Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lô Sơn »»
(北礀居簡, Hokkan Kokan, 1164-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kính Tẩu (敬叟), thông xưng là Bắc Nhàn Hòa Thượng, họ là Long (龍), người vùng Viễn Xuyên (遠川, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông nương theo Viên Trừng (圓澄) ở Quảng Phước Viện (廣福院) trong làng xuất gia, rồi đến tham vấn Biệt Phong (別峰) cũng như Đồ Độc (塗毒) ở Kính Sơn (徑山, Tỉnh Triết Giang). Có hôm nọ, nhân nghe câu nói của Vạn Am (卍庵), ông chợt tỉnh ngộ, đi đến Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang), gặp được Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông theo vị này suốt 15 năm trường, sau đó bắt đầu tuyên dương giáo pháp ở Bát Nhã Thiền Viện (般若禪院), rồi sau dời đến Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (報恩光孝禪寺). Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) không có người trú trì, nên cung thỉnh ông nhưng ông lại chối từ vì bệnh hoạn. Về sau ông đến dựng một cái thất nhỏ ở Bắc Nhàn (北礀) trên Phi Lai Phong (飛來峰) và sống nơi đây trong 10 năm. Từ đó về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Thiết Quan Âm Thiền Tự (鐵觀音禪寺) ở Hồ Nam (湖南, Tỉnh Triết Giang), Tây Dư Đại Giác Thiền Tự (西余大覺禪寺), Tư Khê Viên Giác Thiền Tự (思溪圓覺禪寺) ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Chương Giáo Thiền Tự (彰敎禪寺) ở Phủ Ninh Quốc (寧國府), Hiển Khánh Thiền Tự (顯慶禪寺) và Bích Vân Sùng Minh Thiền Tự (碧雲崇明禪寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Huệ Nhật Thiền Tự (慧日禪寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Thiền Viện (道塲山護聖禪院), Tịnh Từ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (淨慈山報恩光孝禪寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 4 năm thứ 6 (1253) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 83 tuổi đời và 62 hạ lạp. Một số trước tác của ông hiện còn lưu hành như Bắc Nhàn Hòa Thượng Ngữ Lục (北礀和尚語錄), Bắc Nhàn Văn Tập (北礀文集) 10 quyển, Bắc Nhàn Thi Tập (北礀詩集) 9 quyển, Bắc Nhàn Ngoại Tập (北礀外集) 1 quyển.
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(s: Lokaṣema, j: Shirukasen, 支婁迦讖, 147-?): vị tăng dịch kinh dưới thời nhà Hán, còn gọi là Chi Sấm (支讖), người Đại Nguyệt Thị (大月氏, tên một vương quốc ngày xưa ở Trung Á). Vào năm cuối đời vua Hoàn Đế (桓帝) nhà Hậu Hán, ông đến thành Lạc Dương (洛陽) tham gia dịch kinh. Đến trong khoảng thời gian niên hiệu Quang Hòa (光和) và Trung Bình (中平, 178-189) đời vua Linh Đế (靈帝), ông dịch được hơn 20 bộ như Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh (道行般若經), Ban Chu Tam Muội Kinh (般舟三昧經), A Xà Thế Vương Kinh (阿闍世王經), Tạp Thí Dụ Kinh (雜譬喩經), Thủ Lăng Nghiêm Kinh (首楞嚴經), Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經), Bảo Tích Kinh (寳積經), v.v.. Tuy nhiên, hiện tồn chỉ còn lại 12 bộ mà thôi. Ông được xem như là người đầu tiên dịch kinh và truyền bá lý luận giáo học Bát Nhã của Phật Giáo Đại Thừa tại Trung Quốc. Trong số các kinh điển ông phiên dịch, Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh được xem như là quan trọng nhất và là dịch bản sớm nhất trong các kinh điển của hệ Bát Nhã. Bên cạnh đó, Ban Chu Tam Muội Kinh cũng là kinh điển trọng yếu lấy đức Phật A Di Đà ở phương Tây làm đối tượng, là tín ngưỡng của Di Đà Tịnh Độ vào thời kỳ đầu ở Trung Quốc, được dùng làm kinh điển gối đầu chủ yếu cho các tổ chức kết xã niệm Phật như Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) của Huệ Viễn (慧遠), v.v. Sau khi dịch các kinh xong, không rõ ông qua đời tại đâu và khi nào.
(眞淨克文, Shinjō Kokubun, 1025-1102): vị tăng của Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Văn Hương (閿郷), Thiểm Phủ (陜府, Tỉnh Hồ Nam), họ là Trịnh (鄭), hiệu là Vân Am (雲庵), và tùy theo chỗ ở của ông cũng như Thiền sư hiệu mà có các tên gọi khác nhau như Lặc Đàm Khắc Văn (泐潭克文), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文) và Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ngay từ nhỏ ông đã kiệt xuất, nên cha ông có ý cho ông đi du học. Nhân nghe lời thuyết pháp của Bắc Tháp Tư Quảng (北塔思廣) ở Phục Châu (復州, Tỉnh Hồ Bắc), ông phát tâm theo hầu hạ vị này, và được đặt cho tên là Khắc Văn. Năm lên 25 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới. Ban đầu ông học các kinh luận, nhưng khi biết có Thiền thì ông ngao du lên phương Nam, và vào năm thứ 2 (1065) niên hiệu Trị Bình (治平), ông nhập hạ an cư trên Đại Quy Sơn (大潙山). Tại đây nhân nghe một vị tăng tụng câu kệ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), ông hoát nhiên đại ngộ, rồi đến tham vấn Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) ở Tích Thúy (積翠) và kế thừa dòng pháp của vị này. Trong số môn hạ của Hoàng Long, ông là người có cơ phong mẫn nhuệ nên thông xưng là Văn Quan Tây (文關西). Vào năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Cao An (高安), thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Tiền Công (錢公), ông đến trú trì hai ngôi chùa Động Sơn Tự (洞山寺) và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) trong vòng 12 năm. Sau đó, ông lại lên Kim Lăng (金陵), được Thư Vương (舒王) quy y theo và khai sơn Báo Ninh Tự (報寧寺). Ông còn được ban cho hiệu là Chơn Tịnh Đại Sư (眞淨禪師). Không bao lâu sau, ông lại quay trở về Cao An, lập ra Đầu Lão Am (投老庵) và sống nhàn cư tại đây. Sau 6 năm, ông đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山). Tiếp theo, thể theo lời thỉnh cầu của Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英), ông lại chuyển đến sống ở Lặc Đàm (泐潭). Cuối cùng ông trở về sơn am ẩn cư và vào ngày 16 tháng 10 năm đầu (1102) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 52 hạ lạp. Cùng với Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) và Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), ông đã tạo dựng nên cơ sở phát triển cho Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông. Đệ tử của ông có những nhân vật kiệt xuất như Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Thọ Ninh Thiện Tư (壽寧善資), Động Sơn Trí Càn (洞山致乾), Pháp Vân Cảo (法雲杲), Báo Từ Tấn Anh (報慈進英), Thạch Đầu Hoài Chí (石頭懷志), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Văn Thù Tuyên Năng (文殊宣能), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), Động Sơn Phạn Ngôn (洞山梵言), Thượng Phong Huệ Hòa (上封慧和), Cửu Phong Hy Quảng (九峰希廣), v.v. Trước tác của ông để lại có Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲庵眞淨禪師語錄) 6 quyển, còn đệ tử Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) thì soạn ra cuốn Vân Am Chơn Tịnh Hòa Thượng Hành Trạng (雲庵眞淨和尚行狀).
(九天): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho trung ương và tám phương khác của trời. Như trong Sở Từ (楚辭), thiên Ly Tao (離騷), có câu: “Chỉ cửu thiên dĩ vi chánh hề, phù duy linh tu chi cố dã (指九天以爲正兮、夫唯靈脩之故也, chỉ cửu thiên lấy làm chính chừ, cho nên phàm thần minh thấy xa được vậy).” Trong Thái Huyền (太玄), Thái Huyền Số (太玄數), của Dương Hùng (揚雄, 53 ttl.-18) nhà Hán, lại cho rằng: “Cửu thiên, nhất vi Trung Thiên, nhị vi Tiện Thiên, tam vi Tùng Thiên, tứ vi Canh Thiên, ngũ vi Túy Thiên, lục vi Quách Thiên, thất vi Giảm Thiên, bát vi Trầm Thiên, cửu vi Thành Thiên (九天、一爲中天、二爲羡天、三爲從天、四爲更天、五爲睟天、六爲廓天、七爲減天、八爲沉天、九爲成天, cửu thiên, một là Trung Thiên, hai là Tiện Thiên, ba là Tùng Thiên, bốn là Canh Thiên, năm là Túy Thiên, sáu là Quách Thiên, bảy là Giảm Thiên, tám là Trầm Thiên, chín là Thành Thiên).” Hay trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), Phần Hữu Thỉ (有始), lại đưa ra giải thích khác về cửu thiên là phương trung ương có Quân Thiên (鈞天), phương Đông có Thương Thiên (蒼天), Đông Bắc là Biến Thiên (變天), Bắc là Huyền Thiên (玄天), Tây Bắc là U Thiên (幽天), Tây là Hạo Thiên (顥天), Tây Nam là Chu Thiên (朱天), Nam là Viêm Thiên (炎天), Đông Nam là Dương Thiên (陽天). (2) Chỉ cho nơi cao nhất trên bầu trời. Như trong Tôn Tử (孫子), Hình Thiên (形篇), có câu: “Thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng (善攻者、動於九天之上, người khéo đánh, có thể làm động đến tận trời cao).” Hay trong bài thơ Vọng Lô Sơn Bộc Bố (望廬山瀑布) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường cũng có câu: “Phi lưu trực hạ tam thiên xích, nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (飛流直下三千尺、疑是銀河落九天, bay vù thẳng xuống ba ngàn thước, ngờ ấy Ngân Hà rụng trời cao).” (3) Chỉ cấm cung. Như trong bài thơ Hòa Cổ Xá Nhân Tảo Triều Đại Minh Cung Chi Tác (和賈舍人早朝大明宮之作) của Vương Duy (王維, 701-761) nhà Đường có câu: “Cửu thiên xương hạp khai cung điện, vạn quốc y quan bái miện lưu (九天閶闔開宮殿、萬國衣冠拜冕旒, cấm cung cửa trời bày cung điện, muôn nước áo quan vái Thượng Hoàng).”
(大慧宗杲, Daie Sōkō, 1089-1163): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Đàm Hối (曇晦), hiệu Diệu Hỷ (妙喜), Vân Môn (雲門), xuất thân vùng Ninh Quốc (寧國), Tuyên Châu (宣州, thuộc Tỉnh An Huy ngày nay), họ là Hề (奚). Năm lên 13 tuổi, ông theo trường làng học Nho Giáo, đến năm 16 tuổi thì xuất gia với Huệ Tề (慧齊) ở Đông Sơn Huệ Vân Tự (東山慧雲寺). Năm sau ông thọ cụ túc giới, và một mình chuyên tham cứu Thiền. Vào mùa thu năm đầu (1107) niên hiệu Đại Quán (大觀), ông lên Lô Sơn (廬山), sau đó đến tham yết Động Sơn Vi (洞山微) và học tông chỉ của vị nầy. Kế đến ông theo làm đệ tử của Trạm Đường Văn Chuẩn (湛堂文準) ở Bảo Phong (寶峰). Vào năm 1115, khi Văn Chuẩn qua đời, có người khuyên ông nên đến tham bái Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤). Nhưng ông lại đến tham vấn Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) trước, và bái yết Trương Thương Anh (張商英) ở nơi đó. Cho đến năm 1124, khi Khắc Cần chuyển đến trú tại Thiên Ninh Tự (天寧寺) vùng Đông Kinh (東京), thì ông theo nhập chúng tham học với Khắc Cần. Sau quá trình tu tập khắc khổ, cuối cùng ông được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Thể theo lời tấu xin của vị Thừa Tướng Lữ Thuấn Đồ (呂舜徒), ông được ban hiệu Phật Nhật Đại Sư (佛日大師). Sau khi Viên Ngộ trở về nước Thục, ông chuyển đến Vân Môn Am (雲門庵) ở Hải Hôn (海昏, thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay) để lánh nạn binh đao. Đến năm 1134, ông lại dời đến Dương Tự Am (洋嶼庵) vùng Phúc Kiến (福建), và chính nơi đây ông đã công kích Thiền mang tính mặc chiếu, mà cử xướng Thiền công án. Ba năm sau, ông được thỉnh đến trú tại Kính Sơn Năng Nhân Thiền Viện (徑山能仁禪院), diễn xướng tông phong một cách rực rỡ và được xem như là vị tổ thời Trung Hưng của Lâm Tế Tông. Sau ông bị lưu đày đến Hoành Châu (衡州) vì bị tình nghi thuộc đảng phái phản loạn, lưu lại đó khoảng 10 năm và trong khoảng thời gian nầy ông viết bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) gồm 6 quyển. Về sau, ông được tha tội, đến trú tại Dục Vương (育王), cùng kết giao với Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) ở Thiên Đồng Sơn (天童山). Sau ông trở về lại Kính Sơn, được Hoàng Đế Hiếu Tông (孝宗) quy y theo, và ban cho hiệu là Đại Huệ Thiền Sư (大慧禪師). Vào năm thứ nhất (1163) niên hiệu Long Hưng (隆興), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 58 hạ lạp. Trước tác của ông có Đại Huệ Ngữ Lục (大慧語錄), Đại Huệ Võ Khố (大慧武庫), v.v.
(大林寺, Dairin-ji): tọa lạc phía Tây Nam Huyện Đức Hóa (德化縣), Phủ Cửu Giang (九江府, Tỉnh Giang Nam), phía nam Lô Sơn (廬山). Chùa được xây dựng dưới thời nhà Tấn, Huệ Viễn (慧遠), Huệ Vĩnh (慧永), Đàm Dực (曇翼), v.v., đã từng sống tại đây. Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa bị hỏa tai và được trùng tu lại trong khoảng thời gian niên hiệu Tuyên Đức (宣德, 1426-1435).
(投子義清, Tōsu Gisei, 1032-1083): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông). Năm lên 7 tuổi, ông xuất gia ở Diệu Tướng Tự (妙相寺), đến năm 15 tuổi thì thọ giới. Trong khoảng thời gian này, ông học Bách Pháp Luận (百法論) và thông hiểu Kinh Hoa Nghiêm. Sau ông đến tham vấn Phù Sơn Pháp Viễn (浮山法遠, tức Viên Giám) ở Thánh Nham Tự (聖巖寺), trở thành nhân vật nổi tiếng trong số môn hạ của Viên Giám, nên được gọi là Thanh Hoa Nghiêm (清華嚴). Sau đó, ông khế ngộ yếu chỉ của Pháp Viễn, được trao truyền cho tấm y của Đại Dương Cảnh Huyền (大陽警玄) và kế thừa dòng pháp của vị này. Từ đó ông trở thành môn hạ của Tào Động Tông. Về sau, ông đến Lô Sơn (廬山), duyệt đọc các kinh luận, rồi đến năm thứ 6 (1073) niên hiệu Hy Ninh (熙寧) thì trở về Thư Châu (舒州) và sống tại Hải Hội Thiền Viện (海會禪院) trên Bạch Vân Sơn (白雲山). Trãi qua nơi đây được 8 năm, ông lại chuyển đến Đầu Tử Sơn (投子山). Vào ngày mồng 4 tháng 5 năm thứ 6 (1083) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), ông thị tịch, hưởng thọ 52 tuổi đời và 32 hạ lạp. Trước tác của ông có Thư Châu Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州投子清和尚語錄) 2 quyển, Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Ngữ Yếu (投子清和尚語要) 1 quyển.
(妙峰之善, Myōhō Shizen, 1152-1235): vị tăng của phái Dương Kì và Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), họ Lưu (劉). Năm 13 tuổi, ông xuất gia, tu học ở Tề Chính Viện (齊政院), Đức Thanh (德清) và kế thừa dòng pháp của Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) trên Dục Vương Sơn (育王山). Sau đó, ông lên Lô Sơn (廬山), ngồi nhìn vào vách tường trong suốt 10 năm nơi sườn núi Diệu Cao Phong (妙高峰), cho nên người đời gọi ông là Diệu Phong Thiền Sư (妙峰禪師). Ông khai đường thuyết pháp tại Năng Nhân Tự (能仁寺) ở Nhạn Sơn (雁山) và Huệ Nhân Tự (慧因寺). Từ đó trở về sau, ông chuyển đến sống tại một số chùa như Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Minh Châu (明州), Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Hoa Tạng Tự (華藏寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 28 tháng 9 năm thứ 2 (1235) niên hiệu Đoan Bình (端平), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi đời và 71 hạ lạp. Trịnh Thanh Chi (鄭清之) soạn bia tháp cho ông.
(覺地): có hai nghĩa. (1) Chỉ cho ý chí tu hành ngộ đạo. Như trong bài thơ Đề Linh Sơn Tự (題靈山寺) của Cố Huống (顧況, khoảng 725-814) nhà Đường có câu: “Giác địa bổn tùy thân, Linh Sơn trùng kết nhân (覺地本隨身、靈山重結因, cõi giác vốn tùy thân, Linh Sơn lại kết nhân).” (2) Cảnh giới giác ngộ, Phật địa. Như trong bài Phước Thiện Miếu Thiết Trai Môn Bảng (福善廟設齋門榜) của Hoàng Công Thiệu (黃公紹, ?-?) nhà Tống có câu: “Kim tắc thụ thắng phan ư giác địa, hạ tiên ngự ư hy đài (今則豎勝旛於覺地、下飆馭於熙臺, nay tất dựng phan lớn nơi cõi giác, hạ thần giá xuống đài thiêng).” Trong Viên Giác Kinh Cận Thích (圓覺經近釋, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 10, No. 259) quyển 1 có đoạn: “Nhất thiết Như Lai giai dĩ thử Đại Quang Minh Tạng trang nghiêm thử thân trú trì thử độ, phi nhược chúng sanh dĩ Tạng Thức trang nghiêm thử thân trú trì thử độ dã; nhiên thử Đại Quang Minh Tạng nguyên phi tha vật, tức thị chúng sanh sở cụ vô cấu vô nhiễm thanh tịnh giác địa, chư Phật chứng chi danh Pháp Tánh Thân (一切如來皆以此大光明藏莊嚴此身住持此土、非若眾生以藏識莊嚴此身住持此土也、然此大光明藏元非他物、卽是眾生所具無垢無染清淨覺地、諸佛證之名法性身, hết thảy Như Lai đều lấy Đại Quang Minh Tạng này để trang nghiêm thân này và trú trì cõi nước này; không phải như chúng sanh lấy Tạng Thức để trang nghiêm thân này và trú trì cõi nước này; nhưng Đại Quang Minh Tạng này vốn chẳng phải là vật khác, tức là cảnh giới giác ngộ thanh tịnh, không nhớp không nhiễm vốn đầy đủ của chúng sanh; chư Phật chứng được thì gọi là Pháp Tánh Thân).” Hay trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 26, phần Lô Sơn Vạn Thọ Tự Trang Nghiêm Phật Tượng Ký (廬山萬壽寺莊嚴佛像記), cũng có đoạn: “Hoặc nhất bổng nhất hát chi gian, sử nhân đốn tận phàm tình, lập đăng giác địa, tức sở vị nhất hô nhi tỉnh đại mộng (或一棒一喝之閒、使人頓盡凡情、立登覺地、卽所謂一呼而醒大夢, hoặc trong một gậy đánh một tiếng hét, khiến người đốn ngộ phàm tình, liền lên cõi giác, tức gọi là một tiếng gọi mà tỉnh cơn đại mộng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.158.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập