Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Long Vương »»
(呪): ngôn ngữ bí mật có năng lực linh ứng đặc biệt, không thể lấy ngôn ngữ bình thường để giải thích được, là câu văn bí mật dùng xướng tụng trong khi cầu nguyện, còn gọi là thần chú (神呪), mật chú (密呪), chơn ngôn (眞言). Nguyên lai từ chú (呪) là chúc (祝), là mật ngữ dùng tụng niệm hướng về chư vị thần linh cầu đảo, tuyên cáo khiến cho kẻ oán địch bị tai họa, hay mong muốn tiêu trừ ách nạn, cầu mong được lợi ích. Trong kinh Phệ Đà (吠陀) xưa của Ấn Độ đã có chú thuật rồi. Theo quyển 14 Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) cho biết rằng đức Thích Tôn đã từng bài bác vấn đề chú thuật; tuy nhiên, quyển 9 của kinh này có đề cập việc đức Phật thuyết Chú Hộ Thân (s: parītta, p: paritta, parittā, còn gọi là Hộ Chú [護呪], Hộ Kinh [護經], Chú Văn [呪文]) trị rắn độc, cho nên chúng ta biết rõ rằng chú thuật đã được phổ biến ở Ấn Độ từ xa xưa và sau này Phật Giáo cũng có dùng đến. Các kinh điển thuộc giáo phái Đại Thừa Hiển Giáo như Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Bảo Tích (寶積), Đại Tập (大集), Kim Quang Minh (金光明), Lăng Già (楞伽), v.v., đều có Phẩm Đà La Ni (陀羅尼品) nêu rõ những câu thần chú. Đặc biệt Mật Giáo rất chú trọng đến mật chú, cho rằng chú là biểu thị cho “pháp nhĩ thường nhiên (法爾常然, pháp vốn thường như vậy)”; cho nên nếu tụng đọc, quán tưởng mật chú, hành giả có thể được lợi ích thành Phật. Thần chú được thuyết trong các kinh điển thì nhiều vô cùng, tỷ dụ như Thủy Hỏa Chú (水火呪), An Trạch Phù Chú (安宅符呪), Sát Lợi Chú (刹利呪), v.v., trong A Ma Trú Kinh (阿摩晝經) thuộc quyển 13 hay Phạm Động Kinh (梵動經) trong quyển 14 của Trường A Hàm (長阿含). Trong Tứ Phần Luật (四分律) quyển 27, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 46, v.v., có các chú trị bệnh trùng trong ruột, chú hàng phục ngoại đạo, v.v. Hay một số chú khác như Bà La Môn Chú (婆羅門呪), Thủ Đà La Thần Chú (首陀羅神呪), Đại Phạm Thiên Vương Bà Tỳ La Chú (大梵天王婆毘羅呪), v.v., trong phẩm Chúng Tướng Vấn (眾相問) của Ma Đăng Già Kinh (摩登伽經) quyển thượng, v.v. Ngoài ra, trong quyển 4 của Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có Quán Đảnh Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ Kheo Chú Kinh (觀頂七萬二天神王護比丘呪經), Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thần Chú (摩訶般若波羅蜜神呪), Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh (十八龍王神呪), Chú Củ Xỉ (呪齲齒), Thập Nhị Nhân Duyên Kết Lũ Thần Chú (十二因緣結縷神呪), Uy Đức Đà La Thần Chú (威德陀羅神呪), v.v., mỗi thứ 1 quyển. Thần chú có 2 loại lành và dữ. Loại thần chú lành thường được dùng để chữa bệnh hay hộ thân; thần chú dữ dùng để bùa yểm người khác, khiến cho họ bị tai họa. Trong Phẩm Phổ Môn thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh (法華經), quyển 57 của Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經), quyển 4 của Thập Địa Kinh (十地經), v.v., có đề cập đến loại thần chú dữ này. Đức Thế Tôn cấm chỉ hàng đệ tử tu tập chú thuật, sử dụng nó để mưu sinh, mà chỉ cho phép dùng chú để trị bệnh hay hộ thân mà thôi. Thông thường từ mantra được dịch là chú (呪). Hiện tồn bản tiếng Sanskrit của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), Đà La Ni Nhập Lăng Già Kinh (陀羅尼入楞伽經) có xuất hiện từ mantra này. Thế nhưng, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙) quyển 11 lại dịch từ Pāli vijjāmayā là chú. Trong Phẩm Đà La Ni thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh dịch từ Sanskrit dhārāṇī là chú. Từ đó, chúng ta thấy rằng từ Hán dịch chú có nhiều nguyên ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, dhārāṇī còn có nghĩa là tổng trì (總持), vidya (p: vijjā) là minh (明), thuật (術), mantra là chơn ngôn. Nghĩa các từ tuy có khác nhau nhưng đã được dùng lẫn lộn nhau. Có khá nhiều vị tăng ngoại quốc truyền Phật Giáo đầu tiên đến Trung Quốc rất sở trường về chú thuật, như trường hợp Đàm Vô Sấm (曇無讖) được xem như là Đại Chú Sư. Đạo Giáo Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu lưu hành chú thuật. Trong Đăng Thiệp Thiên (登涉篇) thuộc quyển 4 của Bảo Bốc Tử Nội Thiên (抱朴子) có phần Lục Giáp Bí Chú (六甲祕呪), có khả năng khiến cho người trong chiến trận không bị tử thương. Hay trong Thái Thượng Tử Vi Trung Thiên Thất Nguyên Chân Kinh (太上紫微中天七元眞經, Đạo Giáo quyển 1055) có Bắc Đẩu Thất Tinh Chú (北斗七星呪), Cơ Tinh Chân Nhân Chân Quân Bảo Mạng Chú (機星眞人眞君保命呪), v.v. Hơn nữa, trong Thái Thượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thuyết Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu Thánh Mẫu Khổng Tước Minh Vương Kinh (太上元始天尊說寶月光皇后聖母孔雀明王經, Đạo Giáo quyển 1058) có Bí Mật Khu Tà Phân Quỷ Nhân Đạo Chú (祕密驅邪分鬼人道呪), v.v., tất cả đều có pha lẫn Phạn ngữ. Cũng giống như vậy, các kinh điển Phật Giáo như Quán Đảnh Kinh (灌頂經), Thích Ma Ha Diên Luận (釋摩訶衍論) quyển 9 có nêu rõ các loại thần chú, Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh (穢跡金剛禁百變法經) thì đề cập đến những loại phù chú, ấn pháp. Tất cả đều có ảnh hưởng đến kinh điển Đạo Giáo. Ngoài ra, Mật Giáo của Nhật Bản cũng sử dụng rất nhiều mật chú.
(荻生徂徠, Ogyū Sorai, 1666-1728): Nho gia và là Tổ của Học Phái Cổ Văn Từ, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; tên là Song Tùng (雙松); tự Mậu Khanh (茂卿); thông xưng là Vật Hữu Vệ Môn (惣右衛門); hiệu Tồ Lai (徂徠); xuất thân vùng Giang Hộ. Vì thân phụ ông, Phương Am (方庵)—thị y cho Quán Lâm Hầu (館林候, sau này là Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát [德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi]), đắc tội nên ông theo cha lên sống ở vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa). Vào năm 1690 (Nguyên Lộc [元祿] 3), ông trở về lại Giang Hộ. Ông viết cuốn Dịch Văn Thuyền Đế (譯文筌蹄), nghiên cứu rất rõ ràng về cách đọc âm Kun của chữ Hán, nên thanh danh bắt đầu nổi dậy. Năm 1696 (Nguyên Lộc 9), ông phục vụ cho Liễu Trạch Cát Bảo (柳澤吉保), rồi cảm xúc trước thi văn của Lý Phàn Long Vương Thế Trinh (李攀龍王世貞) nhà Minh, ông chủ xướng ra Cổ Văn Từ Học (古文辭學). Khi Cương Cát qua đời và Cát Bảo lui về ẩn cư, ông rời khỏi Phiên và khai sáng trường dạy tư Gia Thục Huyên Viên (家塾萱園) tại Mao Trường Đinh (茅塲町, Kayaba-chō), Nhật Bản Kiều (日本橋, Nihonbashi); rồi hình thành nên một dòng phái là Huyên Viên Học Phái (萱園學派). Năm 1714 (Chánh Đức [正德] 4), ông cho san hành cuốn Huyên Viên Tùy Bút (萱園隨筆), phê phán Cổ Nghĩa Học Phái (古義學派) của Y Đằng Nhân Trai (伊藤仁齋) vốn lấy bộ Luận Ngữ (論語) làm trung tâm, và chủ trương Cổ Học kiểu mới, làm cơ sở lý giải chính xác Lục Kinh (六經) theo phương pháp của Cổ Văn Từ Học để làm sáng tỏ con đường của chư vị Thánh hiền xưa. Ông lấy hệ thống văn hóa đồ sộ của Trung Quốc cổ đại làm chỉ tiêu cho con đường của chư vị tiền vương, mà phê phán những ngôn thuyết của hàng Nho gia hậu thế. Biện Đạo (辨道), Biện Danh (辨名) là hai tác phẩm của ông, đã làm sáng tỏ khái niệm cơ bản về Đạo, Đức, Nhân, v.v., từ lập trường của ông. Hơn nữa, ông còn trước tác cuốn Luận Ngữ Trưng (論語徵) với lối chú thích độc đáo, rồi cống hiến bản Chính Đàm (政談) thể theo sự tư vấn của Tướng Quân Cát Tông. Chính ông đã tạo uy thế mạnh mẽ cho Huyên Viên Học Phái ở Giang Hộ, đối xứng với Cổ Nghĩa Học Phái ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Thái Tể Xuân Đài (太宰春台), Phục Bộ Nam Quách (服部南郭), Sơn Tỉnh Côn Luân (山井崑崙), An Đằng Đông Dã (安藤東野), v.v. Tư thế phục cổ của ông đã tạo ảnh hưởng lớn cho nền Quốc Học đương thời, và đương nhiên dẫn đến những phản bác về chủ thuyết của Tồ Lai. Bên cạnh các trước tác nêu trên, còn có một số tác phẩm khác của ông như Nam Lưu Biệt Chí (南留別志), v.v.
(護法): bảo hộ, hộ trì chánh pháp. Tương truyền đức Phật từng phái 4 vị Đại Thanh Văn, 16 vị A La Hán (阿羅漢) đến để hộ trì Phật pháp. Bên cạnh đó, lại có Phạm Thiên (梵天), Đế Thích Thiên (帝釋天), Tứ Thiên Vương (四天王, 4 Thiên Vương), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將, 12 Thần Tướng), 28 bộ chúng, 13 phiên thần, 36 thần vương, 18 thiện thần chốn Già Lam, Long Vương, quỷ thần, v.v., nhân nghe đức Phật thuyết pháp mà thệ nguyện hộ trì Phật pháp. Những vị này được gọi là Thần Hộ Pháp, hay Hộ Pháp Thiện Thần (護法善神). Ngoài ra, các bậc đế vương, đàn việt, Phật tử đều là những người hộ pháp đắc lực. Trong số các Thần Hộ Pháp, có vị là thiện thần, nhưng cũng có vị là hung thần, ác thần. Họ có trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, đầy đủ 4 công đức độ đời là làm cho tiêu trừ mọi tai họa, làm tăng trưởng ích lợi, tạo sự kính mến thương yêu, và hàng phục. Đặc biệt, Quan Vũ (關羽, tức Quan Thánh Đế Quân [關聖帝君]) cũng trở thành Thần Hộ Pháp, sau khi được Trí Khải Đại Sư (智顗大師, 538-397) dùng pháp Phật làm cho siêu độ và thoát khỏi thân quỷ.
(香齋): từ mỹ xưng của cỗ chay thanh tịnh, ngát hương thành kính, nhất tâm cúng dường. Như trong Du Già Diệm Khẩu Chú Tập Toản Yếu Nghi Quỹ (瑜伽燄口註集纂要儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1084) quyển 1 có bài tán: “Cát tường hội khải, Cam Lộ môn khai, cô hồn Phật tử giáng lâm lai, văn pháp phó hương trai, huýnh thoát luân hồi, u ám nhất thời khai (吉祥會啟、甘露門開、孤魂佛子降臨來、聞法赴香齋、迥脫輪回、幽暗一時開, cát tường hội mở, Cam Lộ cửa bày, cô hồn Phật tử giáng xuống đây, nghe pháp dự cỗ chay, mãi thoát luân hồi, u ám tỏa sáng khai).” Hay trong Tức Hưu Khế Liễu Thiền Sư Thập Di Tập (卽休契了禪師拾遺集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1408) có bài Đề Long Vương Thỉnh La Hán Trai Đồ (題龍王請羅漢齋圖) rằng: “Long Vương cung lí bão hương trai, độ thủy xuyên vân phí vãng lai, hà tợ lăng hư chấn Kim Tích, triêu du Nam Nhạc mộ Thiên Thai (龍王宮裏飽香齋、渡水穿雲費往來、何似凌虛振金錫、朝遊南嶽暮天台, trong cung Long Vương no cỗ chay, vượt nước xuyên mây nhọc đến đây, sao giống lướt không chấn Tích Trượng, sáng chơi Nam Nhạc tối Thiên Thai).”
(玄文): có mấy nghĩa khác nhau.
(1) Chỉ cho loại hoa văn có màu đen huyền. Như trong Sở Từ (楚辭), chương 9, phần Hoài Sa (懷沙) có câu: “Huyền văn xử u hề, mông tẩu vị chi bất chương (玄文處幽兮、矇瞍謂之不章, hoa văn đen chỗ tối chừ, mắt mờ bảo chẳng thấy rõ).” Nhà ngôn ngữ học Khương Lượng Phu (姜亮夫, 1902-1995) chú thích rằng: “Huyền văn, hắc văn dã (玄文、黑文也, huyền văn là hoa văn màu đen).”
(2) Chỉ cho chiếu lịnh hay Thánh chỉ của triều đình. Như trong bài Tiêu Bái Thái Úy Dương Châu Mục Biểu (蕭拜太尉揚州牧表) của Giang Yêm (江淹, 444-505) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Huyền văn ký giáng, điêu điệp tăng huy (玄文旣降,雕牒增輝, chiếu chỉ ban xuống, điệp khắc rạng ngời).”
(3) Chỉ cho văn từ thâm áo. Như trong bài Vị Long Tuyền Tự Mộ Tạo Tàng Kinh Lâu Khải (爲龍泉寺募造藏經樓啟) của Củng Tự Trân (龔自珍, 1792-1841) nhà Thanh có đoạn rằng: “Minh chi sĩ đại phu, tịch thừa bình chi thanh hà, vãng vãng thám bí điển, vấn huyền văn, Chi Na thạnh hữu thuật tác (明之士大夫、席承平之清暇、往往探祕典、問玄文、支那盛有述作, các nhà sĩ đại phu nhà Minh, nhân những lúc nhàn rỗi thời thái bình, học hỏi văn từ thâm áo, nên Trung Hoa có rất nhiều trước tác).” Trong Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (修華嚴奧旨妄盡還源觀, Taishō Vol. 45, No. 1876) có đoạn: “Bị Tam Tạng chi huyền văn, bằng Ngũ Thừa chi diệu chỉ, phồn từ tất tước, khuyết nghĩa phục toàn (備三藏之玄文、憑五乘之妙旨、繁辭必削、缺義復全, đủ Ba Tạng ấy huyền văn, nương Năm Thừa ý diệu, từ nhiều bỏ bớt, nghĩa thiếu lại tròn).” Hay trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 2 cũng có đoạn rằng: “Đại Giác di ngôn, quần sanh pháp lạc, thậm thâm áo nghĩa, bí mật huyền văn, Long Vương kính nhi hải tạng thu, Đế Thích khâm nhi thiên thần phủng (大覺遺言、群生法樂、甚深奧義、秘密玄文、龍王敬而海藏收、帝釋欽而天神捧, đấng Đại Giác dặn dò, chúng sanh hưởng pháp lạc, thâm sâu áo nghĩa, bí mật huyền văn, Long Vương kính trọng mà biển cả thu giữ, Đế Thích khâm phục mà thiên thần trân trọng).”
(s, p: nāga, 龍): rồng, âm dịch là Nẵng Nga (曩誐), Na Già (那伽), tên gọi của một trong 8 bộ chúng hộ trì Phật pháp. Trong thần thoại Ấn Độ, đây là động vật không tưởng thần cách hóa loài rắn; loại có uy đức gọi là Long Vương (龍王) hay Long Thần (龍神). Tương truyền loài này sống trong biển lớn, có ma lực có thể kêu mây và làm mưa gió. Trong thánh điển Phật Giáo có đề cập nhiều đến loài này, tỷ dụ như trong Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Kinh (佛母大孔雀明王經) có nêu lên hơn 160 tên loài rồng này. Trong truyền thuyết về đức Phật kể lại chuyện khi ngài giáng sanh, có hai con rồng rưới nước thanh tịnh lên mình ngài; khi thành đạo thì con rồng đã bảo vệ, che chở thân ngài trong 7 ngày mưa bão; đức Phật đã từng chữa bệnh cho con rồng mù và hàng phục loài độc long, v.v. Trong Pháp Hoa Kinh (法華經) cho biết rằng 8 vị Long Vương lớn đến nghe đức Phật thuyết pháp; hay như trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của kinh này có câu chuyện vị long nữ 8 tuổi thành Phật. Trú xứ của rồng được gọi là Long Cung (龍宮), nằm sâu dưới lòng đáy biển, được trang hoàng lộng lẫy và của báu chất đầy như núi. Nó là vị hộ pháp của Đại Thừa Phật Giáo. Đối với Mật Giáo, đồ hình Thai Tạng Mạn Trà La (胎藏曼茶羅) có 2 vị Long Vương đại diện cho Nan Đà (難陀) và Ô Ba Nan Đà (烏波難陀), có quan hệ rất sâu với pháp cầu mưa. Câu chuyện Thiện Nữ Long Vương (善女龍王) xuất hiện trong khi Không Hải (空海, Kūkai) đang tu luyện pháp tại Thần Tuyền Uyển (神泉苑) là rất nổi tiếng.
(龍女): nguyên là con gái của Long Vương Bà Kiệt La (s: Sāgara, 娑竭羅), là thị giả cho Bồ Tát Quán Thế Âm, thường xuyên hầu hạ hai bên Bồ Tát với Thiện Tài Đồng Tử. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) thứ 12 của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 4 cho biết rằng năm lên 8 tuổi Long Nữ đã thành thục căn lành, lên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山), dâng hạt châu báu cúng dường đức Phật, trãi qua mọi chất vấn của Tôn Giả Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗) và hiện tướng thành Phật tại Hội Pháp Hoa. Long Nữ thể hiện tánh từ bi của Phật Giáo, thường phụ tá Bồ Tát Quán Thế Âm cứu độ chúng sanh trong Sáu Đường; thị hiện thân tiểu đồng nữ, giống như Thiện Tài. Dân gian cho rằng Long Nữ là rắn hóa thành rồng, nhưng thật sự không phải như vậy. Trong đồ hình Quán Âm, có hình tiên nữ tuyệt đẹp đứng hầu bên Bồ Tát, chính là Long Nữ. Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ được gọi chung là Kim Đồng Ngọc Nữ (金童玉女). Trong Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận Giản Yếu (華嚴經合論簡要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 4, No. 225) quyển 2 có câu rằng: “Tiệm tiệm dẫn chí Long Nữ Thiện Tài, nhất niệm chi trung đắc thành Phật giả (漸漸引至龍女善財、一念之中得成佛者, dần dần dẫn đến Long Nữ Thiện Tài, chỉ trong một niệm chứng đắc thành Phật).” Hay trong Pháp Hoa Kinh Đại Ý (法華經大意, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 609) quyển 1 lại có đoạn: “Đốn kiến cổ Phật toàn thân, quán Long Nữ chi hiến châu, tật vãng Vô Cấu thế giới, hà sa chi giới bất cách (頓見古佛全身、觀龍女之獻珠、疾往無垢世界、河沙之界不隔, chợt thấy cổ Phật toàn than, quán thấy Long Nữ dâng châu, nhanh qua thế giới Vô Cấu, hà sa cõi nước không cách).”
(s, p: nāga, 龍神): còn gọi là Long Vương (龍王), một trong 8 bộ chúng, thủ lãnh của rồng. Thông thường người ta cho rằng rồng sống dưới nước, có hình dáng con rắn, thuộc loại quỷ (hay có thuyết cho là thuộc loại súc sanh), có thần lực kêu mây làm mưa, cũng là hộ pháp đắc lực cho Phật pháp. Trong kinh điển Phật Giáo có khá nhiều câu chuyện liên quan đến rồng và có đủ loại hình tượng Long Vương khác nhau. Phạn ngữ nāga là từ thần cách hóa của loài rắn (mãng xà).
(s, p: maṇi, 摩尼): còn gọi là Mạt Ni (末尼), ý dịch là châu (珠), bảo châu (寳珠), Ma Ni Châu (摩尼珠), v.v. Ma Ni là tên gọi chung của loại ngọc cũng như đá quý. Trong kinh điển Phật Giáo cũng thỉnh thoảng có đề cập đến từ Ma Ni này để ám chỉ công lực bất khả tư nghì. Trên đỉnh đầu của Long Vương có tàng chứa loại bảo châu này, và Ma Ni cũng được liệt vào một trong 7 loại báu của Chuyển Luân Thánh Vương. Đặc biệt Như Ý Bảo Châu (s: cintā- maṇi, 如意寳珠), âm dịch là Chân Đà Ma Ni (眞陀摩尼), Chấn Đa Ma Ni (振多摩尼、震多摩尼); ý dịch là Như Ý Bảo (如意寶), Như Ý Châu (如意珠), Như Ý Ma Ni (如意摩尼), Ma Ni Bảo Châu (摩尼寳珠), Mạt Ni Bảo (末尼寶), Vô Giá Bảo Châu (無價寶珠); là một loại ngọc có rất nhiều công lực như làm lành ác bệnh, tiêu trừ nọc độc của rắn, làm cho nước đục thành trong, v.v. Bên cạnh đó, Bồ Tát Quan Âm Ngàn Tay thường cầm trên tay phải là Nhật Tinh Ma Ni (日精摩尼, hay còn gọi là Nhật Ma Ni [日摩尼]). Tương truyền rằng nếu người mù cầu nguyện ngọc Ma Ni này thì sẽ được sáng mắt. Tay trái của Bồ Tát là Nguyệt Tinh Ma Ni (月精摩尼, hay Nguyệt Quang Ma Ni [月光摩尼], Minh Nguyệt Ma Ni [明月摩尼], Minh Nguyệt Chân Châu [明月眞珠], Nguyệt Ái Châu [月愛珠]); có thể tiêu trừ sự bức não của con người, làm cho mát mẻ. Trong A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 102 có nêu ra 5 loại Ma Ni như Quang Minh Mạt Ni (光明末尼), Thanh Thủy Mạt Ni (清水末尼), Phương Đẳng Mạt Ni (方等末尼), Vô Giá Mạt Ni (無價末尼), Như Ý Châu (如意珠). Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴, Taishō Vol. 9, No. 278) quyển 47 có liệt kê một số ngọc Ma Ni khác như Thanh Lưu Ly Ma Ni (青琉璃摩尼), Dạ Quang Ma Ni (夜光摩尼), Nhật Tạng Ma Ni (日藏摩尼), Nguyệt Tràng Ma Ni (月幢摩尼), Diệu Tạng Ma Ni (妙藏摩尼), Đại Đăng Ma Ni (大燈摩尼), v.v. Tại bảo tháp của Sư Bà Diên Trường, Chùa Trúc Lâm Huế, có câu đối: “Thạch tàng Xá Lợi nan danh tướng, châu hiện Ma Ni trạm sắc không (石藏舍利難名相、珠現摩尼湛色空, đá tàng Xá Lợi đâu danh tướng, ngọc hiện Ma Ni sạch sắc không).”
(s: maṇi, 摩尼): Hán dịch là Bảo Châu (寳珠), Ma Ni Châu (摩尼珠), hay Ma Ni Bảo Châu (摩尼寳珠), v.v. Ma Ni là tên gọi chung của loại ngọc cũng như đá quý. Trong kinh điển Phật Giáo cũng thỉnh thoảng có đề cập đến từ Ma Ni này để ám chỉ công lực bất khả tư nghì. Trên đỉnh đầu của Long Vương có tàng chứa loại bảo châu này, và Ma Ni cũng được liệt vào một trong 7 loại báu của Chuyển Luân Thánh Vương. Đặc biệt Như Ý Bảo Châu (s: cintā-maṇi, 如意寳珠) là một loại ngọc có rất nhiều công lực như làm lành ác bệnh, tiêu trừ nọc độc của rắn, làm cho nước đục thành trong, v.v. Bên cạnh đó, Nhật Tinh Ma Ni (日精摩尼, hay còn gọi là Nhật Ma Ni) là vật mà Bồ Tát Quan Âm Ngàn Tay thường cầm trên tay, và tương truyền rằng nếu người mù cầu nguyện thì sẽ được sáng mắt.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.134.115.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập