Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Tư »»
(安藤昌益, Andō Shōeki, 1703-1762): y sĩ và là tư tưởng gia, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; tự là Lương Trung (良中), hiệu Sác Long Đường (確龍堂); xuất thân vùng Xuất Vũ (出羽, Dewa). Về kinh lịch cuộc đời ông, có nhiều điểm không rõ lắm. Theo thuyết gần đây cho biết rằng ông sanh ra ở Nhị Tỉnh Điền Thôn (仁井田村, Niita-mura), Thu Điền Quận (秋田郡, Akita-gun), thuộc lãnh vức của Phiên Thu Điền (秋田藩, Akita-han), Xuất Vũ; đã từng làm y sĩ cho Phiên Bát Hộ (八戸藩, Hachinohe-han) ở Lục Áo (陸奥, Mutsu), nhưng đến cuối đời thì quay trở về cố hương Nhị Tỉnh Điền Thôn và sau khi chết, người nông dân tôn thờ ông như là Thủ Nông Đại Thần (守農大神). Từ các trước tác của ông cho thấy rằng chúng môn nhân chủ yếu là tầng lớp có văn hóa ở vùng Bát Hộ; và cũng có người sống ở kinh đô Kyoto, Đại Phản, Giang Hộ. Từ lập trường của chủ nghĩa bình đẳng triệt để, ông phê phán khái niệm mang tính giai cấp, phân biệt, và đưa ra triết học riêng biệt vốn xuất phát từ toàn thể vận động tự nhiên. Ông đề xướng ra phương án cải cách xã hội, bài xích giáo thuyết của Nho, Phật và chủ trương nam nữ đều bình đẳng như nhau. Trước tác của ông có Tự Nhiên Chơn Doanh Đạo (自然眞營道), Thống Đạo Chơn Truyền (統道眞傳), v.v.
(北山錄, Hokuzanroku): 10 quyển, do Thần Thanh (神清) nhà Đường soạn, Huệ Bảo (慧寳) chú, lời tựa ghi năm đầu (1068) niên hiệu Nguyên Hy (元熙), được xem như đồng dạng với Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄). Quyển 1 có Thiên Địa Thỉ Đệ Nhất (天地始第一), Thánh Nhân Sanh Đệ Nhị (聖人生第二); quyển 2 có Pháp Tịch Hưng Đệ Tam (法籍興第三), Chơn Tục Phù Đệ Tứ (眞俗符第四); quyển 3 có Hợp Bá Vương Đệ Ngũ (合覇王第五), Chí Hóa Đệ Lục (至化第六); quyển 4 có Tông Sư Nghị Đệ Thất (宗師議第七); quyển 5 có Thích Tân Vấn Đệ Bát (釋賓問第八); quyển 6 có Tang Phục Vấn Đệ Cửu (喪服問第九), Cơ Dị Thuyết Đệ Thập (譏異說第十); quyển 7 có Tông Danh Lý Đệ Thập Nhất (綜名理第十一), Báo Ứng Nghiệm Đệ Thập Nhị (報應驗第十二); quyển 8 có Luận Nghiệp Lý Đệ Thập Tam (論業理第十三), Trú Trì Hạnh Đệ Thập Tứ (住持行第十四); quyển 9 có Dị Học Đệ Thập Ngũ (異學第十五); và quyển 10 có Ngoại Tín Đệ Thập Lục (外信第十六). Chủ trương của Thần Thanh lấy tư tưởng Không Quán của Phật Giáo để quán thông tất cả, trong đó khéo léo chọn lọc đưa vào tư tưởng của Khổng, Lão, v.v., để điều hòa cả 3 tôn giáo. Hơn nữa, ông ta là người thuộc hàng dưới pháp hệ tương thừa của Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), ông có phê phán các thuyết trong nội bộ Thiền Tông đương thời, vì vậy tác phẩm này cũng là tư liệu có sức hấp dẫn lớn cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Thiền Tông thời Trung Đường.
(北宗五方便門): gọi tắt là Ngũ Phương Tiện (五方便) hay Ngũ Phương Tiện Môn (五方便門), cùng với thuyết Quán Tâm (觀心), là tư tưởng cốt cán của Bắc Tông Thiền vốn do Đại Sư Thần Tú (神秀, 606-706) chủ xướng. Theo Đại Thừa Vô Sanh Phương Tiện Môn (大乘無生方便門, Taishō Vol. 85, No. 2834), Ngũ Phương Tiện gồm có: (1) Tổng Chương Phật Thể (總彰佛體): tức nương vào thuyết của Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) mà làm sáng tỏ Phật thể, xa lìa các niệm. (2) Khai Trí Tuệ (開智慧): còn gọi là Bất Động Môn (不動門), tức nương vào Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) để mở bày cửa trí tuệ. (3) Hiển Thị Bất Tư Nghì Pháp (顯示不思議法): tức nương vào thuyết của Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經) để làm hiển bày giải thoát không thể nghĩ bàn. (4) Minh Chư Pháp Chánh Tánh (明諸法正性): tức nương vào thuyết của Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (思益梵天所問經) để minh sát tánh đúng đắn của các pháp. (5) Tự Nhiên Vô Ngại Giải Thoát Đạo (自然無礙解脫道): tức nương vào giáo nghĩa của Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) để chứng đắc giải thoát tự nhiên vô ngại. Như vậy, Ngũ Phương Tiện Môn của Bắc Tông Thiền vốn lập cuớc trên 5 bộ kinh luận chính là Đại Thừa Khởi Tín Luận, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh và Hoa Nghiêm Kinh; lấy giáo thuyết của các kinh luận này để làm phương tiện chứng đắc giải thoát; nên có tên gọi là Ngũ Phương Tiện Môn, tức 5 cánh cửa phương tiện. Đây là đặc sắc nổi bật của Bắc Tông Thiền.
(本地垂迹, Honjisuijaku): thuyết cho rằng bản địa của Thần là Phật và để cứu độ nhân dân Nhật Bản, chư Phật đã thị hiện dưới thân của vị Thần. Đây cũng là sự phát triển của tư tưởng Thần Phật Tập Hợp. Buổi đầu, khi Phật Giáo mới truyền vào Nhật thì cũng giống như Ấn Độ, Thần cũng được xem như là một loại chúng sanh đang trong vòng mê muội; cho nên để cứu độ Thần và làm cho thăng hoa thành Phật thì cần phải chép kinh, độ tăng, hồi hướng công đức Phật pháp; nhờ vậy mới có thể làm cho thoát ly khỏi thân của Thần. Việc này được gọi là Thần Thác (神託). Tuy nhiên, đến thời ký Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, khoảng hậu bán thế kỷ thứ 7), cùng với việc chỉnh đốn quốc gia, lấy Thiên Hoàng làm trung tâm, chư vị Thần được trọng dụng để kiến tạo đất nước với tư cách là Thiên Chiếu Đại Thần (天照大神, Amaterasuōmikami)—vị thần dòng họ của Thiên Hoàng, đã trở thành vị Thần của dân tộc. Về phía Phật Giáo cũng thể hiện sự tôn kính đối với các vị Thần này và dần dần nâng cao vị trí của họ lên. Người ta đã nêu ra các giải thích tổng thể rằng chư vị Thần này thọ hưởng pháp vị của Phật pháp và trở thành Thiện Thần bảo vệ Phật pháp; cho nên từ cuối thời Nại Lương cho đến đầu thời Bình An, chư Thần được thêm vào hiệu Bồ Tát. Thí dụ điển hình cho thấy Bát Phan Thần (八幡神) là đại biểu cho thần dân tộc, sau này được gọi là Bát Phan Đại Bồ Tát (八幡神大菩薩). Vấn đề này nếu đạt đến triệt để, Thần có thể thăng tiến thành Phật, từ đó ra đời tư tưởng Bản Địa Thùy Tích của Thần Phật đồng nhất thể. Từ khoảng giữa thời Bình An, chư vị Thần xuất hiện với tư cách là hóa thân thùy tích có quyền năng của Phật bản địa (được gọi là Quyền Hóa [權化, gonge], Quyền Hiện [權現, gongen]); vì vậy Thần được thêm vào danh hiệu Quyền Hiện. Ví dụ như trường hợp Bát Phan Đại Quyền Hịên (八幡神大權現). Tuy nhiên, thuyết Bản Địa Thùy Tích này không thích dụng đối với các vị Thần như thần tự nhiên (vong linh người chết, linh hồn tự nhiên, v.v.), và tách riêng hẳn các vị này ra. Tỷ dụ có sự phân biệt về các vị Thần Quyền Hóa (權化神), Thần Thật Loại (實類神), Thần Quyền Xã (權社神), Thần Thật Xã (實社神), v.v. Những tín đồ Phật Giáo cũng có thể tôn kính các vị Thần Quyền Hóa; nhưng đối với Thần Thật Loại thì không được tôn thờ. Từ giữa thời Liêm Thương trở đi, khi cuộc vận động độc lập khỏi Phật Giáo của Thần Đạo xuất hiện, tín đồ Phật Giáo cảm thấy bất mãn đối với thuyết Bản Địa Thùy Tích vốn chủ trường rằng Phật Bản Thần Tích (佛本神迹, Phật là gốc và Thần là nương theo) hay Phật Chủ Thần Tùng (佛主神從, Phật là chủ và Thần là phụ thuộc); cho nên thuyết Bản Địa Thùy Tích chủ trương ngược lại rằng Thần Bản Phật Tích (神本佛迹, Thần là gốc và Phật là nương theo) hay Thần Chủ Phật Tùng (神主佛從, Thần là chủ và Phật phụ thuộc) ra đời. Tư tưởng Bản Giác của Thiên Thai Tông vốn lấy tư tưởng Nhật Bản khẳng định hiện thực, cũng đồng điệu với chủ trương này và Tân Phật Giáo Liêm Thương đã dừng lại ở giai đoạn thuyết Bản Địa Thùy Tích. Hơn nữa, với tư cách là sản vật phụ của thuyết này, mỹ thuật Thùy Tích như tạo lập tượng Quyền Hiện, tranh vẽ Thùy Tích, v.v., phát triển mạnh. Về mặt văn học, từ cuối thời Liêm Thương trở đi, các vật Bản Địa được chế tạo ra rất nhiều.
(伴奐): chỉ trạng thái ung dung, tự tại, không bị ràng buộc gì cả. Trịnh Huyền (鄭玄, 127-200) nhà Đông Hán giải thích rằng: “Bạn hoán, tự túng thỉ chi ý dã (伴奐、自縱弛之意也, bạn hoán có nghĩa là tự buông thả).” Như trong Thi Kinh, chương Đại Nhã (大雅) có câu: “Bạn hoán nhĩ du hĩ (伴奐爾游矣, thong dong người rong chơi vậy).”
(本朝新修徃生傳, Honchōshinshūōjōden): truyền ký về những người có dị tướng vãng sanh, được biên tập vào giữa thời đại Bình An, do Đằng Nguyên Tông Hữu (藤原宗友, Fujiwara-no-Munetomo), Quyền Trưởng Quan Kami vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino), soạn thuật, 1 quyển. Để phân biệt với Tân Tu Tịnh Độ Vãng Sanh Truyện (新修淨土徃生傳, gọi tắt là Tân Tu Vãng Sanh Truyện [新修徃生傳]) của Thanh Nguyên Vương Cổ (清源王古) nhà Tống, bản này có thêm vào hai chữ “Bản Triều (本朝)”. Năm thành lập được ghi rõ trong bài tựa là mồng 1 tháng 12 năm 1151 (Nhân Bình [仁平] nguyên niên). Trong số những trường hợp vãng sanh đuợc thâu lục trong tác phẩm này, người mất xưa nhất là Thế Duyên (勢緣, trong khoảng niên hiệu Thừa Bảo [承保, 1074-1077]) và người qua đời gần nhất là Đại Giang Thân Thông (大江親通, ngày 15 tháng 10 năm 1151), hơn 1 tháng rưỡi trước khi tác phẩm này ra đời. Tính cả Tăng lẫn tục, số lượng người được thâu lục là 41; nhưng có 9 truyện trùng lặp trong bản Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺徃生傳) đã ra đời trước. Đặc sắc của thư tịch này là về tầng lớp Phật tử tại gia thế tục, có cả hàng quý tộc thuộc trung và hạ tầng; hạnh nghiệp của người vãng sanh không chỉ giới hạn trong pháp môn Niệm Phật, mà còn có cả Mật Giáo. Năm sinh và mất của người biên tập không rõ; song hầu hết những người vãng sanh trong tác phẩm này được xem là đồng thời kỳ với ông; cho nên có thể nói rằng các truyền ký ấy là sử liệu đáng tin cậy. San bản có trong Sử Tịch Tập Lãm (史籍集覧) 19, phần Truyện Bộ của Tục Quần Thư Loại Tùng (續群書類從), Tục Tịnh Độ Tông Toàn Thư (續淨土宗全書) 6, Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (大日本佛敎全書), Nhật Bản Vãng Sanh Toàn Truyện (日本徃生全傳) 8, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 7.
(p: aṭṭha garudhammā, 八敬法): còn gọi là Bát Kính Giới (八敬戒), Bát Kính (八敬), Bát Trọng Pháp (八重法), Bát Tôn Trọng Pháp (八尊重法), Bát Tôn Sư Pháp (八尊師法), Bát Bất Khả Quá Pháp (八不可過法), Bát Bất Khả Việt Pháp (八不可越法), Bát Bất Khả Vi Pháp (八不可違法), là 8 loại pháp được định ra cho vị Tỳ Kheo Ni phải cung kính tôn trọng vị Tỳ Kheo Tăng. Bát Kính Pháp này được đức Phật chế ra khi chấp thuận cho bà dưỡng mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī, p: Mahāpajāpatī, 摩訶波闍波提) xuất gia. Sau khi thành đạo được 14 năm, bà dì của đức Phật đã cùng với 500 người nữ khác đến yêu cầu xin xuất gia, nhưng Phật không chấp thuận, vì chánh pháp ngàn năm nếu độ người nữ xuất gia thì chánh pháp ấy sẽ giảm đi 500 năm. Nhân đó, tôn giả A Nan (s, p: Ānanda, 阿難) bèn thay thế mấy vị này ba lần khẩn xin đức Phật, cuối cùng ngài chế ra Bát Kính Pháp, nếu họ chấp thuận tuân thủ thì đức Phật mới cho phép xuất gia. Khi ấy bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng với mấy người kia cung kính thọ trì, nên có được giới pháp, và nhờ đạt được 10 duyên của giới pháp nên chánh pháp trở lại 1.000 như cũ. Trong Ngũ Phần Luật (五分律) có nêu rõ 8 điều cho một vị Tỳ Kheo Ni phải làm như sau:
(1) Vào mỗi nửa tháng phải xin Tỳ Kheo giáo giới,
(2) Khi An Cư (s: varṣa, p: vassa, 安居) bắt buộc phải nương vào Tỳ Kheo,
(3) Khi Tự Tứ (s: pravāraṇā, p: pavāraṇā, 自恣) phải đến thỉnh cầu Tỳ Kheo chỉ cho các tội được thấy, nghe và nghi ngờ,
(4) Thọ giới Cụ Túc giữa hai bộ chúng Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni,
(5) Không được nhục mạ Tỳ Kheo,
(6) Không được nêu tội của Tỳ Kheo,
(7) Nếu phạm tội Tăng Tàn (s: saṅgāvaśeṣap:saṅghādisesa, 僧殘) thì phải sám hối giữa hai bộ chúng, và
(8) Cho dầu vị Tỳ Kheo Ni có thọ giới 100 tuổi đi nữa cũng phải lễ lạy vị Tỳ Kheo mới thọ giới.
(s: advaya, 不二): không hai. Trong thế giới hiện tượng này sanh khởi đủ loại sự vật, hiện tượng, giống như mình người, nam nữ, già trẻ, vật tâm, sống chết, thiện ác, khổ vui, đẹp xấu, v.v., chúng được chỉnh lý theo hai trục đối lập. Tuy nhiên, các cặp phạm trù này không phải có thực thể tồn tại độc lập, cố định, mà trên cơ sở của Không (s: śūnya, p: suñña, 空), Vô Ngã (s: nirātman, nairātmya, p: anattan, 無我), căn để của chúng là Bất Nhị, Nhất Thể (一体). Bất Nhị là cách nói khác của Không về mặt quan hệ. Một trong các kinh điển Bát Nhã giải thích về Không có Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經); trong Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn (入不二法門品) của kinh này có giải thích rất rõ về pháp môn Bất Nhị như: “Đức Thủ Bồ Tát viết: 'Ngã, ngã sở vi nhị, nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở; nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn' (德守菩薩曰、我、我所爲二、因有我故、便有我所、若無有我、則無我所、是爲入不二法門, Đức Thủ Bồ Tát nói rằng: 'Tôi và cái của tôi là hai; nhân vì có tôi mới có cái của tôi; nếu không có tôi, tất không có cái của tôi; đó là vào pháp môn Không Hai').” Từ đó, Bất Nhị cũng như Không là chơn tướng của sự vật; hiểu được điều này được gọi là ngộ. Ngay như trong triết học Vedanta của Bà La Môn Giáo cũng có nhấn mạnh Bất Nhị (advaita), nó được lập cước trên Phát Sinh Luận; hoàn toàn khác với tư tưởng Bất Nhị (advaya) của Phật Giáo. Phật Giáo không lấy Phát Sinh Luận, mà quán sát một cách như thật sự vật hiện thực và làm sáng tỏ sự hiện hữu của chúng. Bất Nhị theo quan điểm của Phật Giáo là nói về hình thức hiện hữu của sự vật hiện thực, là Bất Nhị với tư cách Quan Hệ Luận. Tại Nhật Bản, người nhấn mạnh pháp môn Bất Nhị là Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), tổ sư khai sáng Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Đại Sư dùng Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論) để ứng dụng giải thích bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), tận lực hệ thống hóa Mật Giáo. Đây chính là tiên phong của tư tưởng Bản Giác ở Nhật Bản. Trong Thích Ma Ha Diễn Luận, ngoài tư tưởng Bản Giác, Bất Nhị Ma Ha Diễn Pháp (不二摩訶衍法) được khẳng định rõ ràng. Sau khi Không Hải qua đời, tư tưởng Bản Giác này di nhập vào Thiên Thai Tông của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) và đến thời Trung Đại thì trở thành Bất Nhị Luận khẳng định hiện thực. Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhi nhị (二而不二、不二而二, hai mà Không Hai, Không Hai mà hai).” Hay như trong tác phẩm Gia Truyện (家傳, Kaden, tức Đằng Nguyên Gia Truyện [藤氏家傳, Tōshikaden]) quyển thượng do Huệ Mỹ Áp Thắng (惠美押勝, Emi-no-Oshikatsu, tức Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ [藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro, 706-764]) soạn, có đoạn: “Mỗi năm và tháng 10, trang nghiêm pháp diên, kính ngưỡng di hạnh của Duy Ma, thuyết diệu lý Bất Nhị (毎年十月法筵を荘厳し、維摩の景行を仰ぎ、不二の妙理を説く).”
(八卦): là khái niệm triết học cơ bản của Trung Quốc cổ đại. Nguyên lai có hai khái niệm khác nhau:
(1) Khái niệm gọi là “Vô Cực sanh Hữu Cực, Hữu Cực thị Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng diễn Bát Quái, bát bát lục thập tứ quái (無極生有極、有極是太極、太極生兩儀、兩儀生四象、四象演八卦、八八六十四卦, Vô Cực sanh ra Hữu Cực, Hữu Cực là Thái Cực, Thái Cực sanh ra Lưỡng Nghi [tức âm và dương], Lưỡng Nghi sanh ra Tứ Tượng [tức Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm], Tứ Tượng diễn thành Bát Quái, tám tám sáu mươi bốn quẻ).” Đây được gọi là Phục Hy Bát Quái (伏羲八卦) hay còn gọi là Tiên Thiên Bát Quái (先天八卦).
(2) Là học thuyết càn khôn của Chu Văn Vương (周文王). Ông cho rằng trước có trời đất, trời đất giao nhau sinh ra vạn vật; Thiên là Càn (乾), Địa là Khôn (坤); còn lại 6 quẻ kia là các con của nhà vua. Quẻ Chấn (震) là con trai đầu, Khảm (坎) là con trai giữa, Cấn (艮) là con trai út, Tốn (巽) là con gái đầu, Ly (離) là con gái giữa, Đoài (兌) là con gái út. Đây được gọi là Văn Vương Bát Quái (文王八卦) hay Hậu Thiên Bát Quái (後天八卦). Thông thường phù hiệu Bát Quái được kết hợp với Thái Cực Đồ (太極圖), đại diện cho chân lý chung cực mang tính tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc—Đạo (道). Bát Quái được hình thành do ba vạch, thể hiện ý tượng theo thứ tự: tên quẻ, tự nhiên, tánh tình, gia đình, thân thể, phương vị. Càn (乾, ☰, Trời, khỏe mạnh, cha, đầu, Tây Bắc); Đoài (兌, ☱, đầm nước, vui mừng, thiếu nữ, Tây); Ly (離, ☲, lửa, tươi đẹp, gái giữa, miệng, Nam); Chấn (震, ☳, sấm sét, cử động, trưởng nam, chân, Đông); Tốn (巽, ☴, gió, đi vào, trưởng nữ, bắp đùi, Đông Nam); Khảm (坎, ☵, nước, vùi lấp, trai giữa, lỗ tai, Bắc); Cấn (艮, ☶, núi, dừng lại, thiếu nam, tay, Đông Bắc); Khôn (坤, ☷, đất, thuận hòa, mẹ, bụng, Tây Nam). Từ hình tượng phù hiệu của các quẻ như trên, Chu Hy (朱熹, 1130-1200) nhà Nam Tống đã đặt ra bài ca cho các em nhỏ dễ nhớ: “Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Chấn ngưỡng vu, Cấn phú oản, Ly trung hư, Khảm trung mãn, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn (乾三連、坤六斷、震仰盂、艮覆碗、離中虛、坎中滿、兌上缺、巽下斷, quẻ Càn ba vạch nối liền, quẻ Khôn ba vạch đứt thành sáu đoạn, quẻ Chấn có hai vạch trên đứt đoạn, quẻ Cấn có hai vạch dưới đứt đoạn, quẻ Ly có vạch giữa đứt đoạn, quẻ Khảm có vạch giữa liền nhau, quẻ Đoài có vạch trên đứt đoạn, quẻ Tốn có vạch dưới đứt đoạn).”
Tại Trung Quốc, đồ hình Bát Quái thường được treo trước cửa nhà để trấn trừ tà ma, quỷ mị, bên trong có cái kính, gọi là “Chiếu Yêu Kính (照妖鏡).” Nó có ảnh hưởng đến các phương diện bói toán, phong thủy, y học, võ thuật, âm nhạc, v.v. Tại Việt Nam, tư tưởng Bát Quái cũng có ảnh hưởng và phổ cập trong dân gian. Trong tác phẩm Chu Dịch Dịch Chú (周易譯注) của Chu Chấn Phủ (周振甫) nhận định rằng Bát Quái có mối quan hệ giống như 4 nguyên tố hình thành vạn vật của Ấn Độ cũng như Hy Lạp cổ đại là đất, nước, gió và lửa. Ông cho rằng Bát Quái có thể phân thành 4 loại: đất hòa với núi tương thông, nước hòa với sông hồ tương thông, gió hòa với trời tương thông, lửa hòa với sấm sét tương thông. Hơn nữa, Bát Quái cũng có mối quan hệ rất mật thiết với Ngũ Hành (五行) của truyền thống Trung Quốc: Càn là trời, thuộc về Kim; Đoài là sông hồ, thuộc về Kim; Ly là lửa, thuộc về Hỏa; Chấn là sấm sét, thuộc về Mộc; Tốn là gió, thuộc về Mộc; Khảm là nước, thuộc về Thủy; Cấn là núi, thuộc về Thổ; Khôn là đất, thuộc về Thổ. Về mối quan hệ với Cửu Cung (九宮), Cửu Cung là 9 phương vị được quy định trong Lạc Thư (洛書). Nhìn chung, người ta thường lấy hậu thiên bát quái đặt vào phương vị trong Lạc Thư, hình thành nên cái gọi là Cửu Cung Bát Quái (九宮八卦). Tại Đài Loan rất thịnh hành thuyết Bái Quái này, như dưới thời nhà Thanh có xuất hiện Bát Quái Hội (八卦會), lãnh đạo nông dân khởi nghĩa và hiện tại vẫn còn địa danh Bát Quái Sơn (八卦山). Trong dân gian Việt Nam cũng rất thịnh hành một loại Bát Quái Đồ gọi là Bát Quái Đồ Trừ Tà, hay thường gọi là Bùa Bát Quái, người Tàu vẽ sẵn, bán ở các tiệm kiếng. Loại Bát Quái Đồ Trừ Tà này gồm các quẻ giống hệt Bát Quái Tiên Thiên, nhưng sắp thứ tự các quẻ theo chiều quay ngược lại. Trong Thủy Hử Truyện (水滸傳), hồi thứ 87 có đoạn liên quan đến Cửu Cung Bát Quái: “Tống Giang tùy tức điều khiển quân mã xuất thành, ly thành thập lí, địa danh Phương Sơn, địa thế bình thản, kháo sơn bàng thủy, bài hạ Cửu Cung Bái Quái trận thế, đẳng hầu gian, chỉ kiến Liêu binh phân cố tam đội nhi lai (宋江隨卽調遣軍馬出城、離城十裏、地名方山、地勢平坦、靠山傍水、排下九宮八卦陣勢、等候間、只見遼兵分做三隊而來, Tống Giang vâng lời liền điều khiển quân mã ra khỏi thành, rời thành được mười dặm, có vùng đất tên Phương Sơn, địa thế bằng phẳng, nương núi tựa sông, bèn bày trận thế Cửu Cung Bái Quái; chờ đợi một lúc, chỉ thấy quân Liêu chia thành ba đội tiến đến).”
Biện Đạo Thoại (辨道話, Bendōwa): 1 quyển, do Đạo Nguyên (道元, Dōgen) soạn, gọi đủ là Chánh Pháp Nhãn Tạng Biện Đạo Thoại (正法眼藏辨道話), là thư tịch nêu rõ hình thức được chánh truyền từ thời đức Phật Thích Ca trở về sau như thế nào, và chỉ rõ con đường tham nhập vào biển Phật pháp ấy. Thiên Thị Chúng (示眾, Dạy Chúng) vào ngày 15 tháng 8 năm thứ 3 (1231) niên hiệu Khoan Hỷ (寛喜). Dị bản có bản Biện Đạo Thoại của Chánh Pháp Tự (正法寺); bản chính được xem như là cảo bản. Nội dung của bản chính được chia làm được chia làm 2 đoạn trước sau. Đoạn trước nói về Phật pháp vốn được truyền thừa đúng đắn từ thời đức Thích Ca, chính bản thân Đạo Nguyên sẽ truyền thừa vào Nhật trong tương lai sau khi hoàn thành xong sứ mạng cầu pháp bên nhà Tống. Chính vì vậy, phần này khẳng định rõ rằng con đường để thâm nhập vào Phật pháp ấy chỉ có Tọa Thiền là đúng đắn thôi. Đoạn sau thì nương vào cương lĩnh của đoạn đầu, lấy hình thức chất vấn ứng đáp, mà nói rõ về lý thú của đoạn đầu. Có thể nói rằng đây là bức thư tuyên ngôn về việc lập giáo truyền đạo của Đạo Nguyên. Nó được thâu tập vào trong Nhật Bản Cổ Điển Văn Học Đại Hệ (日本古典文學大系) 81, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 12, Đạo Nguyên Thiền Sư Toàn Tập (道元禪師全集) quyển Thượng, Tào Động Tông Toàn Thư (曹洞宗全書).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.35.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập