Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Viện Hiệu »»
(頂妙寺, Chōmyō-ji): ngôi chùa liên quan đến Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Ninōmondōri (仁王門通), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市); hiệu là Văn Pháp Sơn (聞法山). Vào năm 1473 (Văn Minh [文明] 5), Tiểu Phụ Thắng Ích (小輔勝益) cúng dường cho Diệu Quốc Viện Nhật Chúc Thượng Nhân (妙國院日祝上人) của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama); Nhật Chúc mới sáng lập ra chùa này và trở thành Tổ khai sơn. Từ đó, Viện Hiệu của Thắng Ích được lấy làm hiệu của chùa luôn. Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Cao (足利義高) quy y theo Thượng Nhân, và biến nơi đây thành đạo tràng cầu nguyện cho dòng họ ông. Chùa đã bao lần được dời đi dời lại cho đến vị trí hiện tại, và cũng biết lần bị đồ chúng Tăng binh của Tỷ Duệ Sơn đốt cháy tan tành. Tuy nhiên, vào năm 1552 (Thiên Văn [天文] 21), vị Tổ đời thứ 3 của chùa là Phật Tâm Viện Nhật Quang Thượng Nhân (佛心院日珖上人) lại được Tỷ Duệ Sơn mời lên thuyết giảng về ba bộ Kinh Pháp Hoa. Khi ấy, Tọa Chủ Duệ Sơn là Nhị Phẩm Thân Vương (二品親王) vô cùng cảm kích đức độ cao dày của Thượng Nhân, bèn ban tặng Tử Y cho. Đây là một trường hợp hiếm có kể từ thời Truyền Giáo Đại Sư trở đi. Trong khuôn viên chùa có một kiến trúc quan trọng như Chánh Điện, Lâu Môn, Tổ Sư Đường, Đại Hắc Thiên Đường, v.v.
(東福門院, Tōfuku Monin, 1607-1678): tức Đức Xuyên Hòa Tử (德川和子, Tokugawa Masako), tên người nữ Trung Cung của Hậu Thủy Vĩ Thiên Hoàng (後水尾天皇, Gomizunō Tennō, tại vị 1611-1629), mẹ của Minh Chánh Thiên Hoàng (明正天皇, Meishō Tennō, tại vị 1629~1643); tên là Hòa Tử (和子), con gái của Đức Xuyên Tú Trung (德川秀忠, Tokugawa Hidetada); cháu nội của Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu). Bà được tuyển vào cung nội năm 1602, rồi đến năm 1624 thì làm chức Trung Cung. Trong cung nội, bà lấy tên là Nguyên Hòa Tử (源和子). Bà được ban cho Viện Hiệu vào ngày mồng 9 tháng 11 năm 1627 (Khoan Vĩnh [寛永] 4).
(法名): tên gọi do người Phật tử thọ trì sau khi quy y Phật Giáo, còn gọi là Pháp Hiệu (法號), Pháp Húy (法諱), Giới Danh (戒名). Đối với tăng lữ, đây là tên gọi do vị thầy ban cho sau khi cử hành lễ xuất gia. Đối với người Phật tử tại gia, đây là tên gọi được ban cho sau khi quy y, thọ giới, hay khi tiến hành tang lễ. Pháp Danh còn là biểu tượng thiêng liêng đánh dấu bước thay đổi cuộc sống tâm linh của người Phật tử khi thật sự bước chân vào Đạo. Đối với thế tục, khi con người mới sinh ra được cha mẹ đặt cho cái tên, đó là Tục Danh (俗名); khi vị ấy chuyển hóa tâm thức, quyết định quy y theo Phật Giáo, có nghĩa là được sanh ra lần thứ hai; tên gọi lúc này là Pháp Danh. Nó thể hiện việc xuất gia hay quy y trở thành đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni, p: Sakyamuni,釋迦牟尼); cho nên đối với người xuất gia, thường có chữ “Thích (釋)” đi theo với Pháp Danh như Thích Từ Thiện (釋慈善), v.v. Về phía Phật tử tại gia, do có khác nhau về giới tính, tuổi tác; vì vậy sau Pháp Danh thường có thêm các danh hiệu khác như Cư Sĩ (居士), Tín Sĩ (信士), Đại Tỷ (大姉), Tín Nữ (信女), Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女), v.v.; như Thanh Liên Cư Sĩ (青蓮居士), Chân Tâm Tín Nữ (眞心信女), v.v. Đối với truyền thống đang hiện hành của Việt Nam, Pháp Danh có 2 chữ; chư Tăng xuất gia thường có chữ “Thích” trước Pháp Danh, như Thích Huệ Học (釋惠學), v.v.; chư Ni xuất gia thường có chữ “Thích Nữ (釋女)” trước Pháp Danh, như Thích Nữ Huệ Học (釋女惠學), v.v. Cách đặt Pháp Danh được tuân theo thứ tự của các chữ trong các bài kệ do chư vị tổ đức thuộc dòng phái đặt ra. Như Môn Phái Thập Tháp Di Đà ở Bình Định dùng bài kệ của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy: “Tổ đạo giới định tông, phương quảng chứng viên thông, hành siêu minh thật tế, liễu đạt ngộ chơn không, như nhật quang thường chiếu, phổ châu lợi nhân thiên, tín hương sanh phước tuệ, tương kế chấn từ phong (祖道戒定宗、方廣證圓通、行超明寔際、了達悟眞空、如日光常照、普周利人天、信香生福慧、相繼振慈風).” Trong khi đó, Môn Phái Liễu Quán tại Huế thì đặt Pháp Danh theo bài kệ của Tổ Sư Thật Diệu Liễu Quán (實妙了觀, 1670-1742): “Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong, giới định phước tuệ, thể dụng viên thông, vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công, truyền trì diệu lý, diễn sướng chánh tông, hành giải tương ưng, đạt ngộ chơn không (實際大道、性海清澄、心源廣潤、德本慈風、戒定福慧、體用圓通、永超智果、密契成功、傳持妙里、演暢正宗、行解相應、達悟眞空).” Môn Phái Quốc Ân có bài kệ của Tổ Đạo Mân rằng: “Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên, minh như hồng nhật lệ trung thiên, linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ, chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền (道本原成佛祖先、明如紅日麗中天、靈源廣潤慈風溥、照世眞燈萬古懸).” Tại Quảng Nam, Dòng Chúc Thánh thì dùng bài kệ truyền thừa pháp phái của Tổ Minh Hải Pháp Bảo: “Minh thật pháp toàn chương, ấn chơn như thị đồng, chúc thánh thọ thiên cữu, kỳ quốc tộ địa trường, đắc chánh luật vi tuyên, tổ đạo hành giải thông, giác hoa Bồ Ðề thọ, sung mãn nhân thiên trung (明寔法全章、印眞如是同、祝聖壽天久、祈國祚地長、得正律爲宣、祖道行解通、覺花菩提樹、充滿人天中).” Ngoài ra, còn một số bài kệ khác như bài của ngài Minh Hành Tại Toại ở miền Bắc: “Minh chân như bảo hải, kim tường phổ chiếu thông, chí đạo thành chánh quả, giác ngộ chứng chơn không (明眞如寶海、金祥普照通、至道成正果、覺悟證眞空).” Hay bài kệ của ngài Tri Giáo Nhất Cú: “Tịnh trí viên thông tông từ tánh, khoan giác đạo sanh thị chánh tâm, mật hạnh nhân đức xưng lương tuệ, đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường (淨智圓通宗慈性、寬覺道生是正心、密行仁德稱良慧、燈普照宏法永長)”, v.v. Đặc biệt, việc đặt Pháp Danh ở Nhật Bản có nét đặc trưng hoàn toàn khác với các nước Phật Giáo Đại Thừa. Tùy theo tông phái khác nhau mà Pháp Danh cũng được đặt dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới tên gọi là Giới Danh (戒名, kaimyō). Nhìn chung, Giới Danh của Nhật Bản được kết cấu bởi ít nhất 3 yếu tố: Viện Hiệu (院號, ingō) hay Viện Điện Hiệu (院殿號, indonogō), Đạo Hiệu (道號, dōgō) và Vị Hiệu (位號, igō). Viện Hiệu được dùng cho những người trong lúc sanh tiền có cống hiến to lớn đối với tự viện, Phật Giáo, xã hội. Tỷ dụ như lịch đại chư vị Tướng Quân dưới thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi, 1392~1573) và Giang Hộ (江戸, Edo, 1600~1867) đều được đặt cho Viện Hiệu hay Viện Điện Hiệu; như trường hợp Tướng Quân Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide, 1510-1551) có Giới Danh là Vạn Tùng Tự Đào Nham Đạo Kiến (萬松寺桃巖道見); Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu, 1511-1550) là Vạn Tùng Viện Hoa Sơn Đạo Chiếu (萬松院曄山道照), hay Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582) có Giới Danh đặc biệt là Tổng Kiến Viện Điện Tặng Đại Tướng Quốc Nhất Phẩm Thái Nham Tôn Nghi (總見院殿贈大相國一品泰巖尊儀), v.v. Vốn phát xuất từ Trung Quốc, được chư vị Thiền tăng truyền vào Nhật, Đạo Hiệu là một tên khác được đặt trước Pháp Danh; như Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481) có Đạo Hiệu là Nhất Hưu. Trừ Luật Tông, Tịnh Độ Chơn Tông ra, các tông phái như Chơn Ngôn Tông, Thiên Thai Tông, Tịnh Độ Tông, Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Nhật Liên Tông đều dùng đến Đạo Hiệu này. Vị Hiệu là tên gọi được đặt sau cùng của Giới Danh để phân biệt về giới tính, tuổi tác, v.v. Đối với trường hợp thành nhân (người lớn), một số Vị Hiệu được dùng như Tín Sĩ (信士), Tín Nữ (信女), Thanh Tín Sĩ (清信士), Thanh Tín Nữ (清信女), Cư Sĩ (居士), Đại Tỷ (大姉), Đại Cư Sĩ (大居士), Thanh Đại Tỷ (清大姉), Thiền Định Môn (禪定門, dành cho chư Tăng), Thiền Định Ni (禪定尼, dành cho chư Ni). Đối với trường hợp các em nhỏ thì có Thủy Tử (水子, dùng cho các thai nhi bị lưu sản, sút sảo tảo sa); Anh Nhi (嬰兒) Anh Tử (嬰子), Anh Nữ (嬰女) dùng cho các trẻ nhỏ đang còn bú mẹ; Hài Tử (孩子), Hài Nữ (孩女) dùng cho các em nhỏ khoảng 2-3 tuổi; Đồng Tử (童子), Đồng Nữ (童女) dùng cho các em từ 4-14 tuổi, v.v.
(光明寺, Kōmyō-ji): ngôi tự viện trung tâm của Trấn Tây Nghĩa Lục Phái (鎭西義六派) thuộc Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại số 6-17-19 Zaimokuza (材木座), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu núi là Thiên Chiếu Sơn (天照山), Viện Hiệu là Liên Hoa Viện (蓮華院). Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Vào năm 1243 (Khoan Nguyên [寛元] nguyên niên), Nhiên A Lương Trung (然阿良忠) của Phái Trấn Tây Nghĩa (鎭西義) được người chấp quyền chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương lúc bấy giờ là Bắc Điều Kinh Thời (北條經時, Hōjō Tsunetoki) quy y theo; ông kiến lập ngôi Liên Hoa Tự (蓮華寺) ở Tá Giới Cốc (佐介谷) thuộc Liêm Thương, về sau đổi thành Quang Minh Tự. Bên cạnh đó, Lương Trung còn được sự hỗ trợ của Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori), lấy chùa này làm trung tâm bố giáo. Về sau, vị Tổ đời thứ 2, đệ tử của ông là Tịch Huệ Lương Hiểu (寂慧良曉), Tổ khai sáng Dòng Bạch Kỳ (白旗流), đã tạo cơ sở hạt nhân cho Phái Trấn Tây Nghĩa (鎭西義). Vào năm 1495 (Minh Ứng [明應] 4), vị Tổ đời thứ 8 là Trường Liên Xã Quán Dự Hựu Sùng (長蓮社觀譽祐崇) tiến hành trì tụng Tịnh Độ Tam Bộ Kinh và Dẫn Thanh Niệm Phật trong cung nội; nhờ vậy chùa được ban cho hiệu là ngôi chùa trung tâm của 6 phái vùng Quan Đông (關東, Kantō). Nhờ vậy, Quang Minh Tự hưng thịnh cao độ với tư cách là ngôi chùa Đàn Lâm của Tịnh Độ Tông; vào năm 1532 (Thiên Văn [天文] nguyên niên), dòng họ Bắc Điều ở Tiểu Điền Nguyên (小田原, Odawara) đã hạ lệnh cho chúng Nhất Hướng Môn Đồ (一向門徒) ở tiểu quốc Tương Mô (相模, Sagami) đến sát nhập làm tín đồ của chùa. Đến năm 1591 (Thiên Chánh [天正] 9), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cúng dường thêm đất đai và sau này đã xếp hạng chùa trở thành bậc nhất trong số 18 ngôi chùa Đàn Lâm vùng Quan Đông. Dưới thời đại Giang Hộ, vị thành chủ của vùng Diên Cương (延岡, Nobeoka) thuộc tiểu quốc Nhật Hướng (日向, Hyūga) là Nội Đằng Nghĩa Khái (內藤義概, Naitō Yoshimune) đã dời nhà thờ bài vị cũng như tháp bằng đá từ Linh Nham Tự (靈巖寺) vùng Giang Hộ đến chùa này. Hiện vẫn không xác định được niên đại chùa được di chuyển về vị trí hiện tại lúc nào. Chùa hiện còn lưu giữ một số bảo vật được xếp hạng quốc bảo có Đương Ma Mạn Trà La Duyên Khởi (當麻曼茶羅緣起); các bảo vật khác thuộc Tài Sản Văn Hóa Trọng Yếu như Tịnh Độ Ngũ Tổ Hội Truyện (淨土五祖繪傳), Đương Ma Mạn Trà La Đồ (當麻曼茶羅圖), Thập Bát La Hán Cập Tăng Tượng (十八羅漢及僧像), Tịnh Độ Ngũ Tổ Hội (淨土五祖繪), v.v.
(張載, 1020-1077): học giả dưới thời Bắc Tống, một trong những nhân vật tiên phong của Tống học, tự là Tử Hậu (子厚), thường được gọi là Hoành Lương Tiên Sinh (横渠). Ông làm đến chức quan Sùng Văn Viện Hiệu Thư (崇文院校書), nhưng vì không hợp với Vương An Thạch (王安石) nên ông trở về cố hương của mình ở Huyện Tỉnh Mi (省郿縣), Thiểm Tây (陝西). Học vấn của ông thiên về Dịch và Trung Dung. Các trước tác của ông như Tây Minh (西明), Chánh Mông (正蒙), Dịch Thuyết (易説), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.6.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập