Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: U quan »»
(s: Amitāyus, Amitābha; t: Dpag-tu-med, Dpag-yas, j: Amidabutsu, 阿彌陀佛): tên gọi của một vị Phật rất quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa, giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, còn gọi là A Di Đa Phật (阿彌多佛), A Nhi Đa Phật (阿弭跢佛), thường được gọi là A Di Đà Phật hay A Di Đà Như Lai, gọi tắt là Di Đà. Nguyên bản Sanskrit có hai chữ: Amitāyus có âm dịch là A Di Đa Sưu (阿彌多廋), nghĩa là người có thọ mạng vô hạn hay vô lượng thọ; còn Amitābha có âm dịch là A Di Đa Bà (阿彌多婆), là người có ánh sáng vô hạn hay vô lượng quang; nhưng cả hai đều được phiên âm là A Di Đà. Trên thực tế, nguyên ngữ Amitābha được dùng khá phổ biến. Về xuất xứ của danh hiệu A Di Đà Phật này, trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經) do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch, có đề cập đến. Vị Phật này có ánh sáng vô lượng, tuổi thọ vô lượng, cho nên được gọi là A Di Đà Phật. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản tiếng Sanskrit A Di Đà Kinh (阿彌陀經) và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (稱讚淨土佛攝受經), vị Phật này có tuổi thọ vô số, ánh sáng vô biên, cho nên được gọi là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Riêng trong Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經) có bài kệ của A Di Đà Phật, còn trong Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, v.v., có danh hiệu khác là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật hiện trú tại thế giới thanh tịnh tên Cực Lạc. Kinh điển lấy tín ngưỡng A Di Đà Phật làm chủ đề có 3 bộ kinh của Tịnh Độ là Vô Lượng Thọ Kinh (s: Sukhāvatīvyūha-sūtra, 無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); cho nên trên cơ sở của ba kinh này Tịnh Độ Giáo được thành lập. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, quyển thượng, trong đời quá khứ xa xưa thời đức Thế Tự Tại Vương Phật (世自在王佛) trụ thế, có vị quốc vương phát tâm vô thượng, xả bỏ vương vị xuất gia, tên là Bồ Tát Pháp Tạng (s: Dharmākara, 法藏, hay Tỳ Kheo Pháp Tạng). Vị này theo tu tập với Thế Tự Tại Vương Phật, phát 48 lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh và sau một thời gian tu hành lâu xa, ngài thành tựu bản nguyện của mình và được thành Phật. Vị Phật này chính là A Di Đà Phật. Cho đến hiện tại ngài vẫn đang thuyết pháp tại thế giới gọi là Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂), cách đây khoảng 10 vạn ức Phật độ về phía Tây. Ngài thường tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên được gọi là Tiếp Dẫn Phật. Thông thường tượng A Di Đà Tam Tôn có hai vị Bồ Tát Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音) và Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至) đứng hầu hai bên, cho nên hai vị này cùng với Phật A Di Đà được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo Bát Nhã Tam Muội Kinh (般若三昧經) quyển thượng cho biết rằng đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chiếu tỏa khắp, hùng tráng không gì sánh bằng. Đặc biệt, theo lời dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh cho thấy rằng thân của đức Phật Vô Lượng Thọ có trăm ngàn sắc màu vàng rực như vàng Diêm Phù Đàn (s: jambūnadasuvarṇa, 閻浮檀) của Trời Dạ Ma (s, p: Yāma, 夜摩), cao 60 vạn ức na do tha (s: nayuta, niyuta, 那由他) Hằng hà sa số do tuần (s, p: yojana, 由旬). Giữa hai lông mi của ngài có lông mi trắng uyển chuyển xoay về bên phải, tướng lớn nhỏ của lông mi có độ cao gấp 5 lần núi Tu Di (s, p: Sumeru, 須彌山). Mắt của ngài trong trắng, rõ ràng, có bề ngang rộng gấp 4 lần nước biển lớn. Thân ngài có 84.000 tướng tốt, trong mỗi mỗi tướng như vậy có 84.000 ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp các chúng sanh niệm Phật. Tại Tây Tạng, Phật A Di Đà được xem như hai vị Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ; nếu ai mong cầu có trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, ai mong cầu tuổi thọ và phước lạc thì quy y Phật Vô Lượng Thọ. Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà được xem như là diệU quang sát trí của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), được gọi là Cam Lồ Vương (s: Amṛta-rāja, 甘露王). Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼茶羅), ngài được gọi là A Di Đà Như Lai có thân thọ dụng trí tuệ, nằm ở trung ương vòng nguyệt luân phía Tây. Thân của ngài có sắc vàng ròng, tay bắt ấn Tam Ma Địa (s, p: samādhi, 三摩地), chủng tử là hrīḥ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen. Trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅), ngài được gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, nằm ở phía Tây, trong đài có 8 cánh sen. Thân ngài có sắc màu vàng trắng hay vàng ròng, mắt nhắm lại, thân nhẹ như tà áo, ngồi xếp bằng trên tòa sen báu, tay bắt ấn nhập định, chủng tử là saṃ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen vừa mới hé nở. Tại An Lạc Lâm (安樂林), Bạch Vân Am (白雲菴), thuộc Từ Khê (慈谿), Ninh Ba (寧波), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Nhất cú Di Đà hữu thể hữu tông hữu dụng, tam thiên thế giới tức không tức giả tức trung (一句彌陀有體有宗有用、三千世界卽空卽假卽中, một câu Di Đà, có thể có tông có dụng, ba ngàn thế giới là không là giả là trung).” Hay tại Phổ Đà Tự (普陀寺) ở Hạ Môn (廈門), Tỉnh Phúc Kiến (福建省南) cũng có câu đối tán thán công hạnh của đức Phật A Di Đà như: “Di Đà thủ tiếp Liên Trì khách, chúng sanh tâm quy Cực Lạc bang (彌陀手接蓮池客、眾生心歸極樂邦, Di Đà tay rước Liên Trì khách, chúng sanh tâm về Cực Lạc bang).” Đào Duy Từ (1572-1634) có câu thơ rằng: “Những khi khói tỏ yên hà, mảng âu mây cuốn Di Đà Tây Thiên.” Hay trong truyện Phan Trần cũng có câu: “Tam Quy Ngũ Giới chứng tình, xem câu nhân quả niệm kinh Di Đà.”
(阿彌陀三十七號, Amidasanjūnanagō): 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà, do Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262), tổ khai sáng Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshin-shū) của Nhật Bản lấy từ bài Kệ Tán A Di Đà của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) cho vào trong bản Tịnh Độ Hòa Tán (淨土和讚, Jōdōwasan) của ông. Đó là:
(1) Vô Lượng Quang, - (2) Chân Thật Minh,
(3) Vô Biên Quang, - (4) Bình Đẳng Giác,
(5) Vô Ngại Quang - (6) Nan Tư Nghì,
(7) Vô Đối Quang, - (8) Tất Cánh Y,
(9) Quang Viêm Vương, - (10) Đại Ứng Cúng,
(11) Thanh Tịnh Quang, - (12) Hoan Hỷ Quang,
(13) Đại An Úy, - (14) Trí Huệ Quang,
(15) Bất Đoạn Quang, - (16) Nan Tư Quang
(17) Vô Xưng Quang, - (18) Siêu Nhật Nguyệt Quang,
(19) Vô Đẳng Đẳng, - (20) Quảng Đại Hội,
(21) Đại Tâm Hải, - (22) Vô Thượng Tôn,
(23) Bình Đẳng Lực, - (24) Đại Tâm Lực,
(25) Vô Xưng Phật, - (26) Bà Già Bà,
(27) Giảng Đường, - (28) Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thọ,
(29) Bất Khả Tư Nghì Tôn, - (30) Đạo Tràng Thọ,
(31) Chơn Vô Lượng, - (32) Thanh Tịnh Lạc,
(33) Bản Nguyện Công Đức Tụ, - (34) Thanh Tịnh Huân,
(35) Công Đức Tạng, - (36) Vô Cực Tôn, và
(37) Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
(印融, Inyū, 1435-1519): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Ấn Dung (印融), tự là Lại Thừa (賴乘), xuất thân vùng Cửu Bảo (久保, Kubo), Võ Tàng (武藏, Musashi). Lúc còn trẻ, ông đi du học khắp các vùng kinh đô Kyoto, Nại Lương (奈良, Nara); đến năm 1460, ông thọ pháp với Hiền Kế (賢繼) ở Tam Hội Tự (三會寺) vùng Ô Sơn (烏山, Karasuyama), Võ Tàng; rồi học áo nghĩa của Dòng Tây Viện qua Trường Viên (長圓), Viên Trấn (圓鎭). Sau đó, ông đến trú tại Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院) của Cao Dã Sơn, chuyên tu về Mật Giáo. Đến khoảng năm 1488, ông trở về lại Võ Tàng, sống qua một số nơi như Quang Đức Tự (光德寺) ở Kim Trạch (金澤, Kanazawa), Tích Trượng Tự (錫杖寺), Tam Hội Tự ở Hà Khẩu (河口, Kawaguchi), v.v.; từ đó ông tận lực truyền bá Mật Giáo để phục hưng lại tình trạng suy thối ở vùng Quan Đông (關東, Kantō). Đệ tử phú pháp của ông có Thị Dung (是融), Giác Dung (覺融). Trước tác của ông có San Bảo Ẩn Độn Sao (杣本隱遁鈔) 20 quyển, Thích Luận Chỉ Nam Sao (釋論指南鈔) 10 quyển, Đại Nhật Kinh Sớ Chỉ Nam Sao Điếu Vật (大日經疏指南鈔釣物) 9 quyển, Thích Luận Ngu Án Sao (釋論愚案鈔) 7 quyển, Cổ Bút Sao (古筆鈔) 6 quyển, v.v.
(隱元隆琦, Ingen Ryūki, 1592-1673): vị tổ khai sáng Hoàng Bá Tông Nhật Bản, người vùng Phúc Thanh (福清), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林), hiệu là Ẩn Nguyên (隱元), sinh ngày mồng 4 tháng 11 năm thứ 20 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Năm lên 9 tuổi, ông có chí ham học, nhưng năm sau thì bỏ học, theo nghiệp trồng tiêu. Có đêm nọ ông ngồi nằm dưới gốc cây tùng, mới ngộ được rằng muốn hiểu rõ diệu lý của trời đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, v.v., thì không còn con đường nào hơn là quy y vào cửa Phật. Cuối cùng với lòng quyết tâm, năm 23 tuổi ông lên Phổ Đà Sơn (普陀山) ở Nam Hải, thuộc Ninh Ba (寧波, Tỉnh Triết Giang), tham bái Triều Âm Động Chủ (潮音洞主). Năm lên 29 tuổi, ông đến viếng thăm Hoàng Bá Sơn (黃檗山), theo Giám Nguyên Hưng Thọ (鑑源興壽) xuống tóc xuất gia, và sau đó đi tham bái khắp các nơi. Trong thời gian này, ông có học Kinh Pháp Hoa ở Hưng Thiện Tự (興善寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi Kinh Lăng Nghiêm ở Bích Vân Tự (碧雲寺). Bên cạnh đó ông còn đến gõ cửa Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) và thọ nhận tâm ấn của vị này. Vào năm thứ 6 (1633) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), khi Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) đang sống tại Hoàng Bá Sơn, ông được cử làm chức Tây Đường, sau thể theo lời thỉnh cầu, ông lên quản lý cả Hoàng Bá Tông và đã làm cho tông phong rạng rỡ tột đỉnh; bên cạnh đó ông còn tận lực cho xây dựng các ngôi đường vũ khang trang hơn, và trở thành pháp từ của Phí Ẩn. Ông đã từng sống qua một số chùa như Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Sùng Đức (崇德, Tỉnh Triết Giang), Long Tuyền Tự (龍泉寺) ở Trường Lạc (長樂, Tỉnh Phúc Kiến). Đến năm thứ 11 (1654) niên hiệu Thuận Trị (順治), nhận lời cung thỉnh của mấy vị tăng nhóm Dật Nhiên Tánh Dung (逸然性融) ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) vùng Trường Khi (長崎, Nagasaki), ông cùng với Đại Mi Tánh Thiện (大眉性善), Độc Trạm Tánh Oanh (獨湛性瑩), Độc Ngôn Tánh Văn (獨言性聞), Nam Nguyên Tánh Phái (南源性派), v.v., hơn 30 người đệ tử lên thuyền sang Nhật, đến Hưng Phước Tự. Khi ấy ông đã 63 tuổi. Năm sau, ông chuyển đến Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji), rồi thể theo lời mời của Long Khê Tánh Tiềm (龍溪性潜) ở Phổ Môn Tự (普門寺, Fumon-ji) vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu), ông đến làm trú trì chùa này. Sau đó, vào tháng 9 năm đầu (1651) niên hiệu Vạn Trị (萬治), ông đi lên phía đông, đến trú ngụ tại Lân Tường Viện (麟祥院) ở Thang Đảo (湯島, Yushima) vùng Giang Hộ (江戸, Edo, thuộc Tokyo), đến yết kiến Tướng Quân Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), và vì hàng sĩ thứ mà thuyết pháp lợi sanh. Vào tháng 5 năm đầu (1661) niên hiệu Khoan Văn (寬文), ông sáng lập Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Tự (黃檗山萬福寺) tại vùng đất Vũ Trị (宇治, Uji), làm căn cứ truyền bá Thiền phong của Hoàng Bá Tông tại Nhật Bản; và đến tháng 9 năm thứ 4 đồng niên hiệu trên, ông nhường ngôi trú trì lại cho Mộc Am Tánh Thao (木菴性瑫), và lui về ẩn cư. Vào tháng 2 năm thứ 13 cùng niên hiệu trên, ông bị bệnh nhẹ; ngày 30 cùng tháng này Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇, Gomizunō Jōkō) sai sứ đến vấn an ông. Đến ngày mồng 2 tháng 4, ông được ban cho hiệu là Đại Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (大光普照國師). Vào ngày mồng 3 tháng 4 năm sau, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời, 54 hạ lạp, và được ban tặng thêm cho thụy hiệu là Phật Từ Quảng Giám Thiền Sư (佛慈廣鑑禪師). Ngoài ra ông còn có một số hiệu khác như Kính Sơn Thủ Xuất Thiền Sư (徑山首出禪師), Giác Tánh Viên Minh Thiền Sư (覺性圓明禪師). Trước tác của ông để lại có Hoàng Bá Ngữ Lục (黃檗語錄) 2 quyển, Long Tuyền Ngữ Lục (龍泉語錄) 1 quyển, Hoàng Bá Sơn Chí (黃檗山誌) 8 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 2 quyển, Dĩ Thượng Trung Quốc Soạn Thuật (以上中國撰術), Phù Tang Hội Lục (扶桑會錄) 2 quyển, Phổ Chiếu Quốc Sư Quảng Ngữ Lục (普照國師廣語錄) 20 quyển, Hoàng Bá Hòa Thượng Thái Hòa Tập (黃檗和上太和集) 2 quyển, Đồng Kết Tập (同結集) 2 quyển, Sùng Phước Tự Lục (崇福寺錄), Phật Tổ Đồ Tán (佛祖圖賛), Phật Xá Lợi Ký (佛舎利記), Ẩn Nguyên Pháp Ngữ (隱元法語), Phổ Môn Thảo Lục (普門艸錄), Tùng Ẩn Tập (松隱集), Vân Đào Tập (雲濤集), Hoàng Bá Thanh Quy (黃檗清規), v.v.
(安祥寺, Anjō-ji): ngôi chùa phụ thuộc vào sự quản lý của Chơn Ngôn Tông trên Cao Dã Sơn, hiện tọa lạc tại Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), tên núi là Cát Tường Sơn (吉祥山). Vì đây là ngôi chùa kiêm chuyên trách của Cao Dã Sơn, nên được gọi là Cao Dã Sơn Đường (高野山堂). Ngôi già lam này được khai sáng vào năm 848 (Gia Tường [嘉祥] nguyên niên), nhằm cầu nguyện cho Thuần Hòa Thái Hậu được tăng long phước thọ. Huệ Vận (惠運, Eun) được cung thỉnh làm vị Tổ khai sáng nơi đây. Đến đời vị Tổ thứ 11 là Tông Ý (宗意), vận thế của chùa rất hưng thạnh, trở thành ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu trong 3 dòng ở Tiểu Dã (小野) thuộc Chơn Ngôn Tông, từ đó hình thành Dòng An Tường Tự (安祥寺流). Đến năm 1310 (Diên Khánh [延慶] 3), vào thời của Thành Huệ (成惠), vị Tổ đời 18, chùa được liệt vào một trong những ngôi danh thắng dành cho Hoàng Tử và tầng lớp quý tộc ở với hiệu là Môn Tích (門跡, Monzeki). Tuy nhiên, đến thời vị Tổ thứ 21 là Hưng Nhã (興雅), ông nhường lại hiệu chùa và luôn của Dòng An Tường Tự cho Cao Dã Sơn. Vào năm 1469 (Văn Minh [文明] nguyên niên), chùa bị binh hỏa cháy rụi tan tành, rồi dần dần không còn là đạo tràng căn bản tu hành cho ba dòng Tiểu Dã. Vào năm 1759 (Bảo Lịch [寶曆] 9), vị Tổ đời thứ 41 là Hoằng Phạm (弘範) mới tiến hành xây dượng Quan Âm Đường, Bảo Tháp, Địa Tạng Đường, v.v., và chỉnh bị lại cảnh quan của chùa. Trong Chánh Điện chùa có thờ tượng Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, Ngũ Trí Như Lai, thuộc dạng quốc bảo. Quần thể kiến trúc hiện tại của chùa có Chánh Điện, Địa Tạng Đường, Đại Sư Đường, được tái kiến vào cuối thời Giang Hộ (江戸, Edo).
(英靈): linh khí nổi bật, người có linh khí nổi bật ấy, linh hồn nhân vật xuất chúng; nguyên là âm linh (陰靈), tức là linh hồn của cõi âm. Như trong Chánh Tông Tâm Ấn Hậu Tục Liên Phương (正宗心印後續聯芳, CBETA No. 1617), phần Tăng Quả Diên (僧果延) có câu: “Thiếu Lâm nhất hoa ngũ diệp liên, thiệu chí như kim thị Quả Diên, anh linh hốt tỉnh thừa tư chỉ, bất ly đương xứ kiến Kỳ Viên (少林一花五葉蓮、紹至如今示果延、英靈忽省承斯旨、不離當處見祇園, Thiếu Lâm một hoa năm cánh sen, nối tiếp ngày nay đến Quả Diên, linh hồn chợt tỉnh vâng huyền chỉ, chẳng lìa chỗ ấy thấy Kỳ Viên).” Hay như trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, CBETA No. 1296) quyển 13 cũng có câu: “Siêu quần tu thị anh linh hán, địch thắng hoàn tha sư tử nhi (超群須是英靈漢、敵勝還他獅子兒, siêu quần nên phải anh linh đấng, thắng địch trả về sư tử con).”
(北斗): nói đủ là Bắc Đẩu Thất Tinh (北斗七星), tức 7 ngôi sao có hình cái muỗng tụ lại ở phương Bắc, cách xa Bắc Cực khoảng 30 độ, gồm Thiên Xu (天樞), Thiên Tuyền (天璇), Thiên Ki (天璣), Thiên Quyền (天權), Ngọc Hành (玉衡), Khai Dương (開陽) và Dao Quang (瑤光). Trong Thiên Văn, chùm sao này được gọi là Đại Hùng Tinh (大熊星), tên tục là Tham Lang Tinh (貪狼星), Cự Môn Tinh (巨門星), Lộc Tồn Tinh (祿存星), Văn Khúc Tinh (文曲星), Liêm Trinh Tinh (廉貞星), Võ Khúc Tinh (武曲星), và Phá Quân Tinh (破軍星), v.v. Theo quan niệm cổ đại, Thiên Xu được xem như là Chánh Tinh, chủ về dương đức; Thiên Tuyền là Pháp Tinh, chủ về âm hình; Thiên Ky là Lịnh Tinh, chủ về phạt hại; Thiên Quyền là Phạt Tinh, chủ về thiên lý; Thiên hành là Sát Tinh, chủ cả trung ương và bốn phương; Khai Dương là Nguy Tinh, chủ thiên thực ngũ cốc; và Dao Quang là Bộ Tinh, chủ về binh lính. Tôn Tinh Vương Pháp, Bắc Đẩu Pháp, Bắc Đẩu Hộ Ma Pháp, v.v., của Mật Giáo đều là pháp cầu đảo chùm sao này. Ngoài ra, trong Thiền môn có câu “Bắc Đẩu lí tàng thân (北斗裏藏身, ẩn thân trong sao Bắc Đẩu)” muốn ám chỉ thần thông diệu dụng của Thiền sư, giống như ẩn thân trong sao Bắc Đẩu. Trong Vân Môn Khuôn Chơn Thiền Sư Quảng Lục (雲門匡眞禪師廣錄) có đoạn rằng: “Vấn: 'Như hà thị thấu pháp thân cú ?' Sư vân: 'Bắc Đẩu lí tàng thân' (問、如何是透法身句、師云、北斗裏藏身, Hỏi rằng: 'Thế nào là câu thấu triệt pháp thân ?' Sư đáp: 'Ẩn thân trong sao Bắc Đẩu').”
(北海): biển phía Bắc, có nhiều nghĩa khác nhau.
(1) Tên gọi một địa phương rất xa xôi, rất ít được dùng đến thời cổ đại. Như trong Tả Truyện (左傳), chương Hy Công Tứ Niên (僖公四年) có câu: “Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã (君處北海、寡人處南海、唯是風馬牛不相及也, người ở biển Bắc, quả nhân ở biển Nam, chỉ là gió trâu ngựa không cùng đến được).” Hay trong Tuân Tử (荀子), phần Vương Chế (王制) cũng có đoạn: “Bắc Hải tắc hữu tẩu mãu phệ khuyển yên, nhiên nhi Trung Quốc đắc nhi súc sử chi (北海則有走馬吠犬焉、然而中國得而畜使之, biển Bắc tất có ngựa chạy chó sủa, vì vậy Trung Quốc bắt đem về nuôi và sử dụng chúng).”
(2) Tên gọi khác của Bột Hải (渤海), như trong Trang Tử (莊子), phần Thu Thủy (秋水) có câu: “Thuận lưu nhi Đông hành, chí ư Bắc Hải, Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan (順流而東行、至於北海、東面而視、不見水端, theo dòng mà đi về phía Đông, đến nơi Bột Hải, xoay mặt về phía đông mà nhìn, chẳng thấy nguồn nước).”
(3) Tên gọi của Quận Bắc Hải (北海郡) dưới thời nhà Hán, hiện ở tại địa phương Huyện Xương Lạc (昌樂縣), Tỉnh Sơn Đông (山東省). Như trong Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍), phần Lụy Bi (誄碑) có đoạn rằng: “Phó Nghị chi lụy Bắc Hải, vân 'bạch nhật U quang, phân vụ yểu minh' (傅毅之誄北海、云'白日幽光、雰霧杳冥', Phó Nghị thuật về Quận Bắc Hải rằng: 'ban ngày tối tăm, sương khói mù mịt).” Vào cuối thời nhà Hán, Khổng Dung (孔融) được bổ nhiệm làm tướng ở Quận Bắc Hải, nên người đời gọi ông là Khổng Bắc Hải (孔北海). Trong bài thơ Thanh Uyển Vọng Lang Sơn Hữu Hoài Chu Khắc Trai (清苑望郎山有懷朱克齋) của Diêu Nãi (姚鼐, 1731-1815) nhà Thanh lại có câu: “Dục tương Bắc Hải đồng tôn tửu, nhiễu tận Tây Sơn đáo Vệ Châu (欲將北海同樽酒、遶盡西山到衛州, muốn đến Bắc Hải cùng nhắp rượu, đi khắp Tây Sơn đến Vệ Châu).”
(4) Bên cạnh đó, đây là tên gọi của Hồ Baikan của Siberia. Trong Tô Võ Truyện (蘇武傳) nhà Hán có đoạn rằng: “Hung Nô tỉ Tô Võ ư Bắc Hải thượng (匈奴徙蘇武於北海上, giặc Hung Nô đuổi Tô Võ lên vùng Hồ Baikan).”
(寶杵): chày báu, tên gọi khác của Kim Cang Chử (s: varja, 金剛杵), Hàng Ma Chử (降魔杵); âm dịch là Phược Nhật Ra (縛日囉), Phạt Chiết Ra (伐折囉), Bạt Chiết Ra (跋折囉), Phạt Xà Ra (伐闍囉). Loại pháp khí này nguyên xưa kia là vũ khí của cổ đại Ấn Độ, do vì nó cứng rắn, có thể đột phá các thứ vật chất khác, nên gọi là Kim Cang Chữ. Trong Mật Giáo, Kim Cang Chử tượng trưng cho Bồ Đề Tâm có thể phá tan phiền não, được dùng như là đạo cụ hay vật dụng đặc biệt để tu pháp. Các đấng chủ tôn trong Hải Hội Mạn Trà La (曼荼羅海會) đều có cầm cây Bảo Chử này. Hành giả của Chơn Ngôn Tông cũng thường mang theo đạo cụ này bên mình. Nó còn tượng trưng cho trí tuệ đại dụng của Như Lai Kim Cang (如來金剛), có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng cũng như ma chướng của ngoại đạo. Ban đầu, Kim Cang Chữ có mũi nhọn, rất bén; về sau khi nó được dùng làm pháp khí thì hình thức có thay đổi khá nhiều. Có rất nhiều loại Kim Cang Chử với các chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ đàn, xương người, v.v. Chiều dài của Kim Cang Chữ cũng khác nhau như loại dài 8 ngón tay, 10 ngón, 12 ngón, 16 ngón, 20 ngón, v.v. Với tư cách là một loại pháp khí của Phật Giáo, Kim Cang Chử có nhiều hình dáng khác nhau: Độc Cổ (獨股, một đầu), Nhị Cổ (二股, hai đầu), Tam Cổ (三股, ba đầu), Tứ Cổ (四股, bốn đầu), Ngũ Cổ (五股, năm đầu), Cửu Cổ (九股, chín đầu), Tháp Chử (塔杵, chày hình tháp), Bảo Chữ (寶杵), v.v. Trong số đó, loại Độc Cổ, Tam Cổ và Ngũ Cổ là thường gặp nhất; tượng trưng cho pháp giới độc nhất, Tam Mật Tam Thân (三密三身) và Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Độc Cổ, Tam Cổ, Ngũ Cổ, Bảo Chử và Tháp Chử được gọi là Ngũ Chủng Chử (五種杵, năm loại chày). Trong đó, Độc Cổ là loại có hình thức tối cổ, mũi nhọn dài, là vật cầm tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密迹金剛力士). Trong đó, loại Độc Cổ Chử có hình thức cổ nhất, là vật thường cầm trên tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密跡金剛力士). Ngoài ra, Kim Cang Thủ (金剛手) trong 40 tay của Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音), một trong 108 bàn tay của Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩) đều cầm loại Độc Cổ này. Trong 5 loại này, Độc Cổ Chử tương ứng với Liên Hoa Bộ (蓮華部), đặt ở phương Tây của đại đàn. Tam Cổ Chử tương ứng với Yết Ma Bộ (羯磨部), đặt ở phương Bắc của đại đàn. Về cách dùng của Kim Cang Chử, khi cầu thành tựu sự vật, tu pháp của Kim Cang Bộ thì dùng loại Ngũ Cổ Chữ; khi gia trì thì dùng Tam Cổ Chử; khi hành đạo niệm tụng, tu pháp của Phật Bộ, Liên Hoa Bộ thì dùng Độc Cổ Chử; khi tu pháp Đại Uy Đức Minh Vương (大威德明王) thì dùng loại Cửu Cổ Chử. Ngũ Cổ Chử còn gọi là Ngũ Trí Kim Cang Chử (五智金剛杵), Ngũ Phong Kim Cang Chử (五峰金剛杵), Ngũ Phong Quang Minh (五峰光明), Ngũ Cổ Kim Cang (五股金剛); 5 thân hay 5 đỉnh nhọn của loại này tượng trưng cho Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Hình tượng của Bồ Tát Vi Đà (s: Skanda, p: Khanda, 韋馱) thường có cầm trên tay cây Kim Cang Chử hay Bảo Chử để hàng phục ma quân, dẹp yên tà ma, bảo vệ chánh pháp. Cho nên, trong Thiền môn vẫn thường tụng bài xưng tán Bồ Tát Vi Đà rằng: “Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ hoằng thâm, Bảo Chử trấn ma quân, công đức nan luân, kỳ đảo phó quần tâm (韋馱天將、菩薩化身、擁護佛法誓弘深、寶杵鎮魔軍、功德難倫、祈禱副群心, Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ nguyện thâm, Chày Báu nhiếp ma quân, công đức khó lường, cầu nguyện khắp nhân tâm).” Trong Trùng Biên Chư Tôn Truyện (重編諸天傳, CBETA No. 1658) có câu: “Đế Thích Kim Cang Bảo Chữ, năng diệt A Tu La (帝釋金剛寶杵、能滅阿修羅, Chày Báu Kim Cang của Đế Thích có thể diệt trừ A Tu La).” Hay như trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, CBETA No. 1456) quyển 34 của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623) có bài tán về Tứ Tý Quan Âm Đại Sĩ (四臂觀音大士) rằng: “Thông thân thủ nhãn, hà chỉ hữu tứ, ư vô tận trung, liêu nhĩ như thị, Bảo Chữ không ma, chơn kinh vô tự, tổng thị thần thông, bất tư nghì sự (通身手眼、何只有四、於無盡中、聊爾如是、寶杵空魔、眞經無字、總是神通、不思議事, khắp mình tay mắt, sao chỉ có bốn, trong vô tận ấy, vẫn cứ như vậy, Chày Báu dẹp ma, chơn kinh không chữ, thảy là thần thông, chuyện chẳng nghĩ bàn).”
(s: Ratna-saṃbhava, t: Rin-chen ḥbyun-ba, 寶生佛): âm dịch là La Đát Nẵng Tam Bà Phược (羅怛曩三婆縛); còn gọi là Bảo Sanh Như Lai (寶生如來), Bảo Tướng Như Lai (寶相如來); là tên gọi của một trong 5 vị Phật thuộc Kim Cang Giới (金剛界) của Mật Giáo; ngự ở ngay ở giữa của vòng Nguyệt Luân ở hướng chánh Nam. Vị Phật này lấy phước đức báu Ma Ni để tích tụ công đức, có thể làm cho hết thảy nguyện ước của chúng sanh được thành tựu viên mãn; cũng như có thể giúp cho hành giả lên đến ngôi vị Pháp Vương được dự Quán Đảnh. Ngài là chủ của Bảo Bộ (寶部) trong Ngũ Bộ, tượng trưng cho Bình Đẳng Tánh Trí (平等性智) của Ngũ Trí. Mật hiệu của vị Phật này là Bình Đẳng Kim Cang (平等金剛); chủng tử là trāḥ, hoặc ja; hình Tam Muội Da là bảo châu. Hình tượng của Ngài có khác nhau trong các hội của Kim Cang Giới, như trong Thành Thân Hội (成身會) thì toàn thân Ngài hiện sắc màu vàng kim, tay trái nắm lại đặt lên dưới bắp vế, tay phải hướng ra bên ngoài, bắt Ấn Thí Nguyện (施願印), ngồi xếp bằng trên tòa sen. Xưa nay vị Phật này thường được xem là tương đồng với Bảo Tràng Như Lai (寶幢如來) ở phương Đông của Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅). Trong Kim Quang Minh Kinh (金光明經) quyển 1, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 9, Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經) quyển 10, v.v., Bảo Sanh Phật tương đương với Bảo Tướng Phật (寶相佛) ở phương Nam; hoặc tương đương với Bảo Tràng Phật (寶幢佛) ở phương Nam như trong Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明經最勝王經) quyển 8 có đề cập. Về chư vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài, Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081) cho biết rằng: “Bảo Sanh Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Bảo Bồ Tát, nhị Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, tam Kim Cang Tràng Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyến Bồ Tát (寶生佛四菩薩者、一金剛寶菩薩、二金剛威光菩薩、三金剛幢菩薩、四金剛眷菩薩, bốn vị Bồ Tát của Bảo Sanh Phật là, một Kim Cang Bảo Bồ Tát, hai Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, ba Kim Cang Tràng Bồ Tát, bốn Kim Cang Quyến Bồ Tát).” Trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Nam phương Bảo Sanh Phật, kỳ thân xích sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Ma Ni Bảo, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請南方寶生佛、其身赤色放光明、手印執持摩尼寶、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Nam phương A Súc Phật, thân Ngài sắc đỏ phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Báu Ma Ni, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy rằng: “Cầu phú quý thư Bảo Sanh Phật Chủng Trí tự (求富貴書寶生佛種智字, nếu cầu giàu sang thì viết chữ Chủng Trí của Bảo Sanh Phật).” Hay trong Đại Nhạo Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích (大樂金剛不空眞實三昧耶經般若波羅蜜多理趣釋, Taishō Vol. 19, No. 1003) có giải thích thêm rằng: “Nhất thiết Tam Giới chủ Như Lai giả, Bảo Sanh Phật giả, Bảo Sanh chi biến hóa, tắc Hư Không Tạng Bồ Tát thị dã (一切三界主如來者、寶生佛也、寶生之變化、則虛空藏菩薩是也, đức Như Lai làm chủ của hết thảy Ba Cõi là Bảo Sanh Phật; khi Bảo Sanh biến hóa tức chính là Hư Không Tạng Bồ Tát vậy).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Công Đức Trang Nghiêm Tụ Thân Bảo Sanh Phật (南慕功德莊嚴聚身寶生佛, Kính Lễ Phật Bảo Sanh Thân Tập Trung Công Đức Trang Nghiêm).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập