Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Kích Tiết Lục »»
(碧巖錄, Hekiganroku): 10 quyển, trước tác do Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) biên tập lại bản Tụng Cổ Bách Tắc (頌古百則) mà Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) đã từng thuyết giảng khắp nơi, được san hành vào năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德), gọi đủ là Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục (佛果圜悟禪師碧巖錄, Bukkaengozenjihekiganroku) hay còn gọi là Bích Nham Tập (碧巖集, Hekiganshū). Tên bộ này phát xuất từ bức ngạch nơi Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện (夾山靈泉禪院) mà Khắc Cần đã từng trú trì. Mỗi tắc công án được hình thành bởi các phần như Thùy Thị (垂示, lời tựa), Bổn Tắc (本則, công án); Bình Xướng (評唱) đối với Bổn Tắc, Tụng Cổ (頌古) và Bình Xướng đối với Tụng Cổ. Bổn Tắc và Tụng Cổ thì thuộc về phần của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vốn là người được xem như là vị tổ thứ 3 của Vân Môn Tông, các Tụng Cổ của ông rất phong phú về tính chất văn học có truyền thống, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Việc Khắc Cần tiến hành giảng nghĩa bộ này cũng là nhằm đáp ứng trào lưu đương thời. Bản Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết Đậu Trùng Hiển vừa hàm chứa sự châm biếm, mà cũng thể hiện tràn đầy niềm yêu thương đối với các bậc Thiền sư ngày xưa. Viên Ngộ đã thêm vào đó những lời giáo giới cho hàng đệ tử mình cũng như những giai thoại trong lịch sử Thiền Tông mà người tu hành cần phải khắc cốt ghi tâm bằng các câu Thùy Thị và Bình Xướng. Đối ứng với Bổn Tắc và Tụng Cổ, Viên Ngộ đã thêm vào lời phê bình cay chua dưới hình thức gọi là Trước Ngữ, cho nên ba nhân vật là Thiền giả xuất hiện trong công án, cùng Tuyết Đậu và Viên Ngộ, vốn có các tánh khác nhau, đã được nối kết lại với nhau, và đây là tác phẩm rất hy hữu mang âm hưởng về mối quan hệ căng thẳng chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi tác phẩm này xuất hiện, đã được người đời tuyên truyền ngay lập tức, nhưng tương truyền đệ tử của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) lại cho rằng nó có hại cho người tu hành nên ông cho tập trung tất cả ấn bản rồi đem đốt hết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm này quá to lớn, một số tập công án khác có hình thức tương tợ như vậy lại thay nhau ra đời như Tùng Dung Lục (從容錄, năm 1224, Tụng Cổ của Hoằng Trí Chánh Giác [宏智正覺], bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú [萬松行秀]), Không Cốc Tập (空谷集, năm 1285, Tụng Cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh [投子義清], trước ngữ của Đơn Hà Tử Thuần [丹霞子淳], và bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân [林泉從倫]), Hư Đường Tập (虛堂集, Tụng Cổ của Đơn Hà Tử Thuần, bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân), v.v. Thiền của Nhật Bản là sự di nhập của Thiền nhà Tống, cho nên Bích Nham Lục cũng được xem như là "thư tịch số một của tông môn", được đem ra nghiên cứu, giảng nghĩa, và từ thời Nam Bắc Triều trở đi thỉnh thoảng có khai bản ấn hành. Ngoài ra, Viên Ngộ Khắc Cần còn có trước tác Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (佛果圜悟擊節錄, Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển, trước ngữ và bình xướng của Viên Ngộ Khắc Cần) và nó cũng được lưu hành rộng rãi. Còn Thỉnh Ích Lục (請益錄, năm 1230, Niêm Cổ của Hoàng Trí Chánh Giác, trước ngữ và bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú) là bản mô phỏng theo tác phẩm Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục này. Bản Bích Nham Lục hiện tồn là bản do Trương Minh Viễn (張明遠) nhà Thục san hành vào năm thứ 4 niên hiệu Đại Đức (大德), có khác với Tụng Cổ Bách Tắc về thứ tự của các tắc công án. Tại Nhật Bản, Bản Ngũ Sơn cũng là bản khắc lại nguyên hình bản của Trương Minh Viễn. Tuy nhiên, trong bản này có lời hậu tựa của Quan Vô Đảng (關無黨) ghi năm thứ 7 (1125) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), và lời tựa của Phổ Chiếu (普照) ghi năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), chúng ta biết được rằng trước đó đã có san hành rồi. Như trong lời hậu tựa của Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) có đoạn: “Ngu trung Trương Minh Viễn, ngẫu hoạch tả bản hậu sách, hựu hoạch Tuyết Đường san bản cập Thục bản, hiệu đính ngoa suyễn, san thành thử thư (嵎中張明遠、偶獲寫本後册、又獲雪堂刊本及蜀本、校訂訛舛、刊成此書, Trương Minh Viễn tình cờ có được quyển sau của tả bản trong hẽm núi, lại có thêm san bản của Tuyết Đường và bản nhà Thục, bèn hiệu đính những chỗ sai lầm, in thành sách này)” và san bản của Tuyết Đường Đạo Hạnh (雪堂道行) cũng nói lên vấn đề trên.
(雪竇重顯拈古圜悟克勤節錄, Secchōjūkennenkoengokokugongekisetsu): xem Kích Tiết Lục (擊節錄, Gekisetsuroku) ở trên.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.35.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập