Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Viên Hành »»
(惠運, Eun, 798-869): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, họ là An Đàm (安曇), xuất thân vùng Sơn Thành (山城), là một trong 8 vị tăng sang nhà Đường (gồm Tối Trừng, Không Hải, Thường Hiểu, Viên Hành, Viên Nhân, Huệ Vận, Viên Nhân và Tông Duệ). Ban đầu ông theo học giáo học Pháp Tướng Tông với Thái Cơ (泰基) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), cũng như Trọng Kế (仲繼) ở Dược Sư Tự (藥師寺, Yakushi-ji); rồi sau khi thọ giới vào năm 824 (niên hiệu Thiên Trường [天長] nguyên niên), ông đến làm môn hạ của Thật Huệ (實惠, Jitsue) thuộc Chơn Ngôn Tông. Ông đã từng làm chức Kiểm Hiệu cho việc sao chép các kinh điển tại vùng Quan Đông (關東, Kantō), rồi làm Giảng Sư ở Quan Thế Âm Tự (觀世音寺) vùng Trúc Tử (筑紫). Sau đó, vào năm 842 (niên hiệu Thừa Hòa [承和] thứ 9), ông lên thuyền sang nhà Đường. Tại Thanh Long Tự (青龍寺) ở Trường An, ông được Nghĩa Chơn (義眞) ban cho phép Quán Đảnh, và sau đó đi tuần bái khắp Ngũ Đài Sơn và Thiên Thai Sơn. Đến năm 847 (năm thứ 14 cùng niên hiệu trên), ông trở về nước, trên lên triều đình bản Bát Gia Thỉnh Lai Mục Lục (八家請來目錄). Năm sau, ông khai sáng An Tường Tự (安祥寺, Anjō-ji) ở kinh đô Kyoto. Về sau, ông được cử làm Tăng Đô, nên được gọi là An Tường Tự Tăng Đô (安祥寺僧都).
(s: daśa-bhūmi, 十地): tính từ quả vị thứ 41 đến 50 trong 52 quả vị (gồm Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác) tu hành của vị Bồ Tát. Thập Địa là 10 quả vị được thuyết trong Phẩm Thập Địa (十地品) của Kinh Hoa Nghiêm (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra華嚴經), gồm có Hoan Hỷ Địa (s: pramudhitā-bhūmi, 歡喜地), Ly Cấu Địa (s: vimalā-bhūmi, 離垢地), Phát Quang Địa (s: prabhākarī-bhūmi, 發光地), Diệm Huệ Địa (s: arciṣmatī-bhūmi, 焰慧地), Cực Nan Thắng Địa (s: sudurjayā-bhūmi, 極難勝地), Hiện Tiền Địa (s: abhimukhī-bhūmi, 現前地), Viễn Hành Địa (s: dūraṅgamā-bhūmi, 遠行地), Bất Động Địa (s: acalā-bhūmi, 不動地), Thiện Huệ Địa (s: sādhumatī-bhūmi, 善慧地) và Pháp Vân Địa (s: dharmameghā-bhūmi, 法雲地), và được gọi là Hoa Nghiêm Thập Địa. Trong các Kinh Bát Nhã, v.v., cũng có nói về Thập Địa cọng thông cả ba thừa, với tên gọi khác là Càn Huệ Địa (乾慧地), Tánh Địa (性地), Bát Nhân Địa (八人地), Kiến Địa (見地), Bạc Địa (薄地), Ly Dục Địa (離欲地), Dĩ Biện Địa (己辨地), Bích Chi Phật Địa (辟支佛地), Bồ Tát Địa (菩薩地) và Phật Địa (佛地).
(十聖三賢): Thập Thánh là những vị Bồ Tát thuộc giai vị từ Sơ Địa (初地), tức Hoan Hỷ Địa (s: pramudhitā-bhūmi, 歡喜地), đến Thập Địa (十地), tức Pháp Vân Địa (s: dharmameghā-bhūmi, 法雲地). Tam Hiền là những Bồ Tát thuộc giai vị của Thập Trụ (十住), Thập Hạnh (十行) và Thập Hồi Hướng (十迴向). Như trong Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1261) quyển 8 có định nghĩa rằng: “Tam Hiền Thập Thánh, Hoa Nghiêm minh Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng vi hiền; Thập Địa vi thánh, Diệu Giác vi Phật. Thập Thánh giả, tức Thập Địa thánh nhân; nhất Hoan Hỷ, nhị Ly Cấu, tam Phát Quang, tứ Diệm Huệ, ngũ Nan Thắng, lục Hiện Tiền, thất Viễn Hành, bát Bất Động, cửu Thiện Huệ, thập Pháp Vân. Niết Bàn vân: 'Bồ Tát vị giai Thập Địa, thượng bất năng liễu liễu tri kiến Phật tánh, hà huống Thanh Văn, Duyên Giác chi nhân năng đắc tà kiến; thí như túy nhân dục thiệp viễn lộ, mông lung kiến đạo; Thập Địa Bồ Tát ư Như Lai tri kiến thiểu phân, diệc phục như thị' (三賢十聖、華嚴明十住、十行、十回向爲賢、十地爲聖、妙覺爲佛、十聖者、即十地聖人、一歡喜、二離垢、三發光、四焰慧、五難勝、六見前、七遠行、八不動、九善慧、十法雲、涅槃云、菩薩位階十地、尚不能了了知見佛性、何況聲聞、緣覺之人能得見邪、譬如醉人欲涉遠路、蒙籠見道、十地菩薩於如來知見少分、亦復如是, Ba Hiền Mười Thánh, Kinh Hoa Nghiêm cho biết rõ rằng Mười Trụ, Mười Hạnh và Mười Hồi Hướng là hiền; Mười Địa là thánh, Diệu Giác là Phật. Mười Thánh, tức thánh nhân của Mười Địa; một là Hoan Hỷ, hai Ly Cấu, ba Phát Quang, bốn Diệm Huệ, năm Nan Thắng, sáu Hiện Tiền, bảy Viễn Hành, tám Bất Động, chín Thiện Huệ và mười là Pháp Vân. Kinh Niết Bàn dạy rằng: 'Bồ Tát đang ở giai vị Mười Địa còn không thể liễu ngộ tri kiến Phật tánh, huống gì hạng người Thanh Văn, Duyên Giác tất có thể bị tà kiến; giống như người say muốn vượt con đường xa, thấy đường quờ quạng, Bồ Tát của Mười Địa ít phân biệt được tri kiến của Như Lai, cũng giống như vậy').” Trong Thiền Môn Bảo Tạng Lục (禪門寶藏錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1276) có câu rằng: “Chúng sanh nhược nhất niệm bất sanh, tức đồng chư Phật, hựu Sơ Địa tức Phật Địa, Tam Hiền Thập Thánh do như không trung điểu tích (眾生若一念不生、卽同諸佛、又初地卽佛地、三賢十聖猶如空中鳥跡, nếu chúng sanh một niệm không sanh, tức cùng với chư Phật, và Sơ Địa tức là Phật Địa, Ba Hiền Mười Thánh cũng giống như dấu viết chim trong hư không).”
(實惠, Jitsue, 786-847): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, cao đệ của Không Hải, trú trì đời thứ 2 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), người khai sáng ra Quán Tâm Tự (觀心寺, Kanshin-ji) ở vùng Hà Nội (河內, Kawachi), thụy hiệu là Đạo Hưng Đại Sư (道興僧都), Cối Vĩ Tăng Đô (檜尾僧都), xuất thân vùng Tán Khi (讚岐, Sanuki, thuộc Kagawa-ken [香川縣] ngày nay). Ông xuất gia ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), theo hầu Không Hải sau khi vị này từ Trung Quốc du học về, đến năm 810 ông thọ pháp Quán Đảnh và vâng mệnh của thầy lên khai sáng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan). Năm 836, ông kế thừa Không Hải làm Tự Trưởng của Đông Tự, và năm sau thì ủy thác cho đệ tử Viên Hành (圓行, Engyō) và sang nhà Đường cầu pháp. Môn đệ của ông có Huệ Vân (惠雲, Eun), Chơn Thiệu (眞紹, Shinshō), Tông Duệ (宗叡, Shūei). Ông có để lại tác phẩm Cối Vĩ Khẩu Quyết (檜尾口訣).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập