Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vương Tùy »»
(傳燈玉英集, Dentōgyokueishū): 15 quyển, do Vương Tùy (王隨) nhà Tống biên soạn, san hành năm đầu (1034) niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), là tác phẩm tóm lược sao chép lại thành 15 quyển của Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄). Hiện tại bộ này được thâu tập vào trong Tống Tạng Di Trân (宋藏遺珍); các quyển 1, 4, 7, 9, 11, 13, v.v., có phần khuyết thất.
(雪峰眞覺禪師語錄, Seppōshinkakuzenjigoroku): 2 quyển, do Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) nhà Đường soạn, Lâm Hoằng Diễn (林弘衍) biên tập, san hành vào năm thứ 12 (1639) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), còn được gọi là Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰義存禪師語錄, Seppōgisonzenjigoroku), Tuyết Phong Quảng Lục (雪峰廣錄, Seppōkōroku). Qua lời tựa của Vương Tùy (王隨) vào năm thứ 10 (1032) niên hiệu Thiên Thánh (天聖) và lời tựa của Tôn Giác (孫覺) vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), chúng ta biết rằng tác phẩm này đã được san hành dưới thời nhà Tống. Người ta cho thêm vào phần Niên Phổ do Tuyết Phong Ngộ Dật (雪峰悟逸) biên vào năm đầu (1321) niên hiệu Chí Trị (至治) cùng với bản Tuyết Phong Sùng Thánh Thiền Tự Bi Ký Văn (雪峰崇聖禪寺碑記文) của Hồ Huỳnh (胡濙) soạn vào năm thứ 8 (1433) niên hiệu Tuyên Đức (宣德) và san hành bản này. Đại bộ phận nội dung của nó gồm các ngữ yếu thượng đường thị chúng, những vấn đáp thương lượng với chư vị tiên đức khắp nơi, đồng bối, môn hạ, v.v.; ngoài ra còn có một số ít kệ tụng, quy tắc, lời răn dạy, v.v. Cuối quyển hai có thêm phần Niên Phổ. Sau đó, vào năm thứ 15 (1702) niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), Vạn Sơn Đạo Bạch (卍山道白) có thêm vào phần phụ lục Tuyết Phong Thiền Sư Nhị Thập Tứ Cảnh Thi (雪峰禪師二十四景詩) và cho san hành tác phẩm này.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập