Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lạc Bang »»
(s: Amitāyus, Amitābha; t: Dpag-tu-med, Dpag-yas, j: Amidabutsu, 阿彌陀佛): tên gọi của một vị Phật rất quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa, giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, còn gọi là A Di Đa Phật (阿彌多佛), A Nhi Đa Phật (阿弭跢佛), thường được gọi là A Di Đà Phật hay A Di Đà Như Lai, gọi tắt là Di Đà. Nguyên bản Sanskrit có hai chữ: Amitāyus có âm dịch là A Di Đa Sưu (阿彌多廋), nghĩa là người có thọ mạng vô hạn hay vô lượng thọ; còn Amitābha có âm dịch là A Di Đa Bà (阿彌多婆), là người có ánh sáng vô hạn hay vô lượng quang; nhưng cả hai đều được phiên âm là A Di Đà. Trên thực tế, nguyên ngữ Amitābha được dùng khá phổ biến. Về xuất xứ của danh hiệu A Di Đà Phật này, trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經) do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch, có đề cập đến. Vị Phật này có ánh sáng vô lượng, tuổi thọ vô lượng, cho nên được gọi là A Di Đà Phật. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản tiếng Sanskrit A Di Đà Kinh (阿彌陀經) và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (稱讚淨土佛攝受經), vị Phật này có tuổi thọ vô số, ánh sáng vô biên, cho nên được gọi là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Riêng trong Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經) có bài kệ của A Di Đà Phật, còn trong Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, v.v., có danh hiệu khác là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật hiện trú tại thế giới thanh tịnh tên Cực Lạc. Kinh điển lấy tín ngưỡng A Di Đà Phật làm chủ đề có 3 bộ kinh của Tịnh Độ là Vô Lượng Thọ Kinh (s: Sukhāvatīvyūha-sūtra, 無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); cho nên trên cơ sở của ba kinh này Tịnh Độ Giáo được thành lập. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, quyển thượng, trong đời quá khứ xa xưa thời đức Thế Tự Tại Vương Phật (世自在王佛) trụ thế, có vị quốc vương phát tâm vô thượng, xả bỏ vương vị xuất gia, tên là Bồ Tát Pháp Tạng (s: Dharmākara, 法藏, hay Tỳ Kheo Pháp Tạng). Vị này theo tu tập với Thế Tự Tại Vương Phật, phát 48 lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh và sau một thời gian tu hành lâu xa, ngài thành tựu bản nguyện của mình và được thành Phật. Vị Phật này chính là A Di Đà Phật. Cho đến hiện tại ngài vẫn đang thuyết pháp tại thế giới gọi là Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂), cách đây khoảng 10 vạn ức Phật độ về phía Tây. Ngài thường tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên được gọi là Tiếp Dẫn Phật. Thông thường tượng A Di Đà Tam Tôn có hai vị Bồ Tát Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音) và Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至) đứng hầu hai bên, cho nên hai vị này cùng với Phật A Di Đà được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo Bát Nhã Tam Muội Kinh (般若三昧經) quyển thượng cho biết rằng đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chiếu tỏa khắp, hùng tráng không gì sánh bằng. Đặc biệt, theo lời dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh cho thấy rằng thân của đức Phật Vô Lượng Thọ có trăm ngàn sắc màu vàng rực như vàng Diêm Phù Đàn (s: jambūnadasuvarṇa, 閻浮檀) của Trời Dạ Ma (s, p: Yāma, 夜摩), cao 60 vạn ức na do tha (s: nayuta, niyuta, 那由他) Hằng hà sa số do tuần (s, p: yojana, 由旬). Giữa hai lông mi của ngài có lông mi trắng uyển chuyển xoay về bên phải, tướng lớn nhỏ của lông mi có độ cao gấp 5 lần núi Tu Di (s, p: Sumeru, 須彌山). Mắt của ngài trong trắng, rõ ràng, có bề ngang rộng gấp 4 lần nước biển lớn. Thân ngài có 84.000 tướng tốt, trong mỗi mỗi tướng như vậy có 84.000 ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp các chúng sanh niệm Phật. Tại Tây Tạng, Phật A Di Đà được xem như hai vị Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ; nếu ai mong cầu có trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, ai mong cầu tuổi thọ và phước lạc thì quy y Phật Vô Lượng Thọ. Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà được xem như là diệu quang sát trí của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), được gọi là Cam Lồ Vương (s: Amṛta-rāja, 甘露王). Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼茶羅), ngài được gọi là A Di Đà Như Lai có thân thọ dụng trí tuệ, nằm ở trung ương vòng nguyệt luân phía Tây. Thân của ngài có sắc vàng ròng, tay bắt ấn Tam Ma Địa (s, p: samādhi, 三摩地), chủng tử là hrīḥ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen. Trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅), ngài được gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, nằm ở phía Tây, trong đài có 8 cánh sen. Thân ngài có sắc màu vàng trắng hay vàng ròng, mắt nhắm lại, thân nhẹ như tà áo, ngồi xếp bằng trên tòa sen báu, tay bắt ấn nhập định, chủng tử là saṃ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen vừa mới hé nở. Tại An Lạc Lâm (安樂林), Bạch Vân Am (白雲菴), thuộc Từ Khê (慈谿), Ninh Ba (寧波), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Nhất cú Di Đà hữu thể hữu tông hữu dụng, tam thiên thế giới tức không tức giả tức trung (一句彌陀有體有宗有用、三千世界卽空卽假卽中, một câu Di Đà, có thể có tông có dụng, ba ngàn thế giới là không là giả là trung).” Hay tại Phổ Đà Tự (普陀寺) ở Hạ Môn (廈門), Tỉnh Phúc Kiến (福建省南) cũng có câu đối tán thán công hạnh của đức Phật A Di Đà như: “Di Đà thủ tiếp Liên Trì khách, chúng sanh tâm quy Cực Lạc Bang (彌陀手接蓮池客、眾生心歸極樂邦, Di Đà tay rước Liên Trì khách, chúng sanh tâm về Cực Lạc Bang).” Đào Duy Từ (1572-1634) có câu thơ rằng: “Những khi khói tỏ yên hà, mảng âu mây cuốn Di Đà Tây Thiên.” Hay trong truyện Phan Trần cũng có câu: “Tam Quy Ngũ Giới chứng tình, xem câu nhân quả niệm kinh Di Đà.”
(長蘆宗賾, Chōro Sōsaku, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Tống, họ là Tôn (孫), người vùng Vĩnh Niên (永年), Lạc Châu (樂州, Tỉnh Hà Nam). Lúc còn trẻ ông có học Nho Giáo, rồi theo xuất gia với Từ Vân Pháp Tú (法雲法秀), sau đó kế thừa dòng pháp của Trường Lô Ứng Phu (長蘆應夫). Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (崇寧, 1102-1105), ông đến sống tại Hồng Tế Thiền Viện (洪濟禪院) ở Phủ Chơn Định (眞定府, Tỉnh Hà Bắc), viết bộ Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 3 quyển), sau đó chuyển đến Trường Lô Tự (長蘆寺) ở Chơn Châu (眞州, tỉnh Giang Tô). Ông cũng nổi tiếng là nhà tư tưởng Tịnh Độ, và có viết một số tác phẩm như Quán Niệm Phật Tụng (觀念佛頌), Lạc Bang Văn Loại 1 (樂邦文類), Khuyến Tham Thiền Nhân Kiêm Tu Tịnh Độ (勸參禪人兼修淨土), Long Thư Tịnh Độ Văn 2 (龍舒淨土文). Ông được ban cho thụy hiệu là Từ Giác Đại Sư (慈覺大師).
(四聖): bốn vị Thánh, có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ 4 nhà thống trị anh minh như thánh, gồm chuyên húc (顓頊), vua Khốc (嚳), vua Nghiêu (堯), và vua Thuấn (舜). (2) Chỉ 4 nhà thống trị anh minh khác là vua Nghiêu, Thuấn, Vũ (禹) và Thang (湯). Như trong Dịch Lâm (易林), phần Phục Chi Đại Quá (復之大過), của Tiêu Cống (焦贛, ?-?) nhà Hán, có câu: “Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Tứ Thánh đôn nhân, doãn thí đức âm, dân an vô cùng (堯、舜、禹、湯、四聖敦仁、允施德音、民安無窮, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Bốn Thánh đôn hậu nhân từ, ban khắp âm đức, dân an vô cùng).” (3) Chỉ cho 4 vị vua Phục Nghi (伏羲), Hiên Viên (軒轅, tức Hoàng Đế [黃帝]), Cao Tân (高辛, tức vua Khốc) và Vũ. Như trong Vân Cấp Thất Thiêm (雲笈七籤) có đoạn rằng: “Phục Nghi thọ đồ, Hiên Viên thọ phù, Cao Tân thọ thiên kinh, Hạ Vũ thọ Lạc Thư; Tứ Thánh bẩm kỳ thần linh, Ngũ Lão hiện ư hà chử (伏羲受圖、軒轅受符、高辛受天經、夏禹受洛書、四聖稟其神靈、五老現於河渚, Phục Nghi nhận bản đồ, Hiên Viên nhận lá phù, Cao Tân nhận kinh trời, Hạ Vũ nhận Lạc Thư; Bốn Thánh vâng thần linh ấy, Năm Lão hiện nơi bãi sông).” (4) Chỉ cho Chu Công (周公), Thái Công (太公), Chiêu Công (召公) và Sử Dật (史佚). (5) Chỉ cho 4 vị vua anh minh như bậc thánh thời nhà Đường là Túc Tông (肅宗, tại vị 756-762), Đại Tông (代宗, tại vị 762-779), Đức Tông (德宗, tại vị 779-805) và Thuận Tông (順宗, tại vị 805). (6) Nhà y học gọi Hoàng Đế (黃帝), Kì Bá (岐伯), Tần Việt Nhân (秦越人, tức Biển Thước [扁鵲, 407-310 ttl.]) và Trương Cơ (張機, 150-219) là Tứ Thánh. (7) Khi Mười Giới phân ra phàm Thánh, Thanh Văn (s: śrāvaka, 聲聞), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺), Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩) và Phật (s, p: buddha, 佛) được gọi là Tứ Thánh, còn các cõi kia là Lục Phàm (六凡, sáu hạng phàm phu). Các vị Thánh này đã xa lìa phiền não, đoạn tận khổ của luân hồi. (8) Chỉ cho 4 quả vị của Thanh Văn là Dự Lưu (預流), Nhất Lai (一來), Bất Hoàn (不還) và Vô Học (無學, tức A La Hán). (9) Chỉ 4 ngôi tôn kính được lễ bái trong Thiền Tông, gồm Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀), Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音), Bồ Tát Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至) và đại hải chúng Bồ Tát. (1) Chỉ cho 4 cao đệ của Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) là Đạo Sanh (竺道生, 355-434), Tăng Triệu (僧肇, 384-414), Đạo Dung (道融, ?-?) và Tăng Duệ (僧叡, ?-?). Như trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀, Taishō Vol. 49, No. 2035) quyển 36 có đoạn rằng: “La Thập đệ tử hữu Sanh Triệu Dung Duệ, thời hiệu Quan Trung Tứ Thánh (羅什弟子有生肇融叡、時號關中四聖, đệ tử của La Thập có Đạo Sanh, Tăng Triệu, Đạo Dung và Tăng Duệ; đương thời gọi là Bốn Thánh của Quan Trung).” Trong Lạc Bang Văn Loại (樂邦文類, Taishō Vol. 47, No. 1969A) lại có đoạn rằng: “Tịnh nhi Tứ Thánh, nhiễm nhi Lục Phàm, ngô tâm chi Tứ Thánh Lục Phàm dã (淨而四聖、染而六凡、吾心之四聖六凡也, tịnh là Bốn Thánh, nhiễm là Sáu Phàm, đó là Bốn Thánh Sáu Phàm của tâm ta vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.35.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập