Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Văn Thù Sư Lợi »»
(安養): tên gọi khác của thế giới Tây Phương Cực Lạc; còn gọi là An Dưỡng Quốc (安養國), An Dưỡng Tịnh Độ (安養淨土), An Dưỡng Thế Giới (安養世界), v.v. Như trong thế giới Cực Lạc Tịnh Độ có thể làm cho an tâm, dưỡng thân, nên có tên gọi như vậy. Chánh Pháp Hoa Kinh (正法華經) quyển 9 có đoạn rằng: “Sanh An Dưỡng Quốc, kiến Vô Lượng Thọ Phật (生安養國、見無量壽佛, sanh về nước An Dưỡng, thấy Phật Vô Lượng Thọ)”. Trong Văn Thù Sư Lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh Kinh (文殊師利佛度嚴淨經) quyển thượng có dạy rằng: “Quốc độ nghiêm tịnh, do như Tây phương An Dưỡng chi quốc (國土嚴淨、猶如西方安養之國, quốc độ trang nghiêm trong sạch, giống như nước An Dưỡng ở phương Tây)”. Ngoài ra, An Dưỡng còn là văn dịch khác của An Lạc (安樂); cả hai đều là tên gọi khác của thế giới Cực Lạc. Cho nên, vị giáo chủ của An Dưỡng Quốc là đức Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Tác phẩm viết về thế giới này có An Dưỡng Sao (安養抄, Taishō, quyển 84), 7 quyển, không rõ tác giả; An Dưỡng Tập (安養集, Anyōshū) của Nhật Bản, 10 quyển, do Nguyên Long Quốc (源隆國, Minamoto-no-Takakuni, 1004-1077) cùng với 10 vị A Xà Lê của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) biên tập tại Bình Đẳng Viện (平等院, Byōdō-in), vùng Vũ Trị (宇治, Uji), v.v. Trong Tây Trai Tịnh Độ Thi (西齋淨土詩) quyển 2 của Phạn Kỳ Sở Thạch (梵琦楚石) có bài thơ rằng: “Bất hướng Ta Bà giới thượng hành, yếu lai An Dưỡng quốc trung sanh, thử phi niệm Phật công phu đáo, an đắc siêu phàm nguyện lực thành, hương vụ nhập thiên phù cái ảnh, noãn phong xuy thọ tác cầm thanh, phân minh thức đắc chơn như ý, khẳng nhận Ma Ni tác thuỷ tinh (不向娑婆界上行、要來安養國中生、此非念佛工夫到、安得超凡願力成、香霧入天浮蓋影、暖風吹樹作琴聲、分明識得眞如意、肯認摩尼作水晶, chẳng hướng Ta Bà cõi ấy hành, nên về An Dưỡng nước trong sanh, công phu niệm Phật không thấu triệt, sao được siêu phàm nguyện lực thành, hương khói xông trời lọng báu ảnh, thổi cây gió ấm diễn cầm đàn, rõ ràng biết được chơn như ý, chấp nhận Ma Ni làm thủy tinh).”
(八大菩薩): bên cạnh hai Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu (日光遍照) và Nguyệt Quang Biến Chiếu (月光遍照), còn có 8 vị Bồ Tát khác cũng thường hầu cận bên đức Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師) là:
(1) Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利),
(2) Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音),
(3) Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至),
(4) Bảo Đàn Hoa (寶壇華), (5) Vô Tận Ý (無盡意),
(6) Dược Vương (s: Bhaiṣajyarāja, 藥王),
(7) Dược Thượng (s: Bhaiṣajyasamudgata, 藥上), và
(8) Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒).
(s: Cundi, t: bskul-bye-kma, 準提): âm dịch là Chuẩn Đề (准提、准胝), Chuẩn Nê (准泥), ý dịch là thanh tịnh, còn gọi là Chuẩn Đề Quan Âm (准提觀音), Chuẩn Đề Phật Mẫu (准提佛母), Phật Mẫu Chuẩn Đề (佛母准提), Thiên Nhân Trượng Phu Quan Âm (天人丈夫觀音), Thất Câu Chi Chuẩn Đề Đại Phật Mẫu (七俱胝準提大佛母); là vị Bồ Tát thường xuyên hộ trì Phật pháp, hộ mạng và làm cho những người đoản mạng được sống lâu; có sự cảm ứng rất lớn, trí tuệ cũng như phước đức của Ngài thì vô lượng. Bên cạnh đó, Ngài còn được sùng tín để cầu tiêu trừ tai nạn, cầu con, trừ tật bệnh, v.v., tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sanh, làm cho thế gian và xuất thế gian tròn đầy hết thảy sự cầu nguyện. Trong Thiền Tông của Trung Quốc và Nhật Bản, Ngài được xem như là một trong những đấng chủ tôn của Quan Âm Bộ. Đặc biệt Thai Mật của Nhật Bản lấy Chuẩn Đề nhập vào Phật Mẫu, trở thành một trong những đối tượng tôn thờ của Phật bộ. Còn Đông Mật của Nhật Bản xem Chuẩn Đề là một trong 6 Quan Âm (Thiên Thủ Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm, Như Ý Luân Quan Âm) của Liên Hoa Bộ. Ngài là thân ứng hóa của Quan Âm, phân nhập vào trong Sáu Đường để cứu độ chúng sanh. Ngài được an trí tại Biến Tri Viện (遍知院) của Hiện Đồ Thai Tạng Giới, hình tượng thường có 3 mắt với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, hay 18 tay, v.v. Trong Phật Thuyết Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (佛說七俱胝佛母心大准提陀羅尼經) có thuật lại rằng khi ở tại Vườn Cấp Cô Độc (給孤獨園), thuộc nước Xá Vệ (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛), đức Phật tư duy quán sát, thương tưởng các chúng sanh trong đời tương lai, nên tuyên thuyết “Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp (七俱胝佛母心准提陀羅尼法)”, tức là Chuẩn Đề Chú (準提咒) được các tín đồ Phật Giáo thường trì tụng. Bản tiếng Sanskrit của thần chú này là: “Namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha-koṭīnāṃ tad yathā. Oṃ cale cule cundi svāhā.”; âm Hán dịch theo bản Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (七倶胝佛母所說准提陀羅尼經) của Bất Không (不空) dịch là: “Na mạc tát đa nam tam miệu tam một đà cu chi nam đát nhĩ dã tha, án, giả lễ chủ lễ chuẩn nê ta phạ ha (娜莫颯多南三藐三没駄倶胝南怛儞也他唵者禮主禮准泥娑嚩訶)”; nghĩa là “Con xin quy y theo đức Phật Chánh Đẳng Giác Thất Câu Chi (vạn ức). Tức là, Oṃ (Án). Hỡi đấng chuyển động quanh ! Hỡi đấng trên đảnh đầu ! Hỡi đức Chuẩn Đề ! Svāhā (ta phạ ha) !” Thần chú này được xem như là vua trong các thần chú, vì uy lực gia trì của nó không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng của nó thì rất nhanh và mãnh liệt. Người trì tụng thần chú này có thể cầu được thông minh, trí tuệ, biện luận lanh lợi; chồng vợ thương kính nhau, khiến cho người khác sanh tâm kính mến; cầu được con nối dõi, kéo dài mạng sống, trị lành các bệnh tật, diệt trừ tội chướng; cầu được trời mưa, rời xa giam cầm, thoát khỏi nạn ác quỷ, ác tặc, v.v. Chuẩn Đề Phật Mẫu còn có 8 vị Bồ Tát là quyến thuộc, như Quán Tự Tại Bồ Tát (觀自在菩薩), Di Lặc Bồ Tát (彌勒菩薩), Hư Không Tạng Bồ Tát (虛空藏菩薩), Phổ Hiền Bồ Tát (普賢菩薩), Kim Cang Thủ Bồ Tát (金剛手菩薩), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (文殊師利菩薩), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (除蓋障菩薩) và Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩).
(證明師): vị thầy chứng giám cho đàn tràng pháp sự. Trong Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Uy Nghi Kinh (優婆塞五戒威儀經, Taishō Vol. 24, No. 1503) có đoạn: “Thập phương chư Phật cập Đại Ca Diếp, thân ư Phật tiền thọ A Lan Nhã pháp, Phật tác Chứng Minh Sư, vi tác chứng tri (十方諸佛及大迦葉、親於佛前受阿蘭若法、佛爲作證明師、爲作證知, mười phương các đức Phật và Đại Ca Diếp, đến trước Phật thọ pháp A Lan Nhã, đức Phật làm Thầy Chứng Minh, để chứng tri cho).” Hay trong Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) lại có đoạn rằng: “Đệ tử mỗ giáp đẳng, phổ cập pháp giới chúng sanh, phụng thỉnh Thích Ca Như Lai dĩ vi Hòa Thượng, phụng thỉnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vi A Xà Lê, phụng thỉnh Di Lặc Bồ Tát vi Giáo Thọ Sư, phụng thỉnh thập phương chư Phật vi Chứng Minh Sư, phụng thỉnh thập phương Bồ Tát dĩ vi kỷ bạn, ngã kim y Đại Thừa thậm thâm diệu nghĩa, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (弟子某甲等、普及法界眾生、奉請釋迦如來以爲和尚、奉請文殊師利菩薩爲阿闍梨、奉請彌勒菩薩爲敎授師、奉請十方諸佛爲證明師、奉請十方菩薩以爲己伴、我今依大乘甚深妙義、歸依佛、歸依法、歸依僧, đệ tử … vân vân, cùng khắp chúng sanh trong pháp giới, cung thỉnh đức Thích Ca Như Lai làm Hòa Thượng, cung thỉnh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi làm A Xà Lê, cung thỉnh Bồ Tát Di Lặc làm Thầy Giáo Thọ, cung thỉnh mười phương các đức Phật làm Thầy Chứng Minh, con nay nương theo nghĩa mầu sâu xa của Đại Thừa, quay về nương tựa Phật, quay về nương tựa Pháp, quay về nương tựa Tăng).” Thông thường, vào cuối lòng văn Sớ có câu: “Bỉnh giáo phụng hành gia trì pháp sự, mỗ tự Trú Trì, húy thượng mỗ hạ mỗ Hòa Thượng chứng minh (秉敎奉行加持法事某寺住持諱上某下某和尚證明, Hòa Thượng chứng minh húy thượng … hạ …, Trú Trì Chùa … theo lời dạy vâng làm, gia trì pháp sự).”
(大德): có 4 nghĩa chính:
(1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).”
(2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).”
(3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).”
(4) Đại Đức(s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、旣見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(大德): (1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).” (2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).” (3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).” (4) Đại Đức (s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、既見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(s, p: mahāmuni, 大聖): từ tôn xưng đối với chư Phật, Bồ Tát cũng như các vị Đại Thanh Văn, khác với từ thánh nhân của thế tục; như Đại Thánh Phổ Hiền Bồ Tát (大聖普賢菩薩), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (大聖文殊師利菩薩), Đại Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (大聖觀自在菩薩), Đại Thánh Bát Động Minh Vương (大聖不動明王), Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên (大聖歡喜天), v.v. Trong Hán Tạng có các kinh như Đại Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát Thuyết Trừ Tai Giáo Lịnh Pháp Luân (大聖妙吉祥菩薩說除災敎令法輪, Taishō No. 966), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ (大聖文殊師利菩薩讚佛法身禮, Taishō No. 1195), v.v. Từ này cũng được dùng trong Đạo Giáo như trong Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bổn Mạng Diên Sanh Chơn Kinh (太上玄靈北斗本命延生眞經) có câu: “Niệm thử Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân danh hiệu, đương đắc tội nghiệp tiêu trừ (念此大聖北斗七元眞君名號、當得罪業消除, niệm danh hiệu của vị Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân này sẽ được tiêu trừ tội nghiệp).”
(s: Mañjughoṣa, 妙音菩薩): âm dịch là Mạn Thù Cù Sa (曼殊瞿沙) là vị Bồ Tát được nêu lên trong phẩm Diệu Âm Bồ Tát của kinh Pháp Hoa. Phẩm kinh này trình bày về công đức của vị Bồ Tát đó. Tuy nhiên, trong Mật Giáo, vị Bồ Tát này được xem như ngài Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利): ý dịch là Diệu Kiết Tường) thể hiện về công đức thuyết pháp của ngài Văn Thù. Căn cứ vào quyển I của Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) cho biết rằng Diệu Kiết Tường Bồ Tát còn được gọi là Diệu Đức, Diệu Âm, bởi vì vị này có lòng từ bi khai diễn pháp âm vi diệu, mầu nhiệm, khiến cho tất cả chúng sanh đều được nghe. Trong Hiện Đồ Hình Mạn Trà La của Thai Tạng Giới, vị Bồ Tát này được xếp hàng thứ 5 về phương bắc ở ngay chính giữa Văn Thù Viện. Hai Nghi Quỷ (nghi thức hành trì của Mật Giáo) Huyền Pháp và Thanh Long được gọi là Ngũ Kế Văn Thù thể hiện 5 loại trí tuệ của Như Lai. Còn trong hiện đồ hình Mạn Trà La, vị Bồ Tát này có hình tượng là đồng tử, có 3 búi tóc thân hình toả ra ánh sáng màu vàng, tay phải đưa lên cao để giữa ngực cầm hoa sen xanh, tay trái hướng lên phía trên, tay cầm cái hộp nhỏ, ngồi kiết già trên hoa sen đó. Chủng tử và hình Tam Muội Da của vị Bồ Tát này đều giống như hình tướng của Bồ Tát Văn Thù.
(s: Bhaiṣajyaguru, 藥師): nói rõ là Dược Sư Lưu Ly Quang (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabha, 藥師瑠璃光), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (藥師琉璃光王佛), Dược Sư Như Lai (藥師如來), Đại Y Vương Phật (大醫王佛), Y Vương Thiện Thệ (醫王善誓), Thập Nhị Nguyện Vương (十二願王), âm dịch là Bệ Sát Xã Lũ Lô (鞞殺社窶嚕). Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師瑠璃光如來本願功德經, Taishō No. 450), ngoài 10 hằng hà sa Phật độ có thế giới gọi là Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) và giáo chủ của thế giới đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Thế giới này được gọi là cõi Tịnh Độ ở phương Đông, cũng trang nghiêm như cõi nước Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Trong thời gian hành Bồ Tát đạo, vị Phật này có phát 12 lời nguyện lớn và nhờ lời nguyện này mà hiện tại ngài thành Phật ở thế giới Tịnh Lưu Ly, có hai vị Bồ Tát Nhật Quang (s: Sūryaprabha, 日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha, 月光) thường xuyên hộ trì hai bên. Thệ nguyện của đức Phật này không thể nghĩ bàn và sự linh nghiệm của Ngài cũng rất rộng lớn. Nếu có người thân mạng bệnh nặng, hiện tướng sắp chết, bà con quyến thuộc của người ấy tận tâm, chí thành cúng dường, lễ bái Phật Dược Sư, đọc tụng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh 49 biến, thắp 49 ngọn đèn, tạo tràng phan 5 sắc màu của 49 cõi trời, thì người sắp lâm chung ấy sẽ được sống lại và kéo dài sinh mạng thêm. Cho nên, tín ngưỡng Phật Dược Sư đã thịnh hành từ xa xưa. Về hình tượng của Ngài, theo Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp (藥師琉璃光王七佛本願功德經念誦儀軌供養法, Taishō No. 926) cho biết rằng tay trái Ngài cầm dược khí (còn gọi là Vô Giá Châu [無價珠]), tay phải kết Tam Giới Ấn (三界印), mặc áo Ca Sa (s: kaṣāya, kāṣāya, p: kāsāya, kāsāva, 袈裟), ngồi kiết già trên đài hoa sen và dưới đài có 12 vị thần tướng. Các vị thần tướng này thệ nguyện hộ trì pháp môn Dược Sư, mỗi vị thống lãnh 7.000 quyến thuộc Dược Xoa (藥叉), tại các nơi hộ trì cho chúng sanh nào thọ trì danh hiệu Phật Dược Sư. Bên cạnh đó, hình tượng được lưu truyền phổ biến nhất về đức Phật này là hình có mái tóc xoăn hình trôn ốc, tay trái cầm bình thuốc, tay phải bắt Thí Vô Úy Ấn (施無畏印, hay Dữ Nguyện Ấn [與願印]); có 2 Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu (日光遍照) và Nguyệt Quang Biến Chiếu (月光遍照) hầu hai bên, được gọi là Dược Sư Tam Tôn (藥師三尊). Hai vị Bồ Tát này là thượng thủ trong vô lượng chúng ở cõi Tịnh Độ của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn có 8 Bồ Tát khác hầu cận bên Ngài như Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利), Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音), Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至), Bảo Đàn Hoa (寶壇華), Vô Tận Ý (無盡意), Dược Vương (s: Bhaiṣajyarāja, 藥王), Dược Thượng (s: Bhaiṣajyasamudgata, 藥上), Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh (藥師琉璃光七佛本願功德經, Taishō No. 451) do Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) nhà Đường dịch có nêu tên 7 vị Phật Dược Sư, gồm: Thiện Xưng Danh Cát Tường Vương Như Lai (善稱名吉祥王如來), Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai (寶月智嚴光音自在王如來), Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai (金色寶光妙行成就如來), Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai (無憂最勝吉祥如來), Pháp Hải Lôi Âm Như Lai (法海雷音如來), Pháp Hải Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai (法海慧遊戲神通如來) và Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (藥師琉璃光如來). Trong số đó, 6 vị đầu là phân thân của Dược Sư Như Lai. Đức Phật này cùng với Thích Ca Mâu Ni Như Lai (釋迦牟尼佛), A Di Đà Phật (阿彌陀佛) được gọi là Hoành Tam Thế Phật (橫三世佛), hay Tam Bảo Phật (三寶佛). Trong Phật Giáo, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật ở phương Đông và A Di Đà Phật ở phương Tây được xem như là hai đấng tối cao giải quyết vấn đề sanh và tử của chúng sanh.
(敎授): tức Giáo Thọ A Xà Lê (敎授阿闍梨), là tên gọi của một trong Tam Sư (三師), gồm Giới Sư (戒師, tức Đàn Đầu Hòa Thượng [壇頭和尚]), Yết Ma A Xà Lê (羯摩阿闍梨) và Giáo Thọ A Xà Lê. Hay là một trong 5 loại A Xà Lê, như trong Tứ Phần Luật (四分律, Taishō Vol. 22, No. 1428) quyển 39 có nêu rõ là: “Hữu ngũ chủng A Xà Lê, hữu Xuất Gia A Xà Lê, Thọ Giới A Xà Lê, Giáo Thọ A Xà Lê, Thọ Kinh A Xà Lê, Y Chỉ A Xà Lê (有五種阿闍梨、有出家阿闍梨、受戒阿闍梨、敎授阿闍梨、受經阿闍梨、依止阿闍梨, có năm loại A Xà Lê, có Xuất Gia A Xà Lê, Thọ Giới A Xà Lê, Giáo Thọ A Xà Lê, Thọ Kinh A Xà Lê, Y Chỉ A Xà Lê).” Giáo Thọ A Xà Lê còn gọi là Giáo Thọ Sư (敎授師), là vị A Xà Lê (s: ācārya, p: ācariya, 阿闍梨) dạy dỗ, truyền trao cho Giới Tử oai nghi tác pháp, v.v., trong Giới Đàn. Tiểu Thừa Giới thì lấy vị thầy hiện tiền làm Giáo Thọ A Xà Lê; cùng với vị Yết Ma A Xà Lê có giới lạp phải từ 5 tuổi trở lên. Đối với Đại Thừa Viên Đốn Giới (大乘圓頓戒) thì cung thỉnh đức Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) làm vị Giáo Thọ A Xà Lê. Trong Mật Giáo, tại đàn tràng Quán Đảnh, vị hướng dẫn người thọ lễ Quán Đảnh vào trong đàn tràng, chỉ cho các nghi thức tấn thối, v.v., được gọi là Giáo Thọ A Xà Lê. Trong Thọ Bồ Tát Giới Nghi (受菩薩戒儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1085) có chỉ rõ cách cung thỉnh chư tôn như sau: “Phụng thỉnh Thích Ca Mâu Ni Phật tác Hòa Thượng, phụng thỉnh Văn Thù Sư Lợi Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật tác Yết Ma A Xà Lê, phụng thỉnh Đương Lai Di Lặc Tôn Phật tác Giáo Thọ A Xà Lê, phụng thỉnh Thập Phương Hiện Tại Chư Phật tác Chứng Giới Sư (奉請釋迦牟尼佛作和尚、奉請文殊師利龍種上尊王佛作羯磨阿闍梨、奉請當來彌勒尊佛作敎授阿闍梨、奉請十方現在諸佛作證戒師, cung thỉnh Thích Ca Mâu Ni Phật làm Hòa Thượng, cung thỉnh Văn Thù Sư Lợi Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật làm Yết Ma A Xà Lê, cung thỉnh Đương Lai Di Lặc Tôn Phật làm Giáo Thọ A Xà Lê, cung thỉnh Mười Phương Hiện Tại Chư Phật làm Chứng Giới Sư).” Trong phần Thỉnh Giáo Thọ Sư Pháp (請敎授師法) của Tăng Yết Ma (僧羯磨, Taishō Vol. 40, No. 1809) quyển Thượng có đoạn rằng: “Đại Đức nhất tâm niệm, ngã mỗ giáp, kim thỉnh Đại Đức vi Giáo Thọ A Xà Lê, nguyện Đại Đức vị ngã tác Giáo Thọ A Xà Lê, ngã y Đại Đức cố, đắc thọ Cụ Túc Giới (大德一心念、我某甲、今請大德爲敎授阿闍梨、願大德爲我作敎授阿闍梨、我依大德故、得受具足戒, Đại Đức một lòng ghi nhớ, con tên là …, nay cung thỉnh Đại Đức làm Giáo Thọ A Xà Lê, cúi mong Đại Đức vì con làm Giáo Thọ A Xà Lê, vì con nương vào Đại Đức, được thọ Cụ Túc Giới).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.151.89 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập