Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Kim Liên »»
(寶蓋): lọng báu, dù báu; là từ mỹ xưng cho lọng hay dù; tức chỉ cho lọng trời được trang sức bằng 7 thứ báu; còn gọi là hoa cái (華蓋, lọng hoa). Loại này thường được treo trên tòa cao của Phật, Bồ Tát hay Giới Sư. Theo Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh (佛說維摩詰經, Taishō Vol. 14, No. 474), Phẩm Phật Quốc (佛國品) thứ 1, cho biết rằng trong thành Tỳ Da Ly (s: Vaiśālī, p: Vesālī, 毘耶離) có người con một vị trưởng giả tên Bảo Tích (寶積), cùng với 500 con trưởng giả khác, cầm lọng bảy báu đến chỗ đức Phật. Ngoài ra, trong các kiến trúc thời cổ đại, trên đỉnh tháp đá, v.v., có điêu khắc rất tinh xảo hình dạng giống như cái lọng. Trong Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1450) có câu: “Thiên thùy bảo cái trùng trùng tú, địa dũng Kim Liên diệp diệp tân (天垂寶蓋重重秀、地涌金蓮葉葉新, trời buông lọng báu lớp lớp đẹp, đất vọt sen vàng lá lá tươi).” Hay trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (佛說大乘無量壽莊嚴經, Taishō Vol. 12, No. 363) quyển Hạ có đoạn: “Đông phương Hằng hà sa số Phật sát, nhất nhất sát trung, hữu vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, cập vô lượng vô số Thanh Văn chi chúng, dĩ chư hương hoa tràng phan bảo cái, trì dụng cúng dường Cực Lạc thế giới Vô Lượng Thọ Phật (東方恆河沙數佛剎、一一剎中、有無量無數菩薩摩訶薩、及無量無數聲聞之眾、以諸香花幢幡寶蓋、持用供養極樂世界無量壽佛, Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Đông, trong mỗi một cõi ấy, có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, và vô lượng vô số chúng Thanh Văn, lấy các hương hoa, tràng phan, lọng báu, mang đến cúng dường đức Phật Vô Lượng Thọ của thế giới Cực Lạc).” Hoặc trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 4 lại có đoạn: “Tổ Phật đồng căn bổn, nhân thiên cọng tán dương, kết thành bảo cái tường vân, cọng chúc Nam sơn thánh thọ (祖佛同根本、人天共讚揚、結成寶蓋祥雲、共祝南山聖壽, Tổ Phật cùng gốc rễ, trời người cùng ngợi khen, kết thành lọng báu mây lành, cùng chúc núi Nam thánh thọ).”
(寶篆): có hai nghĩa chính. (1) Chỉ cho dấu ấn của vua Nghiêu tương truyền do chim phụng hoàng trao; vì văn khắc trên con dấu như chữ Triện, nên có tên gọi như vậy. Về sau, từ này được dùng tượng trưng cho sách đồ lục (圖籙), tức sách mệnh của thiên thần ban cho. Như trong bài tựa của Càn Nguyên Điện Tụng (乾元殿頌) do Vương Bột (王勃, 649-675) nhà Đường sáng tác có đoạn: “Linh hào mật phát, bát phương chiêu Đại Hữu chi hòa; bảo triện tiềm khai, Lục Hợp khải Đồng Nhân chi hội (靈爻密發、八方昭大有之和、寶篆潛開、六合啟同人之會, quẻ Hào mật phát, tám phương bày Đại Hữu hài hòa; ấn bàu thầm khai, Lục Hợp mở Đồng Nhân tụ hội).” (2) Từ mỹ xưng của hương thơm, vì khi đốt, khói quyện tỏa hình dáng như chữ Triện. Như trong bài Ký Ngọc Sơn Thi (寄玉山詩) của Trần Cơ (陳基, 1314-1370) nhà Nguyên có câu: “Bảo triện phần hương lưu thùy áp, thải tiên hàng mặc tả lai cầm (寶篆焚香留睡鴨、綵箋行墨寫來禽, triện báu hương xông vịt ngái ngủ, giấy tiên mực vẽ chim bay về).” Hay trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển 1, phần Duyên Khởi Văn (緣起文), có đoạn: “Hương phần bảo triện, đằng ngũ sắc chi vân hà; chúc trán Kim Liên, xán nhất thiên chi tinh đẩu; pháp nhạc tấu vô sanh chi khúc, Phạm âm diễn tối thượng chi tông (香焚寶篆、騰五色之雲霞、燭綻金蓮、燦一天之星斗、法樂奏無生之曲、梵音演最上之宗, hương xông triện báu, vọt năm sắc ấy mây lành; nến gắn sen vàng, rực một trời muôn sao sáng; pháp nhạc tấu vô sanh điệu khúc, Phạm âm diễn tối thượng tông phong).”
(九蓮): từ gọi tắt của Cửu Phẩm Liên Đài (九品蓮臺), là đài sen có 9 phẩm của hành giả ngồi lên khi được vãng sanh. Lúc hành giả lâm chung, đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng cầm đài sen đến tiếp rước, hành giả ngồi lên đài sen và hoa tự khắc dẫn đến cõi Tịnh Độ. Khi đến nơi, hoa nở ra, thân tướng đầy đủ. Phẩm vị của hành giả được phân làm 9 loại, được gọi là Cửu Phẩm Vãng Sanh (九品徃生), gồm Thượng Phẩm Thượng Sanh (上品上生), Thượng Phẩm Trung Sanh (上品中生), Thượng Phẩm Hạ Sanh (上品下生), Trung Phẩm Thượng Sanh (中品上生), Trung Phẩm Trung Sanh (中品中生), Trung Phẩm Hạ Sanh (中品下生), Hạ Phẩm Thượng Sanh (下品上生), Hạ Phẩm Trung Sanh (下品中生) và Hạ Phẩm Hạ Sanh (下品下生). Từ đó, đài sen cũng có 9 phẩm khác nhau. Các phẩm này được thuật rõ trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經). Trong đó, trừ Trung Phẩm Hạ Sanh không có tên gọi, còn lại các phẩm khác theo thứ tự có tên như sau: Kim Cang Đài (金剛臺), Tử Kim Đài (紫金臺), Kim Liên Hoa (金蓮華), Liên Hoa Đài (蓮華臺), Thất Bảo Lien Hoa (七寳蓮華), Bảo Liên Hoa (寳蓮華), Liên Hoa (蓮華) và Kim Liên Hoa (金蓮華). Như trong Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄, CBETA No. 1450) có câu: “Thử phương thân dĩ tạ, Tịnh Quốc Cửu Liên khai (此方身已謝、淨國九蓮開, chốn này thân đã hết, Tịnh Độ Chín Sen khai).” Hay trong Phổ Năng Tung Thiền Sư Tịnh Độ Thi (普能嵩禪師淨土詩, CBETA No. 1215) cũng có câu: “Ức niệm Di Đà thanh triệt để, phản văn Phật hiệu tự ưu du, Lục Căn bất động thường điềm tĩnh, vạn pháp quy nguyên tận bãi hưu, phao khước nhân gian danh lợi sự, nhất tâm đốn nhập Cửu Liên chu (憶念彌陀清徹底、返聞佛號自優游、六根不動常恬靜、萬法歸源盡罷休、拋卻人閒名利事、一心頓入九蓮舟, nhớ niệm Di Đà trong triệt để, phản nghe Phật hiệu tự thong dong, Sáu Căn chẳng động thường điềm tĩnh, muôn pháp về nguồn dứt nghĩ luôn, vứt bỏ nhân gian danh lợi chuyện, nhất tâm vào thẳng Chín Sen thuyền).”
(顯秩): quan vị hiển hách. Như trong bài Dương Kinh Châu Lụy (楊荆州誄) của Phan Nhạc (潘岳, 247-300) nhà Tấn có câu: “Dụng tích sĩ vũ, ưng tư hiển chật (用錫土宇、膺茲顯秩, ban cho nhà cửa, nhận lấy quan vị).” Hay trong tác phẩm Kim Liên Ký (金蓮記), phần Khống Đại (控代) của Trần Nhữ Nguyên (陳汝元, ?-?) nhà Minh có đoạn: “Tưởng Tô Thức tự phụ kỳ tài, kí trăn hiển chật, kim trí ngoại quận, trung đa quyết vọng nhĩ (想蘇軾自負奇才、覬臻顯秩、今置外郡、中多觖望耳, tưởng Tô Thức tự phụ vào tài năng đặc biệt của mình, mong muốn được quan vị hiển hách; nay an trí tại quận ngoài xa, trong lòng nhiều oán trách vậy).”
(華[花]壇): từ mỹ xưng của đàn tràng, trai đàn; vì tại các đàn tràng thường được trang trí nhiều phẩm vật dâng cúng, đặc biệt là hoa, rất trang nghiêm, rực rỡ, nên có tên như vậy. Như trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển 1 có đoạn: “Kim tắc la liệt hoa đàn, xiển dương Phật sự, hương phần bảo triện, đằng ngũ sắc chi vân hà, chúc trán Kim Liên, xán nhất thiên chi tinh đẩu (今則羅列華壇、闡揚佛事、香焚寶篆、騰五色之雲霞、燭綻金蓮、燦一天之星斗, nay tất la liệt hoa đàn, xiển dương Phật sự, hương xông triện báu, tỏa năm sắc ấy mây lành, nến thắp sen vàng, sáng một trời muôn sao tỏ).”
(蠲吉): tắm rửa sạch sẽ, thọ trì trai giới, chọn ngày tốt lành. Như trong tác phẩm Kim Liên Ký (金蓮記), phần Trùng Biếm (重貶), của Trần Nhữ Nguyên (陳汝元, ?-?) nhà Minh có câu: “Mông chỉ an trí, quyên cát khởi trình (蒙旨安置、蠲吉起程, mong chiếu chỉ yên trí, chọn ngày tốt khởi hành).” Hay trong Dạ Đàm Tùy Lục (夜譚隨錄), phần A Trĩ (阿稚), của Hòa Bang Ngạch (和邦額, 1736-?) nhà Thanh lại có câu: “Bất tất quyên cát, kim nhật tiện giai, tức khả hoán tế lai bái đưỡng dã (不必蠲吉、今日便佳、卽可喚婿來拜堂也, không cần chọn ngày tốt, hôm nay cũng tốt rồi, tức có thể gọi chàng rễ đến bái đường được).”
(瑞靄): khí mây tốt lành, cũng dùng như là tiếng mỹ xưng của sương khói. Như trong bài từ Hoán Khê Sa (浣溪沙) của Triệu Trường Khanh (趙長卿, ?-?) nhà Tống có đoạn: “Kim thú phún hương thụy ái phân, dạ lương như thủy sái huân huân (金獸噴香瑞靄氛、夜涼如水酒醺醺, thú vàng nhã hương khí mây lành, đêm mát như nước rưới hân hoan).” Hay trong bài từ Mộc Lan Hoa Mạn (木蘭花慢) của Vương Uẩn (王惲, 1227-1304) nhà Nguyên lại có câu: “Hòa khí nhất gia thụy ái, từ nhan cửu thập nhu nghi (和氣一家瑞靄、慈顏九十柔儀, hòa khí một nhà tươi tốt, hiền từ chín chục uy nghi).” Lại trong bài Chủng Ngọc Ký (種玉記), phần Phong Công (封功) của Uông Đình Nột (汪廷訥, 1573-1619) nhà Thanh có câu: “Thụy ái mông lung, hương phiêu kim điện lô yên ủng (瑞靄朦朧、香飄金殿爐煙擁, khói sương mờ ảo, hương vờn điện báu lò khói nghi ngút).” Hay như trong bài Tán Hương “Tâm Nhiên Ngũ Phận (心然五分)” rất phổ biến trong Thiền môn có câu: “Tâm nhiên ngũ phận, phổ biến thập phương, hương yên đồng tử ngộ chơn thường, tỷ quán diệu nan lường, thụy ái tường quang, kham hiến pháp trung vương (心然五分、普遍十方、香煙童子悟眞常、鼻觀妙難量、瑞靄祥光、堪獻法中王, tâm đốt năm phần, biến khắp mười phương, khói hương đồng tử ngộ chơn thường, mũi quán mầu khó lường, sương khói hào quang, dâng cúng đấng pháp vương).” Trong Tông Giám Pháp Lâm (宗鑑法林, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 66, No. 1297) quyển 67 có đoạn: “Thụy ái tường yên tỏa ngọc lâu, diệu niên vương tử tứ ưu du, lưu ly điện thượng kỵ kim mã, minh nguyệt đường tiền cổn tú cầu (瑞靄祥煙鎖玉樓、妙年王子恣優遊、琉璃殿上騎金馬、明月堂前輥繡毬, sương khói mây lành quyện ngọc lầu, năm mới vương tử mặc ngao du, lưu ly trên điện cỡi vàng ngựa, trăng sáng trước nhà quay tú cầu).” Hay trong bài Nhất Động Sơn (一洞山) của Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰義存禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1333) quyển Hạ cũng có đoạn: “Thiên hạ danh truyền đệ nhất sơn, sơn trung hữu động dị nhân hoàn, quỳnh chi dao thảo phương phi ngoại, thụy ái tường vân phiêu miểu gian, ngẫu kiến Kim Liên tùng địa dũng, thúc khan bạch hạc tự thiên hoàn (天下名傳第一山、山中有洞異人寰、璚芝瑤草芳菲外、瑞靄祥雲縹緲間、偶見金蓮從地湧、倏看白鶴自天還, thiên hạ nổi tiếng số một non, núi trong có động người lạ sống, cành son lá ngọc thơm xinh ngát, sương khói mây lành mù mịt trong, chợt thấy sen vàng từ đất vọt, thoáng nhìn hạc trắng bay trở về).”
(長谷寺, Hase-dera): còn gọi là Phong Sơn Thần Lạc Viện (豐山神樂院), Phong Sơn Tự (豐山寺), Trường Cốc Sơn Tự (長谷山寺), ngôi chùa trung tâm Tổng Bản Sơn của Phái Phong Sơn (豐山派) thuộc Chơn Ngôn Tông, là nơi tuần lễ chiêm bái thứ 8 trong số 33 ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Tây Quốc; hiện tọa lạc tại Hasse (初瀬), Sakurai-shi (櫻井市), Nara-ken (奈良縣). Năm 686, Đạo Minh Thượng Nhân (道明上人) kiến lập một ngôi chùa ở trên ngọn đồi phía Tây Sơ Lại Sơn (初瀨山) với tên là Bổn Trường Cốc Tự (本長谷寺); đến năm 733, nhờ sự hỗ trợ của Đằng Nguyên Phòng Tiền (藤原房前, Fujiwara-no-Fusasaki), Đức Đạo Thượng Nhân (德道上人) sáng lập Trường Cốc Tự ở vị trí hiện tại, an trí tượng đứng Thập Nhất Diện Quan Âm. Trãi qua các thời đại Nại Lương, Bình An, Liêm Thương, chùa luôn là nơi đến tham bái của các tầng lớp Hoàng tộc, quan lại, quý tộc cũng như thứ dân. Sự linh nghiệm của chùa đã được ghi lại qua những tác phẩm văn học nổi tiếng như Nhật Bản Linh Dị Ký (日本靈異記), Nguyên Thị Vật Ngữ (源氏物語), Chẩm Thảo Tử (枕草子), Kim Tích Vật Ngữ Tập (今昔物語集), v.v. Năm 1588, Chuyên Dự (專譽) của Căn Lai Tự (根來寺, Negoro-ji) đến đây trú trì và biến nơi đây thành đạo tràng của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông, và sau này chùa trở thành ngôi chùa trung tâm của Phái Phong Sơn thuộc Chơn Ngôn Tông. Dưới thời đại Giang Hộ, rất nhiều học đồ tập trung đến đây, từ đó xuất hiện không ít học Tăng nổi tiếng. Chùa cũng đã trãi qua bao phen bị hỏa tai, cháy tan tành, nhưng rồi lại được phục hưng nguyên vẹn. Đến cuối thời đại Thất Đinh, chùa bị hoang phế. Hiện tại trong khuôn viên chùa có một số kiến trúc như Lầu Chuông, Nhân Vương Môn, Hoan Hỷ Viện, Thanh Tịnh Viện, Nguyệt Luân Viện, Mai Tâm Viện, Từ Nhãn Viện, Kim Liên Viện, Bản Nguyện Viện, Năng Mãn Luật Viện, v.v. Chùa hiện lưu giữ khá nhiều bảo vật như Trang Sức Pháp Hoa Kinh 32 quyển, Pháp Hoa Thuyết Tướng Đồ bằng bản đồng, A Di Đà Lai Nghênh Đồ, Tịnh Độ Mạn Trà La Đồ, tượng gỗ Địa Tạng, Bất Động, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập