Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tứ Trí »»
(s: arhat, p: arahant, j: arakan, 阿羅漢): âm dịch là Ứng Cúng, Phước Điền, Sát Tặc, Vô Học, là người đã đoạn tận hết tất cả phiền não, đã hoàn thành tất cả những việc mình nên làm. Là một vị thánh giả tối cao của đệ tử Phật (Thanh Văn), vị này chứng quả A La Hán thứ 8 của tứ hướng và tứ quả (quả vị được phân loại thành 8 giai đoạn theo cảnh giới mà vị ấy đạt được). Bên cạnh đó đây còn là một trong mười danh hiệu của một đấng Như Lai. Cho nên A La Hán còn được dùng chỉ cho tự thân của đức Phật, trong trường hợp này từ ứng cúng được dùng nhiều hơn. Nguyên gốc của từ này có nghĩa là “người có tư cách”, vì vậy người này xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường về y thực, v.v., của hàng tín đồ. Cho nên được gọi là ứng cúng. Hơn nữa, nhờ có sự cúng dường của hàng tín đồ mà có công đức to lớn, người này được ví dụ như là mảnh ruộng ban phước cho tín đồ, nên được gọi là phước điền. Lại nữa, người này đã giết hết loại giặc phiền não nên cũng được gọi là sát tặc. Vị này đã đoạn sạch hết tất cả phiền não không còn gì để học nữa nên được gọi là vô học. Trong quyển I của Kinh Tạp A Hàm (雜阿含經) giải thích người đã chứng quả A La Hán là “Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu (我生巳盡、梵行巳立、所作巳作、自知不受後有, mạng sống của ta đã hết, phạm hạnh đã thành lập, những điều nên làm đã làm, tự biết không còn thọ sanh về sau nữa),” và gọi người ấy là người đã đạt được tận trí, vô sanh trí. Sau này trong A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨), tùy theo trí tuệ và căn cơ của vị A La Hán, người ta phân ra làm sáu loại gồm: Thối Pháp, Tư Pháp, Hộ Pháp, An Trú Pháp, Kham Đạt Pháp và Bất Động Pháp.
(孤魂): chỉ những linh hồn cô đơn, không nơi nương tựa. Như trong tác phẩm Đông Kinh Mộng Hoa Lục (東京夢華錄), phần Trung Nguyên Tiết (中元節), của Mạnh Nguyên Lão (孟元老, ?-?) nhà Tống, có đoạn: “Thiết đại hội, phần tiền sơn, tế quân trận vong một, thiết cô hồn chi đạo tràng (設大會、焚錢山、祭軍陣亡歿、設孤魂之道塲, thiết lập đại hội, đốt núi tiền, tế các vong linh chết trong quân trận, lập đạo tràng cô hồn).” Trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (法界聖凡水陸勝會修齋儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1497) quyển 5 có câu: “Cô hồn diểu diểu dĩ vô y, trường dạ man man nhi vị đán (孤魂渺渺以無依、長夜漫漫而未旦, cô hồn mù mịt biết nương đâu, đêm tối mênh mang chưa tỏ sáng).” Hay trong Liên Tu Khởi Tín Lục (蓮修起信錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1204) quyển 6, phần Ngục Không Sám Biểu (獄空懺表), cũng có đoạn: “Vô luận thử quốc độ, tha quốc độ, thử thế giới, tha thế giới, vô lượng quốc độ, vô tận thế giới, phàm trầm nịch Tam Đồ chi thảm thảm cô hồn, tất trượng Phật ân tận độ (無論此國土、他國土、此世界、他世界、無量國土、無盡世界、凡沉溺三塗之慘慘孤魂、悉仗佛恩盡度, không kể quốc độ này, quốc độ kia, thế giới này, thế giới kia, vô lượng các quốc độ, vô tận các thế giới, phàm chúng cô hồn thê thảm bị chìm đắm trong Ba Đường, đều nhờ ơn Phật được độ hết cả).” Trong Thiền môn có bài Tán Cô Hồn rằng: “Cô hồn phất tử, vô chủ vô y, giai nhân lụy thế bất tu trì, chánh pháp vĩnh văn tri, kim ngộ minh sư, thoát khổ sanh Đao Lị (孤魂甶子、無主無依、皆因累世不修持、正法永聞知、今遇明師、脫苦生忉利, cô hồn đầu quỷ, không chủ nương gì, đều do đời trước chẳng tu trì, chánh pháp mãi biết nghe, nay gặp minh sư, thoát khổ sanh Đao Lị).”
(耶律楚材, Yaritsu Sozai, 1190-1244): còn gọi là Di Thích Sở Tài (移刺楚材), tự Tấn Khanh (晉卿), pháp húy Tùng Nguyên (從源), hiệu là Trạm Nhiên Cư Sĩ (湛然居士), hậu duệ của Đông Đan Vương Đột Dục (東丹王突欲) nhà Liêu, cha là Da Luật Lý (耶律履), mẹ họ Dương (楊), sanh ngày 20 tháng 6 năm đầu niên hiệu Minh Xương (明昌) nhà Kim. Năm 13 tuổi, ông đã học thi thư, đến năm 17 tuổi thì đỗ Tiến Sĩ. Đến năm thứ 2 (1214) niên hiệu Trinh Hựu (貞祐), ông được cử làm chức Tả Hữu Ty Viên Ngoại Lang (左右司員外郎). Ở tuổi này, theo lời cha khuyên, ông đến tham học với Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) được 3 năm và được ấn khả của vị này. Sau khi nhà Kim bị tiêu diệt, ông làm việc cho triều đình nhà Nguyên. Khi đang còn ở Báo Ân Tự (報恩寺), Vạn Tùng nghe lời khuyên của Sở Tài, soạn bộ Tùng Dung Lục (從容錄) và trên đường Tây chinh chính ông đã viết lời tựa cho tác phẩm này. Trước tác của ông có Trạm Nhiên Cư Sĩ Văn Tập (湛然居士文集) 14 quyển, Tây Du Lục (西遊錄) 1 quyển. Vào ngày 14 tháng 5 năm thứ 4 (1244) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) nhà Nam Tống, ông xả báo thân từ trần, hưởng thọ 55 tuổi. Tống Tử Trinh (宋子貞) soạn bản Trung Thư Lịnh Da Luật Công Thần Đạo Bi (中書令耶律公神道碑).
(s: Mahāvairocana, Vairocana, 大日如來): âm dịch là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (摩訶毘盧遮那), dịch là Đại Biến Chiếu Như Lai (大遍照如來), Biến Chiếu Như Lai (遍[徧]照如來). Về danh nghĩa, ma ha (摩訶) có nghĩa là to lớn, nhiều, hơn cả. Tỳ (毘) là phổ biến, quảng bác, rộng rãi, cao hiển. Lô giá na (盧遮那) là quang minh, sáng tỏa, mỹ lệ. Cho nên Ma Ha Tỳ Lô Giá Na còn có các tên gọi khác nhau như Tối Cao Hiển Quảng Minh Nhãn Tạng Như Lai (最高顯廣明眼藏如來, Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết [金剛頂義決], Bất Không [s: Amoghavajra, 不空] soạn, Taishō No. 39), Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai (無量無邊究竟如來, Lý Thú Kinh [理趣經], Kim Cang Trí [s: Vajrabodhi, 金剛智] dịch, Taishō No. 8), Quảng Bác Thân Như Lai (廣博身如來, Thí Chư Ngạ Quỷ Pháp [施諸餓鬼法], Bất Không dịch, Taishō No. 21), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Mâu Ni (一切法自在牟尼, Đại Nhật Kinh Sớ [大日經疏] 18, Nhất Hành [一行, 683-727] ghi, 20 quyển, Taishō No. 39), v.v. Đây là đấng giáo chủ bổn tôn trung tâm tuyệt đối của Mật Giáo, được xem như thể hiện toàn bộ chân lý của vũ trụ. Trong Đại Nhật Kinh Sớ giải thích rằng ánh sáng trí tuệ của Ngài trừ tối tăm, tỏa sáng khắp tất cả, là ánh sáng lớn không thể nào so sánh với thần mặt trời có phân biệt ngày đêm, phương hướng, tỏa chiếu khắp hết thảy mọi nơi, hoạt động từ bi của Ngài liên tục, vĩnh viễn bất diệt; vì vậy mới thêm vào chữ “đại (s: mahā, 大)” để thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội lên tất cả. Đấng Đại Nhật Như Lai như vậy lấy thật tướng của vũ trụ làm Pháp Thân, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều xuất sanh từ đức Phật này, và tất cả mọi chuyển động đều là hiển hiện cái đức của đấng Như Lai này. Đại Nhật Kinh (s: Mahāvairocanābhisaṃbodhi-vikurvitādhiṣṭhāna-vaipulya-sūtrendra-rāja nāma dharmaparyāya, 大日經) cũng như Kim Cang Đảnh Kinh (s: Sarvatathāgatatattvasaṃgrahanāmamahāyāna-sūtra, 金剛頂經) là những kinh điển thuyết về cách thức hiển hiện các đức ấy trong mối quan hệ với rất nhiều đấng bổn tôn khác; đồ hình thể hiện Ngài là hai bộ Mạn Trà La của Thai Tạng Giới (胎藏界) và Kim Cang Giới (金剛界). Mật hiệu của Ngài là Biến Chiếu Như Lai. Về hình tượng, với tính cách là đấng Như Lai nhưng hình là Bồ Tát. (1) Kim Cang Giới Đại Nhật (金剛界大日): hình tháp, chủng tử là vaṃ, āḥ, oṃ; là đấng trung tôn của 8 hội, ngoài Lý Thú Hội (理趣會) vốn lấy Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵) làm đấng chủ tôn trong 9 hội, thuyết về kinh điển của hệ Kim Cang Đảnh Kinh. Trong quyển 3 của Kim Cang Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (金剛頂瑜伽中略出念誦經, 4 quyển, Kim Cang Trí dịch, Taishō No. 18) có dạy rằng nên nghĩ tưởng đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài ngồi ngay trung ương của đàn, ngồi kiết già với oai đức lớn, sắc trắng như con thiên nga, hình như mặt trăng trong lành, hết thảy tướng hảo đều tròn đầy; trên đầu Ngài đội mũ báu, tóc rũ xuống, áo trời bằng tơ mỏng nhẹ buông trên vai. Trong quyển Trung của Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh (諸佛境界攝眞實經, 3 quyển, Bát Nhã [般若] dịch, Taishō No. 18) cũng có giải thích rằng trên đảnh đầu Ngài có mũ 5 thứ báu, trong mũ báu có 5 vị Hóa Phật ngồi kiết già; quán như vậy xong rồi, hãy bắt Kiên Lao Kim Cang Quyền Ấn (堅牢金剛拳印), Bồ Đề Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn (菩提引導第一智印); nhờ gia trì ấn này mà có thể thọ ký quyết định chắc chắn chứng đắc vô thượng Bồ Đề. (2) Thai Tạng Giới Đại Nhật (胎藏界大日): hình Ngũ Luân Tháp (五輪塔) không có trang sức, chủng tử āḥ, a, khaṃ, ma; là đấng chủ tôn trung tâm của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院), được thuyết trong hệ Đại Nhật Kinh; trong quyển 1 của Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經, 7 quyển, gọi tắt là Đại Nhật Kinh, Taishō No. 18, Thiện Vô Úy [善無畏, 637-765] và Nhất Hành [一行, 683-727] cọng dịch) có đoạn rằng đấng Đại Nhật Thắng Tôn xuất hiện, sắc vàng ròng rực rỡ, trên đầu đội mũ búi tóc; có ánh sáng cứu thế viên mãn, xa lìa nhiệt não, trú trong Tam Muội. Trong Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 cũng giải thích thêm rằng Ngài lấy chữ A để chuyển thành thân của Đại Nhật Như Lai, giống như sắc màu vàng kim của Diêm Phù Đàn Tử Ma (閻浮檀紫摩), như tượng Bồ Tát, khắp thân phóng đủ loại hào quang. Ấn tướng của Ngài là Pháp Giới Định Ấn (法界定印) nhằm thuyết về sự xa lìa nhiệt não và trú trong Tam Muội. (3) Tứ Diện Đại Nhật (四面大日): trong Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (中略出念誦經) quyển 1 có giải thích rằng từ ý nghĩa hiển đắc Tứ Trí của Như Lai nội chứng, đức Phật này thể hiện không y cứ vào phương diện nào cả. Đấng bổn tôn chính của Tháp Du Kỳ (瑜祇塔) trên Cao Dã Sơn cũng dựa trên cơ sở của đấng Tứ Diện Đại Nhật. Tại Nhật Bản, hiện tồn rất nhiều tôn tượng bằng tranh cũng như gỗ khắc của đức Đại Nhật Như Lai này.
(大圓境智): hay Đại Viên Kính Trí (s: ādarśa-jñāna, 大圓鏡智), một trong 4 Trí (Đại Viên Kính Trí [大圓鏡智], Bình Đẳng Tánh Trí [平等性智], Diệu Quan Sát Trí [妙觀察智] và Thành Sở Tác Trí [成所作智]) của đức Phật, chỉ trí tuệ của đức Phật có thể ánh hiện một cách như thật tất cả các pháp. Giống như cái gương tròn, lớn, loại trí tuệ này trong sạch, tròn đầy, có thể phản chiếu tất cả hình tượng; Mật Giáo gọi nó là Kim Cang Trí (金剛智). Theo Duy Thức Tông, sau khi thành Phật, phiền não chuyển biến thành trí tuệ. Trí tuệ Phật này được chia thành 4 loại, trong đó, loại thứ tư (tức A Lại Da Thức [s: ālaya-vijñāna, p: ālaya-viññāṇa, 阿賴耶識]) sẽ chuyển biến thành Thanh Tịnh Trí, tức Đại Viên Kính Trí này. Trong Bát Thức Quy Cũ Tụng (八識規矩頌) có giải thích rằng: “Nhất sát na gian, vĩnh đoạn thế gian nhị chướng chủng tử, chuyển Đệ Bát Thức thành Đại Viên Kính Trí, thử thời xả khứ Dị Thục chi danh, nhi xưng vi A Đà Na Thức (一剎那間、永斷世間二障種子、轉第八識成大圓鏡智、此時捨去異熟之名、而稱爲阿陀那識, trong khoảng sát na, mãi đoạn các hạt giống của hai chướng ngại trên đời, chuyển Thức Thứ Tám thành Đại Viên Kính Trí; lúc bấy giờ bỏ đi tên gọi Dị Thục, mà gọi là A Đà Na Thức).” Hay như trong Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目) quyển 5 cũng có đoạn: “Phật chuyển Bát Thức nhi thành Tứ Trí giả, dụng bát vi Đại Viên Kính Trí, thất vi Bình Đẳng Tánh Trí, lục vi Diệu Quan Sát Trí, tiền ngũ vi Thành Sở Tác Trí (佛轉八識而成四智者、用八爲大圓鏡智、七爲平等性智、六爲妙觀察智、前五爲成所作智, Phật chuyển Tám Thức thành Bốn Trí; dùng Thức Thứ Tám làm Đại Viên Kính Trí, Thức Thứ Bảy làm Bình Đẳng Tánh Trí, Thức Thứ Sáu làm Diệu Quan Sát Trí, và năm thức trước làm Thành Sở Tác Trí).”
(藤原純友, Fujiwara-no-Sumitomo, ?-941): quan lại sống khoảng giữa thời kỳ Bình An. Ông thường làm hải tặc hoành hành ở khu vực vùng biển Lại Hộ (瀨戸, Seto), cướp đoạt, phóng hỏa, gây nhiễu loạn trật tự trị an, cuối cùng bị quân truy phạt giết chết.
(道範, Dōhan, 1184-1252): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, húy là Đạo Phạm (道範), hiệu Giác Bổn Phòng (覺本房), xuất thân vùng Thuyền Vĩ (船尾), Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Osaka). Năm 14 tuổi, ông theo xuất gia với Minh Nhiệm (明任) ở Chánh Trí Viện (正智院) trên Cao Dã Sơn; vào năm 1202 thì kế thừa Bảo Quang Viện (寶光院), và đến năm 1216 thì thọ phép Quán Đảnh với Minh Nhiệm. Ông theo học giáo nghĩa Mật Giáo với Giác Hải (覺海) của Hoa Vương Viện (華王院) và được liệt vào một trong Tứ Triết. Sau ông lên kinh đô, thọ pháp với Tĩnh Biến (靜遍) của Thiền Lâm Tự (禪林寺, Zenrin-ji) cũng như với Thật Hiền (實賢) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); và kế thừa Dòng Quảng Trạch (廣澤流) của Thủ Giác (守覺) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji). Sau khi trở về lại sơn môn, ông lại được Minh Nhiệm truyền thừa cho Dòng Trung Viện (中院流); vào năm 1234, ông chuyển về Chánh Trí Viện và bắt đầu khai mở pháp diên hóa đạo. Thế nhưng, do vì có liên quan đến cuộc phân tranh với Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院) vào năm 1243, ông bị lưu đày đến vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki). Năm 1249, ông được tha tội và trở về sống tại Bảo Quang Viện. Ông là bậc học tượng của Cao Dã Sơn, đại diện cho thời đại Liêm Thương; hàng đệ tử của có Năng Biến (能遍), Thanh Viên (清圓), Long Biện (隆辯), Hựu Nhân (祐仁), v.v. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Sớ Biến Minh Sao (大日經疏遍明鈔) 21 quyển, Bí Mật Niệm Phật Sao (秘密念佛抄) 3 quyển, Bồ Đề Tâm Luận Sao (菩提心論抄) 1 quyển, Trinh Ứng Sao (貞應抄) 3 quyển, Nam Hải Lưu Lãng Ký (南海流浪記), v.v.
(彝倫): có hai nghĩa. (1) Lý thường, đạo thường. Như trong tác phẩm tự Tri Lục (日知錄), phần Di Luân (彝倫), của Cố Viêm Võ (顧炎武, 1613-1682) nhà Thanh, có định nghĩa rằng: “Di luân giả, thiên địa chi thường đạo (彝倫者、天地人之常道, di luân là đạo thường của trời đất).” (2) Chỉ luân thường đạo lý. Như trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 1 có câu: “Minh đạo đức dĩ tự di luân, hành nhân ngĩa nhi chánh phong tục (明道德以敘彝倫、行仁義而正風俗, sáng đạo đức để tỏ luân thường, hành nhân nghĩa để sửa phong tục).”
(養珠寺, Yōshu-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Wakayama-shi (和歌山市), hiệu là Hòa Ca Phố Diệu Kiến Sơn (和歌浦妙見山). Vào năm 1654 (Thừa Ứng [承應] 3), vị Tổ của dòng họ Đức Xuyên ở vùng Kỷ Châu (紀州, Kishū) là Đức Xuyên Lại Tuyên (德川賴宣, Tokugawa Yorinobu) phát tâm kiến lập chùa này để cầu siêu độ cho thân mẫu ông là Dưỡng Châu Viện (養珠院), rồi cung thỉnh Trung Chánh Viện Nhật Hộ (中正院日護) làm Tổ khai sơn chùa. Trong khuôn viên chùa có Diệu Kiến Đường (妙見堂), nơi tôn thờ bức tượng của bà Dưỡng Châu Viện, do Nhật Hộ tạc. Ngoài ra, còn có bảo tháp và một số kiến trúc khác. Bảo tháp gồm 3 tầng, bên trong thờ tượng Thích Ca, A Nan và Ca Diếp, là những chiến lợi phẩm được Gia Đằng Thanh Chánh (加藤清正, Katō Kiyomasa) đem từ Triều Tiên về. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật.
(蟹養齋, Kani Yōsai, 1705-1778): Nho gia của Khi Môn Học Phái (崎門學派), sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; tên là Duy An (維安); tự Tử Định (子定); thông xưng là Tá Tả Vệ Môn (佐左衛門); biệt hiệu là Đông Minh (東溟); xuất thân An Nghệ (安芸, Aki). Ông theo học với Tam Trạch Thượng Trai (三宅尚齋), từng phục vụ cho Phiên Vĩ Trương (尾張藩, Owari-han), sau đó từ chức và đến trú tại Y Thế (伊勢, Ise), mở trường Tư Thục Khuyến Thiện Đường (勸善堂). Ông qua đời vào ngày 14 tháng 7 năm thứ 7 (1778) niên hiệu An Vĩnh (安永) tại Y Thế, hưởng thọ 74 tuổi. Trước tác của ông có Độc Thư Lộ Kính (讀書路徑), Trị Bang Yếu Chỉ (治邦要旨), Sự Quân Đề Cương (事君提綱), Khuyến Học (勸學), Võ Gia Tu Tri (武家須知), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.109.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập