Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lục Đạo »»
(匾額): là tấm bảng (thường bằng gỗ) có khắc chữ trên đó, được treo ngay phía trước hướng chính diện của ngôi điện, lầu gác, cung đình, v.v.; dùng để giải thích về danh xưng của kiến trúc ấy. Biển ngạch này xuất hiện ở Trung Quốc cũng như các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, v.v. Loại biển ngạch do đích thân nhà vua ghi bút được gọi là Long Biển (龍匾), phối hợp với hoa văn điêu khắc hình rồng. Về số lượng chữ, thông thường phổ cập nhất là 3 chữ, như Thái Hòa Điện (太和殿), Thích Ca Tháp (釋迦塔). Bên cạnh đó, cũng có loại 2 chữ như Tích Ung (辟雍); hoặc loại 6 chữ như tấm biển Hiển Linh Chiêu Tế Thánh Mẫu (顯靈昭濟聖母) trong ngôi Điện Thánh Mẫu thời nhà Tống. Đặc biệt, dưới thời nhà Thanh (清, 1616-1911), hầu hết những tấm biển ngạch đều có kèm theo dòng chữ Mãn Thanh, viết dọc xuống; như Dưỡng Tâm Điện (養心殿), Khôn Ninh Cung (坤寧宮), v.v. Như trong Lục Đạo Tập (六道集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 88, No. 1645) quyển 5 có đoạn: “Trị mộ, lưỡng sứ Giai Cầu túc miếu trung, kim biển ngạch đề viết 'Sắc Phong Long Mẫu Miếu' (値暮、兩使偕球宿廟中、金匾額題曰、敕封龍母廟, đến tối, hai sứ Giai và Cầu nghỉ lại trong miếu, tấm biển ngạch vàng đề dòng chữ 'Sắc Phong Long Mẫu Miếu').” Hay trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 7 lại có đoạn rằng: “Hoặc khất thi văn, hoặc cầu biển ngạch, hoặc giả quyền thế, hoặc sách tiền tài, chung nhật bôn ba, bất tư tĩnh thủ, giai danh ngoại vụ (或乞詩文、或求匾額、或假權勢、或索錢財、終日奔波、不思靜守、皆名外騖, hoặc xin thơ văn, hoặc cầu biển ngạch, hoặc giả quyền thế, hoặc đòi tiền tài, suốt ngày bôn ba, chẳng nhìn lại mình, đều gọi là chạy quanh bên ngoài).”
(s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄): âm dịch là Nại Lạc Ca (捺落迦), Na Lạc Ca (那落迦), Nại Lạc (奈落), Nê Lê Da (泥犁耶), Nê Lê (泥犁); ý dịch là Bất Lạc (不樂), Khả Yếm (可厭), Khổ Cụ (苦具), Khổ Khí (苦器), Vô Hữu (無有); là một trong Ngũ Thú (五趣), Lục Thú (六趣), Ngũ Đạo (五道), Lục Đạo (六道), Thất Hữu (七有), Thập Giới (十界); cho nên có tên gọi là Địa Ngục Đạo (地獄道), Địa Ngục Thú (地獄趣), Địa Ngục Hữu (地獄有), Địa Ngục Giới (地獄界). Địa Ngục hay Âm Gian (陰間) được con người xem như là địa phương nơi linh hồn người chết sẽ trở về sau khi từ giã cõi đời này. Quan niệm về Địa Ngục phân bố thế giới rộng hay hẹp tùy theo quan niệm tín ngưỡng của mỗi tôn giác khác nhau. Theo Phật Giáo, Địa Ngục được chia thành như sau: (1) Tám Địa Ngục Lớn, còn gọi là Tám Địa Ngục Nóng (八熱地獄, Bát Nhiệt Địa Ngục), gồm: Đẳng Hoạt (s: sañjīva, 等活), Hắc Thằng (s: kālasūtra, 黒繩), Chúng Hợp (s: saṅghāta, 眾合), Khiếu Hoán (s: raurava, 叫喚, hay Hiệu Khiếu [號叫]), Địa Khiếu Hoán (s: mahāraurava, 大叫喚, hay Đại Khiếu [大叫]), Tiêu Nhiệt (s: tapana, 焦熱, hay Viêm Nhiệt [炎熱]), Đại Tiêu Nhiệt (s: pratapana, 大焦熱), A Tỳ (s: avīci, 阿鼻, hay Vô Gián [無間], A Tỳ Chỉ [阿鼻旨], Bát Vạn [八萬]). (2) Tám Địa Ngục Lạnh (八寒地獄, Bát Hàn Địa Ngục), gồm: Át Bộ Đà (s: arbuda, 頞部陀), Ni Lạt Bộ Đà (s: nirarbuda, 尼剌部陀), Át Chiết Tra (s: aṭaṭa, 頞哳吒, hay A Tra Tra [阿吒吒]), Hoắc Hoắc Bà (s: hahava, 臛臛婆, hay A Ba Ba [阿波波]), Hổ Hổ Bà (s: huhuva, 虎虎婆), Miệt Bát La (s: utpala, 嗢鉢羅), Bát Đặc Ma (s: padma, 鉢特摩), Ma Ha Bát Đặc Ma (s: mahāpadma, 摩訶鉢特摩). Ngoài ra, trong Tám Địa Ngục Lớn ấy, mỗi Địa Ngục đều có 16 Địa Ngục quyến thuộc (tức 16 Địa Ngục nhỏ), hợp cả Địa Ngục lớn và nhỏ lại, tổng cọng có 136 Địa Ngục. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục nhỏ như 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng Ít (十八小熱地獄, Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao (十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm (十八劍輪地獄, Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄, Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thỉ Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄, Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄, Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (十八鐵窟地獄, Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (十八飲銅地獄, Thập Bát Ẩm Đồng Địa Ngục), v.v. Có 5 ý nghĩa về từ Vô Gián: (1) Thú Quả Vô Gián (趣果無間, chiêu thọ nghiệp quả không qua đời khác, tức báo ứng ngay đời này); (2) Thọ Khổ Vô Gián (受苦無間, chịu khổ không gián đoạn); (3) Thời Vô Gián (時無間, trong một kiếp, chịu khổ báo không gián đoạn); (4) Mạng Vô Gián (命無間, thọ mạng chịu khổ liên tục, không gián đoạn); (5) Hình Vô Gián (形無間, thân hình của chúng sanh và sự lớn nhỏ của Địa Ngục tương đồng mà không có kẻ hở). Do chúng sanh tạo các loại nghiệp nhân bất đồng, mỗi loại Địa Ngục chiêu cảm quả báo bất đồng. Về vị trí của Địa Ngục, có 3 thuyết khác nhau: (1) Theo Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 19, Đại Lâu Thán Kinh (大樓炭經) quyển 2, Phẩm Nê Lê (泥犁品), Địa Ngục nằm chung quanh biển lớn, trong khoảng giữa của Đại Kim Cang Sơn và Đại Kim Cang Sơn thứ hai. (2) Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận (立世阿毘曇論) quyển 1, Địa Động Phẩm (地動品), Địa Ngục nằm ngoài Thiết Vi Sơn (s: Cakravāḍa-parvata, p: Cakkavāḷa-pabbata, 鐵圍山), chỗ hẹp nhất là 80.000 do tuần; chỗ rộng nhất là 160.000 do tuần. (3) Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyển 172, Câu Xá Luận (具舍論) quyển 11, v.v., Vô Gián Địa Ngục nằm cách khoảng 20.000 do tuần dưới Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲); các Địa Ngục khác nằm chồng chất lên nhau theo thứ tự, hay nằm một bên. Hơn nữa, còn có Cô Địa Ngục (孤地獄), Biên Địa Ngục (邊地獄), không lệ thuộc vào các Địa Ngục lớn nhỏ bên trên, hoặc nằm trong Tứ Châu (s: catvāro dvīpāḥ, p: cattāro dīpā, 四洲), bên sông núi, hay dưới lòng đất, trên không, v.v. Trong Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文) của Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō No. 2023) quyển 6 có đoạn rằng: “Nê Lê khổ thú, Ngạ Quỷ đạo trung; hoặc phóng đại quang minh, hoặc kiến chư thần biến, kỳ hữu kiến ngã tướng, nãi chí văn ngã danh, giai phát Bồ Đề tâm, vĩnh xuất luân hồi khổ (泥犁苦趣餓鬼道中、或放大光明、或見諸神變、其有見我相、乃至聞我名、皆發菩提心、永出輪迴苦, Địa Ngục nẻo khổ, Quỷ Đói đường trong; hoặc phóng ánh quang minh, hoặc thấy các thần biến, nếu có thấy tướng ta, cho đến nghe tên ta, đều phát Bồ Đề tâm, mãi ra luân hồi khổ).” Hay trong Thiện Huệ Đại Sĩ Lục (善慧大士錄, CBETA No. 1335) quyển 3, phần Đệ Tứ Chương Minh Tướng Hư Dung (第四章明無相虛融) lại có câu: “Như Lai Pháp Thân vô biệt xứ, phổ thông Tam Giới khổ Nê Lê, Tam Giới Nê Lê bổn phi hữu, vi diệu thùy phục đắc tri hề (如來法身無別處。普通三界苦泥犁。三界泥犁本非有。微玅誰復得知蹊, Như Lai Pháp Thân đâu chốn khác, thông cùng Ba Cõi khổ Nê Lê, Ba Cõi Nê Lê vốn không có, vi diệu ai lại biết nẻo về).” Hoặc như trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đoạn: “Ngã nhược sanh Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sanh Tu La đẳng chi thú, hựu sanh tự dư chi Bát Nạn thú, tuy hữu cầu tăng lực chi phú thân, thủ tự bất khả tác cúng dường Tam Bảo chi tịnh thực (我若生地獄餓鬼畜生修羅等之趣、又生自餘之八難趣、雖有求僧力之覆身、手自不可作供養三寶之淨食, ta nếu sanh vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Tu La, hay sanh vào các đường Tám Nạn khác, tuy có cầu năng lực chư tăng che chở thân, nhưng tay không thể tự mình lấy thức ăn thanh tịnh cúng dường Tam Bảo).”
(閻魔十殿): còn gọi là Diêm Vương Thập Điện (閻王十殿), Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王), Thập Điện Minh Vương (十殿冥王), Thập Điện Từ Vương (十殿慈王). Nguyên lai chỉ có một vị Diêm Vương, nhưng sau khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, tín ngưỡng về Diêm Vương có ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở đây, trải qua nhiều biến hóa, Hán hóa sắc thái và cuối cùng quan niệm này trở thành Thập Điện Diêm Vương. Kinh điển ban đầu của Phật Giáo không có đề cập đến Thập Điện Diêm Vương. Tỷ dụ như theo Cấm Độ Tam Muội Kinh (禁度三昧經), Diêm Vương chỉ quản hạ 5 vị quan, gồm: Tiên Quan (鮮官) chuyên ngăn cấm sát sanh, Thủy Quan (水官) chuyên ngăn cấm trộm cắp, Thiết Quan (鐵官) chuyên ngăn cấm tà dâm, Thổ Quan (土官) chuyên ngăn cấm nói lời hai lưỡi và Thiên Quan (天官) cấm việc uống rượu. Hơn nữa, trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyển 33, bộ sử truyện nổi tiếng của Phật Giáo Trung Quốc, có ghi rằng: “Trên đời truyền tụng rằng Hòa Thượng Đạo Minh (道明和尚) nhà Đường thần du xuống Địa Phủ, thấy có 15 hạng người thuộc hạ (của Diêm Vương), từ đó lưu truyền trên thế gian.” Như vậy, thuộc hạ của Diêm Vương đã biến thành 15 người. Danh hiệu của Thập Điện Diêm Vương xuất hiện đầu tiên trong Dự Tu Thập Ngũ Sanh Thất Kinh (預修十五生七經), Diêm Vương Kinh (閻王經), v.v. Căn cứ Ngọc Lịch Bảo Giám (玉曆寶鑑), 10 ngôi điện do Linh Bảo Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (靈寳十方救苦天尊) hóa thành, được 10 vị Diêm Ma (s: Yama, 閻魔) cai quản, gồm:
(1) Tần Quảng Vương (秦廣王, Qín-guàng, hay Tần Quảng Vương Tương [秦廣王蔣]), còn gọi là Thái Tố Diệu Quảng Chơn Quân (泰素妙廣眞君), cai quản ngôi điện thứ nhất, do Đông Phương Thiên Tôn (東方天尊) hóa thành, sống ở Huyền Minh Cung (玄冥宮), chịu trách nhiệm trông coi về sanh tử của của con người và quản lý toàn bộ việc cát hung của cõi u minh, ngày sinh của ông là mồng 2 tháng 2 âm lịch; quỷ Phán Quan của cõi này sống ngoài tảng đá Ốc Tiêu (沃焦[礁]) trong biển lớn; hướng chánh Tây của điện này là con đường tối om dẫn đến Huỳnh Tuyền (黃泉); nếu người làm ác thì sau khi chết sẽ bị nhập vào đài cao bên phải của điện này tên là Nghiệt Kính Đài (孽鏡台); đài cao 1 trượng, treo hướng về phía Đông, phía trên có 7 chữ lớn “Nghiệt Kính Đài tiền vô hảo nhân (孽鏡台前無好人, Trước Nghiệt Kính Đài không người tốt)”; sau khi được chiếu soi ở Nghiệt Kính Đài xong, tội nhân sẽ được phê giải xuống ngôi điện thứ hai để chịu ngục hình thọ khổ tùy theo tội nặng hay nhẹ.
(2) Sở Giang Vương (楚江王, Chŭ-jiāng, hay Sở Giang Vương Lệ [楚江王厲]), còn gọi là Âm Đức Định Hưu Chơn Quân (陰德定休眞君), cai quản ngôi điện thứ hai, do Nam Phương Thiên Tôn (南方天尊) hóa thành, sống tại Phổ Minh Cung (普明宮) dưới đáy biển sâu, chịu trách nhiệm trông coi Hoạt Đại Địa Ngục (活大地獄, địa ngục sống lâu), Hàn Băng Địa Ngục (寒冰地獄, địa ngục băng lạnh) và Bác Y Đình (剥衣亭, nhà cởi áo) và 16 địa ngục bên dưới như Hắc Vân Sa (黑雲沙), Phẩn Niệu Nê (糞尿泥), Ngũ Xoa (五叉), Cơ Ngạ (飢餓), Khát (渴), Nùng Huyết (膿血), Đồng Phủ (銅斧), Đa Đồng Phủ (多銅斧), Thiết Khải (鐵鎧), U Lượng (幽量), Kê (雞), Hôi Hà (灰河), Chước Tiệt (斫截), Kiếm Diệp (劍葉), Hồ Lang (狐狼), Hàn Băng (寒冰). Ngày sinh của ông là mồng 3 tháng 3 âm lịch.
(3) Tống Đế Vương (宋帝王, Sòng-dì, hay Tống Đế Vương [宋帝王餘]), còn gọi là Động Minh Phổ Tĩnh Chơn Quân (洞明普靜眞君), cai quản ngôi điện thứ ba, do Tây Phương Thiên Tôn (西方天尊) hóa thành, sống ở Trụ Tuyệt Cung (紂絕宮), chịu trách nhiệm trông coi Hắc Thằng Địa Ngục (s: Kālasūtra-naraka, 黒繩地獄, địa ngục có sợi dây thừng đen), những ai bị kiện tụng, không vâng lời các bậc trưởng thượng, không thương mạng dân, sĩ thứ thấy lợi mà quên nghĩa, chồng bất nghĩa, vợ không thuận, từng thọ ân huệ mà phụ bạc, nô bộc phản gia chủ, hay phạm tội vượt ngục, trốn quân dịch, v.v., sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục này. Ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 2 âm lịch;
(4) Ngũ Quan Vương (五官王, Wŭ-guān, hay Ngũ Quan Vương Lữ [五官王呂]), còn gọi là Huyền Đức Ngũ Linh Chơn Quân (玄德五靈眞君), cai quản ngôi điện thứ tư, do Bắc Phương Thiên Tôn (北方天尊) hóa thành, sống ở Thái Hòa Cung (太和宮), chịu trách nhiệm trông coi Hợp Đại Địa Ngục (s: Saṅgāta-naraka, 合大地獄, địa ngục hợp lại thành to lớn) và Huyết Trì Địa Ngục (血池地獄, địa ngục có hồ máu) cùng với 16 địa ngục nhỏ như Trì (池), Mâu Liên Trúc Thiêm (蝥鏈竹籤), Phí Thang Kiêu Thủ (沸湯澆手), Chưởng Bạn Lưu Dịch (掌畔流液), Đoạn Cân Dịch Cốt (斷筋剔骨), Yển Kiên Loát Bì (堰肩), Tỏa Phu (鎖膚), Tồn Phong (蹲峰), Thiết Y (鐵衣), Mộc Thạch Thổ Ngõa (木石土瓦), Kiếm Nhãn (劍眼), Phi Hôi Tắc Khẩu (飛灰塞口), Quán Dược (灌藥), Du Hoạt Điệt (油滑跌), Thích Chủy (剌嘴), Toái Thạch Mai Thân (碎石埋身). Những ai thường hay lừa dối sẽ bị đọa xuống địa ngục này; ngày sinh của ông là 18 tháng 2 âm lịch.
(5) Diêm Ma Vương (閻魔王, Yama-rāja, Yán-mó, còn gọi là Diêm La Vương [閻羅王], Diêm Ma Vương Thiên Tử Bao [閻魔王天子包]), còn gọi là Tối Thánh Diệu Linh Chơn Quân (最聖耀靈眞君), cai quản ngôi điện thứ năm, nguyên trước kia trông coi ngôi điện thứ nhất, nhưng vì đồng tình với tội nhân ở đây, nên bị chuyển xuống đây, do Đông Bắc Phương Thiên Tôn (東北方天尊) hóa thành, sống ở Củ Luân Cung (糾倫宮), chịu trách nhiệm trông coi Khiếu Hoán Địa Ngục (s: Raurava-naraka, 叫喚地獄, địa ngục la hét) và 16 địa ngục nhỏ khác; ngày sinh của ông là mồng 8 tháng giêng âm lịch.
(6) Biện Thành Vương (卞城王, Biàn-chéng, hay Biện Thành Vương Tất [卞城王畢]), còn gọi là Bảo Túc Chiêu Thành Chơn Quân (寶肅昭成眞君), cai quản ngôi điện thứ sáu, do Đông Nam Phương Thiên Tôn (東南方天尊) hóa thành, sống ở Minh Thần Cung (明晨宮), chịu trách nhiệm trông coi Đại Khiếu Hoán Địa Ngục (s: Mahāraurava-naraka, 大叫喚地獄, địa ngục la hét lớn) và Uổng Tử Thành (枉死城, thành chết oan uổng) cũng như 16 địa ngục nhỏ khác như Thường Quỵ Thiết Sa (常跪鐵砂), Thỉ Nê Tẩm Thân (屎泥浸身), Ma Tồi Lưu Huyết (磨摧流血), Kiềm Chủy (鉗嘴), Cát Thận Thử Giảo (割腎鼠咬), Cức Cương Hoàng Toản (棘綱蝗鑽), Đối Đảo Nhục Tương (碓搗肉漿), Liệt Bì Kỵ Lôi (裂皮曁擂), Hàm Hỏa Bế Hầu (銜火閉喉), Tang Hỏa Hồng (桑火烘), Phẩn Ô (糞污), Ngưu Điêu Mã Táo (牛雕馬躁), Phi Khiếu (緋竅), Đầu Thoát Xác (頭脫殼), Yêu Trảm (腰斬), Bác Bì Tuyên Thảo (剝皮揎草). Những ai đã từng chửi mắng trời và hướng về phương Bắc mà tiểu tiện sẽ bị đọa xuống nơi này; ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 3 âm lịch.
(7) Thái Sơn Vương (泰山王, Tài-shān, hay Thái Sơn Vương Đổng [泰山王董]), còn gọi là Thái Sơn Huyền Diệu Chơn Quân (泰山玄妙眞君), cai quản ngôi điện thứ bảy, do Tây Nam Phương Thiên Tôn (西南方天尊) hóa thành, sống ở Thần Hoa Cung (神華宮), chịu trách nhiệm trông coi Nhiệt Não Địa Ngục (s: Tapana-naraka, 熱惱地獄, địa ngục đau khổ vì nóng) và 16 địa ngục nhỏ khác như Tuất Tự Thôn (卹自吞), Liệt Hung (冽胸), Địch Thối Hỏa Bức (笛腿火逼), Quyền Kháng Phát (權抗發), Khuyển Giảo Hĩnh Cốt (犬咬脛骨), Úc Thống Khốc Cẩu (燠痛哭狗), Tắc Đảnh Khai Ngạch (則頂開額), Đảnh Thạch Tồn Thân (頂石蹲身), Đoan Bảo Thượng Hạ Trác Giảo (端鴇上下啄咬), Vụ Bì Trư Tha (務皮豬拖), Điếu Giáp Túc (吊甲足), Bạt Thiệt Xuyên Tai (拔舌穿腮), Trừu Tràng (抽膓), Loa Đạp Miêu Tước (騾踏貓嚼), Lạc Thủ Chỉ (烙手指), Du Phủ Cổn Phanh (油釜滾烹). Những ai chế thuốc từ xương người chết và xa lánh người thân sẽ bị đọa xuống nơi này; ngày sinh của ông là 27 tháng 3 âm lịch.
(8) Đô Thị Vương (都市王, Dōu-shì, hay Đô Chủ Vương Hoàng [都主王黃]), còn gọi là Phi Ma Diễn Hóa Chơn Quân (飛魔演化眞君), cai quản ngôi điện thứ tám, do Thượng Phương Thiên Tôn (上方天尊) hóa thành, sống ở Bích Chơn Cung (碧眞宮), chịu trách nhiệm trông coi Đại Nhiệt Não Địa Ngục (s: Mahātapana-naraka, 大熱惱地獄, địa ngục đau khổ vì nóng lớn) và 16 địa ngục nhỏ như Xa Băng (車崩), Muộn Oa (悶鍋), Toái Quả (碎剮), Khổng Tiểu (孔小), Tiễn Chu (翦朱), Thường Thanh (常圊), Đoạn Chi (斷肢), Chích Tủy (炙髓), Ba Tràng (爬膓), Phần (焚), Khai Sanh (開瞠), Quả Hung (剮胸), Phá Đảnh Khiêu Xỉ (破頂撬齒), Cát (割), Cương Xoa (鋼叉). Ngày sinh của ông là mồng 1 tháng 4 âm lịch.
(9) Bình Đẳng Vương (平等王, Píng-dĕng, hay Đối Đẳng Vương Lục [對等王陸]), còn gọi là Vô Thượng Chánh Độ Chơn Quân (無上正度眞君), cai quản ngôi điện thứ chín, do Tây Bắc Phương Thiên Tôn (西北方天尊) hóa thành, sống ở Thất Phi Cung (七非宮), chịu trách nhiệm trông coi A Tỳ Địa Ngục (s: Avīci-naraka, 阿鼻地獄, tức Địa Ngục Vô Gián) và 16 địa ngục nhỏ khác như Sao Cốt Chước Thân (敲骨灼身), Trừu Cân Lôi Cốt (抽筋擂骨), Nha Thực Tâm Can (鴉食心肝), Cẩu Thực Tràng Phế (狗食膓肺), Thân Tiễn Nhiệt Du (身濺熱油), Não Cô Bạt Thiệt Bạt Xỉ (腦箍拔舌拔齒), Thủ Não Điền (取腦填), Chưng Đầu Quát Não (蒸頭刮腦), Dương Súc Thành Diêm (羊搐成鹽), Mộc Giáp Đảnh (木夾頂), Ma Tâm (磨心), Phí Thang Lâm Thân (沸湯淋身), Hoàng Phong (黃蜂), Hiết Câu (蠍鉤), Nghĩ Chú Ngao Đam (蟻蛀熬眈), Tử Xích Độc Xà Toản (紫赤毒蛇鑽). Ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 4 âm lịch.
(10) Chuyển Luân Vương (轉輪王, Zhuàn-lún, hay Chuyển Luân Vương Tiết [轉輪王薛]), còn gọi là Ngũ Linh Uy Đức Chơn Quân (五靈威德眞君), cai quản ngôi điện thứ mười, do Hạ Phương Thiên Tôn (下方天尊) hóa thành, sống ở Túc Anh Cung (肅英宮); ngày sinh của ông là 17 tháng 4 âm lịch. Ông chuyên trông coi các hồn quỷ được áp giải đến từ các điện khác, phân biệt, quyết định tôi phước nặng nhẹ của tội nhân, phân phát đi khắc các bộ châu, tìm đất và loại để cho vong hồn đầu thai. Ông còn có nhiệm vụ xem xét việc thiện ác của tội nhân để thông tri cho cấp trên, thẩm định thọ mạng ngắn dài cũng như tội phước thay đổi của tội nhân. Quá trình khảo tra rất nghiêm mật, cuối cùng mới cho tội nhân cầu vàng, cầu ngọc, cầu đá, cầu gỗ hay Cầu Nại Hà (奈河橋, Nại Hà Kiều) và tống lên cho đầu thai vào 6 đường. Nếu như ở trên đời làm các việc thiện, khi sanh ra sẽ được trời người kính ngưỡng; sau khi chết đi cũng được quỷ thần cung kính; lúc ấy tự thân Chuyển Luân Vương cũng thân hành dẫn các sứ thần đến nghinh đón. Cho nên dân gian có câu rằng: “Tích thiện chi gia hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia hữu dư ương (積善之家有餘慶、積不善之家有餘殃, Nhà tích lũy việc thiện thì có nhiều điều tốt đẹp, nhà không tích lũy việc thiện thì có nhiều tai ương).”
Từ cuối thời nhà Đường trở đi, tín ngưỡng Thập Điện Diêm Vương trở nên thịnh hành. Thông thường, trong Miếu Thành Hoàng ở các địa phương có thiết lập Diêm Vương Điện (閻王殿) để thờ Thập Điện Diêm Vương. Tại các tự viện Phật Giáo, hai bên phải trái của bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát cũng có thờ Thập Điện Diêm Vương. Tín ngưỡng Thập Điện Diêm Vương cũng được du nhập vào Việt Nam và vẫn còn lưu hành cho đến ngày hôm nay. Như trong các lòng văn sớ dâng cúng cầu siêu, thường có đề cập đến Minh Vương (冥王, tức Diêm Vương), Diêm Ma Thập Điện như: “Tư lâm Đại Tường chi trai tuần, chánh trị khôn phủ đệ thập điện, Chuyển Luân Minh Vương án tiền trình quá (茲臨大祥之齋旬、正値坤府第十殿、轉輪冥王案前呈過, Nay gặp lúc tuần chay dịp Đại Tường, đúng vào điện thứ mười, xin trình trước án Chuyển Luân Minh Vương)”, hay “Cung phụng: Diện Nhiên Đại Sĩ, uy quang khắc đáo ư kim tiêu; Địa Tạng từ tôn, thần lực đại chương ư thử dạ; Diêm Ma Thập Điện, chiếu khai Thập Bát Địa Ngục chi môn; Tả Hữu Phán Quan, thiêu tận ức kiếp luân hồi chi tịch; tỷ Lục Đạo Tứ Sanh chi vi mạng, khô mộc phùng xuân; sử cửu huyền thất tổ chi sảng linh, đồng đăng giác ngạn (恭奉、面燃大士、威光刻到於今霄。地藏慈尊、神力大彰於此夜。閻魔十殿、照開十八地獄之門。左右判官、燒盡億刼輪廻之籍。俾六道四生之微命、枯木逢春。使九玄七祖之爽靈、同登覺岸, Cúi xin: Diện Nhiên Đại Sĩ, ánh sáng oai lực đến đêm nay; Địa Tạng từ bi, thần lực hiển bày vào tối này. Diêm Ma Mười Điện, mở Mười Tám địa ngục cửa tung; Phán Quan phải trái, đốt sạch hồ sơ luân hồi muôn kiếp; cho mạng nhỏ của Bốn Loài Sáu Đường, cây khô gặp xuân; khiến hương linh của cửu huyền thất tổ, cùng lên bờ giác)”, v.v.
(玄壇): có hai nghĩa chính. (1) Chỉ cho tôn xưng Chánh Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái (正一玄壇元帥, hay Kim Long Như Ý Chánh Nhất Long Hổ Huyền Đàn Chơn Quân [金龍如意正一龍虎玄壇眞君]) của Thần Tài Triệu Công Minh (趙公明). Tượng của ông được vẽ đứng đạp trên con hổ đen, nên có tên là Hắc Hổ Huyền Đàn (黑虎玄壇). (2) Chỉ cho các Đạo Quán hay đàn tràng của Đạo Giáo. Như trong bài thơ Nhạc Từ Trai Cung Dạ Túc (岳祠齋宮夜宿) của Nguyên Hảo Vấn (元好問, 1190-1257) nhà Kim có câu: “Huyền đàn triển suy bộ, tợ dục trục u bình (玄壇展衰步、似欲逐幽屛, đàn tràng từng bước xuống, như muốn đuổi ma binh).” Hay trong bài Kỳ Đảo (祈禱) của tác phẩm Hương Nang Ký (香囊記) do Thiệu Xán (邵璨, ?-?) nhà Minh sáng tác, có đoạn: “Vi nhân cốt nhục bệnh thương tâm, đặc quá huyền đàn khải pháp âm (爲因骨肉病傷心、特過玄壇啟法音, nhân vì cốt nhục bệnh thương tâm, mấy bận đàn tràng diễn pháp âm).” Trong Long Hưng Biên Niên Thông Luận (隆興編年通論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1512) quyển 25 cũng có đoạn: “Ư tam điện tu Kim Lục Đạo Tràng, đông thập nguyệt đế hạnh tam điện, thăng Cửu Tiên Huyền Đàn, thân thọ pháp lục (於三殿修金籙道場、冬十月帝幸三殿、昇九仙玄壇、親受法籙, nơi ba ngôi điện tu thiết Đạo Tràng Kim Lục, đến mùa Đông tháng 10, nhà vua [Võ Tông] thân hành đến ba ngôi điện ấy, lên Đàn Tràng Cửu Tiên, chính thức thọ nhận phù chú [trừ tà ma]).”
(s: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā, 六度): tức Lục Ba La Mật (六波羅蜜), Lục Ba La Mật Đa (六波羅蜜多), Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜), còn gọi là Lục Độ Vô Cực (六度無極), Lục Đáo Bỉ Ngạn (六到彼岸). Ba La Mật (s, p: pāramitā, 波羅蜜) dịch là Độ (度), nghĩa là đáo bỉ ngạn (到彼岸, đến bờ bên kia), tức là đạt thành, hoàn thành lý tưởng. Đây là 6 pháp tu hành thật tiễn để thành Phật đạo của vị Bồ Tát, được giải thích rất rõ trong Phật Thuyết Bồ Tát Nội Tập Lục Ba La Mật Kinh (佛說菩薩內習六波羅蜜經, Taishō No. 778), gồm:
(1) Bố Thí Ba La Mật (s, p: dāna-pāramitā, 布施波羅蜜), còn gọi là Thí Ba La Mật (施波羅蜜), Đàn Ba La Mật (檀波羅蜜), Đàn Na Ba La Mật (檀那波羅蜜), Bố Thí Độ Vô Cực (布施度無極); có 3 loại bố thí là Tài Thí (財施, bố thí về tiền tài, vật chất), Pháp Thí (法施, bố thí lời dạy, giáo lý để tu tập và đạt được chân lý) và Vô Úy Thí (無畏施, bố thí sự không sợ hãi, giúp cho mọi người an tâm), để đối trị với sự tham lam, keo kiệt và tiêu trừ sự bần cùng.
(2) Trì Giới Ba La Mật (s: śīla-pāramitā, p: sīla-pāramitā, 持戒波羅蜜), còn gọi là Giới Ba La Mật (戒波羅蜜), Thi La Ba La Mật (尸羅波羅蜜), Giới Độ Vô Cực (戒度無極); giữ gìn giới luật đã lãnh thọ, thường tự tỉnh thức, có thể đối trị ác nghiệp, khiến cho thân tâm thanh tịnh.
(3) Nhẫn Nhục Ba La Mật (s: kṣānti-pāramitā, p: khantī-pāramitā, 忍辱波羅蜜), hay Nhẫn Ba La Mật (忍波羅蜜), Sàn Đề Ba La Mật (孱提波羅蜜), Nhẫn Nhục Độ Vô Cực (忍辱度無極); nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng các sự bức hại, đối trị sân hận, nóng nảy, giúp cho tâm an trú.
(4) Tinh Tấn Ba La Mật (s: vīrya-pāramitā, p: virya-pāramitā, 精進波羅蜜), hay Tấn Ba La Mật (進波羅蜜), Tỳ Lê Da Ba La Mật (毘梨耶波羅蜜), Tinh Tấn Độ Vô Cực (精進度無極), nỗ lực tinh tấn tiến lên, bất khuất, không thối chí; giúp đối trị sự lười biếng, sinh trưởng các pháp lành.
(5) Thiền Định Ba La Mật (s: dhyāna-pāramitā, p: jhāna-pāramitā, 禪定波羅蜜), hay Thiền Ba La Mật (禪波羅蜜), Thiền Na Ba La Mật (禪那波羅蜜), Thiền Độ Vô Cực (禪度無極); nghĩa là tu tập Thiền định, có thể đối trị sự loạn tâm, giúp cho tâm được an định.
(6) Trí Tuệ Ba La Mật (s: prajñā-pāramitā, p: paññā-pāramitā, 智慧波羅蜜), hay Tuệ Ba La Mật (慧波羅蜜), Bát Nhã Ba La Mật (般若波羅蜜), Minh Độ Vô Cực (明度無極).
Sáu pháp này được thuyết đầu tiên trong kinh Bát Nhã và một số kinh điển Đại Thừa khác và được xem như là hạnh lý tưởng của Phật Giáo Đại Thừa. Đặc biệt, căn bản của các hạnh này có trong Bát Nhã Ba La Mật, và hạnh từ bi vốn căn cứ trên cở sở của Bát Nhã là nội dung của Lục Độ. Trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論) có đoạn: “Lục Ba La Mật giả, tức tịnh Lục Căn dã; Hồ danh Ba La Mật, Hán danh Đạt Bỉ Ngạn, dĩ Lục Căn thanh tịnh, bất nhiễm Lục Trần, tức thị độ phiền não hà, chí Bồ Đề ngạn, cố danh Lục Ba La Mật (六波羅蜜者、卽淨六根也、胡名波羅蜜、漢名達彼岸、以六根清淨、不染六塵、卽是度煩惱河、至菩提岸、故名六波羅蜜, Sáu Ba La Mật tức là làm trong sạch Sáu Căn; người Hồ [Ấn Độ] gọi là Ba La Mật, người Hán [Trung Quốc] gọi là đạt đến bờ bên kia; vì Sáu Căn trong sạch, không nhiễm Sáu Trần, tức là qua được sông phiền não, đến bờ Bồ Đề; cho nên có tên là Sáu Ba La Mật).” Hay như trong Duy Tâm Tập (唯心集, CBETA No. 1208) có đoạn: “Nhất cú A Di Đà, vạn thiện đồng đăng; nhất cú A Di Đà, Lục Độ tề hành; nhất cú A Di Đà, tịnh uế trừng thanh; nhất cú A Di Đà, Đông Tây hợp tinh; nhất cú A Di Đà, bao quát cổ kim; nhất cú A Di Đà, hàm cái càn khôn; nhất cú A Di Đà, chứng nhập vô sanh (一句阿彌陀、萬善同登、一句阿彌陀、六度齊行、一句阿彌陀、淨穢澄清、一句阿彌陀、東西合并、一句阿彌陀、包括古今、一句阿彌陀、函蓋乾坤、一句阿彌陀、證入無生, một câu A Di Đà, vạn thiện cùng lên; một câu A Di Đà, Lục Độ cùng hành; một câu A Di Đà, sạch nhớp lắng trong; một câu A Di Đà, Đông Tây hợp lại; một câu A Di Đà, bao quát cổ kim; một câu A Di Đà, trùm khắp càn khôn; một câu A Di Đà, chứng vào vô sanh).”
(六趣): tên gọi khác của Lục Đạo (s: ṣaḍ-gati, 六道), là 6 thế giới trong đó chúng sanh luân hồi lưu chuyển sanh tử do nghiệp nhân thiện ác mình đã từng tạo ra. Như trong Oanh Vũ Kinh (鸚鵡經, Taishō No. 79) có câu: “Phạm Chí tăng thượng mạn, thử chung sanh Lục Thú, kê trư cẩu dã cô, lô noãn Địa Ngục trung (梵志增上慢、此終生六趣、雞豬狗野狐、驢卵地獄中, Phạm Chí tăng thượng mạn, chết rồi sanh Sáu Đường, gà heo chó chồn hoang, trong Địa Ngục trứng lừa).”
(蒙山): tên gọi của một ngọn núi hiện nằm tại Huyện Danh Sơn (名山縣), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), Trung Quốc. Dưới thời nhà Tống có vị tăng người Thiên Trúc (Ấn Độ) tên Bất Động Thượng Sư (不動上師), người đời thường gọi là Cam Lồ Đại Sư (甘露大師) hay Kim Cang Thượng Sư (金剛上師), tinh thông các học vấn của Hiển Giáo cũng như như Mật Giáo, đầu tiên đến nước Tây Hạ (西夏), dừng chân trú tại Hộ Quốc Tự (護國寺), chuyên dịch các kinh điển Mật Giáo. Sau ông chuyển đến Mông Sơn này, dịch lại bản Du Già Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽施食儀軌) của Kim Cang Trí (金剛智), lấy tên là Du Già Diệm Khẩu (瑜伽焰口), hay còn gọi là Tiểu Thí Thực Pháp (小施食法), Cam Lồ Pháp (甘露法), hay Mông Sơn Thí Thực Pháp (蒙山施食法). Đây là nghi thức tụng niệm và hành trì không thể thiếu được trong nhà Phật. Đến thời cận đại này có Hưng Từ Đại Sư (興慈大師) chủ xướng pháp môn Mông Sơn Thí Thực, thêm vào 6 loại khai thị, nên có tên gọi là Đại Mông Sơn Thí Thực. Ảnh hưởng tinh thần đó, sau này Mông Sơn Đức Dị (蒙山德異, 1231-?), vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Minh, có viết cuốn Mông Sơn Hòa Thượng Lục Đạo Phổ Thuyết (蒙山和尚六道普說).
(s: naraka-pāla, 獄卒): chỉ cho hạng lính quỷ trong Địa Ngục; còn gọi là Địa Ngục Tốt (地獄卒), Na Lạc Già Tốt (那洛迦卒). Trong cõi Địa Ngục, họ thường hiện thân hình quái dị, đáng sợ như đầu trâu, mặt ngựa, v.v., thường bức bách, la mắng tội nhân. Trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 16 có đoạn: “Ác La Sát, ngục tốt, tác chủng chủng hình, ngưu, mã, trư, dương, chương, lộc, hồ, cẩu, hổ, lang, sư tử, lục bác, đại điểu, điêu thứu, thuần điểu, tác thử chủng chủng chư điểu thú đầu, nhi lai thôn đạm, giảo khiết, niết xế tội nhân (惡羅剎、獄卒、作種種形、牛、馬、豬、羊、獐、鹿、狐、狗、虎、狼、師子、六駮、大鳥、鵰鷲、鶉鳥、作此種種諸鳥獸頭、而來吞噉、齩嚙、䶩掣罪人, ác La Sát, lính ngục, hiện các loại hình, trâu, ngựa, heo, dê, hươu, nai, chồn, chó, hổ, sói, sư tử, lục bác [loại như ngựa], chim lớn, kên kên, chim cút, hiện các loại đầu chim thú, mà đến nhai nuốt, cắn xé, kéo giựt tội nhân).” Về vấn đề ngục tốt có phải là hữu tình hay không, có nhiều thuyết khác nhau. Duy Thức Nhị Thập Luận Thuật Ký (唯識二十論述記, Taishō Vol. 43, No. 1834) quyển Thượng cho biết rằng trong các bộ phái, Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部), Chánh Lượng Bộ (s: Sammatīya, p: Sammitiya, 正量部) chủ trương ngục tốt thật sự là hữu tình; trong khi đó, Tát Bà Đa Bộ (s: Sarvāstivāda, 薩婆多部), Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), v.v., lại cho là không phải. Trong Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) quyển 7, Thiên Lục Đạo (六道篇), Địa Ngục Bộ (地獄部), có đoạn: “Đồng trụ biến sắc vĩnh thụ pháp tràng, thiết võng cải hình phương khai Tịnh Độ, ngưu đầu trịch đao cánh thọ Tam Quy, ngục tốt khí tiên hoàn trì Ngũ Giới (銅柱變色永豎法幢、鐵網改形方開淨土、牛頭擲刃更受三歸、獄卒棄鞭還持五戒, trụ đồng đổi màu mãi dựng cờ pháp, lưới sắt thay hình mở ra Tịnh Độ, đầu trâu ném đao lại thọ Tam Quy, lính ngục bỏ roi hành trì Năm Giới).”
(放生): Phóng Sanh là một hành vi có tâm thương yêu, nhân từ, biết thông cảm cho nỗi khổ bị giam cầm, bắt bớ của các loài động vật; có nghĩa là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của sinh vật khác. Nguyên lai, Trung Quốc đã có quan niệm truyền thống cho rằng Trời có đức háo sinh (muốn sống, ham sống). Lập cước trên tinh thần từ bi, cứu nhân độ thế, Phật Giáo lại càng nêu cao và tôn trọng tinh thần Phóng Sanh. Trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 13 có nhấn mạnh rằng: “Chư dư tội trung, sát tội tối trọng; chư công đức trung, bất sát đệ nhất (諸餘罪中、殺罪最重、諸功德中、不殺第一, trong các tội lỗi, tội giết là nặng nhất; trong các công đức, không giết là số một).” Cho nên, không sát sanh cũng như Phóng Sanh là phương pháp hữu hiệu để nuôi dưỡng và làm tăng trưởng tâm từ bi. Phạm Võng Kinh (梵網經, Taishō Vol. 24, No. 1484) quyển 2 nhấn mạnh rằng: “Nhược Phật tử, dĩ từ tâm cố hành phóng sanh nghiệp, nhất thiết nam tử thị ngã phụ, nhất thiết nữ nhân thị ngã mẫu; ngã sanh sanh vô bất tùng chi thọ sanh; cố Lục Đạo chúng sanh giai thị ngã ngã phụ mẫu, nhi sát nhi thực giả, tức sát ngã phụ mẫu diệc sát ngã cố thân; nhất thiết địa thủy thị ngã tiên thân, nhất thiết hỏa phong thị ngã bản thể; cố thường hành phóng sanh, sanh sanh thọ sanh thường trú chi pháp, giáo nhân phóng sanh; nhược kiến thế nhân sát súc sanh thời, ưng phương tiện cứu hộ giải kỳ khổ nạn (若佛子、以慈心故行放生業、一切男子是我父、一切女人是我母、我生生無不從之受生、故六道眾生皆是我父母、而殺而食者、卽殺我父母亦殺我故身、一切地水是我先身、一切火風是我本體、故常行放生、生生受生常住之法、敎人放生、若見世人殺畜生時、應方便救護解其苦難, nếu Phật tử, vì lấy từ tâm mà thực hành nghiệp phóng sanh, hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta; ta đời đời không theo đó mà thọ sanh; cho nên sáu đường chúng sanh đều là cha mẹ của ta; nếu giết nếu ăn thịt họ, tức là giết cha mẹ ta cũng như giết thân trước kia của ta; hết thảy đất nước là thân trước kia của ta, hết thảy gió lửa là bản thể của ta; cho nên thường thực hành phóng sanh, đời đời thọ sanh pháp thường trú, chỉ cho người phóng sanh; nếu khi thấy người đời giết sinh vật nuôi, nên phương tiện cứu giúp để giải mở khổ nạn của con vật ấy).” Đại Thừa Đại Tập Đia Tạng Thập Luân Kinh (大乘大集地藏十輪經, Taishō Vol. 13, No. 411) có nêu một số công đức của việc Phóng Sanh như:
(1) Được sống lâu,
(2) Tâm từ bi tự nhiên sanh khởi,
(3) Chư thiện thần là bạn,
(4) Các động vật đều nhận là thân thuộc,
(5) Có vô lượng công đức,
(6) Mọi người cung kính,
(7) Không bệnh hoạn, không nguy hại,
(8) Vui vẻ và mãi được hạnh phúc,
(9) Đời đời kiếp kiếp thường kính tin công hạnh của chư Phật,
(10) Không rời Tam Bảo,
(11) Cuối cùng chứng quả vô thượng bồ đề,
(12) Vãng sanh về cõi Tịnh Độ.
Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục Tục Biên (淨土聖賢錄續編, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1550) quyển 4, phần Vãng Sanh Nữ Nhân Đệ Lục (往生女人第六) có kể câu chuyện Điền Bà (田婆): “Điền Bà, Thái Châu dã điền trang nhân, phu phụ câu tín Tam Bảo, tạo tượng phóng sanh, trai tăng bố thí; kỳ phu nhật tụng Pháp Hoa Kinh, bà độc niệm Phật, như thị nhị thập dư niên (田婆、泰州野田莊人、夫婦俱信三寶、造像放生、齋僧布施、其夫日誦法華經、婆獨念佛、如是二十餘年, Điền Bà, người nhà nông quê ở Thái Châu, cả chồng vợ đều tin vào Tam Bảo, làm tượng, phóng sanh, trai tăng và bố thí; chồng bà hằng ngày tụng Kinh Pháp Hoa, riêng bà chỉ có niệm Phật, như vậy hơn hai mươi năm).” Hay như trong Cư Sĩ Truyện (居士傳, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 88, No. 1646) quyển 16, Truyện Nhan Thanh Thần Vi Thành Võ (顏清臣韋城武傳) có đoạn: “Thời Túc Tông chiếu thiên hạ lập Phóng Sanh Trì, Thanh Thần vi lập bi, ca tụng chúa đức, trợ tuyên Phật hóa (時肅宗詔天下立放生池、清臣爲立碑、歌誦主德、助宣佛化, lúc bấy giờ vua Túc Tông [tại vị 756-762] nhà Đường hạ chiếu khắp thiên hạ cho lập Hồ Phóng Sanh, Nhan Thanh Thần vì vậy lập bia, ca tụng đức của nhà vua, giúp tuyên diễn Phật pháp).” Trong Tịnh Độ Tư Lượng Toàn Tập (淨土資糧全集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1162) quyển 4 có đề cập câu chuyện nhờ thực hành hạnh phóng sanh mà sau khi chết được sanh lên cõi Trời: “Trương Đề Hình thường nghệ đồ gia dĩ tiền thục vật phóng chi; hậu lâm chung, ngữ gia nhân vân, ngô dĩ phóng sanh cố, Thiên Cung lai nghênh, đương thượng sanh hĩ, an nhiên nhi thệ (張提刑常詣屠家以錢贖物放之、後臨終、語家人云、吾以放生故、天宮來迎、當上生矣、安然而逝, Trương Đề Hình thường đến nhà đồ tể lấy tiền mua chuộc con vật rồi thả chúng đi; về sau khi lâm chung, ông bảo với người nhà rằng ta nhờ có phóng sanh, nên cung Trời đến đón đi, sẽ sanh lên cõi trên, rồi an nhiên mà ra đi).”
(十界): 10 loại thế giới mê và ngộ, gồm:
(1) Địa Ngục Giới (地獄界, thế giới Địa Ngục),
(2) Ngạ Quỷ Giới (餓鬼界, thế giới Ngạ Quỷ),
(3) Súc Sanh Giới (畜生界, thế giới Súc Sanh) hay Bàng Sanh Giới (傍生界),
(4) Tu La Giới (修羅界, thế giới A Tu La),
(5) Nhân Gian Giới (人界, thế giới con người),
(6) Thiên Thượng Giới (天上界, thế giới trên trời),
(7) Thanh Văn Giới (聲聞界, thế giới Thanh Văn),
(8) Duyên Giác Giới (緣覺界, thế giới Duyên Giác),
(9) Bồ Tát Giới (菩薩界, thế giới Bồ Tát) và
(10) Phật Giới (佛界, thế giới Phật).
Trong đó, 6 thế giới đầu là cõi mê muội của hàng phàm phu, hay còn gọi là thế giới luân hồi của Lục Đạo; 4 thế giới sau là cõi giác ngộ của bậc Thánh; cho nên 10 thế giới này được gọi là Lục Phàm Tứ Thánh (六凡四聖, sáu cõi phàm và bốn cõi thánh). Hay 9 cõi đầu là nhân và cõi cuối cùng là quả, nên có tên gọi là Cửu Nhân Nhất Quả (九因一果, chín cõi nhân một cõi quả). Hơn nữa, Mật Giáo lấy Ngũ Phàm Ngũ Thánh (五凡五聖) làm Mười Pháp Giới (十法界). Ngũ Phàm là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Người, A Tu La, và Trời. Ngũ Thánh gồm Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Quyền Phật (權佛) và Thật Phật (實佛). Trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰蕅益大師宗論) quyển 4, phần Diệu An Thuyết (妙安說) có đoạn: “Phù tâm tuy tùy duyên cụ thành Thập Giới, kỳ tánh nhưng phi Thập Giới, do hỏa tùy duyên cụ hữu hương xú, kỳ tánh nhưng phi hương xú dã (夫心雖隨緣具成十界、其性仍非十界、猶火隨緣具有香臭、其性仍非香臭也, phàm tâm tuy tùy duyên hình thành đầu đủ Mười Giới, nhưng tánh của nó không phải là Mười Giới, giống như lửa tùy duyen có đầy đủ thơm thối, nhưng tánh của nó không có thơm thối vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.44.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập