Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Vi Đại Đế »»
(南極長生大帝): còn gọi là Trường Sanh Đại Đế (長生大帝), Nam Cực Trường Sanh Ty Mạng Quân (南極長生司命君), Nam Cực Trường Sanh Đế Quân (南極長生帝君); là một trong Tứ Ngự (四御, tức Bắc Cực Tử Vi Đại Đế [北極紫微大帝], Nam Cực Trường Sanh Đại Đế [南極長生大帝], Thái Cực Thiên Hoàng Đại Đế [太極天皇大帝] và Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế [東極青華大帝]) của Đạo Giáo. Truyền thuyết dân gian cho rằng Đại Đế họ Vương (王), húy Danh Cải Sanh (名改生), tự là Dị Độ (易度). Lúc trời đất đang còn mờ mịt, Trường Sanh Ty Mạng Quân đản sanh ở thành Đông Lâm Quang Xương (東林廣昌), Làng Trường Lạc (長樂鄉). Năm lên 14 tuổi, ông lìa xa cuộc sống thế tục, tâm mến mộ thần tiên; tình cờ gặp được Tiên Sinh Tử Phủ Hoa (紫府華), truyền trao cho phép âm dương bổ dưỡng, giảm tử hoàn sinh, các phép biến hóa thần thông. Nhờ vậy ông hưởng thọ 400 tuổi, thường ẩn cư trong hang núi. Ông còn bái Tiên Sinh Tuân Đồ (詢屠) làm thầy, thọ nhận kim đan luyện kinh, luyện khí bay bổng như mây, pháp thuật hiện trong sương, lặn trong tuyết, v.v. Sau đó, ông lại hành trì kinh 7 năm trong Không Động Sơn (崆峒山) ở Thần Châu (神州), may gặp Thái Ất Chân Nhân (太乙眞人) truyền cho phương thuật luyện đan của Đế Quân. Ngày đản sanh của Trường Sanh Đại Đế là mồng 1 tháng 5 Âm Lịch. Trong Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh (太上無極大道三十六部尊經) có câu kính lễ rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Cao Thượng Thần Tiêu Phủ, Ngưng Thần Hoán Chiếu Cung, hội nguyên thỉ bảo khí dĩ phân chơn, ứng diệu đạo hư vô nhi khai hóa, vị hồ Cửu Tiêu chi thượng, thống lý chư thiên, tổng hồ Thập Cực chi trung, tể chế vạn hóa, tuyên Kim Phù nhi thùy quang tế khổ, thí huệ trạch nhi phú dục triệu dân, ân phổ càn nguyên, nhân phu hạo kiếp, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Ngọc Thanh Chơn Vương, Nam Cực Trường Sanh Đại Đế, Thống Thiên Nguyên Thánh Thiên Tôn (志心皈命禮、高上神霄府、凝神煥照宮、會元始褓氣以分眞、應妙道虛無而開化、位乎九霄之上、統理諸天、總乎十極之中、宰制萬化、宣金符而垂光濟苦、施惠澤而覆育兆民、恩溥乾元、仁敷浩劫、大悲大願、大聖大慈、玉清眞王、南極長生大帝、統天元聖天尊, Một lòng quy mạng lễ, Cao Thượng Thần Tiêu Phủ, Ngưng Thần Hoán Chiếu Cung, gặp ban sơ nuôi khí để phân chơn, ứng đạo mầu hư vô mà khai hóa, địa vị trên chốn Cửu Tiêu, thống lý các Trời, tổng coi hết trong Mười Cực, chúa tể muôn loài, tuyên Kim Phù mà phóng quang cứu khổ, ban ơn huệ để nuôi nấng triệu dân, ơn khắp càn khôn, nhân đức muôn kiếp, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Ngọc Thanh Chơn Vương, Nam Cực Trường Sanh Đại Đế, Thống Thiên Nguyên Thánh Thiên Tôn).”
(玉皇上帝): tên gọi của vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên Đình, với nhiều tôn xưng khác nhau như Hạo Thiên Thượng Đế (昊天上帝), Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), Ngọc Đế (玉帝), Ngọc Hoàng (玉皇), Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕至尊玉皇大帝), Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (玄穹高上玉皇大天帝), Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế (玉皇大天尊玄靈高上帝), hay dân gian thường gọi là Thiên Công (天公, Ông Trời). Dưới thời nhà Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) cũng như Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) đều có ban Thánh hiệu cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Vua Chơn Tông ban cho Thánh hiệu là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (太上開天執符御歷含眞體道玉皇大天帝). Vua Huy Tông là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế (太上開天執符御歷含眞體道昊天玉皇上帝). Trong các kinh điển của Đạo Giáo tôn xưng là Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chơn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕無上至尊自然妙有彌羅至眞玉皇大帝). Ngài được xem như là một vị thần minh tối cao của Đạo Giáo, địa vị chỉ dưới Tam Thanh Tôn Thần (三清尊神) mà thôi. Dưới con mắt thế tục, Ngài được kính ngưỡng như vị thần tối vĩ đại, là vua trong các vị thần. Theo truyền thuyết dân gian, Ngọc Hoàng Thượng Đế không những thọ mạng Thiên Tử thống trị con người, mà còn cai quản cả Tam Giáo Nho, Lão, Thích, cùng với chư vị thần tiên của ba đạo này, cũng như các thiên thần, địa kỳ, người, quỷ đều thuộc quyền thống quản của Ngài. Ngoài việc quản lý ba cõi Thiên, Địa, Nhân, Ngọc Hoàng Đại Đế còn trông coi về sự hưng long, suy bại, tốt xấu, phước họa của vũ trụ vạn vật. Thuộc hạ quản lý về học vụ có Văn Xương Đế Quân (文昌帝君); về thương vụ có Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君); về công vụ có Công Thánh Tiên Sư (巧聖先師); về nông vụ có Thần Nông Tiên Đế (神農先帝); về việc địa phương có Đông Nhạc Đại Đế (東岳大帝), Thanh Sơn Vương (青山王), Thành Hoàng Da (城隍爺), Cảnh Chủ Công (境主公), Thổ Địa Công (土地公), Địa Cơ Chủ (地基主); về cõi âm có Phong Đô Đại Đế (酆都大帝) và Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王). Theo lý luận của Đạo Giáo, Trời có 13 tầng, mỗi tầng có 3 vạn dặm, địa phương ngoài Trời ra được gọi là Vô Cực (無極), cõi trong Trời là Thái Cực (太極). Ngọc Hoàng Đại Đế là thần linh tối cao vô thượng trong vũ trụ, hết thảy chư thần linh đều phải vâng lịnh Ngài. Cõi Trời Thái Cực chia thành 5 cõi Trời khác nhau: Trung Thiên (中天) có Ngọc Hoàng Đại Đế an ngự, trên chưởng quản 36 cõi trời, ba ngàn thế giới, dưới trông coi 72 cõi, hết thảy sinh linh. Đông Thiên (東天) có Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chủ quản ban phước, kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, xá tội, tiêu nạn. Nam Thiên (南天) có Văn Hành Thánh Đế (文衡聖帝), chủ quản việc ủy nhiệm chư thần linh, lên xuống, khảo sát, xem xét công tội của các thần. Tây Thiên (西天) có Thích Ca Mâu Ni (釋迦牟尼), chủ quản việc tín ngưỡng, quy y của con người. Bắc Thiên (北天) có Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), chủ quản việc ban phước, tiêu tai, ban bố tài lộc. Về lai lịch của Ngài, theo Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh (高上玉皇本行集經) của Đạo Giáo cho rằng vào thời xa xưa có một trú xứ tên Quang Nghiêm Diệu Lạc Quốc (光嚴妙樂國); Quốc Vương xứ này là Tịnh Đức Vương (淨德王), Hoàng Hậu là Bảo Nguyệt Quang (寶月光). Cả hai đều lớn tuổi nhưng không có con nối dõi. Bỗng một đêm nọ, bà mộng thấy Thái Thượng Lão Quân (太上老君) ẵm một đứa hài nhi đưa vào trong bài thai của Hoàng Hậu. Bà cung kính đón nhận, đến khi tỉnh dậy mới hay rằng mình đã có thai. Mang thai tròn 12 tháng, rồi đến ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Ngọ thì hạ sinh Thái Tử. Ngay từ lúc nhỏ, Thái Tử đã thông tuệ, đến khi lớn lên phụ tá cho Quốc Vương rất đắc lực, thương dân, làm việc thiện, cứu người nghèo khổ. Sau khi vua cha băng hà, Thái Tử từ bỏ ngôi vị, vào trong Phổ Minh Hương Nham Sơn (普明香岩山) tu đạo, trãi qua 3.200 kiếp, mới chứng được Kim Tiên, hiệu là Tự Nhiên Giác Hoàng. Sau đó, lại trãi qua cả ức kiếp mới chứng thành Ngọc Đế, hy sinh thân mạng để cứu độ chúng sanh. Từ đó, mồng 9 tháng giêng hằng năm được xem như là ngày khánh đản của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tại các Đạo Quán đều có thiết lễ dâng cúng, gọi là Ngọc Hoàng Hội (玉皇會) để cầu nguyện phước quả, sống lâu. Tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc cũng như Đài Loan, ngày này được gọi là ngày Bái Thiên Công (拜天公, Lạy Ông Trời); cho nên cả gia đình lớn nhỏ, già trẻ đều giữ gìn trai giới, tắm rửa sạch sẽ, dâng hương hành lễ, vái lạy, tụng kinh. Thời xưa, ở phương Bắc của Trung Quốc có tục lệ tế lễ Ngọc Hoàng, rước tượng Ngài đi cùng khắp thôn xóm. Tương truyền 25 tháng 12 là ngày Ngọc Hoàng Đại Đế hà phàm tuần tra nhân gian, cho nên các Đạo Quán cũng như trong dân gian đều có thắp hương, tụng kinh để nghênh đón Ngài. Trong Đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua Cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong bài Mộng Tiên (夢仙), Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) có đoạn thơ xưng tán Ngọc Hoàng Đại Đế rằng: “An kỳ tiện môn bối, liệt thị như công khanh, ngưỡng yết Ngọc Hoàng Đế, khể thủ tiền trí thành (安期羨門輩、列侍如公卿、仰謁玉皇帝、稽首前致誠, mong sao lòng kẻ mọn, hầu hạ như công khanh, ngưỡng tâu Ngọc Hoàng Đế, cúi đầu tâm chí thành).
(五方蠻雷使者): tên gọi vị sứ giả bộ hạ của Lôi Tổ trong Lôi Bộ. Từ này thấy xuất hiện trong Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn Ngọc Xu Bảo Kinh (九天應元雷聲普化天尊玉樞寶經) của Đạo Giáo: “Cửu Thiên Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Lôi Bộ Binh Sứ Giả, Mạc Trám Phán Quan, phát hiệu thi lịnh, tật như phong hỏa (九天雷公將軍、五方雷公將軍、八方雲雷將軍、五方蠻雷使者、雷部兵使者、莫賺判官、發號施令、疾如風火, Cửu Thiên Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Lôi Bộ Binh Sứ Giả, Mạc Trám Phán Quan ban hành hiệu lịnh, nhanh như gió lửa).” Hay trong Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh (紫微玄都雷霆玉經) cũng có đoạn rằng: “Bắc Cực Tử Vi Đại Đế thống lãnh Tam Giới, chưởng ác Ngũ Lôi; Thiên Bồng Quân, Thiên Du Quân, Dực Thánh Quân, Huyền Võ Quân phân ty lãnh trị; Thiên Cương Thần, Hà Khôi Thần, thị vi chiêu lôi hịch đình chi ty; Cửu Thiên Lưu Kim Hỏa Linh Đại Tướng Quân, Thiên Đinh Lực Sĩ, Lục Đinh Ngọc Nữ, Lục Giáp Tướng Quân, thị vi tiết độ lôi đình chi sứ; Cửu Thiên Khiếu Mạng Phong Lôi Sứ Giả, Lôi Lịnh Sứ Giả, Hỏa Lịnh Đại Tiên Hỏa Bá, Phong Lịnh Hỏa Lịnh Phong Bá, Tứ Mục Hạo Ông, Thương Nha Phích Lịch Đại Tiên, thị vi nhiếp hạt lôi đình chi thần; Hỏa Bá Phong Đình Quân, Phong Hỏa Nguyên Minh Quân, Lôi Quang Nguyên Thánh Quân, Vũ Sư Trượng Nhân Tiên Quân, thị vi lôi đình phong vũ chi chủ; trung hữu Tam Ngũ Thiệu Dương Lôi Công Hỏa Xa Thiết Diện Chi Thần, trung hữu Phụ Phong Mãnh Lại Ngân Nha Diệu Mục Tiên Hỏa Luật Lịnh Đại Thần, Lang Nha Mãnh Lại Đại Phán Quan, Ngũ Lôi Phi Tiệp Sứ Giả, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Bát Phương Vân Lôi Đại Tướng, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Tam Giới Man Lôi Sứ Giả, Cửu Xã Man Lôi Sứ Giả, thật ty kỳ lịnh, dụng Tán Kì quyền (北極紫微大帝統禦三界、掌握五雷、天蓬君、天猷君、翊聖君、玄武君分司領治、天罡神、河魁神、是爲召雷檄霆之司、九天流金火鈴大將軍、天丁力士、六丁玉女、六甲將軍、是爲節度雷霆之使、九天嘯命風雷使者、雷令使者、火令大仙火伯、風令火令風伯、四目皓翁、蒼牙霹靂大仙、是爲攝轄雷霆之神、火伯風霆君、風火元明君、雷光元聖君、雨師丈人仙君、是爲雷霆風雨之主、中有三五邵陽雷公火車鐵面之神、中有負風猛吏銀牙耀目飆火律令大神、狼牙猛吏大判官、五雷飛捷使者、五方雷公將軍、八方雲雷大將、五方蠻雷使者、三界蠻雷使者、九社蠻雷使者、實司其令、用贊其權, Bắc Cực Tử Vi Đại Đế thống lãnh Ba Cõi, chưởng quản Ngũ Lôi; Thiên Bồng Quân, Thiên Du Quân, Dực Thánh Quân, Huyền Võ Quân phân chia các ban mà thống trị; Thiên Cương Thần, Hà Khôi Thần là các thần quản lý việc kêu sấm gọi sét; Cửu Thiên Lưu Kim Hỏa Linh Đại Tướng Quân, Thiên Đinh Lực Sĩ, Lục Đinh Ngọc Nữ, Lục Giáp Tướng Quân là sứ điều chỉnh sấm sét; Cửu Thiên Khiếu Mạng Phong Lôi Sứ Giả, Lôi Lịnh Sứ Giả, Hỏa Lịnh Đại Tiên Hỏa Bá, Phong Lịnh Hỏa Lịnh Phong Bá, Tứ Mục Hạo Ông, Thương Nha Phích Lịch Đại Tiên là thần cai quản sấm sét; Hỏa Bá Phong Đình Quân, Phong Hỏa Nguyên Minh Quân, Lôi Quang Nguyên Thánh Quân, Vũ Sư Trượng Nhân Tiên Quân là chủ tể quản lý gió mưa, sấm sét; trong đó có Thần Tam Ngũ Thiệu Dương Lôi Công Hỏa Xa Thiết Diện, trong đó lại có Phụ Phong Mãnh Lại Ngân Nha Diệu Mục Tiên Hỏa Luật Lịnh Đại Thần, Lang Nha Mãnh Lại Đại Phán Quan, Ngũ Lôi Phi Tiệp Sứ Giả, Ngũ Phương Lôi Công Tướng Quân, Bát Phương Vân Lôi Đại Tướng, Ngũ Phương Man Lôi Sứ Giả, Tam Giới Man Lôi Sứ Giả, Cửu Xã Man Lôi Sứ Giả thật sự thi hành lịnh của Bắc Cực Tử Vi Đại Đế để tán dương quyền lực Người).”
(天官): tên gọi của một trong ba vị Tam Quan Đại Đế (三官大帝), tức Thiên Quan Đại Đế (天官大帝), còn gọi là Thượng Nguyên Tứ Phước Thiên Quan Nhất Phẩm Tử Vi Đại Đế (上元賜福天官一品紫微大帝), và hai vị kia là Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虛大帝), Hạ Nguyên Giải Ách Thủy Quan Tam Phẩm Động Âm Đại Đế (下元解厄水官三品洞陰大帝). Từ thời Thượng Cổ, tại Trung Quốc đã có nghi lễ tế trời, đất và nước rồi. Ba vị Đại Đế này được thần cách hóa chỉ dưới Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝) một bậc, chuyên chưởng quản việc phước lộc, tội ác và giải trừ tai ách của con người. Trong dân gian vẫn truyền tụng rằng: “Thiên Quan hảo lạc, Địa Quan hảo nhân, Thủy Quan hảo đăng (天官好樂、地官好人、水官好燈, Thiên Quan thích vui, Địa Quan thích người, Thủy Quan thích đèn).” Thượng Nguyên (上元, rằm tháng giêng), Trung Nguyên (中元, rằm tháng bảy) và Hạ Nguyên (下元, rằm tháng mười) là ba ngày tế hội của ba vị Đại Đế này. Thiên Quan Đại Đế lệ thuộc vào Ngọc Thanh Cảnh (玉清境), do 3 khí xanh, vàng, trắng mà kết hợp thành, tổng chủ quản các đế vương trên trời. Mỗi năm vào ngày rằm tháng giêng, vị này thường giáng phàm xem xét tội phước của con người, nên có tên là Thiên Quan Tứ Phước (天官賜福, Quan Trời Ban Phước). Có nhiều truyền thuyết khác nhau liên quan đến vị này. Có thuyết cho rằng ông là Nghiêu Đế (堯帝); do vì nhà vua có lòng nhân lớn nên được phong làm Thiên Quan, phụng mạng Ngọc Hoàng Thượng Đế, xem xét việc tốt xấu của con người. Nghiêu Đế họ là Y Kì (伊祁), tên Phóng Huân (放勳), con vua Khốc (嚳), em của vua Chí (摰). Khi Chí lên ngôi vua thì phong cho Nghiêu là (陶侯), rồi đổi tên là Đường (唐); nên được gọi là Đào Đường (陶唐). Tương truyền Đường Nghiêu (唐堯) có dung mạo rất quái dị, lông mày có 8 sắc màu, tai có 3 lỗ thông. Khi vua Chí nhường ngôi cho Nghiêu thì bốn phương xuất hiện hung thần, ác khí, làm nguy hại đến tánh mạng của bá tánh. Nhà vua bèn sai Hậu Nghệ (后羿) đến hàng phục hung thần kia. Ông tóm thâu gió lớn nơi sông hồ, chém chết mãnh thú ven hồ Động Đình (洞庭), thâu tóm độc xà và làm cho dân chúng được yên ổn. Vua Nghiêu lại vẽ ra bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, chế định một năm có 12 tháng. Sau khi tại vị được 98 năm, vua Nghiêu truyền ngôi vị lại cho Thuấn (舜), hưởng thọ 177 tuổi; được tôn xưng là Thiên Quan Tứ Phước Thần (天官大帝賜福神). Trong Đạo Giáo tôn sùng ông là Thượng Nguyên Nhất Phẩm Tứ Phước Thiên Quan Đại Đế (上元一品賜福天官大帝). Thuyết khác cho rằng Thiên Quan là vị quan thường tâu những lời can gián lên nhà vua tên Đường Hoằng (唐宏) dưới thời Chu U Vương (周幽王, tại vị 781-771 tcn). Ông cùng với Cát Ung (葛雍), Chu Thật (周實) từ quan và sống cuộc đời vui thú điền viên. Đến thời Tống Chơn Tông (宋眞宗, tại vị 997-1022), cả ba được phong làm Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan và được tế tự hàng năm. Cũng có truyền thuyết giải thích rằng từ khi Trương Thiên Sư (張天師, 34-156, tức Trương Đạo Lục [張道陵], tự là Phụ Hán [輔漢], cháu đời thứ 8 của Trương Lương [張良], xuất thân Phong Huyện [豐縣], Tỉnh Giang Tô [江蘇省]) khai sáng Đạo Giáo về sau, dân gian mới bắt đầu biết cúng tế ba vị Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Ngoài ra, có thuyết lại cho rằng Ngôn Vương Gia (言王爺) có 3 người con gái, đem gả cho Trần Tử Thung (陳子摏) làm vợ; mỗi người lại hạ sinh một người con, có bẩm tính khác thường. Nguyên Thỉ Thiên Tôn (元始天尊) phong cho 3 người này làm Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan và ra lệnh cho họ cai quản ba cõi. Trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經), phần Thiên Quan Bảo Cáo (天官寶誥) của Đạo Giáo có đoạn: “Chí tâm quy mạng lễ: Huyền Đô Nguyên Dương, Tử Vi Cung trung, bộ Tam Thập Lục Tào, giai cửu thiên vạn chúng, khảo hiệu đại thiên thế giới chi nội, lục tịch thập phương quốc độ chi trung; phước bị vạn linh, chủ kiêm sanh thiện ác chi tịch; ân đàm Tam Giới, trí chư tiên thăng giáng chi ty, trừ vô vọng chi tai, giải thích túc ương, thoát sanh tử chi thú, cứu bạt u khổ, quần sanh thị lại, xuẩn động hàm khang, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Thượng Nguyên Cửu Khí, Tứ Phước Thiên Quan, Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế, Tử Vi Đế Quân (志心皈命禮、玄都元陽、紫微宮中、部三十六曹、偕九千萬眾、考較大千世界之內、錄籍十方國土之中、福被萬靈、主兼生善惡之籍、恩覃三界、致諸仙升降之司、除無妄之災、解釋宿殃、脫生死之趣、救拔幽苦、群生是賴、蠢動咸康、大悲大願、太聖大慈、上元九氣、賜福天官、曜靈元陽大帝、紫微帝君, Một lòng quy mạng lễ: Huyền Đô Nguyên Dương, trong Tử Vi Cung, cai quản 36 bộ quan, nhiếp chín ngàn vạn chúng, giám sát trong khắp thế giới đại thiên, xét hồ sơ mười phương quốc độ, chủ quản hồ sơ thiện ác con người, phước nhuần vạn sinh, chủ kiểm soát hồ sơ thiện ác; ơn ban Ba Cõi, quản lý chư tiên lên xuống, trừ các tai họa, giải trừ oan khiên đời trước, thoát khỏi đường sanh tử, cứu bạt khổ ách, chúng sanh nương tựa, động vật đều yên, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Thượng Nguyên Cửu Khí, Tứ Phước Thiên Quan, Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế, Tử Vi Đế Quân).”
(狀): là bản văn giải bày sự thật trình lên chư vị Thần, Thánh; theo tục lệ của Đạo Giáo Trung hoa, chỉ dùng để đốt đi, không dùng tuyên đọc. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các bức Trạng vẫn được dùng để tuyên đọc rồi mới đem đốt. Bản văn dùng để trần tình những oan khuất của người mất lên Thiên Đình hay Địa Phủ được gọi là Cáo Âm Trạng (告陰狀). Như trong Hà Điển (何典), hồi thứ 2 có câu: “Thôi Mạng Quỷ cản đáo đương phương Thổ Địa na lí, cáo liễu Âm Trạng (催命鬼趕到當方土地那里、告了陰狀, Thôi Mạng Quỷ đuổi theo đến Thổ Địa phương này vài dặm, đọc xong bản Âm Trạng).” Trong Đạo Giáo, tùy theo đẳng cấp của chư vị thần linh cao thấp mà phân thành 3 loại Trạng: Tấu Trạng (奏狀), Thân Trạng (申狀) và Điệp Trạng (牒狀). (1) Tấu Trạng được dùng cho chư Thần như Tam Thanh (三清), Ngọc Hoàng (玉皇), Câu Trần Tinh Quân (勾陳星官), Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), Đông Cực Thái Ất (東極太乙), Nam Cực Trường Sanh Đại Đế (南極長生大帝), Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ (后土皇地祇), Cửu U Bạt Tội Thiên Tôn (九幽拔罪天尊), Chu Lăng Độ Mạng Thiên Tôn (朱陵度命天尊), Thập Phương Linh Bảo Thiên Tôn (十方靈寶天尊), Động Uyên Tam Muội Tam Động Thiên Tôn (洞淵三昧三洞天尊), Cửu Thiên Thái Phỏng Quân (九天採訪君), Linh Bảo Tự Nhiên Cửu Thiên Sanh Thần Thượng Đế (靈寶自然九天生神上帝), Tam Thập Nhị Thiên Đế Quân (三十二天帝君), Ngũ Linh Ngũ Lão Ngũ Đế Thiên Quân (五靈五老五帝天君), Mộc Công Tôn Thần (木公尊神), Kim Mẫu Nguyên Quân (金母元君), v.v. (2) Thân Trạng được dùng cho chư vị đẳng cấp thấp hơn như Linh Bảo Tam Sư (靈寶三師), Tam Quan (三官), Nhật Cung Thái Dương Đế Quân (日宮太陽帝君), Nguyệt Cung Thái Âm Đế Quân (月宮太陰帝君), Ngũ Tinh Tứ Diệu Ngũ Đẩu (五星四曜五斗), Nam Đẩu Lục Ty Tinh Quân (南斗六司星君), Bắc Đẩu Cửu Thiên Tinh Hoàng Quân (北斗九天星皇君), Hoàng Lục Viện Tri Viện Chơn Quân (黃籙院知院眞君), Chánh Nhất Tam Sư (正一三師), Tứ Tướng (四相), Tứ Thánh (四聖), Linh Bảo Giám Trai Đại Pháp Sư Chơn Quân (靈寶監齋大法師眞君), Cửu Thiên (九天), Thiên Tào Thái Hoàng Vạn Phuớc Chơn Quân (天曹太皇萬福眞君), Tam Động Kinh Lục Phù Mạng Thượng Thánh Cao Chơn Tiên Linh Tướng Lại (三洞經籙符命上聖高眞仙靈將吏), Tam Thanh Thượng Cảnh Chơn Quân Hoàng Nhân (三清上境眞君皇人), Tam Nguyên Chơn Quân (三元眞君), Thập Chơn Nhân (十眞人), Ngũ Phủ Chơn Tể (五府眞宰), Nam Xương Thượng Cung Thọ Luyện Ty Phủ Chơn Tể (南昌上宮受煉司府眞宰), Ngọc Phủ Ngọc Xu Ngũ Lôi Viện Sứ Chơn Quân (玉府玉樞五雷院使眞君), Thập Phương Vô Cực Phi Thiên Chơn Vương (十方無極飛天眞王), Bắc Âm Huyền Thiên Phong Đô Đại Đế (北陰玄天酆都大帝), Thập Cung Đông Hà Phù Tang Đơn Lâm Đại Đế (十宮東霞扶桑丹林大帝), Tam Nguyên Thủy Phủ Chơn Tể (三元水府眞宰), Bồng Lai Đô Thủy Giám Chơn Nhân (蓬萊都水監眞人), Ngũ Nhạc Thượng Chơn Ty Mạng Tá Mạng Trữ Phó Chơn Quân (五嶽上眞司命佐命儲副眞君), Thanh Hư Động Thiên Tiên Quan (清虛洞天仙官), Địa Phủ Cửu Lũy Thổ Hoàng Quân (地府九壘土皇君), Long Hổ Quân Công Tào Kim Đồng Ngọc Nữ Hương Quan Sứ Giả (龍虎君功曹金童玉女香官使者), Thái Tuế Tôn Thần (太歲尊神), v.v. (3) Điệp Trạng được dùng cho chư vị Thần cấp dưới hơn nữa như Châu Thành Hoàng (州城隍), Huyện Thành Hoàng (縣城隍), Cửu Châu Xã Lịnh (九州社令), các ngục chúa, Thập Phương Đạo Đô Đại Chủ Giả (十方道都大主者), Minh Quan U Lộ Chủ Giả (冥關幽路主者), Ngũ Nhạc Hao Lí Tướng Công (五嶽蒿里相公), Thổ Địa Lí Thành Chơn Quan (土地里域眞官), Phong Đô Lục Đạo Đô Án (酆都六道都案), Tam Giới Chơn Phù Thần Hổ Sứ Giả (三界眞符神虎使者), v.v. Một số Trạng được dùng trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam là Trạng Cúng Đảo Bệnh, Trạng Cúng Phù Sứ, Trạng Lục Cung Cúng Khẩm Tháng, Trạng Cúng Quan Sát, Trạng Tống Mộc, Trạng Cúng Tạ Thổ, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.134.115.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập