh em. Anh tin nhân quả, em không có tín tâm nhưng khéo hiểutướng pháp. Người em nhân soi gương thấy trên mặt mình tướng chết đã hiện, chẳng sống được quá bảy ngày. Khi ấy, có kẻ trí dạy qua hỏi Phật. Phật liền đáp rằng:
-Bảy ngày nữa [sẽ chết] chẳng sai chạy vậy. Nếu có thể nhất tâm niệm Phật, tu giới thì có thể thoát nạn.
Gã liền tuân lời hệ niệm. Ðến ngày thứ sáu, có hai con quỉ đi đến, tai nghe tiếng niệm Phật liền không tiến đến trước được, đành về báo với vua Diêm La. Vua Diêm La truyền lấy lệnh phù ghi rằng: “Do công đức trì giới, niệm Phật sẽ được sanh lên từng trời Viêm Thiên thứ ba”.
Lại như trong kinh Thí Dụ có ghi: “Có một trưởng giả chẳng tin tội phước, tuổi đã năm mươi, đêm chợt mộng thấy: chẳng quá mười ngày sau, sát quỉ sẽ xách trát đến lôi mình đi. Người ấy tỉnh giấc, hoảng hốt phi thường, đến sáng kiếm thầy bói đoán mộng. Thầy giảng điềm mộng như sau: “Trong vòng mười ngày nữa, ắt sẽ có sát quỉ muốn đến hại; [ông sẽ còn sống] chẳng quá mười ngày nữa!”. Người ấy kinh hoảng bội thường, đến cầu thỉnh Phật. Phật liền dạy rằng: “Nếu muốn diệt tai nạn ấy thì từ nay trở đi phải chuyên tâm niệm Phật, trì giới, thắp hương, đốt đèn, treo phan lọng màu, tin tưởng Tam Bảo thì mới khỏi chết’. Ông ta liền thực hành theo pháp ấy, chuyên tâm tin tưởng. Sát quỉ đến cửa thấy ông tu công đức, chẳng hại được liền bỏ chạy. Nhờ công đức ấy, ông ta thọ đủ trăm tuổi, chết đi được sanh lên trời”.
Lại có một trưởng giả tên là Chấp Trì, vì trả giới lại cho Phật nên bị ác quỉ đánh.
D3.4 Hỏi: Niệm Phật tam muội này chỉ có thể đối trị các chướng, chỉ chiêu lấy quả báo thế gian hay là cũng có thể chiêu cảm Vô Thượng Bồ Ðề xuất thế hay chăng?
Ðáp: Ðược, vì sao? Như kinh Hoa Nghiêm, trong phẩm Thập Ðịa, bắt đầu từ Sơ Ðịa cho đến Thập Ðịa, trong mỗi một địa đều nói gia hạnh đạo để tiến nhập từng địa và nêu cái lợi công đức khi Bồ Tát viên mãn từng địa vị nhưng chẳng trụ đạo xong rồi thì đều kết thúc bằng câu: “Các vị Bồ Tát ấy tuy tu các hạnh khác nhưng đều chẳng rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm tăng, dùng nhạc cụ để cúng dường Tam Bảo”. Theo đoạn kinh trên, ta thấy rõ: Các vị Bồ Tát cho đến những vị thuộc vào Thập Ðịa phải thường học niệm Phật, niệm Pháp, niệm tăng thì mới có thể thành tựu vô lượng hạnh nguyện, viên mãn biển công đức. Lẽ nào Nhị Thừa, phàm phu cầu sanh Tịnh Ðộ lại chẳng học đòi niệm Phật ư! Vì cớ sao? Chính là vì Niệm Phật tam muội đây gồm đủ hết thảy Tứ Nhiếp, Lục Ðộ, thông với các hạnh, hỗ trợ các hạnh vậy.
D3.5 Hỏi: Từ Sơ Ðịa trở lên, Bồ Tát cùng chứng lý Chơn Như giống như đức Phật, đáng gọi là sanh trong nhà Phật, tự mình có thể làm Phật để cứu độ chúng sanh thì sao lại cần phải học Niệm Phật tam muội, nguyện thấy Phật vậy?
Ðáp: Luận về Chơn Như thì nó rộng lớn vô biên dường như hư không, khó biết nổi lượng. Ví như một căn nhà tối to lớn, nếu thắp một ngọn đèn, hai ngọn đèn thì dẫu ánh sáng chiếu tỏa mà nhà vẫn còn tối. Dần dần dùng nhiều đèn hơn, tuy có thể bảo là sáng rỡ nhưng đâu có bằng nổi ánh sáng mặt trời! Chứng trí của các vị Bồ Tát trong từng địa vị tuy lần lượt hơn hẳn nhau nhưng vẫn còn thấp thỏi, đâu có sánh nổi với Phật trí tựa như ánh mặt trời!
E. Trong đề mục lớn thứ năm có bốn ý bàn định: Một là bàn chung về tu đạo là dài hay gọn, ý muốn cho [hành nhân] mau đạt được bất thoái. Hai là so sánh thiền quán nơi cõi này và cõi kia để khuyên vãng sanh. Ba là suy bì hai cảnh tịnh, uế trong cõi này và cõi kia, hay còn gọi là so lường lậu với vô lậu. Bốn là dẫn thánh giáo để chứng minh sự đúng đắn, khuyên đời sau sanh lòng tin cầu vãng sanh.
E1. Bàn chung về đường tu đạo là dài hay gọn
Gồm có hai ý: một là luận về tu đạo là dài hay gọn; hai là vấn đáp, giải thích.
E1.1 Tu đạo là dài hay gọn
Hết thảy chúng sanh không ai là chẳng chán khổ, cầu vui, sợ trói buộc, cầu giải thoát, đều muốn sớm chứng Vô Thượng Bồ Ðề. Trước hết, phải lấy phát Bồ Ðề tâm làm đầu. Tâm ấy khó biết, khó khởi. Giả sử như đã phát khởi được tâm ấy thì theo như kinh dạy, lại cần phải tu mười thứ hạnh là: Tín, Tinh Tấn, Niệm, Giới, Ðịnh, Huệ, Xả, Hộ Pháp, Phát Nguyện, hồi hướng để đạt đến Bồ Ðề; nhưng hành nhân phải tu đạo liên tục chẳng dứt suốt cả vạn kiếp mới chứng được địa vị bất thoái. Nay chúng sanh hiện còn là phàm phu, lòng tin hiện đang còn nhỏ nhoi, hời hợt, đáng gọi là giả danh, cũng gọi là bất định tụ, cũng gọi là ngoại phàm phu, chưa ra khỏi nhà lửa được. Vì sao biết thế? Theo kinh Bồ Tát Anh Lạc thì phải thực hiện đầy đủ các hạnh vị nhập đạo như trên cho nên gọi là “đạo khó hành”.
Lại chỉ vì trong một kiếp, thọ thân sanh tử đã còn chẳng biết nổi số, huống hồ là trong vạn kiếp phải chịu đựng nỗi đớn đau, thiêu đốt. Nếu có thể tin hiểu rõ kinh Phật, nguyện sanh về Tịnh Ðộ thì tùy theo thọ mạng dài hay ngắn, chỉ trong một đời liền đạt được địa vị bất thoái, [sánh ra] bằng với công sức tu đạo suốt cả một vạn kiếp. Sao các hàng đệ tử chẳng chịu suy xét, chẳng bỏ cái khó để cầu cái dễ? Ngay như trong luận Câu Xá cũng có nói tới hai thứ đạo dễ hành và khó hành. “Khó hành” là như luận ấy đã giảng: “Trong ba đại a-tăng-kỳ kiếp, trong mỗi một kiếp, đều đầy đủ phước trí tư lương, sáu ba-la-mật, hết thảy các hạnh, mỗi mỗi hạnh nghiệp đều phải đầy đủ trămvạn đạo khó hành thì mới viên mãn được một địa vị; đấy là đạo khó hành vậy”.
Ðạo dễ hành là như luận ấy nói: “Nếu do có phương tiện riêng liền được giải thoát thì gọi là đạo dễ hành”. Nay đã khuyên quy hướng Cực Lạc, hết thảy hạnh nghiệp đều hồi hướng về cõi ấy, chỉ cần thì khi tuổi thọ hết thì ắt sẽ được vãng sanh. Ðược sanh sang cõi kia liền rốt ráo thanh lương, há chẳng đáng gọi là đạo dễ hành hay sao? Phải nên hiểu ý này vậy.
E1.2 Hỏi: Ðã nói là nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ thì khi mạng này tận sẽ liền được vãng sanh, như vậy có thánh giáo nào chứng minh điều đó hay chăng?
Ðáp: Có bảy ý, tôi đều dẫn kinh luận để chứng minh sự đúng đắn của giáo thuyết ấy.
Một là dựa theo Ðại kinh: “Phật bảo A Nan: ‘Có chúng sanh nào muốn trong đời này thấy Vô Lượng Thọ Phật thì nên phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, tu hành công đức nguyện sanh về cõi kia thì liền được vãng sanh”. Vì vậy, Ðại kinh khen ngợi: “Nếu nghe đức hiệu của Phật A Di Ðà mà hoan hỷ khen ngợi, ngưỡng mộ, quy y dù chỉ trong một niệm thì sẽ được đại lợi, đấy chính là đã được đầy đủ của báu công đức. Ví dù lửa đầy khắp cả tam thiên thế giới thì cũng phải vượt thẳng qua để nghe danh hiệu Phật. Nghe A Di Ðà Phật sẽ chẳng bị lui sụt nữa. Vì thế, chí tâm rập đầu lễ”.
Hai, theo như Quán kinh, trong phần giảng về chín phẩm đều nói khi lâm chung chánh niệm thì liền được vãng sanh.
Ba là theo như Khởi Tín Luận dạy các chúng sanh: khuyên quán Chơn Như bình đẳng nhất thực. Cũng có bậc bồ Tát vừa mới phát ý, tâm còn yếu kém, tự cho là chưa thể thường gặp được chư Phật để thân cận, thừa sự, cúng dường, ý muốn lui sụt. Phải nên biết là đức Như Lai có phương tiện thù thắng để gìn giữ tín tâm, đó chính là do nhân duyên chuyên tâm niệm Phật sẽ được tùy nguyện vãng sanh. Do thường thấy Phật nên sẽ vĩnh viễn thoát khỏi ác đạo.
Bốn là theo như kinh Cổ Âm Ðà Ra Ni chép: “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các tỳ kheo: ‘Ta sẽ vì các ông diễn nói: Nay trong thế giới An lạc ở phương Tây hiện đang có Phật hiệu là A Di Ðà. Nếu có tứ chúng có thể thọ trì danh hiệu đức Phật ấy một cách chơn chánh, kiên cố tâm ý, ức niệm chẳng quên, trong mười ngày, mười đêm trừ bỏ tán loạn, ròng rặt siêng gắng tu tập Niệm Phật tam muội. Nếu có thể niệm niệm chẳng ngơi thì trong mười ngày ắt sẽ được thấy đức A Di Ðà Phật, đều được vãng sanh’.
Năm, theo như kinh Pháp Cổ: “Nếu người lúc lâm chung chẳng thể khởi niệm, chỉ biết là phương kia có Phật bèn phát khởi ý muốn vãng sanh thì cũng được vãng sanh”.
Sáu, theo như kinh Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh: “Nếu có kẻ lâm chung chết đọa địa ngục, quyến thuộc trong nhà vì kẻ chết niệm Phật và đọc tụng [kinh điển], thiết trai, làm phước thì kẻ chết liền ra khỏi địa ngục, vãng sanh Tịnh Ðộ”. Huống hồ là kẻ trong hiện tại tự mình niệm Phật thì lẽ nào chẳng được vãng sanh? Vì thế, kinh ấycũng nói: “Quyến thuộc hiện tại vì người chết tạo phước thì như gởi lương cho người ở xa, người ấy quyết định ăn được”.
Bảy, dẫn nhiều kinh để chứng minh sựđúng đắn, chẳng hạn như kinh Ðại Pháp Cổ dạy: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thường hay chuyên tâm xưng niệm danh hiệu chư Phật thì mười phương chư Phật và hết thảy hiền thánh thường thấy người ấy như đang hiện diện trước mắt. Vì thế kinh này tên là Ðại Pháp Cổ. Nên biết là đối với mười phương Tịnh Ðộ, người ấy sẽ tùy nguyện vãng sanh”.
Lại như kinh Ðại Bidạy: “Thế nào gọi là đại bi? Nếu chuyên niệm Phật liên tục chẳng đoạn thì khi lâm chung, quyết sẽ sanh về An Lạc. Nếu có thể lần lượt khuyên nhau tu hành niệm Phật thì nên biết những kẻ ấy đáng gọi là người hành đại bi vậy”. Vì thế, kinh Niết Bàn có chép: “Phật bảo đại vương: ‘Giả sử mở kho tàng lớn để bố thí cho hết thảy chúng sanh trong cả một tháng thì công đức đạt được chẳng bằng nổi công đức của người niệm Phật một tiếng. Công đức sau hơn công đức trước chẳng thể so sánh nổi”.
Lại như kinh Tăng Nhất A Hàm dạy: “Phật bảo A Nan: ‘Nếu có chúng sanh cúng dường y phục, thức ăn, đồ nằm, thuốc men cho mọi người trong một Diêm Phù Ðề thì công đức đạt được há có nhiều chăng?’ A Nan bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Rất nhiều, thật nhiều, chẳng thể tính nổi số lượng’. Phật bảo A Nan: ‘Nếu có chúng sanh dùng thiện tâm liên tục xưng danh hiệu Phật [trong khoảng thời gian lâu chừng bằng] thời gian vắt sữa bò thì sẽ đạt được công đức hơn hẳn công đức trên chẳng thể lường nổi”. Kinh Ðại Phẩm dạy: “Nếu ai tán tâm niệm Phật cho đến khi hết khổ thì phước ấy chẳng tận. Nếu ai rải hoa niệm Phật cho đến khi hết khổ thì phước ấy chẳng tận”. Do đó, ta biết: niệm Phật có lợi ích lớn lao chẳng thể nghĩ bàn vậy. Trong kinh Thập Vãng Sanh và các kinh Ðại Thừa đều có những đoạn [có thể dùng để] chứng thực [những lợi ích ấy], chẳng thể dẫn trọn hết được!
E2. So sánh thiền quán nơi cõi này và cõi kia để khuyên vãng sanh
Phương này uế cảnh, loạn tưởng, khó nhập. Những người tu đắc thì chỉ đạt được định về mặt sự, nhưng phần nhiều đắm nhiễm nơi sự hỷ lạc của Thiền; còn nếu như ai có thể nương theo nghiệp báo sanh lên thượng giới thì khi mạng hết, phần nhiều lại bị đọa xuống. Vì thế, luận Trí Ðộ bảo: “Ða Văn, Trì Giới, Thiền nhưng chưa được pháp vô lậu thì dẫu có những công đức như vậyvẫn chưa đáng tin”. Nếu như hướng về Tây phương tu tập thì sự lẫn cảnh đều quang tịnh, Ðịnh, Quán dễ thành, trừ tội nhiều kiếp, quyết chắc chắn mau đạt đến cảnh giới rốt ráo thanh lương như Ðại kinh đã nói chi tiết.
Hỏi: Nếu như có thể dùng Thiền Ðịnh để cảm được cảnh giới thù thắng của Tây phương, mà trời sắc Giới là kém hơn thì lẽ nào Thiền Ðịnh lại chẳng chiêu cảm được Sắc Giới?
Ðáp: Nếu luận về cái nhân tu Ðịnh thời đã bao trùm cả đây lẫn kia; nhưng địa vị nơi cõi kia (Cực Lạc) là bất thoái, lại còn có tha lực gia trì nên mới bảo là cõi kia thù thắng. Tuy có thể tu định để cảm được [Sắc giới của] cõi này; nhưng chỉ có mỗi cái nhân của tự mình, tuyệt không có tha lực dẫn dắt nên khi nghiệp hết sẽ chẳng tránh khỏi bị lui sụt. Vì thế nói là chẳng bằng vậy.
E3. Luận về hai cảnh tịnh và uế của cõi này và cõi kia, hay cũng gọi là so lường lậu và vô lậu
Nếu luận về cảnh giới cõi này thì chỉ có tam đồ, gò, hố, núi, khe, cát mặn, gai góc, mưa hạn, gió dữ, ác xúc, sấm, chớp, sét, hổ, sói, ác thú, ác tặc, ác tử, hoang loạn, phá tán, tam tai bại hoại. Còn luận về chánh báo thì tam độc, bát đảo, ưu bi, ganh ghét, lắm bệnh, chết non, đói khát, nóng, lạnh, thường bị tư mạng, hại quỉ truy bức, ô uế cực độ không thể tả xiết! Vì thế gọi là “hữu lậu”, thật là đáng chán.
Vãng sanh cõi kia thì thù thắng vì theo như Ðại kinh tả: “Mười phương trời người chỉ cần sanh về cõi ấy thì không ai là chẳng đạt được các thứ lợi ích”. Lợi ích gì? Một là sanh trong cõi ấy, đi thời có hoa sen vàng đỡ chân, ngồi liền có tòa báu nâng mình, đi ra liền có Thiên Ðế dẫn đường, vào thì có Phạm vương theo sau. Hết thảy thánh chúng đều là bè bạn của mình, A Di Ðà Phật là đại sư của ta. Tùy ý ngao du dưới cây báu, bên rừng báu. Rửa chân nơi ao bát đứcsảng khoái tinh thần. Hình vóc thì đều cùng là thân sắc vàng. Thọ mạng ngang bằng với Phật. Học thì học đủ các môn; Chỉ thì rỗng rang Nhị Ðế. Dùng đại thần thông tế độ khắp mười phương, lúc tạm ngơi nghỉ liền trụ trong Tam Không Môn. Vào dạo chơi trong đường Bát Chánh, đến thẳng Ðại Niết Bàn. Hết thảy chúng sanh chỉ cần sanh về cõi ấy sẽ đều liền chứng được những lợi ích đó. Sao lại chẳng xét suy, chẳng mau cầu sanh về ư?
E4. Dẫn thánh giáo để chứng minh sự đúng đắn, khuyên đời sau sanh lòng tin phát nguyện vãng sanh
Theo như kinh Quán Phật Tam Muội chép: “Lúc bấy giờ, mười phương chư Phật trong hội đều ngồi xếp bằng trên hoa đài, hiện ra trên không. Phương Ðông ThiệnÐức Như Lai cầm đầu, bảo đại chúng rằng:
-Các ông nên biết, ta nhớ trong quá khứ vô lượng kiếp có đức Phật tên là Bảo Oai Ðức Thượng Vương. Lúc đức Phật ấy hiện ra đời, cũng giống như ngày nay, nói pháp ba thừa. Trong đời Mạt Pháp sau khi đức Phật ấy diệt độ, có một tỳ kheo dẫn chín người đệ tử đến tháp Phật lễ bái tượng Phật. Thấy một tượng báu trang nghiêm rạng rỡ ưa nhìn. Xem xong kính lễ, mắt ngắm chăm chú, ai nấy đều nói một bài kệ để tán thán. Tùy theo thọ mạng dài ngắn, ai nấy đều mạng chung. Sau khi mạng chung liền sanh về trước Phật. Từ ấy trở đi, luôn được gặp gỡ vô lượng chư Phật; ở bên chư Phật tu nhiều phạm hạnh, đạt được biển cả Niệm Phật tam muội. Ðã chứng đắc như thế liền được chư Phật hiện tiền thọ ký tùy ý làm Phật trong mười phương. Phật Thiện Ðức ở phương Ðông chính là thân ta. Các vị Phật ở chín phương khác chính là chín người đệ tử khi ấy. Mười phương chư Phật Thế Tôn do lễ tháp Phật, đọc một bài kệ tán thán nên được thành Phật há nào phải ai khác mà chính là mười phương Phật chúng ta vậy.
Khi ấy, mười phương chư Phật đều từ trên không đáp xuống, phóng ngàn quang minh hiển hiện sắc thân và bạch hào tướng quang, mỗi vị đều cùng ngồi chung giường với Phật Thích Ca Mâu Ni, bảo A Nan rằng:
-Ông nên biết Phật Thích Ca Văn dùng vô số tinh tấn, trăm ngàn khổ hạnh, để cầu Phật trí huệ nên cảm được thân này, nay giảng cho các ông. Ông nên vâng giữ lời Phật; hãy vì trời, rồng, đại chúng, bốn bộ đệ tử trong đời vị lai mà nói pháp Quán Tướng Hảo Của Phật và Niệm Phật Tam Muội.
Nói xong lời ấy rồi chư Phậtmới chào hỏi Thích Ca Văn Phật; hỏi thăm xong đều trở về nước mình”.
F. Trong đề mục lớn thứ sáu, có ba ý bàn luận: một là lấy mười phương Tịnh Ðộ để so sánh; hai là suy xét nghĩa lý; ba là bàn về sự trụ, diệt của các kinh.
F1. Lấy mười phương Tịnh Ðộ để cùng so sánh
Gồm có ba ý:
a. Một là như kinh Tùy Nguyện Vãng Sanh dạy: “Cõi Phật mười phương đều nghiêm tịnh, tùy theo ý nguyện đều được vãng sanh, tuy nhiên, [các cõi ấy] đều chẳng bằng được cõi Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây”. Nghĩa là sao? Ðấy chỉ vì đức A Di Ðà Phật cùng Quán Âm, Ðại Thế Chí, trước kia đã phát tâm từ cõi này sanh sang đó, đối với chúng sanh cõi này đặc biệt có duyên cho nên Phật Thích Ca khen ngợi quy hướng Tịnh Ðộ trong nhiều kinh.
b. Hai là theo Ðại kinh, lúc Pháp Tạng Bồ Tát tu nhân, đã ở nơi đức Thế Nhiêu Vương Phật phát trọn các hoằng nguyện, thâu tóm các Tịnh Ðộ. Lúc ấy, đức Phật nói hai trăm mười ức các cõi Phật: trời, người thiện ác, quốc độ tinh, thô; tất cả đều hiện cho thấy. Ngay khi đó, Pháp Tạng Bồ Tát nguyện chọn Tây phương để thành Phật, nay chính là cõi cực Lạc. Ðấy là chứng cớ thứ hai.
c. Ba là theo Quán kinh, khi Vy Ðề Hy phu nhân thỉnh vấn về Tịnh Ðộ, Như Lai liền dùng đài quang minh để hiển hiện hết thảy Tịnh Ðộ trong mười phương. Vy Ðề Hy phu nhân tự bạch Phật rằng: “Tuy các cõi Phật ấy đều thanh tịnh, đều có quang minh, nhưng con nay thích sanh về Cực Lạc thế giới của đức A Di Ðà Phật”. Ðấy là chứng cớ thứ ba để biết rằng rằng trong các Tịnh Ðộ, thế giới An Lạc là thù thắng nhất.
F2. Suy lường nghĩa lý
Hỏi:Vì sao cần phải ngồi quay mặt về Tây để lễ niệm, quán tưởng?
Ðáp: Là vì người Diêm Phù Ðề cho rằng chỗ mặt trời mọc là sanh, chỗ mặt trời lặn là tử; vì mượn tướng tử địa [là nơi] thần minh tiến nhập để làm phương tiện phụ trợ nên Pháp Tạng Bồ Tát nguyện thành Phật ở phương Tây, thương xót tiếp độ chúng sanh. Còn ngồi, quán, lễ niệm… quay mặt hướng về Phật là thuận theo lễ nghi thế gian. Nếu đã là thánh nhân được báo bay đi tự tại thì chẳng cần nệ vào phương chốn; còn hạng phàm phu do thân và tâm phụ thuộc vào nhau nên nếu hướng về phương khác ắt sẽ khó vãng sanh Tây phương. Vì thế, Trí Ðộ Luận chép: “Có một vị tỳ kheo bình thời tụng kinh A Di Ðà và niệm Bát Nhã Ba La Mật; lúc lâm chung, bảo đệ tử rằng: ‘A Di Ðà Phật và các thánh chúng nay đang ở trước mặt ta’. Ngài chắp tay quy y, trong khoảnh khắc xả mạng. Liền đó, đệ tử dùng pháp hỏa táng lấy lửa thiêu xác. Tất cả cháy sạch chỉ còn cuống lưỡi vẫn y nguyên như cũ,họ liền nhặt lấy dựng tháp cúng dường”. Long Thọ Bồ Tát chú thích như sau: “Do tụng kinh A Di Ðà nên lúc lâm chung Phật tự đến đón, bởi niệm Bát Nhã Ba La Mật cho nên cái lưỡi chẳng tận”. Lấy đoạn kinh này làm chứng thì biết là đối với hết thảy hạnh nghiệp, chỉ cần hồi hướng thì không ai là chẳng được vãng sanh.
Vì vậy, kinh tu Di Tứ Vực chép: “Lúc trời đấtmới mở, chưa có mặt trời, mặt trăng, tinh tú. Ví như có thiên chúng trời đáp xuống đất thì họ chỉ dùng quang minh nơi cổ mình để tự soi sáng. Khi ấy, nhân dân sanh nhiều khổ não. Liền đó, Phật A Di Ðà sai hai vị Bồ Tát: Một tên là Bảo Ứng Thanh, hai tên Bảo Cát Tường; đấy chính là Phục Hy và Nữ Oa. Hai vị Bồ Tát cùng bàn nhau lên tầng trời Phạm Thiên thứ bảy lấy bảy báu, rồi đến cõi này tạo ra mặt trời, mặt trăng và hăm tám ngôi sao để chiếu thiên hạ, định ra bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Khi ấy hai vị Bồ Tát bảo với nhau rằng: ‘Sở dĩ nhật, nguyệt, tinh tú hai mươi tám ngôi xoay theo phía Tây là vì khắp hết thảy chư thiên và nhân dân cùng cúi lạy A Di Ðà Phật. Do đó, nhật, nguyệt, tinh tú đều dốc lòng hướng về ngài bèn xoay theo phương Tây”.
F3. Bàn về sự trụ diệt của các kinh
Một đời Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni dài năm trăm năm; Tượng Pháp một ngàn năm, Mạt Pháp một vạn năm. Khi chúng sanh diệt hết thì các kinh cũng diệt. Ðức Như Lai xót thương chúng sanh bị khổ sở thiêu đốt nên riêng lưu kinh này tồn tại thêm một trăm năm. Dùng đoạn kinh trên làm chứng thì biết là cõi ấy (Cực Lạc) tuy là Tịnh Ðộ mà thể tánh của nó thông cả thượng căn lẫn hạ căn. Nếu biết tướng là vô tướng thì sanh trong bậc thượng. Phàm phu trong nhà lửa nếu một lòng nương về thì sẽ được vãng sanh.
G. Trong đề mục lớn thứ bảy, có hai ý bàn định: một là đem tướng cõi này và cõi kia so sánh để bàn định về sự trói buộc và giải thoát; hai là sẽ bàn về việc dụng công tu đạo trong cõi này và cõi kia là nặng hay nhẹ, đạt quả báo là chơn hay ngụy để khuyên hướng về cõi kia.
G1. So sánh sự tướng cõi này và cõi kia để bàn định về sự trói buộc cùng giải thoát
Nếu xét về tịnh tướng của Tây phương thì [ở đó] mau được giải thoát, thuần hưởng sự rất vui, trí nhãn khai rạng; còn nếu xét đến uế tướng của cõi này thì chỉ có sự vui giả tạo, mù quáng, ách nạn, trói buộc, lo sợ.
Hỏi: Theo như các kinh Ðại Thừa đều nói Vô Tướng mới là đạo chính yếu để xuất ly, còn chấp tướng là bị ngăn ngại, chẳng thoát khỏi trần lụy; nay khuyên chúng sanh chán uế ưa tịnh là nghĩa lý gì?
Ðáp: Nghĩa ấy chẳng phải như vậy. Vì sao? Phàm là tướng thì có hai thứ:
a. Một là ngũ trần dục cảnh, vọng ái tham nhiễm, chấp trước theo cảnh. Những tướng như thế gọi là “trói buộc”.
b.Hai là mến công đức Phật, nguyện sanh Tịnh Ðộ, tuy bảo là tướng nhưng là giải thoát, vì sao biết vậy? Như kinh Thập Ðịa nói: “Sơ Ðịa Bồ Tát còn phải tự riêng quán Nhị Ðế, gắng lòng dốc ý; trước hết phải nương vào tướng để cầu, rốt cuộc mới thành Vô Tướng. Phải tăng tấn dần mới thành Ðại Bồ Tát. Cho đến khi đã viên mãn bậc Thất Ðịa thì tâm chấp tướng mới dứt, nhập vào Bát Ðịa tuyệt không còn dùng tướng để cầu thì mới gọi là Vô Công Dụng”. Vì thế luận chép: “Từ Thất Ðịa trở lại, bị ác tham làm chướng thì dùng thiện tham đối trị. Từ Bát Ðịa trở lên, bị thiện tham làm chướng thì dùng vô tham đối trị”. Huống hồ nay nguyện sanh Tịnh Ðộ, hiện đang còn là phàm phu, những thiện căn đã tu đều phát sanh từ lòng mến mộ công đức của Phật công đức thì có lý đâu chúng lại là triền phược? Vì vậy, kinh Niết Bàn dạy: “Hết thảy chúng sanh có hai thứ ái: một là thiện ái, hai là bất thiện ái. Bất thiện ái chỉ kẻ ngu tìm cầu, thiện pháp ái thì được chư Bồ Tát cầu”. Vì thế, Tịnh Ðộ Luận ghi: “Quán Phật quốc độ thanh tịnh vị, nhiếp thọ chúng sanh Ðại Thừa vị, loại sự khởi hạnh nguyện thủ Phật độ vị (đạovị suy xét sự để khởi hạnh nhằm nguyện giữ lấy cõi Phật), tất cánh trụ trì bất hư tác vị (địa vị rốt ráo trụ trì, chẳng tạo tác một cách hư dối)”. Có vô lượng Phật đạo vị như thế ấy nên tuy là giữ lấy tướng nhưng chẳng chấp trước, trói buộc. Hơn nữa, tướng Tịnh Ðộ vừa nói đó chính là tướng vô lậu, tướng Thật tướng vậy.
G2. Bàn về dụng công tu đạo nặng hay nhẹ ở nơi này và cõi kia, được báo là chơn hay ngụy
Nếu như phát tâm quy hướng Tây phương thì chỉ dùng chút ít thời gian lễ, quán, niệm v.v… Tùy theo thọ mạng dài hay ngắn, lúc lâm chung, đài quang minh sẽ đến đón, vượt thẳng về phương kia, đạt địa vị bất thoái. Vì thế,Ðại kinh chép: “Mười phương trời, người sanh về cõi ta, nếu chẳng đều là đã đạt đến Diệt Ðộ mà lại còn bị thoái chuyển thì ta chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác’. Phương này phải tu lâu dài các môn: Thí, Giới, Nhẫn, Ðịnh, Huệ, nếu chưa tu đủ một vạn kiếp hoặc lâu hơn nữa thì vẫn mãi chưa thể thoát khỏi nhà lửa, điên đảo, đọa trụy. Bởi vậy, mới bảo là dụng công rất nặng mà đạt được quả báo hư ngụy. Ðại kinh lại chép: “Sanh trong nước ta thì sẽ vượt ngang ra khỏi năm đường ác”. Nay đem sánh với cõi tịnh của Phật A Di Ðà, cả năm đường nơi Sa Bà đều gọi là đường ác: Ðịa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là chỗ thuần ác tụ hội về nên gọi là “đường ác”; trời, người trong Sa Bà vì gom nhóm tạp nghiệp nên cũng gọi là “nẻo ác”. Nếu tính theo phương này để tu trị, đoạn trừ thì trước hết phải đoạn được Kiến Hoặc, lìa cái nhân tam đồ, diệt cái quả tam đồ; sau đấy, đoạn trừ Tu Hoặc, lìa cái nhân trời ¬người, tuyệt quả trời-người. Ðấy đều là lần lượt đoạn trừ dầndần nên chẳng gọi là “hoành tiệt” (cắt ngang).
Nếu được sanh trong cõi tịnh của Phật A Di Ðà thì sẽ bỏ ngay của Sa Bà cùng một lúc cho nên gọi là “cắt ngang”. Chặt đứt năm đường ác là chặt đứt cái quả. Ðường ác tự nhiên bị đóng lấp là lấp đi cái nhân. Ðấy là nói về cái bị xa lìa; còn bảo “tiến lên cái đạo vô cùng cực” là chỉ cho cái sẽ đạt được. Nếu có thể phát tâm hồi hướng, nguyện sanh Tây phương, trên thì trọn cả một đời, dưới thì chỉ mười niệm, không ai là chẳng được vãng sanh. Một phen đã đến được cõi kia thì sẽ liền thuộc vào trong Chánh Ðịnh Tụ, bằng với công sức tu hành cả vạn kiếp trong cõi này.
H. Trong đề mục lớn thứ tám cóba ý bàn định: một là lược dẫn các kinh để chứng minh [các kinh] đều khuyên bỏ cõi này, ưa thích cõi kia; hai là so sánh hai đức Phật Di Ðà và Thích Ca; ba là giải thích về ý nghĩa vãng sanh.
H1. Lược nêu các kinh Ðại Thừa để làm chứng [các kinh] đều khuyên bỏ cõi này, cầu cõi kia
Một là Ðại kinh hai quyển (tức bản kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh, hai quyển do ngài Khang Tăng Khải dịch vào đời Tào Ngụy) được nói tại núi Kỳ Xà Quật. Hai là một bộ Quán kinh gồm hai hội giảng tại vương cung và núi Kỳ Xà (hội thứ nhất giảng tại vương cung cho Vy Ðề Hy và các thị nữ nghe, hội thứ hai do ngài A Nan trùng tuyên cho chúng tăng ở tinh xá Kỳ Viên nghe. Bản kinh này do ngài Cương Lương Gia Xá dịch). Ba là Vô Lượng Thọ kinh tiểu quyển (tức là kinh A Di Ðà do ngài Cưu Ma La Thập dịch) nói tại thành Xá Vệ. Bốn là lại có kinh Mười Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh để làm chứng. Năm là lại có Vô Lượng Thanh Tịnh Giác Kinh (cũng là kinh Vô Lượng Thọ, bản dịch đời Hán của ngài Chi Lâu Ca Sấm) hai quyển gồm một hội chánh thuyết. Sáu là lại có Thập Vãng Sanh kinh, một quyển.
Các kinh, luận Ðại Thừa khác có nhiều đoạn chỉ bày, khen ngợi Tịnh Ðộ như kinh Thỉnh Quán Âm, kinh Ðại Phẩm... hoặc như các bộ luận của các vị Long Thọ, Thiên Thân… Chẳng phải là chỉ có một bộ khen ngợi, khuyên lơn [nên quy hướng Tịnh Ðộ]. Tịnh Ðộ các phương khác chẳng được trình bày rành mạch như thế.
H2. So sánh hai đức Phật Thích Ca và A Di Ðà
Phật Thích Ca Như Lai trụ thế tám mươi năm, tạm hiện rồi tịch diệt; tịch diệt xong chẳng hiện trở lại; sánh với [thời gian của] chư thiên trời Ðao Lợi thì [Phật trụ thế] chẳng đến một ngày. Lại nữa, khi đức Thích Ca trụ thế, duyên cứu độ cũng kém chẳng hạn như khi cứu người mắc bệnh nơi thành Tỳ Xá Ly v.v... Chuyện ấy ra sao? Khi đó, nhân dân thành Tỳ Xá Ly mắc phải năm thứ ác bệnh: một là mắt đỏ như máu; hai là hai tai chảy mủ; ba là mũi tuôn ra máu; bốn là lưỡi đớ không nói được, năm là thức ăn nuốt vào biến thành thô ráp, sáu thức bế tắctựa hồ người say. Có năm dạ xoa: một con tên là Ngật Noa Ca La, mặt đen như mực, lại có năm mắt, nanh chó chĩa lên chuyên ăn tinh khí của người… Lương y Kỳ Bà vậndụng hết y thuật mà chẳng trị nổi.
Khi ấy có trưởng giả Nguyệt Cái làm người cầm đầu, dẫn đám bịnh nhân đều đến chỗ Phật, khấu đầu xin xót thương. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khởi ra vô lượng bi mẫn, bảo bịnh nhân rằng: “Phương Tây có A Di Ðà Phật, Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí Bồ Tát. Các ông nên nhất tâm chắp tay cầu được thấy”.
Ngay khi đó, đại chúng đều tuân theo lời Phật khuyên, chắp tay cầu khN n. Lúc bấy giờ, đức Phật ấy phóng quang lớn, Quán Âm, Thế Chí đồng thời hiện đến nói đại thần chú khiến hết thảy bịnh khổ đều tiêu trừ cả, được bình phục như cũ.
Thật ra, hai đức Phật thần lực bình đẳng như nhau, nhưng đức Thích Ca chẳng đích thân hiện oai thần chỉ là vì muốn đề cao đức Di Ðà hòng khiến hết thảy chúng sanh không ai là chẳngquy hướng Phật Di Ðà vậy. Vìthế, trong nhiều pháp hội, đức Thích Ca khen ngợi, khuyên quy y Phật A Di Ðà. Ta phải nên hiểu ý ấy. Bởi thế, pháp sư Ðàm Loan mới một dạ quy hướng Tây phương, dâng lời tán Ðại kinh như sau:
Cõi An Lạc: Thanh Văn, Bồ Tát,
Trời, người trí huệ đều thông đạt
Thân tướng, trang nghiêm đẹp khôn sánh,
Thuận theo phương khác gọi trời, người.
Dung nhan đoan chánh khôn chi sánh,
Thân diệu tinh vi vượt trời, người,
Tấm thân hư vô, thể vô cực,
Nên cúi lạy đấng Bình Ðẳng Lực
H3. Giải thích về ý nghĩa vãng sanh:
Gồm có hai ý: một là giải thích về ý nghĩa vãng sanh; hai là vấn đáp, giải thích.
Hỏi: Nay nguyện sanh Tịnh Ðộ nhưng chưa biết phát ý ra sao?
Ðáp: Chỉ mong mau thành tựu [hạnh] tự lợi, lợi tha, lợi vật sâu rộng như bậc Thập Tín, Tam Hiền: nhiếp thọ chánh pháp, khế hội Bất Nhị, kiến chứng Phật tánh, hiểu rành Thật tướng, quán chiếu sáng tỏ cái tâm và hai Ðế hữu-vô, [hiểu rõ] nhân quả trước, sau, [hiểu sự] hơn kém [trong các địa vị của] Thập Ðịa, [hiểu] Tam Nhẫn, Tam Ðạo, Kim Cang vô ngại, chứng Ðại Niết Bàn [dùng] Ðại Thừa để rộng cứu tế; muốn ở đời không thời hạn cho đến khi biển sanh tử vô biên bị tận diệt cả.
[Trong phần nêu] câu hỏi có ba ý.
Hỏi: Nguyện sanh về Tịnh Ðộ là nhằm muốn lợi lạc muôn vật. Nếu vậy thì những chúng sanh ta sẽ cứu độ nay hiện vẫn còn ở nơi đây, nếu như ta đã phát được cái tâm như vậy, lẽ ra phải nên ở lại đây để cứu khổ chúng sanh! Vì sao đã có được cái tâm [lợi vật] như vậy mà lại nguyện sanh về Tịnh Ðộ trước, tựa hồ bỏ rơi chúng sanh để cầu cái vui Bồ Ðề cho riêng mình đó chăng?
Ðáp: Chẳng đúng như vậy. Vì sao? Vì như Trí Ðộ Luận nói: “Ví như có hai người cùng thấy cha mẹ, quyến thuộc bị rớt xuống đầm sâu. Một người nhảy ngay xuống, tận lực cứu vớt, vì sức chẳng kham nổi nên cũng bị chìm đắm theo. Một người chạy ra xa, tìm một cái thuyền chèo ra cứu vớt thì [tất cả] cùng được thoát nạn. Bồ Tát cũng vậy, nếu lúc còn chưa phát tâm thì cũng bị lưu chuyển trong sanh tử chẳng khác gì chúng sanh. Lúc đã phát được tâm Bồ Ðề thì trước sẽ nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ, lấy thuyền Ðại Bi nương Vô Ngại Biện Tài vào biển Sanh Tử cứuvớt chúng sanh”.
Hai là Ðại Luận còn chép: “Bồ Tát sanh vào Tịnh Ðộ đủ đại thần thông, biện tài vô ngại; khi giáo hóa chúng sanh còn chẳng thể khiến cho chúng sanh được sanh thiện, diệt ác, tăng trưởng đạo vị, xứng hợp với ý của Bồ Tát”. Nếu cứ ở trong uế độ để cứu tế thì tuyệt chẳng có cái lợi ích ấy, như thể ép gà xuống nước, há nó chẳng bị ướt hay sao?
Ba là như trong bài khen ngợi Ðại kinh [của pháp sư Ðàm Loan] có viết:
Các Bồ Tát cõi nước An Lạc,
Dạy bảo gì cũngdo trí huệ.
Với bản thân mình cùng vạn vật,
Ðã chẳng hề còn có ngã sở.
Sạch như hoa sen chẳng dính bụi.
Qua, lại, tiến, dừng như thuyền bè.
Lợi lạc, an vui là trách nhiệm,
Bỏ hẳn tâm tình ghét cùng ưa.
Ví như hư không, đoạn hai tưởng
Thắp đuốc trí huệ chiếu đêm dài.
Tam minh, thần thông đã trọn đủ,
Bồ Tát vạn hạnh quán tâm nhãn,
Công đức như thế lượng vô biên,
Nên chí tâm nguyện sanh cõi ấy.
i. Trong đề mục lớn thứ chín, có hai ý bàn định. Một là đối chiếu khổ, vui, thiện, ác; hai là so sánh về thọ mạng dài ngắn nơi cõi này cùng cõi kia
i1. Trong ý thứ nhất, lại gồm hai phần: một là đối chiếu khổ, vui, thiện, ác; hai là dẫn Ðại kinh làm chứng.
i1.1 Trong thế giới Sa Bà đây, tuy có hai báo khổ, vui nhưng vẫn luôn luôn là vui ít, khổ nhiều. Nặng thì là khổ sở, bị thiêu đốt trong tam đồ; nhẹ thì là đao binh, tật bịnh liên miên trong cõi trời, người; từ bao kiếp lâu xa đến nay chưa lúc nào ngơi. Ví dù có chút niềm vui trong cõi trời, người thì cũng hệt như bọt nước, ánh chớp, vừa khởi lên liền mất ngay. Vì thế bảo là “chỉ có cái khổ, chỉ có cái ác”. Trong cõi tịnh của Phật Di Ðà thì: nước, chim, cây cối thường tấu pháp âm, giảng rõ đạo giáo, đủ đầy thanh bạch, khiến cho chúng sanh mau được ngộ nhập.
i1.2. Dẫn thánh giáo để làm chứng
Tịnh Ðộ Luận chép: “Trời, người mười phương sanh về cõi ấy sẽ chẳng khác gì bậc tịnh tâm Bồ Tát. Bậc tịnh tâm Bồ Tát cùng với bậc địa thượng Bồ Tát (2) cùng rốt ráo chứng đắc Tịch Diệt Nhẫn. Vì thế, họ chẳng bị thoái chuyển”.
Lại dẫn bốn mươi tám nguyện trong Ðại kinh để nêu lên năm thứ lợi ích lớn. Một là như Ðại kinh nói: “Nếu có trời, người trong mười phương sanh về nước ta, nếu chẳng đều được thân kim sắc thì chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác”. Hai là: “Trời, người trong mười phương sanh về cõi ta nếu hình sắc chẳng giống nhau, có xấu đẹp thì chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác’. Ba là: “Trời, người trong mười phương sanh về cõi ta nếu chẳng được Túc Mạng Trí, nếu chẳng biết được tối thiểu là sự việc trong trăm ngàn ức na do tha các kiếp thì chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Bốn là: “Trời, người trong mười phương sanh về cõi ta nếu chẳng được Thiên Nhĩ Thông, nếu chẳng nghe được ít nhất lời của trăm ngàn ức na do tha chư Phật dạy mà chẳng thọ trì thì chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác”. Năm là: “Trời, người trong mười phương sanh về cõi ta nếu chẳng được Tha Tâm Trí, chí ít là chẳng biết được tâm niệmcủa chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Nếu bàn về sự lợi ích nơi cõi kia thì khó lòng thuật đủ; chỉ nên nguyện sanh về thì ắt[được lợi ích] chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế cơi kia chỉ là vui, chỉ là lành, không khổ, không ác vậy.
i2. Nói về thọ mạng dài ngắn
Phương này, nói chung thọ mạng chẳng quá trăm năm. Trong trăm năm ấy, ít ai sống được lâu hơn, đa phần chết trước hoặc tuổi trẻ chết non, thậm chí mới là đứa trẻ con đã bị mất mạng, hoặc là còn trong thai đã sảy, vì sao như vậy? Chỉ vì chúng sanh lúc tạo nhân sai khác nên khi thọ báo cũng chẳng giống nhau. Vì thế, kinh Niết Bàn dạy: “Khi tác nghiệp đen đủi thì quả báo cũng đen đủi. Lúc tác nghiệp trắng trẻo thì quả báo cũng trắng trẻo”. Thanh tịnh cùng tạp nhiễm là như vậy. Lại theo như kinh Tịnh Ðộ Bồ Tát dạy: “Người thọ trăm tuổi, đêm tiêu mất nửa (ngủ mất nửa thời gian), tức là bị giảm mất năm mươi năm. Trong năm mươi năm ấy, mười lăm năm đầu chưa biết thiện, ác; từ tám mươi trởđi, già suy yếu kém, chịu cái khổ vì già cả. Ngoài ra chỉ còncó năm mươi năm, trong thời gian ấy, bị vua quan bức bách trường chinh phương xa, hoặc bị giam cầm trong lao ngục. Trong thì bị những việc tốt xấu trong gia đình chèo kéo, lo lắng bồn chồn, luôn cầu chẳng đủ. Suy xét như vậy thì có mấy lúc tu được đạo nghiệp?”. Nghĩ suy thếấy chẳng buồn thương ư, sao vẫn chẳng chán nhàm?
Lại như Ðại kinh dạy: “Người sanh trong thế gian, trong một ngày, một đêm có tám ức bốn ngàn vạn niệm. Một niệm khởi ác sẽ thọ một thân ác. Mười niệm nghĩ ác thì mười đời chịu thân ác. Trăm niệm nghĩ ác phải chịu trăm thân ác”. Xét thân cả đời của một chúng sanh thì nếu trăm năm nghĩ ác sẽ phải chịu thân ác đầy khắp cả tam thiên quốc độ. Ác pháp đã như vậy thì thiện pháp cũng như thế. Một niệm khởi thiện, hưởng một thân thiện. Trăm niệm nghĩ lành, hưởng trăm thân lành. Xét trong một đời của chúng sanh, nếu trăm năm nghĩ lành thì thân lành cũng đầy cả tam thiên quốc độ. Nếu như được mười năm, năm năm nghĩ đến A Di Ðà Phật hoặc là nhiều năm thì thân sau sẽ sanh trong cõi Vô Lượng Thọ, liền hưởng lấy tịnh Ðộ pháp thân hằng sa vô tận chẳng thể nghĩ bàn vậy. Nay trong uế độ, mạng báo ngắn ngủi chẳng lâu; nếu sanh về cõi tịnh A Di Ðà, thọ mạng sẽ dài lâu chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ dạy: “Phật bảo Xá Lợi Phất: ‘Vì sao đức Phật ấy hiệu là A Di Ðà? Này Xá Lợi Phất! Mười phương trời người sanh về cõi ấy, thọ mạng sẽ dài lâu ức trăm ngàn kiếp, bằng với đức Phật. Vì thế, ngài hiệu là A Di Ðà”. Ai nấy phải nên suy lường cái lợi ích lớn lao này, đều nên nguyện vãng sanh.
Lại như Thiện vương Hoàng Ðế Tôn kinh chép: “Nếu như có kẻ học đạo nghĩ muốn vãng sanh cõi Phật A Di Ðà ở phương Tây, ức niệm ngày đêm, trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, cho đến sáu ngày, bảy ngày. Nếu trong khoảng thời gian ấy toan sanh lòng hối mà nghe ta nói công đức của Thiện vương đây thì lúc mạng sắp hết, sẽ có tám vị Bồ Tát thảy đều bay đến tiếp rước người ấy về cõi A Di Ðà Phật ở phương Tây trọn chẳng ngừng nghỉ”.
Từ đây trở đi, lại dẫn kệ tán Ðại kinh để làm chứng. Kệ tán như sau:
‘Nếu có chúng sanh sanh An Lạc,
Sẽ đều trọn đủ băm hai tướng.
Trí huệ đầy đủ, nhập pháp sâu.
Thấu suốt yếu đạo không chướng ngại.
Tùy theo căn tánh lợi hay độn
Thành tựu các nhẫn như ba nhẫn
Cho đến chẳng thể nói các nhẫn.
Túc Mạng, Ngũ Thông thường tự tại,
Ðến bên đức Phật, chẳng còn sanh
Ở trong các đường ác khác nữa,
Trừ khi sanh về các phương khác
Ở trong cõi đời ác ngũ trược,
Thị hiện như đức Ðại Mâu Ni.
Sanh cõi An Lạc thành đại lợi
Nên chí tâm nguyện sanh cõi kia’.
J. Trong đề mục lớn thứ mười có hai ý bàn định: một là dựa theo Ðại kinh dẫn chứng các ý tương đồng để chứng thực; hai là giải thích ý nghĩa của hồi hướng.
J1. Dựa vào Ðại kinh, dẫn chứng các ý tương đồng để chứng thực
Mười phương chư Phật không vị nào là chẳng khuyên nên quy hướng Tây phương; thập phương Bồ Tát không ai là chẳng cùng sanh về đấy, mười phương đều mong được vãng sanh. Do đó, ta thấy vãng sanh là sự chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, bài tán Ðại Kinh có câu:
A Di Ðà thần lực vô cực,
Mười phương vô lượng Phật khen ngợi.
Từ hằng sa cõi Phật phương Ðông
Vô số Bồ Tát đến thân cận
Lại cũng cúng dườngcác Bồ Tát,
Thanh Văn, đại chúng cõi An Lạc.
Nghe nhận kinh pháp, giảng, hóa độ,
Trong chín phương kia cũng giống vậy.
J2. Giải thích ý nghĩa hồi hướng:
Chỉ vì hết thảy chúng sanh đã sẵn có Phật tánh, ai ai cũng có ý nguyện thành Phật; nhưng nếu chỉ dựa vào hạnh nghiệp tu hành chưa được trọn đủ một vạn kiếp thì vẫn chưa thoát ra khỏi được nhà lửa, chẳng thoát nổi luân hồi. Vì thế, đức Phật thương xót nỗi khổ triền miên ấy bèn khuyên hồi hướng Tây phương để [hành nhân được] thành tựu lợi ích lớn lao; mà công phu hồi hướng chẳng ngoài sáu điều. Những gì là sáu?
Một là đem tất cả các nghiệp mình đã tu hồi hướng về đức Di Ðà, khi đã sanh trong cõi ngài sẽ đắc lục thông để cứu tế chúng sanh. Ðấy chính là chẳng trụ đạo vậy.
Hai là hồi nhân hướng quả.
Ba là hồi hạ hướng thượng.
Bốn là hồi chậm hướng nhanh, đây chính là chẳng trụ thế gian.
Năm là hồi thí [công đức] cho chúng sanh, bi niệm hướng thiện.
Sáu là hồi nhập [Thật tướng] trừ bỏ cái tâm phân biệt.
Công phu hồi hướng chỉ gồm sáu điều này. Vì thế, Ðại kinh dạy: “Nếu có chúng sanh sanh về nước ta thì tự nhiên sẽ tiến vượt lên bội phần, vượt hẳn hạnh của các địa bình thường, cho tới khi thành Phật đạo sẽ không còn bị nạn lui sụt”. Vì thế bài tán Ðại kinh viết:
Bồ Tát, Thanh Văn cõi An Lạc,
Bồ Tát cõi này chẳng sánh được
Thích Ca vô ngại đại biện tài
Khéo bày phương tiện chỉ ít phần:
Ðem vua so ăn mày hèn nhất,
Ðế vương lại sánh Kim Luân Vương.
Lần lượt như thế đến lục Dục
Thảy đều so sánh giống như trước
Sắc thân cõi trời sánh Cực Lạc
Chẳng bằng một phần ngàn vạn ức!
Ðều là Pháp Tạng nguyện lực thành,
Cúi đầu đảnh lễ Ðại Tâm Lực’.
K. Trong đề mục lớn thứ mười một, có hai ý bàn định: một là khuyên hết thảy chúng sanh nương theo thiện tri thức phát tâm hướng về Tây; hai là bàn về cái duyên vãng sanh hơn kém sau khi chết.
K1. Khuyên nương theo thiện tri thức
Kinh Pháp Cú [dạy về những bậc đáng làm] làm thiện tri thức cho chúng sanh. [Trong kinh có thuật chuyện] Bảo Minh Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là thiện tri thức?” Phật dạy:
-Thiện tri thức là người có thể nói những pháp sâu như là: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện; các pháp bình đẳng, không nghiệp, không báo, không nhân, không quả, rốt ráo như như, trụ trong Thực Tế, mà trong Tất Cánh Không lại kiến lập rực rỡ hết thảy các pháp. Ấy là thiện tri thức. Thiện tri thức là cha mẹ của ông vì dưỡng dục thân Bồ Ðề của ông. Thiện tri thức là con mắt của ông vì thấy được hết thảy đạo lành, ác vậy. Thiện tri thức là thuyền lớn của ông, chuyên chở các ông vượt biển sanh tử. Thiện tri thức là dây thừng của ông vì có thể lôi kéo các ông ra khỏi sanh tử.
Kinh còn khuyên tuy làm thiện tri thức cho chúng sanh nhưng cần phải quy hướng Tây phương, vì cớ sao? Ấy là vì hễ trụ trong hỏa giới này thì có nhiều cảnh nghịch thuận, nhiều sự làm cho bị thối chuyển khó lòng thoát khỏi nổi. Vì thế, ngài Xá Lợi Phất ở trong cõi này phát tâm tu hạnh Bồ Ðề đã hơn sáu mươi kiếp, gặp phải ác tri thức tạo nhân duyên đòi xin mắt thì liền bị thoái chuyển. Do đó, ta biết là tu đạo trong hỏa giới thật là khó khăn nên Phật mới khuyên quy hướng Tây phương. Một phen được vãng sanh thì Tam Học (Văn, Tư, Tu) tự nhiên tăng tiến, viên mãn vạn hạnh; bởi thế, Ðại kinh mới nói: “Cõi tịnh của Phật Di Ðà trọn chẳng có chỗ tạo ác dẫu bằng mảy lông tóc’.
K2. Bàn định về sự vãng sanh hơn kém sau khi chết
Chúng sanh cõi này khi thọ hết mạng tận, không ai là chẳng phải thuận theo hai nghiệp thiện ác, luôn bị tư mạng, ngục tốt, vọng ái phiền não cùng theo mình thọ sanh. Từ vô số kiếp đến nay chưa thể thoát nạn nổi! Nếu sanh được lòng tin quy hướng Tịnh Ðộ, gắng ý chuyên cần tinh tấn thì lúc mạng sắp hết, A Di Ðà Phật sẽ cùng với Quán Âm và thánh chúng đem đài quang minh đến nghênh tiếp hành giả. Hành giả hoan hỷ theo sau [chân Phật] chắp tay ngồi trên đài, trong khoảnh khắc đến nơi. Cho đến khi thành Phật không điều chi là chẳng khoái lạc.
Lại nữa, hết thảy chúng sanh tạo nghiệp bất đồng; nghiệp có ba thứ, tức là: thượng, trung, hạ. Không ai là chẳng phải đến chỗ Diêm La phán tội. Nếu có nhân duyên tin Phật nguyện sanh Tịnh Ðộ, các hạnh nghiệp đã tu đều đem hồi hướng [Cực Lạc] cả thì lúc mạng chung, Phật tự nhiên đến đón, chẳng phải đi đến chỗ Tử Vương.
L. Trong đề mục lớn thứ mười hai, có một ý bàn định, tức là dùng kinh Thập Vãng Sanh làm chứng để khuyên vãng sanh. [Trong kinh ấy] đức Phật giảng về cõi Phật A Di Ðà, ngài vì các đại chúng nói cách quán thân, chánh niệm giải thoát. Kinh Thập Vãng Sanh chép:
“A Nan bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Pháp quán thân của hết thảy chúng sanh là như thế nào? Kính xin Phật giảng cho.
Phật bảo A Nan:
-Pháp quán thân là chẳng quán Ðông, Tây, chẳng quán Nam, Bắc, chẳng quán bốn góc, trên, dưới; chẳng quán hư không, chẳng quán ngoại duyên, chẳng quán nội duyên, chẳng quán thân sắc, chẳng quán sắc thanh, chẳng quán sắctượng, chỉ quán vô duyên. Ấy là pháp quán thân chơn chánh. Ngoại trừ pháp quán này ra dù có chăm chăm tìm cầunơi nơi chốn chốn trong khắp mười phương cũng chẳng có pháp nào khác để giải thoát.
Phật lại bảo A Nan:
-Chỉ tự quán thân, thiện lựctự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên. Vì sao thế? Ví như có người tinh tấn, tâm chất trực thì sẽ đắc chánh giải thoát. Người như vậy chẳng cầu giải thoát mà giải thoát tự đến.
A Nan lại bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sanh trong thế gian có được chánh niệm giải thoát như vậy ắt sẽ chẳng có hết thảy địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, ba ác đạo.
Phật bảo A Nan:
-Chúng sanh trong thế gian chẳng được giải thoát là vì cớ sao? Là vì hết thảy chúng sanh đều dối nhiều, thật ít, không có lấy một chánh niệm. Bởi nhơn duyên ấy, địa ngục thì nhiều, giải thoát lại ít. Ví như có kẻ đối với cha mẹ cùng sư tăng của mình thì ngoài mặt làm ra vẻ hiếu thuận nhưng trong lòng bất hiếu, ngoài hiện vẻ tinh tấn nhưng trong
lòng chẳng thật. Kẻ ác như thế tuy chưa bị quả báo, nhưng đã chẳng xa tam đồ! Chẳng có chánh niệm thì chẳng được giải thoát. A Nan lại bạch Phật rằng: -Nếu như vậy thì nên tu thiện căn gì để được chánh giải thoát?
Phật bảo A Nan: -Ông nay nghe kỹ, ta nay sẽ vì ông nói. Có mười pháp vãng sanh đạt được giải thoát, những gì là mười?
a. Một là quán thân chánh niệm, thường ôm lòng hoan hỷ, dùng thức ăn, y phục cúng Phật cùng Tăng sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
b. Hai là chánh niệm, dùng thuốc men ngon ngọt dâng lên một vị tỳ kheo bị bệnh và hết thảy chúng sanh sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
c. Ba là chánh niệm chẳng hại một sanh mạng, từ bi đối với hết thảy sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
d. Bốn là chánh niệm: đối với giới đã thọ từ nơi thầy thường thanh tịnh tu phạmhạnh, tâm thường hoan hỷ sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
e. Năm là chánh niệm hiếu thuận cha mẹ, kính phụng sư trưởng, chẳng khởi tâm kiêu mạn sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
f. Sáu là chánh niệm đi đến tăng phòng, cung kính chùa tháp, nghe pháp hiểu một nghĩa sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
g. Bảy là chánh niệm trong một ngày một đêm thọ trì tám trai giới, chẳng phá một giới sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
h. Tám là chánh niệm: trong ngày trai hoặc trong tháng trai, có thể xa lìa phòng nhà, luôn đến chỗ thầy lành thì sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
i.Chín là chánh niệm, thường hay trì tịnh giới, chăm tu Thiền Ðịnh, hộ pháp, chẳng ác khẩu. Nếu hành được như thế sẽ vãng sanh cõi Phật A Di Ðà.
j. Mười là chánh niệm, nếu đối với Vô Thượng Ðạo chẳng khởi tâm phỉ báng, tinh tấn trì tịnh giới, lại dạy kẻ vô trí lưu truyền kinh pháp này, giáo hóa vô lượng chúng sanh thì những người như vậy đều được vãng sanh.
Lúc bấy giờ, trong hội có mộtvị Bồ Tát tên là SơnHải Huệ bạch đức Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Cõi Phật A Di Ðà ấy có những sự vui thù thắng mầu nhiệm gì mà hết thảy chúng sanh đều nguyện sanh vềđó?
Phật bảo Sơn Hải Huệ Bồ Tát: -Ông nay nên đứng dậy, chắp tay, đứng ngay ngắn hướng về Tây, chánh niệm quán cõi Phật A Di Ðà, nguyện thấy A Di Ðà Phật.
Lúc bấy giờ, hết thảy đại chúng cũng đều đứng dậy chắp tay, cùng quán A Di Ðà Phật. Lúc bấy giờ, A Di Ðà Phật hiện đại thần thông, phóng đại quang minh chiếu đến thân Sơn Hải Huệ Bồ Tát. Lúc ấy, Sơn Hải Huệ Bồ Tát v.v… liền thấy trong cõi nước của Phật A Di Ðà: tất cả sự trang nghiêm diệu hảo đều là thất bảo, núi bảy báu, cõi nước bảy báu; nước, chim, cây cối thường vang ra pháp âm. Cõi ấy ngày ngày thường chuyển pháp luân, nhân dân cõi ấy chẳng tu tập sự gì khác, tu tập nội sự một cách chơn chánh, miệng nói lời Phương Ðẳng, tai nghe Phương Ðẳng, tâm hiểu nghĩa Phương Ðẳng. Lúc ấy, Sơn Hải Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Ngày hôm nay chúng con trông thấy cõi ấy thắng diệu lợi ích chẳng thể nghĩ bàn, con nay nguyện hết thảy chúng sanh đều được vãng sanh. Sau đó, chúng con cũng nguyện vãng sanh cõi ấy.
Phật thọ ký rằng:
-Chánh quán, chánh niệm, được chánh giải thoát thì đều được sanh trong cõi kia. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân chánh tín kinh này, yêu thích kinh này, khuyên dạy chúng sanh thì dù nói hoặc nghe sẽ đều được vãng sanh cõi Phật A Di Ðà. Nếu có những người như thế thì từ ngày nay ta sai hai mươi lăm vị Bồ Tát hộ trì họ, thường khiến cho họ chẳng bịnh, không khổ não, dù người hay phi nhân đều chẳng kiếm cách hại đượchọ. Ði, đứng, nằm ngồi, chẳng luận là ngày hay đêm đều thường được an ổn.
Sơn Hải Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
-Bạch Thế Tôn! Con nay cúi lãnh lời dạy tôn quý, chẳng dám ngờ vực, nhưng trong đời sẽ có chúng sanh phỉ báng và chẳng tin kinh này. Mai sau, đối với những kẻ như vậy, chúng con nên làm sao?
Phật bảo Sơn Hải Huệ Bồ Tát:
-Mai sau trong Diêm Phù Ðề sẽ có tỳ kheo hoặc là tỳ kheo ni thấy có người đọc tụng kinh này sẽ hoặc là giận dữ hay đem lòng phỉ báng. Do vì báng chánh pháp, kẻ ấy ngay trong thân hiện đời sẽ cảm lấy các bịnh nặng ác, thân căn chẳng đủ, điếc, lòa, ngọng, câm, thủy thũng, quỉ mị, nằm ngồi chẳng yên, cầu sống chẳng được, cầu chết chẳng xong, hoặc đến lúc chết đi lại bị đọa địa ngục. Trong tám vạn kiếp chịu khổ não lớn, trăm ngàn vạn đời chưa từng nghe tên thức ăn, nước uống. Mãi sau mới được thoát ra, lại sanh làm trâu, ngựa, heo, dê, bị người giết hại chịu khổ não lớn. Sau đấy mới được làm người nhưng thường sanh vào chỗ hèn hạ, trăm ngàn vạn đời chẳng được tự tại, vĩnh viễn chẳng nghe danh tự Tam Bảo. Vì thế, đối với kẻ vô trí chẳng tin, chớ nên nói kinh này”.
[Nguyện đem] công đức soạn tập, lưu truyền [tác phẩm này] thí cho khắp hết thảy, trước là phát Bồ Ðề tâm, sau cùng quy hướng Tịnh Ðộ, đều cùng thành Phật đạo.


Chú thích:
(1) Tạm dịch chữ ngũ ế diện tường: Ngũ ế là năm thứ che đậy mặt trời, mặt trăng: khói, mây, bụi, sương mù và bàn tay. Diện tường: nhìn vào vách.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Phật pháp ứng dụng


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.195.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập