Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trì Quốc Thiên »»
(s: trayo dhātavaḥ, p: tisso dhātuyo, 三界): Ba Cõi, có nhiều ý nghĩa khác nhau.
(1) Chỉ ba cõi mà chúng sanh đang sống gồm Dục Giới (s: kāma-dhātu, 欲界), Sắc Giới (s: rūpa-dhātu, 色界) và Vô Sắc Giới (s: ārūpa-dhātu, 無色界). Chúng hữu tình mê vọng lưu chuyển trong vòng sanh tử biến hóa, tùy theo cảnh giới mà chia thành 3 giai cấp khác nhau. Nó còn được gọi là Tam Hữu (三有). Tam Giới là lãnh vức mê khổ của chúng sanh, như biển lớn không có giới hạn, nên được gọi là Khổ Giới (苦界, Cõi Khổ), Khổ Hải (苦海, Biển Khổ). Dục Giới là thế giới cư trú của chúng hữu tình đầy dâm dục, tình dục, sắc dục, tham dục, v.v. Cõi này bao gồm trên từ cõi trời thứ 6 Tha Hóa Tự Tại Thiên (他化自在天), giữa có bốn châu lớn của con người và dưới đến Vô Gián Địa Ngục (無間地獄), v.v. Do vì nam nữ cùng sống chung với nhau, nhiễm các mong muốn, nên gọi là Dục Giới. Cõi Dục Giới có Địa Cư (s: Bhauma, 地居), Hư Không Cư (s: Āntarikṣavāsina, 虛空居), Tứ Thiên Vương Thiên (s: Cāturṁahārājakāyika, 四天王天, gồm Trì Quốc Thiên [s: Dhṛtarāṣṭra, 持國天], Tăng Trưởng Thiên [s: Virūḍhaka, 增長天], Quảng Mục Thiên [s: Virūpākṣa, 廣目天] và Đa Văn Thiên [s: Vaiśrāmana, 多聞天]), Đao Lợi Thiên (s: Trāyastriṁśa, 忉利天), Tu Dạ Ma Thiên (s: Yāma, 須夜摩天), Đâu Suất Thiên (s: Tuṣita, 兜率天), Hóa Lạc Thiên (s: Nirmāṇarati, 化樂天), Tha Hóa Tự Tại Thiên (s: Parmanirmitavaśavartin, 他化自在天). Sắc Giới, sắc ở đây có nghĩa là thị hiện (hiện rõ), là thế giới cư trú của chúng hữu tình đã xa lìa được dâm dục, thực dục và có đầy đủ sắc chất thanh tịnh. Cõi này năm trên Dục Giới, không có dục nhiễm, cũng chẳng có hình nữ; chúng sanh ở đây đều do hóa sanh mà có. Cung điện tại đây cao lớn, do sắc hóa sanh, nên hết thảy đều đặc biệt, khác thường. Do vì cõi này có sắc chất nên được gọi là Sắc Giới. Căn cứ vào Thiền định sâu cạn, thô tế mà cõi này được chia thành 4 cấp khác nhau, từ Sơ Thiền Phạm Thiên (初禪梵天) cho đến A Ca Nị Tra Thiên (阿迦膩吒天), có 28 cõi trời. Cõi này có Sơ Thiền Thiên (初禪天, gồm Phạm Thiên [s: Brahmakaya, 梵天], Phạm Chúng Thiên [s: Brahmapārṣadya, 梵眾天], Phạm Phụ Thiên [s: Brahmapurohita, 梵輔天] và Đại Phạm Thiên [s: Mahābrahmā, 大梵天]), Nhị Thiền Thiên (二禪天, gồm Thiểu Quang Thiên [s: Parittābha, 少光天], Vô Lượng Quang Thiên [s: Apramāṇābha, 無量光天] và Quang Âm Thiên [s: Ābhāsvara, 光音天]), Tam Thiền Thiên (三禪天, gồm Thiểu Tịnh Thiên [s: Parittaśubha, 天], Vô Lượng Tịnh Thiên [s: Apramāṇaśubha, 天] và Biến Tịnh Thiên [s: Śubhakṛtsna, 少淨天]), Tứ Thiền Thiên (四禪天, gồm Vô Vân Thiên [s: Anabhraka, 無雲天], Phước Sanh Thiên [s: Puṇyaprasava, 福生天] và Quảng Quả Thiên [s: Bṛhatphala, 廣果天]) và Tịnh Phạm Địa (淨梵天, gồm Vô Tưởng Thiên [s: Avṛha, 無想天], Vô Phiền Thiên [s: Atapa, 無煩天], Vô Nhiệt Thiên [s: Sudrśa, 無熱天], Thiện Kiến Thiên [s: Sudarśana, 善見天], Sắc Cứu Cánh Thiên [s: Akaniṣṭha, 色究竟天], Hòa Âm Thiên [s: Aghaniṣṭha, 和音天] và Đại Tự Tại Thiên [s: Mahāmaheśvara, 大自在天]). Vô Sắc Giới là thế giới cư trú của chúng hữu tình không có vật chất mà chỉ có 4 tâm là Thọ (受), Tưởng (想), Hành (行) và Thức (識). Cõi này không có vật chất, thân thể, cung điện, quốc độ gì cả; chỉ lấy tâm thức mà trú trong Thiền định sâu xa vi diệu; nên có tên gọi như vậy. Nó nằm trên Sắc Giới, có 4 cõi trời (Không Vô Biên Xứ [s: Akāśānantyāyatana, 空無邊處], Thức Vô Biên Xứ [s: Vijñānānantyāyatana, 識無邊處], Vô Sở Hữu Xứ [s: Ākiñcanyāyatana, 無所有處] và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ [s: Naivasaṁjñānāsaṁjñāyatana, 非想非非想處]), được gọi là Tứ Vô Sắc (四無色), Tứ Không Xứ (四空處). Quả báo, khổ vui, v.v., trong Tam Giới tuy có khác nhau; nhưng cả 3 đều thuộc vào cõi mê lầm, nên chúng sanh trong đó đều phải chịu sự chi phối của quy luật luân hồi sanh tử. Vì vậy, bậc thánh thường xa rời ba cõi này. Trong Phẩm Thí Dụ (譬喩品) của Kinh Pháp Hoa (法華經) có đoạn rằng: “Tam Giới vô an, do như hỏa trạch, chúng khổ sung mãn, thậm khả bố úy (三界無安、猶如火宅、眾苦充滿、甚可怖畏, Ba Cõi không an, giống như nhà lửa, các khổ đầy ắp, rất đáng sợ hãi)”. Bên cạnh đó, Phẩm Hóa Thành Dụ (化城喩品) của kinh này cũng diễn tả rằng: “Năng ư Tam Giới ngục, miễn xuất chư chúng sanh (能於三界獄、勉出諸眾生, có thể nơi ngục của Ba Cõi, làm cho các chúng sanh ra khỏi)”. Như vậy, kinh này muốn cho mọi người thấy rõ rằng Tam Giới không phải là thế giới an ổn thật sự, nên phải thường cầu mong thoát khỏi thế giới ấy.
(2) Tam Giới chỉ cho ba con đường đối trị của giải thoát, gồm: Đoạn Giới (斷界), Ly Giới (離界) và Diệt Giới (滅界). Đoạn Giới là đoạn trừ Cửu Kết (九結, 9 loại phiền não), trong đó trừ Tham ra, còn lại 8 thứ kia đều đoạn trừ, hoặc đoạn trừ Vô Minh Kết (無明結, sự ràng buộc của vô minh). Ly Giới là đoạn trừ phiền não của Tham, hay đoạn trừ Ái Kết (愛結, sự ràng buộc của ái). Diệt Giới là đoạn diệt Hữu Lậu (有漏) và các pháp Hữu Vi (有爲), v.v.
(3) Chỉ Sắc Giới (色界), Vô Sắc Giới (無色界) và Tận Giới (盡界).
(4) Chỉ Pháp Giới (法界), Tâm Giới (心界) và Chúng Sanh Giới (眾生界).
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa (封神演義), hồi thứ 26 có đoạn: “Siêu xuất Tam Giới ngoại, bất tại Ngũ Hành trung (超出三界外、不在五行中, vượt ra ngoài Ba Cõi, chẳng ở trong Năm Hành).” Hay trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論, CBETA No. 1220) cũng có đoạn rằng: “Tam Giới nghiệp báo, duy tâm sở sanh, bổn nhược vô tâm, ư Tam Giới trung, tức xuất Tam Giới; kỳ Tam Giới giả, tức Tam Độc giả; Tham vi Dục Giới, Sân vi Sắc Giới, Si vi Vô Sắc Giới; cố danh Tam Giới (三界業報、唯心所生、本若無心、於三界中、卽出三界、其三界者、卽三毒也、貪爲欲界、嗔爲色界、癡爲無色界、故名三界, nghiệp báo của Ba Cõi, do tâm sanh ra, nếu vốn không tâm, ở trong Ba Cõi, tức ra Ba Cõi; Ba Cõi ấy tức là Ba Độc; Tham là Cõi Dục, Sân là Cõi Sắc, Si là Cõi Vô Sắc; nên gọi là Ba Cõi).”
(四天王): giữa lưng chừng núi Tu Di (s: Sumeru, 須彌山) có một ngọn núi tên là Do Kiền Đà La (由犍陀羅); núi ấy có 4 đỉnh, bốn vua trời đều ngự mỗi nơi, đều hộ trì một cõi thiên hạ, nên có tên là Hộ Thế Tứ Thiên Vương (護世四天王). Nơi các vị cư trú gọi là Tứ Vương Thiên (四王天), Tứ Thiên Vương Thiên (s: Caturmahārājakāyikās, 四天王天), là một trong Lục Dục Thiên (六欲天, 6 tầng trời Cõi Dục), là tầng đầu tiên của cõi trời; gồm có Trì Quốc Thiên (s: Dhṛitarāṣṭra, 持國天) ở phương Đông, Tăng Trưởng Thiên (s: Virūḍhaka, 增長天) ở phương Nam, Quảng Mục Thiên (s: Virūpākṣa, 廣目天) ở phương Tây và Đa Văn Thiên (s: Dhanada, Vaiśramaṇa, 多聞天) ở phương Bắc. Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) quyển 2, phần Hội Danh Bộ (會名部) thứ 2, dẫn lời của Kinh Trường A Hàm rằng: “Đông phương Thiên Vương danh Đa La Tra, lãnh Càn Thát Bà cập Tỳ Xá Xà thần tướng, hộ Phất Bà Đề nhân; Nam phương Thiên Vương danh Tỳ Lưu Ly, lãnh Cưu Bàn Trà cập Bế Lệ thần, hộ Diêm Phù Đề nhân; Tây phương Thiên Vương danh Tỳ Lưu Bác Xoa, lãnh nhất thiết chư long cập Phú Đơn Na, hộ Cù Da Ni nhân; Bắc phương Thiên Vương danh Tỳ Sa Môn, lãnh Dạ Xoa La Sát tướng, hộ Uất Đơn Việt nhân (東方天王名多羅吒、領乾闥婆及毘舍闍神將、護弗婆提人、南方天王名毘琉璃、領鳩槃荼及薜荔神、護閻浮提人、西方天王名毘留博叉、領一切諸龍及富單那、護瞿耶尼人、北方天王名毘沙門、領夜叉羅剎將、護鬱單越人, Thiên Vương ở phương Đông tên là Đa La Tra, thống lãnh thần tướng Càn Thát Bà và Tỳ Xá Xà, hộ trì người cõi Phất Bà Đề; Thiên Vương ở phương Nam tên là Tỳ Lưu Ly, thống lãnh thần Cưu Bàn Trà và Bế Lệ, hộ trì người cõi Diêm Phù Đề; Thiên Vương ở phương Tây tên là Tỳ Lưu Bác Xoa, thống lãnh hết thảy loài rồng và Phú Đơn Na, hộ trì người cõi Cù Da Ni; Thiên Vương ở phương Bắc tên là Tỳ Sa Môn, thống lãnh tướng Dạ Xoa, La Sát, hộ trì người cõi Uất Đơn Việt).” Tỳ Ni Chỉ Trì Hội Tập (毗尼止持會集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 39, No. 709) quyển 14 cho biết rằng: “Đông phương Trì Quốc Thiên Vương, vị năng hộ trì quốc độ, cố cư Tu Di Sơn hoàng kim đóa; Nam phương Tăng Trưởng Thiên Vương, vị năng linh tha thiện căn tăng trưởng, cố cư Tu Di Sơn Lưu Ly đóa; Tây phương Quảng Mục Thiên Vương, vị dĩ tịnh Thiên Nhãn thường quán ủng hộ thử Diêm Phù Đề, cố cư Tu Di Sơn Bạch Ngân đóa; Bắc phương Đa Văn Thiên Vương, vị phước đức chi danh văn tứ phương, cố cư Tu Di Sơn Thủy Tinh đóa (東方持國天王、謂能護持國土、故居須彌山黃金埵、南方增長天王、謂能令他善根增長、故居須彌山琉璃埵、西方廣目天王、謂以淨天眼常觀擁護此閻浮提、故居須彌山白銀埵、北方多聞天王、謂福德之名聞四方、故居須彌山水晶埵, Trì Quốc Thiên Vương ở phương Đông, được xem như hộ trì quốc độ, nên sống trên đống vàng ròng của núi Tu Di; Tăng Trưởng Thiên Vương ở phương Nam, được xem như có thể khiến cho căn lành của người khác tăng trưởng, nên sống trên đống ngọc Lưu Ly của núi Tu Di; Quảng Mục Thiên Vương ở phương Tây, được xem như lấy Thiên Nhãn thường quán sát ủng hộ cõi Diêm Phù Đề này, nên sống trên đống Bạch Ngân của núi Tu Di; Đa Văn Thiên Vương ở phương Bắc, được xem như tiếng tăm phước đức cùng khắp bốn phương, nên sống trên đống Thủy Tinh của núi Tu Di).” Trong Thiền môn có bài tán Tứ Thiên Vương rằng: “Tứ Thiên Vương Tướng, bát Kim Cang Thần, thọ Phật chúc phó trấn sơn môn, Hộ pháp an tăng luân, phong vũ điều thuận, can qua vĩnh thái bình (四天王將、八金剛神、受佛囑咐鎭山門、護法安僧倫、風雨調順、干戈永太平, bốn Thiên Vương Tướng, tám Kim Cang Thần, vâng Phật dặn bảo giữ sơn môn, Hộ pháp yên tăng thân, mưa hòa gió thuận, binh lửa mãi thái bình).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.6.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập