Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Linh Không »»
(普庵咒): nguyên danh là Phổ Am Đại Đức Thiền Sư Thích Đàm Chương Thần Chú (普庵大德禪師釋談章神咒), còn gọi là Chú Phổ An (普安咒), hoặc Thích Đàm Chương (釋談章), lần đầu tiên thấy xuất hiện trong bản cầm phổ Tam Giáo Đồng Thanh (三敎同聲, 1592). Căn cứ vào văn ký tải của Dương Luân Bá Nha Tâm Pháp (楊掄伯牙心法) cho biết rằng: “Tư khúc tức Phổ Am Thiền Sư chi chú ngữ, hậu nhân dĩ luật điệu nghĩ chi (斯曲卽普庵禪師之咒語,後人以律調擬之也, khúc này là chú ngữ của Thiền Sư Phổ Am, người đời sau lấy luật điệu mô phỏng theo).” Chú này được xem như là Tổ Sư Chú (祖師咒), rất ít thấy ở Trung Quốc và không rõ nguyên nhân sáng tác thế nào. Trong lúc sinh tiền, Thiền Sư Phổ Am Ấn Túc (普庵印肅, 1115-1169) thường làm những điều linh nghiệm như bẻ cây trị bệnh, chặt cây ma quái, cầu mưa, v.v. Hơn nữa, ông lại rất tinh thông Phạn văn, từng lấy Phạn văn phiên âm thành chú, người đời gọi đó là Phổ Am Chú (普庵咒). Thần chú này có thần lực làm cho an định mười phương và tòng lâm, nên thường được tụng tại các tự viện vào mỗi dịp đầu và giữa tháng. Thậm chí thần chú này còn có công năng xua đuổi các loài muỗi, trùng, rắn rít, v.v. Trong khoảng niên hiệu Vạn Lịch (萬曆, 1573-1620) nhà Minh, Thiền Sư Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) mới đưa thần chú này vào bản Chư Kinh Nhật Tụng (諸經日誦). Trong bản Thiền Môn Nhật Tụng (禪門日誦) được khắc ấn đầu tiên vào khoảng niên hiệu Đạo Quang (道光, 1821-1850) của vua Tuyên Tông (宣宗, tại vị 1820-1850) nhà Thanh, cũng có thâu lục thần chú này. Chú Phổ Am có kết cấu rất nghiêm cẩn, dễ đọc tụng và ghi nhớ. Thần chú này có nhiều tổ hợp đơn âm, cấu thành một loại luật tắc tự nhiên, giống như sự giao hòa hỗ tương của ba yếu tố Thiên-Địa-Nhân, khiến cho người nghe tự nhiên thể nhập vào cảnh giới Linh Không, thanh tịnh, và có tinh thần cảm ứng đạo giao, có cầu có ứng qua hình tượng Thiền Sư Phổ Am. Tương truyền thần chú này có công năng có thể tiêu tai, giải trừ ách nạn, khiến cho các loài côn trùng, chuột, muỗi, kiến, rắn, rít, v.v., phải tránh xa, các hung thần ác sát đều xa lánh. Nội dung của thần chú như sau: “Nam Mô Phật Đà Da. Nam Mô Đạt Ma Da. Nam Mô Tăng Già Da. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Phổ Am Tổ Sư Bồ Tát. Nam Mô Bách Vạn Hỏa Thủ Kim Cang Vương Bồ Tát. Án, ca ca kê kê cu cu kê; cu kê cu; kiêm kiều kê; kiều kê kiêm. Ca ca kê kê cu cu kê kiều kiêm, kiêm, kiêm, kiêm kiêm kiêm; nghiệm nghiêu nghê, nghiêu nghê nghiệm; ca ca kê kê cu cu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ dụ. Nghiên, giới. Già già chi chi châu châu chi; châu chi châu; chiêm chiêu chi, chiêu chi chiêm. Già già chi chi châu châu chi chiêu chiêm, chiêm, chiêm, chiêm chiêm chiêm; nghiệm nghiêu nghê; nghiêu nghê nghiệm. Già già chi chi châu châu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ, dụ, dụ dụ dụ. Thần, nhạ. Tra tra tri tri đô đô tri; đô tri đô; đảm đa tri; đa tri đảm. Tra tra tri tri đô đô tri đa đảm, đảm, đảm, đảm đảm đảm; nam na ni; na ni nam. Tra tra tri tri đô đô da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đát, na. Đa đa đế đế đa đa đế; đa đế đa, đàm đa đế; đa đế đàm. Đa đa đế đế đa đa đế đa đàm, đàm, đàm, đàm đàm đàm; nam na ni; na ni nam. Đa đa đế đế đa đa da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đàn, na. Ba ba bi bi ba ba bi; ba bi ba; phạn ba bi; ba bi phạn. Ba ba bi bi ba ba bi ba phạn, phạn, phạn, phạn phạn phạn; phạn ma mê; ma mê phạn. Ba ba bi bi ba ba da; Mẫu mẫu, mẫu mẫu, mẫu, mẫu, mẫu mẫu mẫu. Phạn, ma. Án, ba đa tra; già ca da; dạ lan ha; a sắt tra; tát hải tra; lậu lô lậu lô tra; già ca dạ, ta ha. Vô số Thiên Long Bát Bộ, bách vạn Hỏa Thủ Kim Cang, tạc nhật phương ngung, kim nhật Phật địa, Phổ Am đáo thử, bách vô cấm kỵ (南無佛陀耶、南無達摩耶、南無僧伽耶、南無本師釋迦牟尼佛、南無大悲觀世音菩薩、南無普庵祖師菩薩。唵、迦迦雞雞倶倶雞、倶雞倶、兼喬雞、喬雞兼。迦迦雞雞倶倶雞喬兼、兼、兼、兼兼兼、驗堯倪、堯倪驗。迦迦雞雞倶倶耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。研、界。遮遮支支朱朱支、朱支朱、占昭支、昭支占。遮遮支支朱朱支昭占、占、占、占占占、驗堯倪、堯倪驗。遮遮支支朱朱耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。神、惹。吒吒知知都都知、都知都、擔多知、多知擔。吒吒知知都都知多擔、擔、擔、擔擔擔、喃那呢、那呢喃。吒吒知知都都耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。怛、那。多多諦諦多多諦、多諦多、談多諦、多諦談。多多諦諦多多諦多談、談、談、談談談、喃那呢、那呢喃。多多諦諦多多耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。檀、那。波波悲悲波波悲、波悲波、梵波悲、波悲梵。波波悲悲波波悲波梵、梵、梵、梵梵梵、梵摩迷、摩迷梵。波波悲悲波波耶、母母、母母、母、母、母母母。梵、摩。唵、波多吒、遮迦耶、夜闌訶、阿瑟吒、薩海吒、漏嚧漏嚧吒、遮迦夜、娑訶。無數天龍八部、百萬火首金剛、昨日方隅、今日佛地、普庵到此、百無禁忌).” Trong Thiền Môn của Việt Nam, thần chú này cũng được dùng để trì tụng đặc biệt trong các lễ nghi quan trọng như tang lễ, khánh thành tân gia, Trai Đàn Chẩn Tế, Giải Oan Bạt Độ, v.v.
(性均, Shōkin, 1681-1757): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; húy là Tánh Quân (性均); tự là Duy A (唯阿); hiệu Bạch Liên Thất (白蓮室), Dự Tử Liễu Nhân (預死了人); là con của Hựu Tây (祐西). Ông từng làm Trú Trì An Dưỡng Tự (安養寺) ở Giang Hộ. Nhờ kiến thức uyên thâm, ông đã từng luận tranh với Linh Không (靈空) của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) cũng như Phụng Đàm (鳳譚) của Hoa Nghiêm Tông và tiếng tăm vang khắp tòng lâm đương thời. Vào năm 1752, khi giảng bộ Tuyển Trạch Tập (選擇集) ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông thuyết sai với giáo nghĩa của Tông môn, nên bị phản đối kịch liệt và gặp bất hạnh cho đến cuối đời. Trước tác của ông có rất nhiều như Thai Tịnh Niệm Phật Phục Tông Quyết (台淨念佛復宗訣) 1 quyển, Tịnh Độ Chiết Xung Thiên Lôi Phủ Biện Ngoa (淨土折衝篇雷斧辨訛) 1 quyển, Vô Lượng Thọ Kinh Hân Yếm Sao (無量壽經欣厭鈔) 4 quyển, A Di Đà Kinh Hân Yếm Sao (阿彌陀經欣厭鈔) 3 quyển, v.v.
(寂照, Jakushō, 1660-1736): vị Tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Giang Hộ, húy Tịch Chiếu (寂照), tự là Chánh Hạnh (正行), hiệu là Tức Tâm (卽心), xuất thân Cao Lương Sơn (高良山), Trúc Hậu (筑後, Chikugo, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]), họ Lật Cốc (栗谷). Năm 12 tuổi, ông nhập môn tu học với Tịch Nguyên (寂源, Jakugen) ở Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji). Đến năm 1678, ông thọ pháp Quán Đảnh, rồi theo hầu Linh Không (靈空, Reikū), Diệu Lập (妙立, Myōritsu) và tu học Thiên Thai Giáo Quán. Năm 1687, ông thọ giới với Trí Viên (智圓, Chien) ở Đại Tể Phủ (大宰府, Dazaifu); sau đó theo học Tịnh Độ Giáo với Nhẫn Trừng (忍澂, Ninchō). Vào cuối đời, ông đến trú tại Cực Lạc Vô Thường Viện (極樂無常院) ở vùng Trúc Hậu, nguyện được vãng sanh về cõi Tịnh Độ, nên chuyên tâm niệm Phật.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.142.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập