Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vương quan »»
(蓬萊): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ Bồng Lai Sơn (蓬萊山), tên ngọn núi thần trong truyền thuyết cổ đại, cũng thường chỉ chung cho cảnh tiên. Như trong Sử Ký (史記), thiên Phong Thiền Thư (封禪書), có ghi lại rằng: “Tự Uy, Tuyên, Yến Chiêu sử nhân nhập hải cầu Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu, thử tam thần sơn giả, kỳ phó tại Bột Hải trung (自威、宣、燕昭使人入海求蓬萊、方丈、瀛洲、此三神山者、其傅在勃海中, từ thời vua Uy [Tề Uy Vương, 378-320 ttl.], Tuyên [Tề Tuyên Vương, 350-301 ttl.], Yến Chiêu [tức Tương Vương, ?-279] đã cho người vào biển tìm Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu; ba ngọn núi thần này, gắn liền nhau ở trong Bột Hải).” Hay trong tác phẩm Vô Xuân Ký (春蕪記), phần Thuyết Kiếm (說劍), của Vương Lăng (王錂, ?-?) nhà Minh có câu: “Tha bổn Bồng Lai tiên chủng, ngẫu nhiên ký tích nhân gian (他本蓬萊仙種、偶然寄跡人間, người ấy vốn hạt giống tiên ở chốn Bồng Lai, ngẫu nhiên lưu dấu chốn nhân gian).” Trong Hoa Nghiêm Kinh Sớ Chú (華嚴經疏注, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 7, No. 234) cũng khẳng định rằng: “Tiên nhân sơn giả, tương truyền thị Đông Hải Bồng Lai Sơn (仙人山者、相傳是東海蓬萊山, núi tiên nhân tương truyền là Bồng Lai Sơn ở biển Đông).” (2) Trong Hậu Hán Thư (後漢書), Truyện Đậu Chương (竇章傳), có đoạn rằng: “Thị thời học giả xưng Đông Quán vi Lão Thị tàng thất, Đạo gia Bồng Lai Sơn (是時學者稱東觀爲老氏臧室、道家蓬萊山, học giả lúc bấy giờ gọi Đông Quán là nhà tàng ẩn của Lão Tử, là Bồng Lai Sơn của Đạo gia).” Cho nên, sau này người ta dùng từ bồng lai để chỉ cho nhà bí mật. Như trong bài Đăng Bí Thư Tỉnh Các Thi Tự (登秘書省閣詩序) của Dương Quýnh (楊炯, 650-692) nhà Đường có câu: “Chu vương quần ngọc chi sơn, Hán đế bồng lai chi thất (周王群玉之山、漢帝蓬萊之室, núi đủ thứ ngọc của Chu vương, nhà bí mật của Hán đế).” (3) Chỉ cho Bồng Lai Cung. Như trong bài thơ Túc Tích (宿昔) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Túc tích thanh môn lí, Bồng Lai trượng sổ di (宿昔青門裏、蓬萊仗數移, xưa kia cổng xanh biếc, Bồng Lai muôn trượng xa).”
(沃焦[礁]): tên gọi một tảng đá rất to lớn hút nước mà trong Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經) quyển 59 có đề cập đến, do vì nó to lớn như núi nên được gọi là Ốc Tiêu Sơn (沃焦山). Dưới núi này có hỏa khí của A Tỳ Địa Ngục (s: Avīci-naraka, 阿鼻地獄) bốc lên ngùn ngụt cho nên nó thường nóng bức. Như trong Kim Cang Tam Muội Bản Tánh Thanh Tịnh Bất Hoại Bất Diệt Kinh (金剛三昧本性清淨不壞不滅經) có đoạn rằng: “Như A Nậu đại trì xuất tứ đại hà, thử tứ đại hà phân vi bát hà, cập Diêm Phù Đề nhất thiết chúng lưu giai quy đại hải; dĩ Ốc Tiêu Sơn cố, đại hải bất tăng, dĩ Kim Cang Luân cố, đại hải bất giảm (如阿耨大池出四大河、此四大河分爲八河、及閻浮提一切眾流皆歸大海、以沃焦山故、大海不增、以金剛輪故、大海不減, như hồ lớn A Nậu phân thành bốn con sông lớn, bốn sông lớn này lại chia thành tám sông, chúng cùng với tất cả các sông cõi Diêm Phù Đề đều đỗ về biển lớn; vì núi Ốc Tiêu này mà biển lớn không tăng; và nhờ có vòng Kim Cang mà biển lớn không giảm)”. Ngoài ra, còn có biển Ốc Tiêu, là nơi chúng sanh thọ khổ. Bên cạnh đó, trong kinh điển Phật Giáo thường dùng từ Ốc Tiêu để ví cho dục tình vô cùng vô tận của kẻ phàm phu ngu muội, cũng như sự nóng bức của viên đá này, khổ đau không có ngôn từ nào diễn đạt được. Đạo Giáo giải thích rõ về truyền thuyết, xuất xứ của núi Ốc Tiêu có phần hơi khác. Trong Cẩm Tú Vạn Hoa Cốc (錦繡萬花谷) có đoạn rằng: “Ốc Tiêu tại bích hải chi đông, hữu thạch khoát tứ vạn lí, hậu tứ vạn lý, cư bách xuyên chi hạ, cố hựu danh Vĩ Lư; Sơn Hải Kinh Nghiêu thời, thập nhật tinh xuất, Nghiêu sử Nghệ xạ cửu nhật, lạc vi Ốc Tiêu (沃焦在碧海之東、有石闊四萬里、厚四萬里、居百川之下、故又名尾閭、《山海經》堯時、十日並出、堯使羿射九日、落為沃焦, Núi Ốc Tiêu ở phía Đông biển xanh, có khối đá rộng bốn vạn dặm, dày bốn vạn dặm, nằm dưới trăm con sông, nên có tên là Vĩ Lư; Sơn Hải Kinh cho rằng dưới thời nhà Nghiêu, có mười mặt trời cùng xuất hiện, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn chín mặt trời, rơi xuống thành núi Ốc Tiêu).” Bên cạnh đó, Hoài Nam Tử (淮南子) còn cho biết thêm rằng: “Nghiêu nãi mạng Nghệ xạ thập nhật, trung kỳ cửu nhật, nhật trúng ô tận tử (堯乃令羿射十日、中其九日、日中烏盡死, Vua Nghiêu bèn ra lệnh cho Hậu Nghệ bắn mười mặt trời, trong chín mặt trời đều bị trúng tên chết hết)”. Sau này mười mặt trời bị Hậu Nghệ (后羿) bắn được giải thích là Thang Quốc (湯國, xứ sở nước nóng); tương truyền 9 mặt trời bị bắn rơi trôi nỗi về phía Nhật Bản, cho nên tại Quận A Tô (阿蘇郡, Aso-gun), Huyện Hùng Bổn (熊本縣, Kumamoto-ken), Cửu Châu (九州, Kyūshū), Nhật Bản có thành lập “Thang Cốc Thiên Quốc (湯谷天國, Thiên Quốc Hang Nước Nóng)”. Người Trung Quốc thường gọi Nhật Bản là “Ốc Tiêu” hay “Vĩ Lư (尾閭)”. Tại ngôi điện phía nam của Cực Lạc Tự (極樂寺), vùng Cáp Nhĩ Tân (哈爾濱), Hắc Long Giang (黑龍江), Trung Quốc có thờ hai vị U Minh Giáo Chủ (幽明敎主) và Địa Tạng Vương Bồ Tát (地藏王菩薩); kinh văn có ghi rằng: “Tống Đế Vương cai quản đáy biển lớn, dưới núi Ốc Tiêu phía đông nam, Hắc Thằng Đại Địa Ngục; người sống trên dương thế, nếu người nào không biết ơn quốc gia, thê thiếp phụ tình ân ái của chồng, thọ nhận ân huệ cũng như tài sản của người khác, bản thân phạm tội mà không gắng sức cải tạo; sau khi chết rồi xuống cõi âm, đều do Tống Đế Vương quản lý.”
(關煞): là dụng ngữ thuật số, ngày xưa nhà Tinh Số (chiêm tinh gia bói toán về số mạng con người) cho rằng con người gặp tai nạn do vận mạng quyết định, đó là “Quan Sát”. Con người cho rằng các em nhỏ khi chưa đến tuổi thành niên, thường gặp 36 Quan Sát và 72 sao Thiên Cương (天罡), dễ sanh nhiều bệnh tật, tai họa và chết yểu. 36 Quan Sát gồm:
(1) Thiên Nhật Quan (千日關), người sanh ở tuổi Dần, Thân, Tỵ thuộc năm Ngọ, sự tai họa rơi từ trên cao xuống, sanh ra trong vòng 1.000 ngày không nên đến nhà thờ thần linh của bà ngoại, không nên ngồi xe đi phương xa, chủ yếu bị bệnh kinh phong, nôn ọe sữa, không phạm những điều trên thì sẽ bảo đảm bình an;
(2) Lôi Công Quan (雷公關), là những người sanh ngày Giáp, Kỷ gặp giờ Ngọ; ngày Ất, Mậu gặp giờ Tuất; ngày Bính, Đinh, Nhâm, Quý gặp giờ Tý; ngày Canh, Tân gặp giờ Dần, khi nghe tiếng sấm sét, tiếng trống đánh, chớ đến gần giếng nước, hay đồ vật bằng sắt, đề phòng ngồi cao té ngã, em bé vui đùa bò lên cao, như vậy sẽ nguy hiểm, chớ ẵm bé lên chỗ cao đùa giỡn, vậy mới bảo đảm bình an;
(3) Lạc Tỉnh Quan (落井關), là những người sanh ngày Giáp, Kỷ gặp giờ Tỵ; sanh ngày Ất, Canh gặp giờ Tý; sanh ngày Bính, Tân gặp giờ Thân; sanh ngày Đinh, Nhâm gặp giờ Tuất, chớ đến gần bên giếng, bên sông, nước, đi thuyền bè, đến chơi nơi chỗ nào có huyệt động sâu đều nguy hiểm, có tai họa về nước, chủ yếu chớ nên gần;
(4) Kê Phi Quan (雞飛關), là những người sanh ngày Giáp, Kỷ gặp giờ Tỵ, Dậu, Sửu; sanh ngày Ất, Bính, Đinh, Tuất gặp giờ Tý; ngày Canh gặp giờ Hợi, Mão, Mùi; ngày Tân, Nhâm, Quý gặp giờ Dần, Ngọ, Tuất, tránh nhìn thấy sát sanh, giết hại gà, vịt, cá thì sợ, đề phòng bệnh kinh phong khi gà bay qua quá đầu và mổ lên đầu, cần phải thận trọng thì sẽ tránh được chuyện không hay;
(5) Thủ Mạng Quan (取命關), là những người sanh ngày Giáp, Ất, Bính, Đinh gặp giờ Thân, Tý, Thìn; ngày Mậu, Kỷ, Canh gặp giờ Hợi, Mão, Mùi; ngày Tân, Nhâm, Quý gặp giờ Dần, Ngọ, Tuất, đề phòng chỗ cao nguy hiểm, chớ nhìn người mất hung dữ, không nên đến gần nơi tang lễ, những đền miếu mới xây, đàn tràng Giải Oan Bạt Độ vào dịp Trung Nguyên;
(6) Bạch Hổ Quan (白虎關), là những người sanh năm Kim gặp giờ Mão, Tuất; năm Mộc gặp giờ Thìn, Dậu; năm Hỏa gặp giờ Tý, Mùi, Thân; năm Thủy, Thổ gặp giờ Sửu, Dần, Ngọ, suốt đời nhiều tai hoạn máu me, đề phòng mất chân, phải nên thận trọng ở những chỗ cao nguy hiểm, đối với mạng người nữ cần phải rất thận trọng khi sinh đẻ, để tránh mất mác cả mẹ lẫn con, coi chừng bị bệnh sởi, đậu mùa;
(7) Thiết Xà Quan (鐵蛇關), là những người sanh năm Kim gặp giờ Mão, Tuất; năm Mộc gặp giờ Dậu, Thìn; năm Hỏa gặp giờ Sửu, Dần, Ngọ, ngựa đi trên đường cần phải thận trọng, chớ đến gần để tránh nguy hiểm, coi chừng phát sinh bệnh sởi, đậu mùa, dễ bị động vật cắn;
(8) Đoạn Trường Quan (斷膓關), là những người sanh ngày Giáp, Ất gặp giờ Ngọ, Mùi; ngày Bính, Đinh gặp giờ Thìn, Tỵ; ngày Mậu gặp giờ Ngọ; ngày Kỷ gặp giờ Mùi; ngày Canh, Tân gặp giờ Dần; ngày Nhâm, Quý gặp giờ Sửu, kỵ nhìn thấy giết heo, dê, chớ vào chỗ đồ tể;
(9) Đoản Mạng Quan (短命關), là những người sanh năm Thân, Tý, Thìn gặp giờ Tỵ; năm Tỵ, Dậu, Sửu gặp giờ Dần; năm Dần, Ngọ, Tuất gặp giờ Thìn; năm Hợi, Mão, Mùi gặp giờ Mùi, đề phòng nói lảm nhảm buổi tối, hay kinh sợ;
(10) Hòa Thượng Quan (和尚關), là những người sanh năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu gặp giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gặp giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu; năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi gặp giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi, chớ vào các đàn tràng cúng chay (trai đàn), không nên vào nhà đám ma, chớ vào chùa gặp Hòa Thượng, tăng ni, nếu không lưu tâm sẽ bị tai ương một đời, nên tránh không nên theo mẹ vào đền miếu dâng hương;
(11) Thiên Điếu Quan (天吊關), là những người sanh năm Thân, Tý, Thìn gặp giờ Tỵ, Ngọ; năm Tỵ, Dậu, Sửu gặp giờ Tý, Mão; năm Dần, Ngọ, Tuất gặp giờ Thìn, Ngọ; năm Hợi, Mão, Mùi gặp giờ Ngọ, Thân, qua núi qua sông bất lợi, đi đêm trên đường bất an, đồng thời có nhiều tai nạn cấp bách, họa hoạn;
(12) Dạ Đề Quan (夜啼關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Ngọ; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Dậu; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Tý; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Mão, ban đêm không nên ra ngoài du ngoạn, nhìn mặt trời lặn hướng Tây cũng không tốt, buổi tối không nên nhìn ánh sáng đèn để tránh con nít khóc nhè đêm;
(13) Mai Nhi Quan (埋兒關), là những người sanh năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu gặp giờ Sửu; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gặp giờ Mão; năm Dần, Thân, Tỵ Hợi gặp giờ Thân, kỵ nhìn thấy nhập liệm, tống táng, khi nhỏ đã khó nuôi, nên lạy thần minh để xin làm con nuôi mới bảo toàn tánh mạng;
(14) Ngũ Quỷ Quan (五鬼關), là những người sanh năm Tý gặp giờ Thìn; năm Sửu gặp giờ Mão; năm Dần gặp giờ Dần; năm Mão gặp giờ Sửu; năm Thìn gặp giờ Tý; năm Tỵ gặp giờ Hợi; năm Ngọ gặp giờ Tuất; năm Mùi gặp giờ Dậu; năm Thân gặp giờ Thân; năm Dậu gặp giờ Mùi; năm Tuất gặp giờ Ngọ, năm Hợi gặp giờ Tỵ, không nên đến gần đàn tràng Giải Oan Bạt Độ, nếu đến gần sẽ sanh tai tật, kỵ nhìn thấy gỗ làm quan tài, mộ địa;
(15) Thiên Cẩu Quan (天狗關), là những người sanh năm Tý gặp giờ Tuất; năm Sửu gặp giờ Hợi; năm Dần gặp giờ Tý; năm Mão gặp giờ Sửu; năm Thìn gặp giờ Dần; năm Tỵ gặp giờ Mão; năm Ngọ gặp giờ Thìn; năm Mùi gặp giờ Tỵ; năm Thân gặp giờ Ngọ; năm Dậu gặp giờ Mùi; năm Tuất gặp giờ Thân; năm Hợi gặp giờ Dậu, Thiên Cẩu ăn mặt trời, không nên nhìn, sợ nghe tiếng chó sủa, em bé thường có khuôn mặt phá tướng, bị thương tích, sanh ra trong vòng 40 ngày, xuất hành đi xa không lợi, cũng không nên đi đêm, để bảo đảm một năm bốn mùa được bình an;
(16) Quỷ Môn Quan (鬼門關), là những người sanh năm Tý gặp giờ Dậu; năm Sửu gặp giờ Ngọ; năm Dần gặp giờ Mùi; năm Mão gặp giờ Thân; năm Thìn gặp giờ Hợi; năm Tỵ gặp giờ Tuất; năm Ngọ gặp giờ Sửu; năm Mùi gặp giờ Dần; năm Thân gặp giờ Mão; năm Dậu gặp giờ Tý; năm Tuất gặp giờ Tỵ; năm Hợi gặp giờ Thìn, không thể đi xa, suốt đời nơi nào có miếu âm cung thì chớ nên vào, đồng thời cũng không nên vào nhà hung dữ;
(17) Chàng Mạng Quan (撞命關), là những người sanh năm Tý gặp giờ Sửu; năm Sửu gặp giờ Mùi; năm Dần gặp giờ Tý; năm Mão gặp giờ Tỵ; năm Thìn gặp giờ Thìn; năm Tỵ gặp giờ Ngọ; năm Ngọ gặp giờ Ngọ; năm Mùi gặp giờ Sửu; năm Thân gặp giờ Ngọ; năm Dậu gặp giờ Dậu; năm Tuất gặp giờ Mùi; năm Hợi gặp giờ Hợi, khó nuôi con, thân thể suy nhược, nhiều bệnh, có hiện tượng chết yểu;
(18) Thang Hỏa Quan (湯火關), là những người sanh năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu gặp giờ Ngọ; năm Sửu, Thân, Hợi gặp giờ Mùi; năm Dần gặp giờ Tỵ; năm Mão gặp giờ Tý; năm Ngọ, Dậu gặp giờ Dần, chủ yếu chú ý về lửa, nước nóng, dầu, không nên đến gần nhà bếp, rất dễ bị thương tích;
(19) Trực Nạn Quan (直難關), là những người sanh tháng Mão, Dần (1, 2) gặp giờ Ngọ; tháng Thìn, Tỵ (3, 4) gặp giờ Mùi; tháng Ngọ, Mùi (5, 6) gặp giờ Mão, Tuất; tháng Thân, Dậu (7, 8) gặp giờ Tỵ, Thân; tháng Tuất, Hợi (9, 10) gặp giờ Dần, Mão; tháng Tý, Sửu (11, 12) gặp giờ Thìn, Dậu, thận trọng đề phòng đao khí, vật bén nhọn làm tổn thương;
(20) Thâm Thủy Quan (深水關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Dần, Thân, chớ đến gần bên sông, hồ nước, đề phòng tai họa về nước, phạm cha mẹ đời trước, không lạy vào dịp Thanh Minh (清明, khoảng đầu tháng 3 Âm Lịch), Đoan Ngọ (端午, mồng 5 tháng 5 Âm Lịch), Thất Tịch (七夕, mồng 7 tháng 7 Âm Lịch), Trung Thu (中秋, rằm tháng 8 Âm Lịch);
(21) Đoạn Kiều Quan (斷橋關), là những người sanh tháng 1, 2 gặp giờ Dần, Mão, chớ qua cầu dài, thuyền nông, chớ đi thuyền qua cầu tre;
(22) Tứ Trụ Quan (四柱關), là những người sanh năm Tỵ, Hợi, tháng 1, 2 gặp giờ Thìn, Tỵ, chớ đến gần trước mặt công trình xây dựng, Động Thổ, kỵ ngồi xe con nít;
(23) Kim Tỏa Quan (金鎖關), là những người sanh tháng 1, 2 gặp giờ Thân, Mão; tháng 1, 7 gặp giờ Thân; tháng 2, 8 gặp giờ Dậu; tháng 3, 9 gặp giờ Tuất; tháng 4, 10 gặp giờ Hợi; tháng 5, 11 gặp giờ Tý; tháng 6, 12 gặp giờ Sửu, coi chừng dây tiền, mảnh sắt, vàng, đồng rơi vào miệng, hoặc sinh tật bệnh chết yểu;
(24) Bách Nhật Quan (百日關), là những người sanh tháng 1, 4, 7, 10 gặp giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; tháng 2, 5, 8, 11 gặp giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi; tháng 3, 6, 9, 12 gặp giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu, sanh ra trong vòng 100 ngày, không nên đến nhà bà ngoại, sợ gặp tai họa, không nên ra khỏi nhà, kỵ đi xa, sợ trúng kinh phong;
(25) Vô Tình Quan (無情關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Tý, Dần, Dậu; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Tỵ, Tuất, Hợi; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Sửu, Thân; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Tý, Ngọ, trong thời gian còn nhỏ ít nên đến nhà bà ngoại, tránh cho em nhỏ nhìn thấy người mài dao, nên lạy thần thánh làm cha nuôi, gọi cha mẹ là chú, cô, dì;
(26) Cấp Cước Quan (急腳關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Tý, Hợi; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Mão, Mùi; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Dần, Tuất; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Sửu, Thìn, chớ nên đi xa, chớ xem lễ Thượng Lương, Động Thổ, xây dựng;
(27) Dục Bồn Quan (浴盆關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Thân, ba buổi sáng kỵ tắm rửa thân thể, khi tắm rửa nên thận trọng;
(28) Tướng Quân Tiễn (將軍箭), là những người sanh năm Thìn, Dậu, Tuất gặp giờ Mùi, tất sẽ làm tổn thương người thân ruột thịt, không bắn người khác cũng như chính mình, chớ vào miếu thờ Tướng Quân;
(29) Huyết Quang Quan (血光關), là những người sanh vào giờ Sửu tháng 1, giờ Mùi tháng 2, giờ Dần tháng 3, giờ Thân tháng 4, giờ Mão tháng 5, giờ Dậu tháng 6, giờ Thìn tháng 7, giờ Tuất tháng 8, giờ Tỵ tháng 9, giờ Hợi tháng 10, giờ Ngọ tháng 11, giờ Tý tháng 12, dễ bị tai họa chảy máu, hay họa về xe và trúng thương tích, nên dùng tiền bổn mạng và tiền trị nguy hại về xe để khắc chế;
(30) Thủy Hỏa Quan (水火關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Mùi, Tuất; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Sửu, Thìn; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Dậu; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Sửu, chủ yếu chú ý về nước nóng, lửa, không nên đến gần nhà bếp, gần nước, lửa;
(31) Diêm Vương quan (閻王關), là những người sanh tháng 7, 8, 9, 10, 12 gặp giờ Tý, Ngọ, Dần, Mão; tháng 1, 2, 3 gặp giờ Sửu, Mùi; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Thìn, Tuất; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Tý, Ngọ; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Dần, Mão, không nên đến gần miếu âm cung, đền Thành Hoàng (城隍);
(32) Tứ Quý Quan (四季關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 gặp giờ Sửu, Tỵ; tháng 4, 5, 6 gặp giờ Thìn, Thân; tháng 7, 8, 9 gặp giờ Hợi, Mùi; tháng 10, 11, 12 gặp giờ Dần, Tuất, một đời nhiều bệnh, trước khí tiết của bốn mùa, chớ nên đi xa để đề phòng tai ương;
(33) Tứ Trụ Quan (四柱關), là những người sanh giờ Thìn, Tỵ, tháng 1, 2 thuộc năm Tỵ, Hợi, em nhỏ nếu phạm quan sát này, cha mẹ không sống lâu với mình, kỵ ngồi xe ngựa, lan can, ghế tre;
(34) Đa Ách Quan (多厄關), người nam sinh năm thuộc Kim, gặp tháng 5, 6; sinh năm thuộc Mộc, tháng 2, 3; sinh năm thuộc Thủy, tháng 8, 9; sinh năm thuộc Hỏa, tháng 11, 12; sinh năm thuộc Thổ, tháng 1, 4, phạm loại Quan Sát này; nữ sinh năm thuộc Kim, tháng 8, 9; sinh năm thuộc Mộc, tháng 11, 12; sinh năm thuộc Thủy, tháng 2, 3; sinh năm thuộc Hỏa, tháng 5, 6; sinh năm thuộc Thổ, tháng 1, 4, phạm loại Quan Sát này tai ách liên tục hằng năm;
(35) Kiếp Sát Quan (劫煞關), là những người sinh năm Thân, Tý Thìn, thuộc tháng 4; năm Tỵ Dậu, Sửu thuộc tháng 1; năm Dần, Ngọ, Tuất thuộc tháng 10; năm Hợi, Mão Mùi thuộc tháng 7, nên thận trọng đề phòng tiền tài hao tổn;
(36) Cơ Bại Quan (基敗關), là những người sanh tháng 1, 2, 3 thuộc giờ Mùi, Tuất, Hợi; tháng 4, 5, 6 thuộc giờ Tý, Thìn, Tỵ; tháng 7, 8, 9 thuộc giờ Sửu, Thân, Dậu; tháng 10, 11, 12 thuộc giờ Dần, Mão, Ngọ, sau khi sinh ra, trạng huống thân thể khác lạ, khó nuôi, kỵ đào đất, nên lạy thần minh xin làm con nuôi, chú ý trị liệu về ruột, mới có thể chuyển nguy thành an.
Trong tác phẩm Dụ Thế Minh Ngôn (喻世明言) của Bằng Mộng Long (馮夢龍, 1574-1646) quyển 28 Lý Tú Khanh Nghĩa Kết Hoàng Trinh Nữ (李秀卿義結黃貞女) có câu: “Ấu niên gian đa nương dữ ngã toán mạng, thuyết hữu Quan Sát nan dưỡng, vi thử xuyên phá lưỡng nhĩ (幼年間爹娘與我算命、說有關煞難養、爲此穿破兩耳, lúc còn nhỏ cha mẹ xem mạng số cho tôi, bảo rằng bị Quan Sát khó nuôi, vì đó mà phá lũng hai tai).”
(座下): có ba nghĩa chính. (1) Từ kính xưng đối với bậc tôn đức. Như trong tác phẩm Học Lâm (學林), chương Trẫm (朕), của Vương Quán Quốc (王觀國, ?-?) nhà Tống, giải thích rằng: “Xưng tôn giả vi tòa hạ, kỷ hạ, tịch hạ, các hạ (稱尊者爲座下、几下、席下、閣下, gọi các bậc tôn kính là tòa hạ, kỷ hạ, tịch hạ, các hạ).” (2) Dưới giảng tòa. Như trong bài thơ Hoa Sơn Nữ (華山女) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824) nhà Đường có câu: “Hoàng y Đạo sĩ diệc giảng thuyết, tòa hạ liêu lạc như minh tinh (黃衣道士亦講說、座下寥落如明星, Đạo sĩ áo vàng cũng giảng thuyết, dưới tòa vắng vẻ như sao sáng).” (3) Dưới tòa hoa sen, mượn chỉ chư Phật, Bồ Tát. Như trong tác phẩm Nại Hà Thiên (奈何天), phần Giảo Thoát (狡脫), của Lý Ngư (李漁, 1611-1680) nhà Thanh, có đoạn: “Tình nguyện quy y tòa hạ, cố cá truyền kinh thính pháp chi nhân (情願皈依座下、做個傳經聽法之人, tình nguyện quy y dưới tòa, tự làm người truyền kinh điển và nghe pháp).”
(智顗, Chigi, 538-597): vị Thiền tăng thống nhiếp Phật Giáo Trung Quốc trong khoảng 3 triều đại Lương, Trần và Tùy với Thiên Thai giáo nghĩa của ông, vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông. Ông cũng được xem như là vị tổ sư thứ 3, kế thừa Huệ Văn (慧文) và Huệ Tư (慧思). Xuất thân từ Huyện Hoa Dung (華容), Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Nam ngày nay), ông là con của Trần Khởi Tổ (陳起祖), vị cao quan thời nhà Lương, tự là Đức An (德安). Lúc 15 tuổi, ông gặp phải nạn Hầu Cảnh (候景), đến năm 18 tuổi thì xuất gia ở Quả Nguyện Tự (果願寺) vùng Sương Châu (湘州, thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam). Sau một thời gian đi tham học tu tập ở các nơi, đến năm 23 tuổi, ông đến làm môn hạ của Huệ Tư (慧思) ở Đại Tô Sơn (大蘇山), Quang Châu (光州), tu học Pháp Hoa Tam Muội và được khai ngộ. Vâng theo lời thầy, ông cùng với nhóm Pháp Hỷ (法喜) gồm 27 người vào Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), thuyết giảng Pháp Hoa Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Từ đó Thỉ Hưng Vương (始興王) nhà Trần và một số vị cao quan khác ở Kim Lăng cũng quy y theo ông; hơn nữa các vị cao tăng như Pháp Tế (法濟), Đại Nhẫn (大忍), Huệ Biện (慧辨), Huệ Vinh (慧榮), v.v., ở đây cũng đến nghe pháp. Đến năm 34 tuổi, ông từ giã kinh thành trở về Thiên Thai Sơn và bắt đầu lập nên hệ thống Thiên Thai giáo học. Vào năm 584, nhận lời cung thỉnh của vua Trần, ông đến Linh Diệu Tự (靈曜寺) và Quảng Trạch Tự (廣擇寺) thuyết giảng. Đến năm 588, vì chiến loạn ông phải đến lánh nạn ở địa phương Kinh Châu (荆州) và Lô Sơn (廬山); nhưng sau khi nhà Tùy thống nhất thì Văn Đế và Tấn Vương Quảng quy y theo ông. Chính ông đã truyền trao Bồ Tát giới cho Tấn Vương, và được ban tặng hiệu là Trí Giả Đại Sư (智者大師). Sau đó ông sáng lập nên Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) ở cố hương của mình là Kinh Châu, rồi năm 593 thì giảng bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), và năm sau thì bộ Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀). Sau ông đi xuống vùng Dương Châu, dâng hiến bộ Duy Ma Sớ (維摩疏) cho Tấn Vương, và lại trở về Thiên Thai Sơn, thành lập nên quy phạm của giáo đoàn và nỗ lực xác lập học thuyết Chỉ Quán. Vào năm 597, trên đường lên kinh đô theo lời thỉnh cầu của Tần Vương, ông thọ bệnh ở Thạch Thành Tự (石城寺) và thị tịch tại đây vào ngày 24 tháng 11 cùng năm. Các sách giảng thuật của ông ngoài Tam Đại Bộ là Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) và Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) ra, còn có một số soạn thuật hơn 10 bộ dựa trên Duy Ma Kinh, Kim Quang Minh Kinh, Quán Âm Kinh để giải thích về Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (五重玄義) như Thứ Đệ Thiền Môn (次第禪門), Lục Diệu Pháp Môn (六妙法門), Thiên Thai Tiểu Chỉ Quán (天台小止觀), v,v. Từ tư tưởng Pháp Hoa Tam Muội (法華三昧), Tam Quy Tam Quán (三歸三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千), Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎), v.v., mang tính độc đáo riêng biệt của mình, ông được xưng tụng như là người thứ nhất hình thành nên Phật Giáo Trung Quốc. Ông là người đầu tiên thiết lập nên hồ phóng sanh rất nổi tiếng mà vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập