Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tư văn »»
(北帝): tiếng gọi tắt của Huyền Thiên Thượng Đế (玄天上帝), Bắc Phương Chơn Võ Huyền Thiên Thượng Đế (北方眞武玄天上帝), Chơn Võ Đại Đế (眞武大帝), Huyền Thiên Thượng Đế (玄天上帝), Huyền Võ Đại Đế (玄武大帝), Bắc Cực Đại Đế (北極大帝), Bắc Cực Hựu Thánh Chơn Quân (北極佑聖眞君), Khai Thiên Đại Đế (開天大帝), Nguyên Võ Thần (元武神); dân gian thường gọi là Thượng Đế Công (上帝公, Ông Thượng Đế), Thượng Đế Da (上帝爺, Lão Thượng Đế), v.v. Ông tượng trưng cho sao Bắc Cực, là vị thần của Đạo Giáo, quản lý phương Bắc, thống lãnh thủy tộc (kiêm cả Thủy Thần). Vì ông thuộc màu đen trong 5 màu ở phương Bắc, nên còn có tên là Hắc Đế (黑帝). Huyền Thiên Thượng Đế còn là vị thần trấn hộ quốc gia của thời nhà Minh (1368-1662); cho nên các quan lại có lập nhiều miếu thờ vị thần này. Về lai lịch của ông, căn cứ vào Thái Thượng Thuyết Huyền Thiên Đại Thánh Chơn Võ Bổn Truyện Thần Chú Diệu Kinh (太上說玄天大聖眞武本傳神咒妙經) cho biết rằng Huyền Thiên Thượng Đế là hóa thân thứ 82 của Thái Thượng Lão Quân (太上老君), thác sanh nơi Đại La Cảnh Thượng Vô Dục Thiên Cung (大羅境上無慾天宮), con của Quốc Vương Tịnh Lạc (凈樂國王) và Hoàng Hậu Thiện Thắng (善勝皇后). Hoàng Hậu nằm mộng thấy ăn mặt trăng, đến khi tỉnh dậy thì mang thai, trãi qua 14 tháng và hơn 400 ngày thì hạ sanh ông trong vương cung. Sau khi trưởng thành, từ giã song thân, lên tu đạo trên Võ Đương Sơn (武當山), trãi qua 42 năm thì công thành quả mãn. Nhân đó, Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝) có chiếu chỉ, phong cho ông là Thái Huyền (太玄), trấn thủ ở phương Bắc. Theo Hựu Thánh Chú (佑聖咒) gọi Huyền Thiên Thượng Đế là do “Thái Âm hóa sanh, Thủy Vị chi tinh, Hư Nguy thượng ứng, quy xà hợp hình, châu hành Lục Hợp, uy nhiếp vạn linh (太陰化生、水位之精、虛危上應、龜蛇合形、周行六合、威懾萬靈, Thái Âm hóa sinh, tinh của Thủy Vị, trên hợp với Hư Nguy, hình kết hợp của rùa rắn, đi khắp Sáu Cõi, uy nhiếp vạn loài).” Nhân vì Bắc Đế thuộc về thủy, nên có thể trị thủy, hàng thủy, giải trừ các tai họa về nước lửa. Các đền thờ vị thần này được kiến lập trong cung nội dưới thời nhà Minh, đều để cầu nguyện cho giải trừ mọi tai họa về nước lửa. Vì Bắc Đế có công lao dẹp trừ, tiêu diệt quy tinh, thuồn luồn dưới chân mình, nên được Nguyên Thỉ Thiên Tôn (元始天尊) phong cho là Huyền Thiên Thượng Đế. Ông là người thống lãnh thủy giới an toàn, có thể hướng dẫn cho tàu bè đi lại đúng phương hướng, chẳng bị lạc hướng trên biển. Còn Huyền Võ (玄武) là tên gọi chung của 7 ngôi sao ở phương Bắc trong Nhị Thập Bát Tú (二十八宿). Trong Sở Từ (楚辭), Thiên Viễn Du (遠遊) của Khuất Nguyên (屈原, 304-278 tcn) có câu: “Chiêu Huyền Võ nhi bôn thuộc (召玄武而奔屬, mời Huyền Võ đến hộ vệ).” Hình của Huyền Võ như rùa rắn, nên có lời chú giải rằng: “Huyền Võ vị quy xà, vị tại Bắc phương, cố viết Huyền; thân hữu lân giáp, cố viết Võ (玄武謂龜蛇、位在北方、故曰玄、身有鱗甲、故曰武, Huyền Võ có nghĩa là rùa rắn, an vị ở phương Bắc, nên gọi là Huyền; thân nó có giáp lân, nên gọi là Võ).” Trong khoảng niên hiệu Khai Bảo (開寶, 968-976) nhà Bắc Tống (北宋, 960-1127), Thần Huyền Võ giáng xuống Chung Nam Sơn (終南山). Vào năm thứ 6 (981) niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (太平興國), ông được phong là Dực Thạnh Tướng Quân (翌盛將軍). Đến năm thứ 7 (1014) niên hiệu Đại Trung Tường Phù (大中祥符, 1008-1016) đời vua Tống Chơn Tông (宋眞宗, tại vị 997-1022), ông được phong thêm là Dực Thánh Bảo Đức Chơn Quân (翌聖保德眞君). Về sau, để tránh tên húy của Thánh Tổ Triệu Huyền Lãng (聖祖趙玄朗), Huyền Võ được đổi thành Chơn Võ. Ngày sinh của Huyền Thiên Thượng Đế là mồng 3 tháng 3 âm lịch. Theo truyền thuyết của Đài Loan, ông không phải là vương tử, mà là người đồ tể. Có hôm nọ, chàng đồ tể được thần minh mách bảo, nhất định từ bỏ không làm nghề đó nữa, cải tâm tu đạo, mổ bụng mình đem vất xuống sông và nhờ quyết tâm đó mà đắc đạo. Sau khi chứng đạo, bụng ông biến thành rùa tiên, ruột biến thành rắn tiên; cả hai tác quái khắp nơi. Nhân đó, Huyền Thiên Thượng Đế bèn mượn cây bảo kiếm của Bảo Sanh Đại Đế (保生大帝, có thuyết là mượn của Lữ Đồng Tân [呂洞賓]) để trấn áp hai tiên đó và cuối cùng thâu phục được. Sau đó, vì sợ hai con rùa rắn này không chịu quy phục, Huyền Thiên Thượng Đế cứ cầm kiếm canh giữ mãi mà không chịu hoàn trả cho Bảo Sanh Đại Đế. Cho nên, nơi tượng thờ Huyền Thiên Thượng Đế ở Đài Loan, ông có chân đỏ, đạp lên hai con rùa rắn, tay cầm chặt cây bảo kiếm. Cũng trên cơ sở của truyền thuyết này, tại Đài Loan, các nơi chế biến thịt, công ty đồ tể, thảy đều phụng thờ Huyền Thiên Thượng Đế làm vị thần bảo hộ cho công việc của họ. Minh Thành Tổ (明成祖, tại vị 1402-1424) đã từng đại tu các ngôi miếu vũ của Võ Đương, trong bức thư sắc chỉ kiến tạo Tử Vân Đình (紫雲亭), ông có ghi rằng: “Tịnh Lạc Quốc chi đông, hữu Tử Vân Đình, nãi Huyền Võ Đế giáng sanh chi phước địa (淨樂國之東、有紫雲亭、乃玄武帝降生之福地, phía đông Tịnh Lạc Quốc, có Tử Vân Đình, là vùng đất phước giáng sanh của Huyền Võ Đế).”
(寶座): tòa báu, là loại tọa cụ (đồ dùng để ngồi) chuyên dùng cho đế vương, còn gọi là bảo ỷ (寶椅, ghế báu). Đây là một dạng ghế ngồi cỡ lớn, có trang sức văn hoa rực rỡ, trang nghiêm để hiển thị sự tôn quý đối với đấng thống trị. Nó còn được dùng để chỉ cho chỗ ngồi của các đấng linh thiêng như Thần, Phật, Bồ Tát, v.v. Về sau, từ này được dùng chỉ chung cho chỗ ngồi của những nhân vật có địa vị tôn quý, quan trọng. Như trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 240) quyển 79 có đoạn: “Huyền A Tăng Kỳ bảo kính, nhiên A Tăng Kỳ bảo đăng, bố A Tăng Kỳ bảo y, liệt A Tăng Kỳ bảo trướng, thiết A Tăng Kỳ bảo tòa (懸阿僧祇寶鏡、然阿僧祇寶燈、布阿僧祇寶衣、列阿僧祇寶帳、設阿僧祇寶座, treo A Tăng Kỳ kính báu, đốt A Tăng Kỳ đèn báu, trãi A Tăng Kỳ y báu, bày A Tăng Kỳ màn báu, thiết A Tăng Kỳ tòa báu).” Hay trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 8, phần Lục Tổ Di Giá Ca Truyền Pháp Bà Tu Mật (六祖彌遮迦傳法婆須蜜) có câu: “Ngã tư vãng kiếp, thường tác Đàn Na, hiến nhất Như Lai bảo tòa (我思往劫、嘗作檀那、獻一如來寶座, ta nhớ kiếp xưa kia, thường làm thí chủ, dâng cúng tòa báu cho một đấng Như Lai).” Trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 3, phần Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn Giả (第十祖脅尊者), lại có đoạn rằng: “Trung Ấn Độ nhân dã, bổn danh Nan Sanh, sơ Tôn giả tương đản, phụ mộng nhất bạch tượng, bối hữu bảo tòa, tòa thượng an nhất minh châu, tùng môn nhi nhập, quang chiếu tứ chúng (中印土人也、本名難生、初尊者將誕、父夢一白象、背有寶座、座上安一明珠、從門而入、光照四眾, Tôn giả xuất thân người miền Trung Ấn Độ, tên thật là Nan Sanh; ban đầu khi Tôn giả vừa mới ra đời, phụ thân mơ thấy một con voi trắng, trên lưng có tòa báu, trên tòa ấy có viên ngọc sáng, từ cửa lớn đi vào, ánh sáng chiếu khắp bốn chúng).”
(八紘): hay Bát Huyền. Hoành (紘), đồng nghĩa với chữ duy (維), nghĩa là phương, góc. Thời cổ đại, người ta xem Bát Hoành là thiên hạ. Trong Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1261) quyển 3 có giải thích rõ rằng: “Hoài Nam Tử vân: 'Thiên hữu Cửu Bộ Bát Kỷ, địa hữu Cửu Châu Bát Quế; Cửu Châu chi ngoại hữu Bát Duyên, Bát Duyên chi ngoại hữu Bát Hoành; Đông Bắc phương chi hoành viết Hoang Thổ; Đông phương chi hoành viết Tang Dã; Đông Nam phương chi hoành viết Chúng An; Nam phương chi hoành viết Phản Hộ; Tây Nam phương chi hoành viết Hỏa Thổ; Tây phương chi hoành viết Ốc Dã; Tây Bắc phương chi hoành viết Sa Sở; Bắc phương chi hoành viết Ủy Vũ; cố viết tứ phương tứ giác vị chi Bát Hoành. Bát Hoành chi ngoại hữu Bát Cực; hựu Cửu Di, Bát Địch, Thất Nhung, Lục Man, vị chi Tứ Hải' (淮南子云、天有九部八紀、地有九州八桂、九州之外有八埏、八埏之外有八紘、東北方之紘曰荒土、東方之紘曰桑野、東南方之紘曰眾安、南方之紘曰反戶、西南方之紘曰火土、西方之紘曰沃野、西北方之紘曰沙所、北方之紘曰委羽、故曰四方四角謂之八紘、八紘之外有八極、又九夷、八狄、七戎、六蠻、謂之四海, Hoài Nam Tử cho rằng: 'Trời có Chín Bộ Tám Kỷ, đất có Chín Châu Tám Quế; ngoài Chín Châu có Tám Duyên, ngoài Tám Duyên có Tám Hoành; góc phương Đông Bắc gọi là Hoang Thổ; góc phương Đông gọi là Tang Dã; góc phương Đông Nam gọi là Chúng An; góc phương Nam gọi là Phản Hộ; góc phương Tây Nam gọi là Hỏa Thổ; góc phương Tây gọi là Ốc Dã; góc phương Tây Bắc gọi là Sa Sở; góc phương Bắc gọi là Ủy Vũ; cho nên bốn phương bốn góc được gọi là Tám Hoành. Ngoài Tám Hoành lại có Tám Cực; và Chín Di, Tám Địch, Bảy Nhung, Sáu Man được gọi là Bốn Biển').” Trong bài Đề Phi Vân Đình (題披雲亭) của Hy Tẩu Thiệu Đàm Thiền Sư Quảng Lục (希叟紹曇禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1390), quyển 8 có đoạn: “Đại địa hắc man man, nhật nguyệt cửu thao thao, sơn đằng liêu nhất huy, thần dữ cảnh tương hội, Bát Hoành tịnh vô trần, vạn tượng kính trung ế, thiên ngoại xuất đầu khán, tiếu phách lan can toái (大地黑漫漫、日月久韜韜、山藤聊一揮、神與境相會、八紘淨無塵、萬象鏡中翳、天外出頭看、笑擘闌干碎, đại địa tối mù mịt, trời trăng dài mênh mông, dây leo buồn rũ cánh, thần với cảnh gặp nhau, đất trời không gợn bẩn, muôn vật ảnh trong kính, ngoài trời thò đầu ngắm, cười chẻ lan can vụn).” Hay trong Hoằng Trí Thiền Sư Quảng Lục (宏智禪師廣錄, Taishō Vol. 48, No. 2001) cũng có câu: “Nhất ngôn tận thập phương, vạn quyển cai bất đắc, nhất bộ châu Bát Hoành, tứ mã truy bất cập (一言盡十方、萬卷該不得、一步周八紘、駟馬追不及, một lời khắp mười phương, muôn quyển thâu chẳng được, một bước vòng tám hướng, ngựa hay đuổi không kịp).” Trong Thiền môn, vào thời khóa Lạy Thù Ân Chúc Tán, thường có xướng câu: “Bát Huyền an hữu đạo chi trường, Tứ Hải lạc vô vi chi hóa (八紘安有道之長、四海樂無爲之化, Tám Phương yên có đạo trường tồn, Bốn Biển vui vô vi chuyển hóa).” Đặc biệt trong Đệ Nhị Thế Chiến, quân đội của Nhật Hoàng có dùng khẩu hiệu “Bát Hoành nhất vũ (八紘一宇, thế giới một nhà).” Cụm từ này được tìm thấy trong điều Thần Võ Thiên Hoàng (神武天皇), quyển 3 của Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀, Nihonshoki): “Yểm Bát Hoành nhi vi vũ (掩八紘而爲宇, che tám phương mà làm nhà).”
(周倉將軍): vị phó tướng của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Truyền thuyết cho rằng ông người vùng Bình Lục (平陸), nhà Đông Hán. Khi Quan Thánh Đế Quân trấn thủ Kinh Châu (荆州), ông được cử trấn thủ Mạch Thành (麥城); lúc bấy giờ quân Đông Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Thánh Đế Quân bị bại trận phải chạy đến Mạch Thành lánh nạn, nhưng giữa đường bị giết chết. Châu Thương đứng trên thành nhìn xuống thấy đầu Quan Thánh, bèn tự vẫn chết theo. Ông được thờ trong Miếu Quan Thánh cùng với Quan Bình Thái Tử (關平太子), hình tượng đứng, mặt đen, râu ngắn, mắt sáng quắt, tròn xoe, thân mang áo giáp, tay trái cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青龍偃月刀), khuôn mặt thể hiện thần sắc uy lẫm. Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh (桃園明聖經) của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chí tâm quy mạng lễ: Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu ngân xỉ, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính tiết kinh nhân, khể tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sừ gian sừ ác, cứu thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bỉ siêu thần, quai nhi nghịch tử, bất thắng nỗ sân, duy trì thế giáo, khuông chánh nhân luân, trảm yêu hộ pháp, đại đạo thường tồn, tối linh chơn tể, tối hiển thần quân, hộ triều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、扶天勇將、察地猛神、鐵鬚銀齒、黑面朱唇、精忠特立、勁節驚人、稽查善惡、糾察凡塵、冥冥顯赫、處處遊巡、鋤奸鋤惡、救世憂民、忠臣義士、扶彼超伸、乖兒逆子、不勝怒瞋、維持世敎、匡正人倫、斬妖護法、大道常存、最靈真宰、最顯神君、護朝護國、剛直忠勇大天尊, Một lòng quy mạng lễ: Phò Trời Dũng Tướng, Xét Đất Mãnh Thần, râu sắt răng bạc, mặt đen môi hồng, trung nghĩa hiên ngang, tiết vững kinh người, kiểm tra thiện ác, xem xét phàm trần, mờ mờ hiển hách, chốn chốn tuần du, trừng gian phạt ác, cứu thế độ dân, trung thần nghĩa sĩ, giúp người việc phải, con cái trái nghịch, giận dữ khôn xiết, duy trì đạo đời, chỉnh đốn nhân luân, chém yêu hộ pháp, đạo lớn thường tồn, tột linh chơn tể, tột hiển thần quân, giúp vua giúp nước, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn).”
(朱陵): tức Chu Lăng Động Thiên (朱陵洞天), là một trong 36 động thiên của Đạo Gia, ở tại Huyện Hành Sơn (衡山縣), Hồ Nam (湖南), Trung Quốc. Từ đó, từ này được mượn dùng để chỉ cho nơi trú ngụ của chư vị thần tiên. Như trong bài Đạo Sĩ Bộ Hư Từ (道士步虛詞) của Dữu Tín (庾信, 513-581) nhà Bắc Chu có câu: “Xích ngọc linh văn hạ, Chu Lăng chơn khí lai (赤玉靈文下、朱陵眞氣來, ngọc đỏ văn giáng xuống, Chu Lăng linh khí về).” Hay trong bài thơ Túc Nam Đài Tự (宿南臺寺) của Trương Cư Chánh (張居正, 1525-1582) nhà Minh cũng có câu: “Minh triêu cánh mích Chu Lăng lộ, đạp biến tử vân do vị toàn (明朝更覓朱陵路、踏遍紫雲猶未旋, sớm mai lại kiếm Chu Lăng nẻo, giẫm khắp tía mây vẫn chửa về).”
(織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582): vị võ tướng sống dưới thời đại Chiến Quốc và An Thổ, con trai thứ của Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide). Ông đã từng dẹp tan Kim Xuyên Nghĩa Nguyên (金川義元) ở Dũng Hiệp Gian (桶狹間, Okehazama) và đi chinh lược khắp nơi. Vào năm 1568 (niên hiệu Vĩnh Lộc [永祿] thứ 11), ông ủng hộ cho Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Chiêu (足利義昭, Ashikaga Yoshiaki) và được tiến cử lên kinh đô; nhưng năm 1573 (niên hiệu Thiên Chánh [天正] nguyên niên) thì đuổi Nghĩa Chiêu và tiêu diệt chính quyền Mạc Phủ. Ông xây dưng Thành An Thổ (安土城) và sắp tiến đến thống nhất thiên hạ; nhưng bị Minh Trí Quang Tú (明智光秀) đột kích bất ngờ ở Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) thuộc kinh đô Kyōto, nên ông đã tự vẫn tại đây.
(s: guṇa, 功德): âm dịch là Cụ Nẵng (懼曩), Ngu Nẵng (麌曩), Cầu Na (求那); ý dịch là công đức, phước đức; cũng chỉ cho quả báo có được nhờ làm việc thiện. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 3 có ghi lại đoạn vua Võ Đế (武帝, tại vị 502-549) nhà Lương hỏi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨) rằng: “Trẫm tức vị dĩ lai, tạo tự tả kinh độ tăng bất khả thắng kỷ, hữu hà công đức ? Sư viết: 'Tinh vô công đức.' Đế viết: 'Hà dĩ vô công đức ?' Sư viết: 'Thử đản nhân thiên tiểu quả hữu lậu chi nhân, như ảnh tùy hình tuy hữu phi thật.' Đế viết: 'Như hà thị chơn công đức ?' Đáp viết: 'Tịnh trí diệu viên thể tự không tịch, như thị công đức bất dĩ thế cầu' (朕卽位已來、造寺寫經度僧不可勝紀、有何功德、師曰、幷無功德、帝曰、何以無功德、師曰、此但人天小果有漏之因、如影隨形雖有非實、帝曰、如何是眞功德、答曰、淨智妙圓體自空寂、如是功德不以世求, Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, lập chùa, chép kinh, độ tăng chúng, không thể tính hết, vậy có công đức gì không ? Tổ sư đáp rằng: 'Đều không có công đức gì cả.' Vua hỏi: 'Vì sao không có công đức ?' Tổ sư đáp: 'Đây chỉ là quả báo nhỏ của trời người, có nhân hữu lậu, như bóng theo hình tuy có mà không thật.' Vua hỏi: 'Thế nào là công đức chân thật ?' Trả lời rằng: 'Trí trong sạch tròn đầy, thể tự vắng lặng, công đức như vậy không lấy thế gian mà cầu được).” Trong Thắng Man Bảo Quật (勝鬘寶窟, Taishō Vol. 37, No. 1744) quyển Thượng giải thích về nghĩa công đức rằng: “Ác tận viết công, thiện mãn viết đức; hựu đức giả đắc dã, tu công sở đắc, cố danh công đức dã (惡盡曰功、善滿稱德、又德者得也、修功所得、故名功德也, điều ác hết gọi là công, việc thiện tròn đầy gọi là đức; lại nữa đức có nghĩa là đắc [có được], nhờ công năng tu tập mà có được, nên gọi là công đức vậy).” Sự sâu xa, rộng lớn của công đức được ví như biển, nên được gọi là công đức hải (s: guṇa-sāgara, 功德海, biển công đức); rất quý trọng như báu vật nên có tên là công đức bảo (s: guṇa-ratna, 功德寶); và một số từ khác đi với công đức như công đức lâm (功德林, rừng công đức), công đức tụ (功德聚, sự tích lũy công đức), (功德莊嚴, trang nghiêm công đức), công đức tạng (功德藏, kho tàng công đức), v.v.
(大德): có 4 nghĩa chính:
(1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).”
(2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).”
(3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).”
(4) Đại Đức(s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、旣見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(大德): (1) Công đức lớn, đại ân. Như trong Hệ Từ (繫辭) của Dịch Kinh (易經) có câu: “Thiên địa chi đại đức viết sinh (天地之大德曰生, đức lớn của trời đất là sinh).” Hay trong Thi Kinh, phần Tiểu Nhã (小雅), Cốc Phong (谷風) có câu: “Vong ngã đại đức, tư ngã tiểu oán (忘我大德、思我小怨, quên đức lớn của ta, nhớ oán hận nhỏ quả ta).” (2) Phẩm đức cao thượng. Như trong chương Lập Chính (立政) của Quản Tử (管子) có câu: “Quân chi sở thận giả tứ, nhất viết đại đức bất chí nhân, bất khả dĩ thọ quốc bính (君之所愼者四、一曰大德不至仁、不可以授國柄, có bốn điều người quân tử phải thận trọng, một là phẩm đức cao thượng không bằng lòng nhân, không thể lấy vậy mà ban cho quyền lực quốc gia được).” Quan Đại Thần Duẫn Tri Chương (尹知章, 669-718) nhà Đường chú thích rằng: “Đức tuy đại nhi nhân bất chí, hoặc bao tàng họa tâm, cố bất khả thọ quốc bính (德雖大而仁不至、或包藏禍心、故不可授國柄, đức tuy lớn mà lòng nhân vẫn không thấu đáo, hoặc có thể ẩn tàng tâm gây hiểm họa, nên không thể ban cho quyền lực quốc gia được).” (3) Chỉ cho người có đức hạnh cao thượng. Như trong Lễ Ký (禮記), chương Trung Dung (中庸) có câu: “Cố đại đức tất đắc kỳ vị (故大德必得其位, cho nên người có đức hạnh cao thượng tất đạt được vị trí ấy).” Hay trong chương Ly Lâu (離婁) của Mạnh Tử (孟子) có đoạn: “Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền (天下有道、小德役大德、小賢役大賢, thiên hạ có đạo rằng người đức ít thì phục dịch người đức lớn, người hiền nhỏ thì phục vụ người hiền lớn).” (4) Đại Đức (s, p: bhadanta, 大德), âm dịch là Bà Đàn Đà (婆檀陀). Tại Ấn Độ, đây là tiếng kính xưng đối với Phật, Bồ Tát hay cao tăng; hoặc trong hàng ngũ chư vị Tỳ Kheo, bậc Trưởng Lão cũng được gọi là Đại Đức. Như trong Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành Kinh (佛說文殊師利巡行經, Taishō Vol. 14, No. 470) quyển 57 có đoạn: “Nhĩ thời Văn Thù Sư Lợi đồng tử, ký kiến Trưởng Lão Xá Lợi Phất dĩ, nhi ngữ chi ngôn: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Nhữ nhập Thiền da ?' (爾時文殊師利童子、既見長老舍利弗已、而語之言、大德舍利弗、汝入禪耶, lúc bấy giờ đồng tử Văn Thù Sư Lợi, đã thấy Trưởng Lão Xá Lợi Phất rồi, mà nói lời rằng: 'Đại Đức Xá Lợi Phất ! Có phải người nhập vào Thiền định không ?').” Trong các bộ Luật, khi đối trước đại chúng hiện tiền, chỉ cho chúng Tỳ Kheo, người ta thường dùng từ “Đại Đức Tăng (大德僧)”; với chúng Tỳ Kheo Ni là “Đại Tỷ Tăng (大姊僧)”. Tỷ dụ như trong Luật Uyển Sự Quy (律苑事規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1113) có đoạn: “Đại Đức nhất tâm niệm ngã [mỗ giáp] kim thỉnh Đại Đức vi lạc phát Hòa Thượng, nguyện Đại Đức vi ngã lạc phát Hòa Thượng, ngã y Đại Đức cố đắc thế phát xuất gia, từ mẫn cố [tam thỉnh] (大德一心念、我[某甲]今請大德爲落髮和尚、願大德爲我落髮和尚、我依大德故得剃髮出家、慈愍故[三請], Đại Đức một lòng nghĩ nhớ, con […] nay cung thỉnh Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc, ngưỡng mong Đại Đức làm Hòa Thượng xuống tóc của con, vì con nương Đại Đức nên được xuống tóc xuất gia, xin thương xót cho [ba lần thưa như vậy]).” Tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, từ Đại Đức không dùng để tôn xưng chư Phật, Bồ Tát; mà chỉ dùng cho chư vị cao tăng mà thôi. Tuy nhiên, dưới thời Tùy Đường, những người tham gia dịch kinh đều được gọi là Đại Đức. Như trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6 cho biết rằng vào tháng 6 năm Trinh Quán (貞觀) thứ 19 (645), khi Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch kinh tại Hoằng Phước (弘福), có 12 vị Chứng Nghĩa Đại Đức (證義大德), 9 vị Chuyết Văn Đại Đức (綴文大德), 1 vị Tự Học Đại Đức (字學大德), 1 vị Chứng Phạn Ngữ Phạn Văn Đại Đức (證梵語梵文大德), v.v. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (貞元新定釋敎目錄, Taishō Vol. 55, No. 2157) quyển 16 cũng có nêu lên một số danh xưng khác như Lâm Đàn Đại Đức (臨壇大德), Bách Tòa Đại Đức (百座大德), Tam Học Đại Đức (三學大德), Giảng Luận Đại Đức (講論大德), Nghĩa Học Đại Đức (義學大德), Phiên Kinh Đại Đức (翻經大德), Dịch Ngữ Đại Đức (譯語大德), v.v. Ngoài ra, người thống lãnh Tăng Ni cũng gọi là Đại Đức. Như trong Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2060) quyển 11, Đường Kinh Sư Diên Hưng Tự Thích Cát Tạng Truyện (唐京師延興寺釋吉藏傳) có đề cập sự việc vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, vì số lượng tăng chúng quá đông, chức Thập Đại Đức (十大德) được thiết trí để quản lý tăng chúng. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay tại Việt Nam, danh xưng Đại Đức được dùng cho những vị mới thọ giới cũng như có Hạ lạp thấp, sau Thượng Tọa và Hòa Thượng.
(大樹寺, Daiju-ji): ngôi tự viện của Tịnh Độ Tông, sơn hiệu là Thành Đạo Sơn (成道山); tên chính thức là Thành Đạo Sơn Tùng An Viện Đại Thọ Tự (成道山松安院大樹寺); hiện tọa lạc tại số 5-1 Hiromoto (廣元), Kamoda-chō (鴨田町), Okazaki-shi (岡崎市), Aichi-ken (愛知縣). Tượng thờ chính là Thiên Quang Thiên Thể A Di Đà Như Lai (千光千体阿彌陀如來) và Như Ý Luân Quan Thế Âm Bồ Tát (如意輪觀世音菩薩). Đây là ngôi chùa cầu nguyện cho dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa, tức Tùng Bình [松平, Matsudaira]), cho nên bài vị cũng như mộ của lịch đại chư vị Tướng Quân đều an trí tại đây. Vào năm 1475 (Văn Minh [文明] 7), chùa được kiến lập để cúng dường cầu nguyện siêu độ cho Võ Tướng Tùng Bình Thân Trung (松平親忠, Matsudaira Chikatada) vị chết trong chiến trận, và Hòa Thượng Thế Dự Ngu Để (勢譽愚底) được cung thỉnh đến làm Tổ khai sơn. Đến năm 1560 (Vĩnh Lộc [永祿] 3), trong trận chiến Dũng Hiệp Gian (桶狹間, Okehazama), quân Kim Xuyên (今川, Imagawa) bị bại trận, Tùng Bình Nguyên Khang (松平元康, tức Đức Xuyên Gia Khang [德川家康, Tokugawa Ieyasu]) chạy vào đây trốn nạn, rồi định tự vẫn trước mộ phần của tổ tiên; nhưng nhờ vị trú trì đương thời là Đăng Dự (登譽) khuyên răn, nên ông từ bỏ ý định đó. Năm 1602 (Khánh Trường [慶長] 7), nơi đây chính thức trở thành chùa sắc nguyện của hoàng tộc. Chùa hiện còn lưu giữ khá nhiều bảo vật quý giá như Tháp Đa Bảo, bức bích họa ở Đại Phương Trượng, tượng A Di Đà Như Lai bằng gỗ, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.47.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập