Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Việt Trung »»
(北越, Hokuetsu): khi nói về từ này người ta thường ám chỉ đến cả hai tiểu quốc Việt Trung (越中, Ecchū) và Việt Hậu (越後, Echigo), chủ yếu là vùng Việt Hậu hơn.
(臨濟宗, Rinzai-shū): tông phái tôn Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄, Rinzai Gigen) làm tổ, một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc. Trải qua 11 đời từ vị sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨[摩]) cho đến Nghĩa Huyền, từ đó trải qua 7 đời truyền thừa và xuất hiện Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓). Môn hạ của Thạch Sương có Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會), từ đó phát sanh ra hai phái Hoàng Long (黃龍), Dương Kì (楊岐). Đối với Thiền Tông Trung Quốc, nếu thêm 2 phái này vào trong 5 tông phái Vân Môn (雲門), Pháp Nhãn (法眼), Tào Động (曹洞), Lâm Tế (臨濟), Quy Ngưỡng (溈仰) thì gọi là Ngũ Gia Thất Tông. Trừ Phái Hoàng Long của Minh Am Vinh Tây (明庵榮西) ra, Lâm Tế Tông đuợc truyền vào Nhật tất cả đều thuộc về hệ thống của Phái Dương Kì. Hàng cháu đời thứ 4 của Dương Kì Phương Hội có xuất hiện Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤); thế rồi từ môn hạ của Viên Ngộ có Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) và Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆), từ đó ra đời hai phái Đại Huệ (大慧) và Hổ Kheo (虎丘). Hơn nữa, từ môn hạ của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑)—pháp hệ của Hổ Kheo—phát sinh dòng phái môn lưu của Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先) và Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Trước hết, người truyền thừa Thiền nhà Tống sang Nhật Bản đầu tiên là Duệ Sơn Giác A (叡山覺阿), vị tăng đã từng tham vấn Hạt Đường Huệ Viễn (瞎堂慧遠)—pháp từ của Viên Ngộ Khắc Cần. Tiếp theo đó là Minh Am Vinh Tây (明庵榮西), người đã sang nhà Tống lần thứ hai và kế thừa dòng pháp của Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞). Dòng pháp của Giác A bị dứt tuyệt; riêng Phái Hoàng Long (黃龍派) của Minh Am Vinh Tây vẫn kéo dài cho đến hiện tại thong qua hai chùa Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) và Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Người đồng thời đại với Vinh Tây là Đại Nhật Năng Nhẫn (大日能忍) thì trú tại Tam Bảo Tự (三寶寺, Sampō-ji), Nhiếp Tân (攝津, Settsu), nhân đọc các thư tịch Thiền mà độc ngộ, tự xưng là Đạt Ma Tông (達磨宗) và mở rộng giáo hóa khắp nơi, nhưng ông lại bị phê phán là “không thầy ngộ một mình”. Từ đó, ông giao phó cho đệ tử đem chỗ sở ngộ của ông sang nhà Tống trình lên cho Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光)—đệ tử của Đại Huệ Tông Cảo—để nhận ấn khả. Sau đó, môn lưu của ông được giáo đoàn của Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元, Eihei Dōgen) hấp thu rồi đi đến đoạn tuyệt. Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順), v.v., sang nhà Tống cầu pháp, trải qua 13 năm trường, rồi được ấn khả của Kính Tẩu Cư Giản (敬叟居簡)—đệ tử của Chuyết Am Đức Quang, đến trú trì Thắng Lâm Tự (勝林寺) vùng Thảo Hà (草河), nhưng môn lưu của ông chẳng phát triển được chút nào. Viên Nhĩ (圓爾)—người theo học môn lưu của Vinh Tây, sang nhà Tống cầu pháp và đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) thuộc Phái Phá Am—cũng trở về nước vào năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), khai sáng Thừa Thiên Tự (承天寺, Shōten-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở vùng Bác Đa (博多, Hakata), rồi kiến lập Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) ở kinh đô Kyōto, được hàng công võ quy y theo và nỗ lực xây dựng cơ sở để phát triển một môn phái lớn. Đạo Hựu (道祐) ở Diệu Kiến Đường (妙見堂) vùng Lạc Bắc (洛北, Rakuhoku), Tánh Tài Pháp Thân (性才法身)—vị tổ khai sơn Viên Phước Tự (圓福寺) ở Tùng Đảo (松島, Matsushima), v.v., cũng là những người đồng môn của Viên Nhĩ. Kế đến, Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心)—vị tổ khai sơn Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji) ở Do Lương (由良), Kỷ Y (紀伊, Kii)—cũng đã từng được Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Đạo Nguyên (道元), Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) động viên và sang nhà Tống cầu đạo, thọ pháp với Vô Môn Huệ Khai (無門慧開)—người thuộc dòng phái của Đạo Giả Đạo Ninh (道者道寧), nhân vật huynh đệ với Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤), và trở về nước. Một loạt những người như vậy đều xuất thân từ hai tông Hiển Mật, đã truyền vào Nhật tôn giáo mới của nhà Tống để bổ sung thêm cho Phật Giáo cũ, nhưng lại mai danh ẩn tích ở các địa phương chứ không xuất hiện nơi chốn đô hội, và ý thức khai sáng giáo đoàn mới cũng rất mong manh. Tiếp theo, xuất hiện những vị tăng do vì tránh tình hình bất an dưới thời nhà Tống đã vượt biển sang Nhật Bản để tìm lẽ sống. Tỷ dụ như trường hợp của Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) sang Nhật vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元). Sau khi sống qua Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Bác Đa và Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senyū-ji) ở kinh đô Kyōto, Lan Khê xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), được Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) quy y theo và làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Đó là cuộc truyền thừa Thiền thuần túy, thoát xác khỏi các tông Hiển Mật. Thêm vào đó, thông qua môi giới của Viên Nhĩ, có đồng môn Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) sang Nhật, nhờ sự hộ trì của Thời Lại; nhờ vậy Thiền lâm Nhật Bản dần dần được chỉnh đốn, sản sinh ra nhiều môn đệ và các vị tăng Nhật Bản sang nhà Tống cầu pháp tăng thêm nhiều. Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明) và Cự Sơn Chí Nguyên (巨山志源)—những người truyền thừa dòng pháp của Phái Tùng Nguyên (松源派) cùng trở về nước, rồi Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念)—đồng hàng huynh đệ với Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照) cũng thuộc Phái Tùng Nguyên—quy quốc, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) và anh em Tông Chính (宗政) quy y theo. Hơn nữa, đáp lời thỉnh cầu của Thời Tông, Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) cũng đáp thuyền sang Nhật; nhưng sau khi Lan Khê Đạo Long viên tịch, ông lại trở về nước. Sau đó, có Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) và Kính Đường Giác Viên (鏡堂覺圓) sang Nhật. Được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông tín nhiệm và quy y theo, Vô Học trở thành tổ khai sơn của Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Giống như Vô Học và Kính Đường, có Tiều Cốc Duy Tiên (樵谷惟僊)—người thuộc Phái Tùng Nguyên—trở về nước và truyền trao dòng pháp mới. Trong khi đó, có vị tăng sang Nhật là Linh Sơn Đạo Ẩn (靈山道隱). Đến thời nhà Nguyên, có hai nhân vật làm sứ tiết hòa bình của hai triều Văn Vĩnh (文永), Hoằng An (弘安) và làm Thông Sự hướng dẫn cho Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), là Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) và Đông Lí Đức Hội (東里德會) của Phái Tào Nguyên (曹源派) cũng sang Nhật. Tiếp theo đó, có mấy người thuộc Phái Tào Nguyên lên thuyền sang Nhật như Thanh Chuyết Chánh Trừng (清拙正澄) theo lời thỉnh cầu của tướng quân Bắc Điều Cao Thời (北條高時, Hōjō Takatoki); Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), v.v., theo lời mời của dòng họ Đại Hữu (大友) ở vùng Phong Hậu (豐後). Đồng môn với Trúc Tiên có Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖) thì sang nhà Tống cầu pháp và trở về nước. Trong hệ thống Thiền nhà Nguyên, tông phong của các vị tăng theo Thiền Niệm Phật rất thịnh hành; vì mến mộ tông phong của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) trên Thiên Mục Sơn (天目山), nên nhiều tăng sĩ Nhật Bản đã đến đây cầu pháp và trở về nước. Tỷ dụ như Viễn Khê Tổ Hùng (遠溪祖雄), Cổ Tiên Ấn Nguyên (古先印元), Phục Am Tông Kỷ (復庵宗己), Nghiệp Hải Bổn Tịnh (業海本淨), Minh Tẩu Tề Triết (明叟齊哲), Vô Ẩn Nguyên Hối (無隱元晦), Quan Tây Nghĩa Nam (關西義南), v.v. Bên cạnh đó, còn có mấy người kế thừa dòng pháp của Thiên Nham Nguyên Trường (千岩元長)—đệ tử của Trung Phong—như Đại Chuyết Tổ Năng (大拙祖能), Bích Nham Vi Xán (碧巖囗璨). Những người cùng dòng pháp của Vạn Phong Thời Úy (萬峰時蔚)—người đồng môn với Đại Chuyết và Bích Nham—có Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) thuộc Phái Hoàng Bá (黃檗派). Tông phong mang tính ẩn dật chính là đặc trưng dưới thời đại này. Giống như những người kế thừa Thiền Niệm Phật, môn hạ của Phái Phá Am (破庵派) có Vô Văn Nguyên Tuyển (無文元選)—nhân vật kế thừa dòng pháp của Cổ Mai Chánh Hữu (古梅正友), hay Tịch Thất Nguyên Quang (寂室元光)—pháp tôn của Lan Khê Đạo Long. Họ thọ nhận tông phong phái này, trở về nước và truyền bá khắp các địa phương. Về Phái Đại Huệ, Trung Nham Viên Nguyệt (中巖圓月), Đông Truyền Chánh Tổ (東傳正祖), Vô Sơ Đức Thỉ (無初德始), v.v., truyền bá dòng pháp mới; riêng Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) thì truyền thừa dòng pháp của Tức Hưu Khế Liễu (卽休契了) và hình thành nên một phái mới. Xưa nay, những người cầu pháp ở ngoại quốc có 24 dòng, 46 dòng hay 59 dòng; trong đó trừ 4 dòng của Tào Động Tông (曹洞宗, Sōtō-shū) ra, còn lại 55 dòng thuộc về Lâm Tế Tông. Trong số những nhà truyền pháp thuộc các dòng này, trừ những người bảo trì Thiền Niệm Phật mang tính ẩn dật ra, đại bộ phận các môn lưu đều được hàng công võ quy y theo, thường sống tại 5 ngôi danh sát lớn ở kinh đô Kyōto, Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và hình thành nên Phái Ngũ Sơn (五山派) với giáo đoàn phức hợp, đa dạng. Đó là hai chùa Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) cũng như Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) của Vinh Tây; Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji) của Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇); Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) của Viên Nhĩ; Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) của Lan Khê Đạo Long; Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) của Vô Học Tổ Nguyên; Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji) của Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) và Nam Châu Hoằng Hải (南洲宏海); Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) của Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照); Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) của Vô Quan Huyền Ngộ (無關玄悟); Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji) và Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), v.v. Ngoài Phái Ngũ Sơn chịu dưới sự quản chế của chính quyền Mạc Phủ, có xuất hiện Bạt Đội Đắc Thắng (拔隊得勝) và Từ Vân Diệu Ý (慈雲妙意)—pháp tôn của Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心), người đi về bố giáo ở các địa phương ngay từ ban đầu. Bạt Đội sáng lập Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji) ở vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai); còn Từ Vân thì khai sáng Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji) ở Việt Trung (越中, Ecchū) và hình thành nên một dòng phái riêng. Ngoài ra, Vô Văn Nguyên Tuyển kiến lập Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji) ở Áo Sơn (奥山, Okuyama), Viễn Giang (遠江). Tịch Thất Nguyên Quang là hàng pháp tôn của Lan Khê Đạo Long, không có mối quan hệ gì với Phái Ngũ Sơn, chuyên tâm giáo hóa ở các địa phương và xây dựng Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji) ở vùng Cận Giang (近江). Những Thiền tăng tại các địa phương có Ngu Trung Châu Cập thoát ly khỏi Phái Mộng Song của Ngũ Sơn; ông khai sáng Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji) ở An Nghệ (安芸), được sự ủng hộ đắc lực của dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (小早川) và hình thành giáo đoàn nhỏ. Tại trưng ương kinh đô, trong số những người không chịu sự thống chế của chính quyền Mạc Phủ có Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超)—môn hạ của Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), vị tăng truyền dòng pháp của mình dưới thời đại Liêm Thương. Bên cạnh đó, còn xuất hiện đệ tử của Tông Phong là Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄). Tông Phong thì khai sáng Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) ở vùng Tử Dã (紫野, Murasakino); Quan Sơn thì kiến lập Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji) ở Hoa Viên (花園, Hanazono) và trở thành sơ tổ của chùa này.Cả hai thầy trò đều được Hoa Viên Pháp Hoàng (花園法皇, Hanazono Hōkō) thâm tín quy y theo. Đối với Thiền lâm Ngũ Sơn, những ngôi chùa Hướng nhạc, Quốc Thái, Phương Quảng, Vĩnh Nguyên, Phật Thông, Đại Đức, Diệu Tâm được gọi là Lâm Hạ Thiền Lâm (林下禪林), vẫn duy trì tông phong từ ngàn xưa, khắc kỷ, đạm bạc mà không hề nhận sự ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ. Chính nhân tài của Ngũ Sơn cũng lưu nhập vào hệ thống này, làm cho hưng thạnh; cuối cùng nhờ những nhà Đại Danh thời Chiến Quốc (戰國, Sengoku) quy y theo, hơn nữa những ngôi chùa con ở các địa phương thuộc Phái Ngũ Sơn đã quy hướng về Phái Diệu Tâm Tự (妙心寺派) của Quan Sơn. Cuộc biến động cải cách vào cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh đã đưa đẩy Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦), Đạo Giả Siêu Nguyên (道者超元), v.v., sang Nhật, đem lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với Thiền lâm trong nước. Từ các phái nhỏ xuất hiện Cổ Nguyệt Thiền Tài (古月禪才), Tuyệt Đồng Bất Nhị (絕同不二), v.v., những nhân vật thuộc Phái Linh Vân (靈雲派) trong Diệu Tâm Tây Phái (妙心西派); cho nên các Tăng Đường ở địa phương được phục hưng và làm cho hồi phục quy cũ tu hành của tập đoàn. Thêm vào đó, từ Phái Thánh Trạch (聖澤派) trong Diệu Tâm Tây Phái lại xuất hiện Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴)—người kế thừa dòng pháp của Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端); nhờ vậy đã quét sạch những tệ hại lâu năm và vãn hồi được tông phong. Vào năm thứ 7 (1874) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji), qua bản cáo bố của Bộ Tuyên Giáo, hai tông Lâm Tế và Tào Động được độc lập. Đến năm thứ 9 cùng niên hiệu trên, từ Lâm Tế Tông, môn hạ của Ẩn Nguyên Long Kỷ cũng được độc lập với tên gọi là Hoàng Bá Tông (黃檗宗, Ōbaku-shū), trở thành thế chân vạc ba phái Thiền Tông. Trong những Bản Sơn (本山, Honzan, ngôi chùa tổ) các phái của Lâm Tế Tông có 14 phái với các chùa như Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji), Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji), Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji), Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji), Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigen-ji) và Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji). Vị Quản Trưởng (管長, Kanchō) thống lãnh trong phái, đặt đạo tràng chuyên môn để đào tạo đàn hậu tấn.
(明峯素哲, Meihō Sotetsu, 1277-1350): vị Tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, người vùng Gia Hạ (加賀, Kaga, có thuyết cho rằng ông người vùng Năng Đăng [能登, Noto], thuộc Ishikawa-ken [石川縣]), họ là Phú Kiên (富樫), hiệu là Minh Phong (明峯). Ban đầu ông xuất gia trên Tỷ Duệ Sơn, rồi thọ cụ túc giới và học giáo học Thiên Thai, sau ông đổi y đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) tham vấn Thiền yếu. Tiếp theo ông đến làm thị giả cho Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Đại Thừa Tự (大乘寺, Daijō-ji). Theo thầy học đạo được 8 năm trường, sau đó ông được khai ngộ. Từ ấy về sau, ông đi du phương hành hóa khắp nơi. Rồi lần thứ hai ông lại quay trở về với Oánh Sơn tại Vĩnh Quang Tự (永光寺), và đến tháng 6 năm 1323 thì nhập thất tu hành. Trong khoảng thời gian đầu niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘, 1321-1323), khi thiên hạ xảy ra đại loạn, triều đình sắc phong cho Vĩnh Quang Tự thành ngôi chùa sắc nguyện. Vào đầu niên hiệu Lịch Ứng (曆應, 1338-1341), ông chuyển đến sống ở Đại Thừa Tự, rồi đến cuối đời thì sáng lập ra Quang Thiền Tự (光禪寺) ở vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]), và đến sống ở đó. Vào ngày 28 tháng 3 năm đầu (1350) niên hiệu Quán Ứng (觀應), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 58 hạ lạp.
(義諦, Gitai, 1771-1822): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Trí Đạt (智達); thụy hiệu Tốc Thành Viện (速成院); hiệu là Tốc Thành Tự (速成寺), Bắc Phong (北峰), Phật Tiên (佛仙); xuất thân vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]). Ông vốn có đam mê rất lớn với học vấn của Chơn Tông; sau khi vụ loạn động Tam Nghiệp Hoặc Loạn (三業惑亂) được trấn định, ông làm Tăng sĩ của Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji) và đến trú tại Từ Minh Tự (慈明寺) vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Ōsaka [大阪]). Vào năm 1815, ông giảng nghĩa Bát Nhã Tán (般若讚), rồi năm 1821 thì giảng Tịnh Độ Văn Loại Sao (淨土文類鈔) nhân mấy dịp An Cư; và cùng năm đó thì luận tranh với Vân Tràng (雲幢) về vấn đề an tâm. Sau ông thiết lập trường Tư Thục Nhiếp Tân Không Hoa Xã (私塾攝津空華社) ở Từ Minh Tự và tận lực giáo dưỡng học đồ. Trước tác của ông có Bổn Nguyện Thành Tựu Văn Giảng Nghĩa (本願成就文講義) 1 quyển, Dị Hành Phẩm Di Đà Chương Đề Nhĩ Lục (易行品彌陀章提耳錄) 1 quyển, Vãng Sanh Luận Chú Bát Phiên Vấn Đáp Ký Lục (徃生論註八番問答記錄) 2 quyển, v.v.
(日隆, Nichiryū, 1385-1464): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, vị Tổ khai sơn của Bổn Hưng Tự (本興寺) và Bổn Năng Tự (本能寺), vị Tổ đời thứ 7 của Diệu Liên Tự (妙蓮寺), vị Tổ của Phái Bát Phẩm (八品派, tức Dòng Bổn Môn Pháp Hoa Tông [法華宗本門流]); húy là Nhật Long (日隆), Nhật Lập (日立); tự là Thâm Viên (深圓), hiệu Tinh Tấn Viện (精進院), Quế Lâm Phòng (桂林房); xuất thân vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]). Ông xuất gia ở Viễn Thành Tự (遠成寺) vùng Việt Trung, rồi theo hầu Nhật Tễ (日霽) ở Diệu Bổn Tự (妙本寺, tức Diệu Hiển Tự [妙顯寺]) ở kinh đô Kyoto. Sau khi Nhật Tễ qua đời, ông đối lập với Nguyệt Minh (月明), người kế thừa ngôi chùa này; rồi ông cùng với bác là Nhật Tồn (日存) rời khỏi chùa, chuyển đến sống ở Tượng Sư Đường (像師堂, tức Diệu Liên Tự). Ông đã từng kiến lập các chùa như Bổn Hưng Tự ở vùng Nhiếp Tân (攝津), Bổn Ứng Tự (本應寺, tức Bổn Năng Tự) ở kinh đô, v.v., và mở riêng một dòng phái khác. Trước tác của ông có rất nhiều như Tứ Thiếp Sao (四帖抄) 4 quyển, Bổn Môn Hoằng Kinh Sao (本門弘經抄) 113 quyển, Ngự Thư Văn Đoạn Tập (御書文段集) 5 quyển, Thập Tam Vấn Đáp Sao (十三問答抄) 2 quyển, Khai Tích Hiển Bổn Tông Yếu Tập (開迹顯本宗要集) 66 quyển, Tam Đại Bộ Lược Đại Ý (三大部略大意) 17 quyển, v.v.
(前田利家, Maeda Toshiie, 1538-1599): vị Võ Tướng dưới thời đại An Thổ Đào Sơn, Tổ khai sáng ra vùng Gia Hạ (加賀, Kaga); xuất thân vùng Vĩ Trương (尾張, Owari); tên lúc nhỏ là Khuyển Thiên Đại (犬千代); biệt danh là Hựu Tả Vệ Môn (又左衞門), Hựu Tả (又左), Hựu Tứ Lang (又四郎), Tôn Tứ Lang (孫四郎), Việt Trung Thiếu Tướng (越中少將), Vũ Sài Trúc Tiền Thủ (羽柴筑前守); giới danh là Cao Đức Viện Đào Vân Tịnh Kiến Đại Cư Sĩ (高德院桃雲淨見大居士); thân phụ là Tiền Điền Lợi Xuân (前田利春, Maeda Toshiharu), thân mẫu là Trường Linh Viện (長齡院). Ông từng làm việc cho Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) cũng như Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi). Sau khi Tú Cát qua đời, ông trợ tá cho Tú Lại (秀賴, Hideyori) với tư cách là một trong 5 Lão Nhân hàng đầu.
(雲騈): có hai nghĩa khác nhau.
(1) Loại cỗ xe của tiên nhân trong truyền thuyết. Như trong bài Hoa Dương Tiên Sinh Đăng Lâu Bất Phục Hạ Tặng Trình (華陽先生登樓不復下贈呈) của Thẩm Ước (沉約, 441-513) của nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Vân biền bất triển địa, tiên cư đa lệ tiều (雲騈不展地、仙居多麗譙, xe mây chẳng chấm đất, cõi tiên nhiều lầu xinh).” Hay như trong bài tựa Dong Thành Tập Tiên Lục (墉城集仙錄) của Đỗ Quang Đình (杜光庭, 850-933) nhà Tiền Thục có đoạn: “Hoặc vi chân nhân chi hữu, hoặc vi Thiên Đế chi tân, thúc hốt nhi long giá lai nghênh, tham sai nhi vân biền hà mại (或爲眞人之友、或爲天帝之賓、倏忽而龍駕來迎、參差而雲騈遐邁, hoặc là bạn của chân nhân, hoặc là khách của Thiên Đế, bỗng chốc mà xe rồng đến đón, dần dần mà xe tiên xa tít).”
(2) Mây lành tụ tập. Như trong Lễ Xá Lợi Tháp Nghi Thức (禮舍利塔儀式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1491) có câu: “Đại địa chúng sơn kỳ thắng xứ, Đỉnh Hồ tú xuất bảo liên phong, vân biền thọ vũ phù đồ hiện, vạn cổ thư quang phước Việt Trung (大地眾山奇勝處、鼎湖秀出寶蓮峰、雲騈樹舞浮圖現、萬古舒光福粵中, đại địa núi non kỳ lạ chốn, Đỉnh Hồ xuất hiện báu non sen, mây vờn cây múa chùa tháp hiện, vạn cổ sáng ngời đất Việt trong).”
(綽如, Shakunyo, 1350-1393): vị Tăng sống vào khoảng thời đại Nam Bắc Triều, vị Tổ đời thứ 5 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Thời Nghệ (時芸), tên lúc nhỏ là Quang Đức Hoàn (光德丸), thông xưng là Trung Nạp Ngôn, hiệu là Xước Như (綽如), Nghiêu Văn (堯文), Châu Viên (周圓), xuất thân vùng Kyoto, con trai của Thiện Như (善如, Zennyo), vị Tổ kế thế đời thứ 4 của Bổn Nguyện Tự. Năm 1375, ông kế thế trú trì Bổn Nguyện Tự. Đến năm 1385, 1389 ông viết tờ trạng nhường chức lại cho con mình là Xảo Như (巧如, Gyōnyo) để đi khắp nơi giáo hóa, vào năm 1390 thì ông Thoại Truyền Tự (瑞泉寺, Zuisen-ji) ở vùng Việt Trung (越中, Ecchū). Một mặt ông mở rộng địa bàn hoạt động giáo hóa ở vùng Bắc Lục (北陸, Hokuriku), mặt khác thì ông đặt ra chức Gíam Dịch, Ngự Đường Chúng ở Bổn Nguyện Tự, và chỉnh đốn thể chế trong chùa theo quy mô Tự Viện. Đến năm 1393, lần thứ 3 ông trao tờ trạng nhượng chức cho con mình rồi qua đời. Trước tác của ông để lại có Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Dẫn Ký (入出二門偈引記) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập