Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tứ Minh Tri Lễ »»
(孤山智圓, Kosan Chien, 976-1022): vị tăng sống dưới thời nhà Tống, thuộc Phái Sơn Ngoại (山外派) của Thiên Thai Tông Trung Quốc, xuất thân Tiền Đường (錢塘, Hàng Châu), họ Từ (徐), tự Vô Ngoại (無外), hiệu Tiềm Thiên (潛天), Trung Dung Tử (中庸子). Năm lên 8 tuổi, ông xuất gia ở Long Hưng Tự (龍興寺), Tiền Đường. Ban đầu ông học về Nho Giáo, có khiếu về thi văn, sau nương theo Nguyên Thanh (源清) ở Phụng Tiên Tự (奉先寺) học về giáo quán Thiên Thai. Sau khi Nguyên Thanh qua đời, ông sống một mình chuyên tâm nghiên cứu kinh luận, cùng với các bạn đồng môn như Khánh Chiêu (慶昭), Ngộ Ân (晤恩) nỗ lực xiển dương giáo học của Phái Sơn Ngoại. Chính ông đã từng luận tranh với nhân vật đại biểu của Phái Sơn Gia (山家派) là Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮). Về sau, ông lui về ẩn cư nơi Tây Hồ Cô Sơn (西湖孤山); số người theo học rất đông. Từ đó về sau, ông chuyên tâm trước tác, soạn ra bộ Nhàn Cư Biên (閒居編) 60 quyển (hiện tồn 51 quyển), Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa Biểu Chưng Ký (金光明經玄義表徴記) 1 quyển, v.v. Ông còn tinh thông các sách của Khổng Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Dương Hùng, Vương Thông, v.v., thường cho rằng lấy Nho để tu thân, lấy Thích để trị tâm và có ý muốn hòa hợp Tam Giáo. Vào tháng 2 năm đầu (1022) niên hiệu Càn Hưng (乾興), ông làm thơ tế văn rồi an nhiên mà thoát hóa, hưởng thọ 47 tuổi. Ông có viết khoảng 10 loại chú sớ như Văn Thù Bát Nhã Kinh Sớ (文殊般若經疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺敎經疏), Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Thoại Ứng Kinh Sớ (瑞應經疏), Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú (四十二章經注), Bất Tư Nghì Pháp Môn Kinh Sớ (不思議法門經疏), Vô Lượng Nghĩa Kinh Sớ (無量義經疏), Quán Phổ Hiền Hành Pháp Kinh Sớ (觀普賢行法經疏), A Di Đà Kinh Sớ (阿彌陀經疏), Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ (首楞嚴經疏), v.v. Vì ông ẩn cư nơi Cô Sơn nên người đời thường gọi ông là Cô Sơn Trí Viên. Vào năm thứ 3 (1104) niên hiệu Sùng Đức (崇德) đời vua Huy Tông, ông được ban cho thụy là Pháp Huệ Đại Sư (法慧大師). Trừ các tác phẩm nêu trên, ông còn soạn các tập khác như Niết Bàn Kinh Sớ Tam Đức Chỉ Quy (涅槃經疏三德指歸) 20 quyển, Duy Ma Kinh Lược Sớ Thùy Dụ Ký (維摩經畧疏垂裕記) 10 quyển, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ Cốc Hưởng Sao (首楞嚴經疏谷響鈔) 5 quyển, Kim Quang Minh Kinh Văn Cú Sách Ẩn Ký (金光明經文句索隱記) 1 quyển, Niết Bàn Huyền Nghĩa Phát Nguyên Cơ Yếu (涅槃玄義發源機要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn Chánh Nghĩa (十不二門正義) 1 quyển, v.v., tất cả hơn 170 quyển.
(常寂光): từ gọi tắt của Thường Tịch Quang Độ (常寂光土), là cõi Tịnh Độ nơi pháp thân của chư Phật Như Lai an trú, một trong 4 quốc độ của giáo thuyết Thiên Thai Tông, còn gọi là Tịch Quang Tịnh Độ (寂光淨土), Tịch Quang Quốc (寂光國), Tịch Quang Độ (寂光土), Tịch Quang (寂光). Thế giới an trú của chư Phật là bản tánh chân như, không biến hóa, sanh diệt (tức thường [常]), không bị phiền não nhiễu loạn (tức tịch [寂]) và có ánh sáng trí tuệ (tức quang [光]), cho nên có tên gọi là Thường Tịch Quang Độ. Đây là quốc độ chư Phật tự chứng bí tạng tối cùng cực, lấy pháp thân, giải thoát và bát nhã làm thể, đầy đủ 4 đức Thường (常), Lạc (樂), Ngã (我) và Tịnh (淨). Trong Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (觀普賢菩薩行法經, Taishō 9, 393) có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni Phật danh Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ, kỳ Phật trú xứ danh Thường Tịch Quang, Thường Ba La Mật sở nhiếp thành xứ, Ngã Ba La Mật sở an lập xứ, Tịch Ba La Mật diệt hữu tướng xứ, Lạc Ba La Mật bất trú thân tâm tướng xứ (釋迦牟尼佛名毘盧遮那遍一切處、其佛住處名常寂光、常波羅蜜所攝成處、我波羅蜜所安立處、淨波羅蜜滅有相處、樂波羅蜜不住身心相處, đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật có tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ [Tỳ Lô Giá Na Biến Hết Thảy Các Nơi], trú xứ của Phật ấy tên là Thường Tịch Quang, nghĩa là nơi được nhiếp thành của Thường Ba La Mật, nơi được an lập của Ngã Ba La Mật, nơi diệt hết các tướng có của Tịch Ba La Mật và nơi không trú vào tướng thân tâm của Lạc Ba La Mật)”. Hơn nữa, quốc độ này được phân thành Phần Chứng (分證) và Cứu Cánh (究竟) với 3 phẩm thượng, trung, hạ. Theo lời dạy trong quyển 1 của Duy Ma Kinh Lược Sớ (維摩經略疏) cho biết rằng cõi của Diệu Giác Pháp Thân (妙覺法身) cư trú là Thượng Phẩm Tịch Quang Độ (上品寂光土), cõi của Nhất Sanh Đẳng Giác (一生等覺) là Trung Phẩm Tịch Quang Độ (寂光土), cõi của Viên Giáo (圓敎) từ sơ trú trở lên là Hạ Phẩm Tịch Quang Độ (寂光土). Ngoài ra, vị tăng nhà Bắc Tống là Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮) lấy hai cõi Thật Báo (實報) và Tịch Quang (寂光) phối hợp thành Thỉ Giác (始覺) và Bản Giác (本覺), để xướng ra thuyết “Tịch Quang Hữu Tướng (寂光有相, Tịch Quang Có Tướng)”; ngược lại vị tăng Tịnh Giác (淨覺) lại tuyên xướng thuyết “Tịch Quang Vô Tướng (寂光無相, Tịch Quang Không Tướng).” Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải (佛說阿彌陀經要解) của Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, 1599-1655) nhà Thanh có đoạn rằng: “Phục thứ, chỉ thử nguyện trang nghiêm nhất thanh A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược vi Thanh Tịnh Hải Hội, chuyển Kiến Trược vi Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược vi Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược vi Liên Hoa hóa sanh, chuyển Mạng Trược vi Vô Lượng Thọ; cố nhất thanh A Di Đà Phật, tức Thích Ca Bổn Sư ư Ngũ Trược ác thế, sở đắc chi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp (復次、只此信願莊嚴一聲阿彌陀佛、轉劫濁爲清淨海會、轉見濁爲無量光、轉煩惱濁爲常寂光、轉眾生濁爲蓮華化生、轉命濁爲無量壽、故一聲阿彌陀佛、卽釋迦本師於五濁惡世、所得之阿耨多羅三藐三菩提法, lại nữa, chỉ lấy nguyện này trang nghiêm một tiếng niệm A Di Đà Phật, chuyển Kiếp Trược thành Hải Hội Thanh Tịnh, chuyển Kiến Trược thành Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Não Trược thành Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược thành hoa sen hóa sanh, chuyển Mạng Trược thành Vô Lượng Thọ; cho nên một tiếng niệm A Di Đà Phật là pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề do đức Bổn Sư Thích Ca chứng đắc ở đời ác có Năm Trược).” Hay như trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰蕅益大師宗論) quyển 6, phần Cảnh Tâm Cư Sĩ Trì Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Kiêm Khuyến Nhân Tự (警心居士持地藏本願經兼勸人序) có câu: “Nhất niệm mê Thường Tịch Quang Độ tiện thành A Tỳ Địa Ngục, nhất niệm ngộ A Tỳ Địa Ngục tiện thị Thường Tịch Quang Độ (一念迷常寂光土便成阿鼻地獄、一念悟阿鼻地獄便是常寂光土, một niệm mê bèn thành Địa Ngục A Tỳ, một niệm ngộ tức là Thường Tịch Quang Độ).”
(常寂光土): còn gọi là Tịch Quang Tịnh Độ (寂光淨土), Tịch Quang Quốc (寂光國), Tịch Quang Độ (寂光土), Tịch Quang (寂光); tức chỉ cho cõi Tịnh Độ nơi pháp thân của chư Phật Như Lai cư trú. Thế giới của chư Phật cư trú là chân như bản tánh, không sanh diệt, biến hóa (thường); không có sự nhiễu loạn của phiền não (tịch, vắng lặng); mà có ánh sáng trí tuệ (quang); nên gọi là Thường Tịch Quang Độ. Quốc độ này là cõi tự chứng của Phật, vô cùng bí tàng; lấy Pháp Thân, giải thoát, Bát Nhã làm thể; đầy đủ, trọn vẹn 4 đức là Thường (常), Lạc (樂), Ngã (我), Tịnh (淨). Như trong Phật Thuyết Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh (佛說觀普賢菩薩行法經, Taishō Vol. 9, No. 277) có đoạn rằng: “Thích Ca Mâu Ni danh Tỳ Lô Giá Na, biến nhất thiết xứ, kỳ Phật trú xứ danh Thường Tịch Quang, Thường Ba La Mật sở nhiếp thành xứ, Ngã Ba La Mật sở an lập xứ, Tịnh Ba La Mật diệt hữu tướng xứ, Lạc Ba La Mật bất trú thân tâm tướng xứ (釋迦牟尼名毘盧遮那、遍一切處、其佛住處名常寂光、常波羅蜜所攝成處、我波羅蜜所安立處、淨波羅蜜滅有相處、樂波羅蜜不住身心相處, Phật Thích Ca Mâu Ni tên là Tỳ Lô Giá Na, biến khắp tất cả nơi chốn, trú xứ của đức Phật đó tên là Thường Tịch Quang, là trú xứ được nhiếp thành bởi Thường Ba La Mật, trú xứ được an lập bởi Ngã Ba La Mật, trú xứ của Tịnh Ba La Mật diệt tướng có, trú xứ của Lạc Ba La Mật không trú vào tướng thân tâm).” Lại nữa, quốc độ này có khác nhau về phần chứng và cứu cánh, nên phân thành 3 phẩm Thượng, Trung và Hạ. Theo thuyết của Duy Ma Kinh Lược Sớ (維摩經略疏, Taishō Vol. 38, No. 1778) quyển 1 cho biết, cõi của Diệu Giác Pháp Thân (妙覺法身) cư trú là Thượng Phẩm Tịch Quang Độ (上品寂光土); cõi của Đẳng Giác Nhất Sanh (等覺一生) là Trung Phẩm Tịch Quang Độ (中品寂光土), cõi của Viên Giáo Sơ Trú (圓敎初住) trở lên là Hạ Phẩm Tịch Quang Độ (下品寂光土). Vị tăng Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮, 960-1028) của Thiên Thai Tông, sống vào thời Bắc Tống, lại lấy hai cõi Thật Báo (實報) và Tịch Quang phối với Thỉ Giác (始覺) và Bản Giác (本覺), đề xướng thuyết Tịch Quang Hữu Tướng (寂光有相). Trong khi đó, tăng sĩ Tịnh Giác (淨覺) cùng thời đại này lại đưa ra thuyết Tịch Quang Vô Tướng (寂光無相). Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 26 có đoạn rằng: “Pháp tánh hải trung, bổn vô xuất một, Thường Tịch Quang Độ, an hữu khứ lai, nhân thế biến thiên nhậm vận, Phật quốc tịnh uế tùy tâm (法性海中、本無出沒、常寂光土、安有去來、人世變遷任運、佛國淨穢隨心, biển pháp tánh trong, vốn không hiện mất, Thường Tịch Quang Độ, sao có đến đi, cõi đời đổi thay phó mặc, nước Phật sạch nhớp tùy tâm).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.249.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập