Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trí Môn Quang Tộ »»
(古尊宿語要, Kosonshukugoyō): 4 quyển, do Trách Tàng Chủ (賾藏主, tức Tăng Đĩnh Thủ Trách [僧挺守賾]) biên tập. Từ thời nhà Đường cho đến thời nhà Tống, ngoài việc truyền lại cho hậu thế đa số các Ngữ Lục Thiền, thư tịch đóng vai trò quan trọng nhất chính là bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) được san hành vào năm 1140 tại Cổ Sơn (鼓山) thuộc vùng Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Nội dung của nó gồm các Ngữ Lục của 20 bậc Thiền tượng kiệt xuất được thâu tóm trong 4 quyển:
Quyển I có
(1) Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Hòa Thượng Ngữ Lục (池州南泉普願和尚語錄, Chishūnanzenoshōgoroku) của Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願),
(2) Đầu Tử Hòa Thượng Ngữ Lục (投子和尚語錄, Tōsuoshōgoroku) của Đầu Tử Đại Đồng (投子大同),
(3) Mục Châu Hòa Thượng Ngữ Lục (睦州和尚語錄, Bokushūoshōgoroku) của Mục Châu Đạo Túng (睦州道蹤),
(4) Triệu Châu Chơn Tế Thiền Sư Ngữ Lục (趙州眞濟禪師語錄, Jōshūshinzaizenjigoroku) của Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗);
Quyển II có
(5) Nhữ Châu Nam Viện Ngung Hòa Thượng Ngữ Lục (汝州南院顒和尚語錄, Joshūnaningyōoshōgoroku) của Nam Viện Huệ Ngung (南院慧顒),
(6) Nhữ Châu Thủ Sơn Niệm Hòa Thượng Ngữ Lục (汝州首山念和尚語錄, Joshūshuzannenoshōgoroku) của Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念),
(7) Nhữ Châu Diệp Huyện Quảng Giáo Tỉnh Thiền Sư Ngữ Lục (汝州葉縣廣敎省禪師語錄, Joshūyōkenkōkyōseizenjigoroku) của Diệp Huyện Quy Tỉnh (葉縣歸省),
(8) Đàm Châu Thần Đỉnh Sơn Đệ Nhất Đại Yên Thiền Sư Ngữ Lục (潭州神鼎山第一代諲禪師語錄, Tanshūshinteizandaiichidaienzenjigoroku) của Thần Đỉnh Hồng Yên (神鼎洪諲),
(9) Bính Châu Thừa Thiên Tung Thiền Sư Ngữ (幷州承天嵩禪師語, Benshūshōtensūzenjigo) của Thừa Thiên Trí Tung (承天智嵩),
(10) Thạch Môn Sơn Từ Chiếu Thiền Sư Phụng Nham Tập (石門山慈照禪師鳳巖集, Sekimonzanjishōzenjihōganshū) của Cốc Ẩn Uẩn Thông (谷隱蘊聰);
Quyển III có
(11) Thư Châu Pháp Hoa Sơn Cử Hòa Thượng Ngữ Yếu (舒州法華山擧和尚語要, Joshūhokkezankyooshōgoroku) của Pháp Hoa Toàn Cử (華山全擧),
(12) Quân Châu Đại Ngu Chi Hòa Thượng Ngữ Lục (筠州大愚芝和尚語錄, Kinshūdaigushioshōgoyō) của Đại Ngu Thủ Chi (大愚守芝),
(13) Vân Phong Duyệt Thiền Sư Ngữ Lục (雲峰悅禪師語錄, Umpōetsuzenjigoroku) của Vân Phong Văn Duyệt (雲峰文悅),
(14) Viên Châu Dương Kì Hội Hòa Thượng Ngữ Lục (袁州楊岐會和尚語錄, Enshūyōgieoshōgoroku) của Dương Kì Phương Hội (楊岐方會),
(15) Đàm Châu Đạo Ngô Chơn Thiền Sư Ngữ Yếu (潭州道吾眞禪師語要, Tanshūdōgoshinzenjigoyō) của Đạo Ngô Ngộ Chơn (道吾悟眞),
(16) Đại Tùy Thần Chiếu Thiền Sư Ngữ Yếu (大隨神照禪師語要, Daizuishinshōzenjigoyō) của Đại Tùy Pháp Chơn (大隨法眞);
Quyển IV có
(17) Tử Hồ Sơn Đệ Nhất Đại Thần Lực Thiền Sư Ngữ Lục (子湖第一代神力禪師語錄, Shikozandaiichidaijinrikizenjigoroku) của Tử Hồ Lợi Túng (子湖利蹤),
(18) Cổ Sơn Tiên Hưng Thánh Quốc Sư Hòa Thượng Pháp Đường Huyền Yếu Quảng Tập (鼓山興聖國師和尚法堂玄要廣集, Kuzanzenkōshōkokuoshōhottōgenyōkōshū) của Cổ Sơn Thần Yến (鼓山神晏),
(19) Tương Châu Động Sơn Đệ Nhị Đại Sơ Thiền Sư Ngữ Lục (襄州洞山第二代初禪師語錄, Jōshūtōzandainidaishozenjigoroku) của Động Sơn Thủ Sơ (洞山守初),
(20) Trí Môn Tộ Thiền Sư Ngữ Lục (智門祚禪師語錄, Chimonsozenjigoroku) của Trí Môn Quang Tộ (智門光祚).
Sau đó, vào năm thứ 5 (1178) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), Đức Tối (德最) ở Cổ Sơn có thêm truyện nhỏ của chư vị tổ sư vào đầu quyển và 2 Ngữ Lục khác được thêm vào nữa là:
(21) Thư Châu Bạch Vân Sơn Hải Hội Diễn Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州白雲山海會演和尚語錄, Joshūhakuunzankaieenoshōgoroku) của Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演),
(22) Trừ Châu Lang Da Sơn Giác Hòa Thượng Ngữ Lục (滁州瑯琊山覺和尚語錄, Joshūroyazankakuoshōgoroku) của Lang Da Huệ Giác (瑯琊慧覺).
Vào năm thứ 3 (1267) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), lời tựa chung của Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) được thêm vào, được Cư Sĩ Giác Tâm (覺心) họ Ngụy tái san hành tại Hàng Châu (杭州). Chính lúc này, 5 Ngữ Lục khác được thêm vào là:
(23) Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục (鎭州臨濟慧照禪師語錄, Chinshūrinzaieshōzenjigoroku) của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄),
(24) Vân Môn Khuông Chơn Thiền Sư Quảng Lục (雲門匡眞禪師廣錄, Unmonkyōshinzenjikōroku) của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃),
(25) Thư Châu Long Môn Phật Nhãn Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州龍門佛眼和尚語錄, Joshūryūmonbutsugenoshōgoroku) của Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠),
(26) Bảo Phong Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (寳峰雲庵眞淨禪師語錄, Hōhōunanshinjōzenjigoroku) của Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文),
(27) Đông Lâm Hòa Thượng Vân Môn Am Chủ Tụng Cổ (東林和尚雲門庵主頌古, Tōrinoshōumonanshujuko) của Trúc Am Sĩ Khuê (竹庵士珪) và Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲).
Bản nhà Tống (tức bản trùng san của Giác Tâm) có truyền bản của Bản Ngũ Sơn tại Đại Đông Cấp Kỷ Niệm Văn Khố (大東急記念文庫), Cung Nội Sảnh Thư Lăng Bộ (宮內廳書陵部), v.v. Vô Trước Đạo Trung (無著道忠) soạn Cổ Tôn Túc Ngữ Lục Mục Lục (古尊宿語錄目錄), Cổ Sơn Nguyên Soạn Cổ Tôn Túc Ngữ Lục Hiệu Ngoa (鼓山元撰古尊宿語錄校訛) 4 quyển.
(叢林): chỉ các tự viện nơi tăng chúng tập trung sinh sống, đặc biệt chỉ cho các tự viện Thiền Tông. Xưa kia, tại Ấn Độ, phần lớn người ta thường chọn các khu rừng thâm u, tĩnh mịch, cách xa thành thị náo nhiệt, để kiến lập Tinh Xá; cho nên, nơi chư tăng dừng lại an trú được gọi là Lan Nhã (蘭若, nơi vắng vẻ, yên tĩnh), tùng lâm, v.v. Các kinh điển giải thích về từ này rất nhiều, như Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 3 cho rằng tăng chúng hòa hợp, cư trú tại một nơi, giống như khu rừng có cây cối tụ tập, nên lấy đó làm thí dụ. Đại Trang Nghiêm Luận Kinh (大莊嚴論經, Taishō Vol. 4, No. 201) quyển 1 thì cho rằng: “Tăng do dũng kiện quân, năng tồi ma oán địch, như thị chúng tăng giả, thắng trí chi tùng lâm (僧猶勇健軍、能摧魔怨敵、如是眾僧者、勝智之叢林, tăng như quân hùng mạnh, phá được địch ma oán, như vậy chúng tăng là, tùng lâm có thắng trí).” Hay Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寶訓音義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1262) định nghĩa hai chữ tùng lâm rằng: “Tùng lâm nãi chúng tăng sở chỉ chi xứ, hành nhân thê tâm tu đạo chi sở dã; thảo bất loạn sanh viết tùng, mộc bất loạn trưởng viết lâm; ngôn kỳ nội hữu quy cũ pháp độ dã (叢林乃眾僧所止之處、行人棲心修道之所也、草不亂生曰叢、木不亂長曰林、言其內有規矩法度也, tùng lâm là nơi chúng tăng dừng chân, là chốn hành giả dưỡng tâm tu đạo; cỏ không mọc loạn xạ gọi là tùng, cây không sinh trưởng tạp loạn gọi là lâm; gọi như vậy vì bên trong có quy cũ, pháp tắc vậy).” Thông thường, tùng lâm chỉ cho các tự viện Thiền Tông, nên còn có tên là Thiền lâm (禪林). Bên cạnh đó, người ta lấy rừng cây Chiên Đàn có hương thơm phức để ví cho chốn tùng lâm thanh tịnh, nơi cư trú của các bậc long tượng, nên còn được gọi là Chiên Đàn Lâm (栴檀林). Sau này, các tự viện các tông phái về Luật, Giáo, v.v., cũng mô phỏng theo chế độ Thiền lâm mà gọi là tùng lâm. Trong tùng lâm, tất cả tài sản của chùa đều thuộc về của công, không phải của riêng cho bất cứ ai, theo một quy củ nhất định mà thâu nhận chư tăng từ khắp nơi đến; vị Trú Trì cũng được tuyển chọn thông qua sự đồng ý của đại tăng; cho nên nơi đây còn được gọi là Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林). Lại theo Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 13 cho biết rằng tùng lâm có thể làm cho phát sanh trí tuệ, thần thông, v.v., nên còn có tên là Công Đức Tùng Lâm (功德叢林). Đối với Thiền Tông Trung Hoa, từ sau thời Lục Tổ Huệ Năng (慧能, 638-713) trở đi, trong vòng hơn 100 năm, phần lớn chư vị Thiền tăng lúc bấy giờ sống trong các hang động hay tá túc tại các tự viện của Luật Tông; sau đó, Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一, 709-788) sáng lập ra tùng lâm để giúp tăng chúng được an cư. Tiếp theo, nhân việc trú xứ của tăng chúng tôn ty thượng hạ không phân định rõ ràng; thuyết pháp, Trú Trì chẳng theo quy chế nào cả, v.v., Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) bèn chế định ra Thanh Quy, gọi là Bách Trượng Thanh Quy (百丈清規). Trãi qua từ cuối thời nhà Đường (唐, 618-907) đến nhà Tống (宋, 960-1279), việc kiến lập tùng lâm ngày một hoàn bị, Thiền tăng thường tập trung cư trú; nếu chốn tùng lâm nào có bậc cao đức Trú Trì, số lượng tăng chúng có thể lên đến trên ngàn người. Tùng lâm ở phương Bắc hưng thịnh dưới thời nhà Tống; vào thời vua Nhân Tông (仁宗, tại vị 1022-1063), Thiền đạo thịnh hành ở Biện Kinh (汴京); rồi vua Thần Tông (神宗, tại vị 1067-1085) sắc mệnh sáng lập hai Đại Thiền Viện là Huệ Lâm (慧林), Trí Hải (智海), và sau này trở thành những Thiền Lâm trứ danh của Kinh Sư Khai Phong (開封). Đến năm thứ 2 (1103) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧) đời vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1126), khi Tông Trách (宗賾, ?-?) biên tập bộ Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 10 quyển), chế độ tùng lâm đã được hoàn bị một cách rạng rỡ. Sau khi Hoàng thất nhà Tống đi về phương Nam, các danh tăng Thiền tông xuất hiện, tùng lâm nhất thời đạt đến tột đỉnh cực thịnh; Sử Di Viễn (史彌遠, 1164-1233) bèn dâng sớ tâu xin quy định các Thiền Tự ở Giang Nam là Ngũ Sơn Thập Sát (五山十剎); gồm: (1) Kính Sơn Tự (徑山寺) ở Dư Hàng (餘杭), (2) Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州), (3) Tịnh Từ Tự (淨慈寺), (4) Thiên Đồng Tự (天童寺) ở Ninh Ba (寧波), (5) Dục Vương Tự (育王寺) làm Thiền Viện Ngũ Sơn (禪院五山); còn (1) Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) ở Hàng Châu, (2) Đạo Tràng Tự (道場寺) ở Hồ Châu (湖州), (3) Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (溫州), (4) Song Lâm Tự (雙林寺) ở Kim Hoa (金華), (5) Tuyết Đậu Tự (雪竇寺) ở Ninh Ba, (6) Quốc Thanh Tự (國清寺) ở Đài Châu (台州), (7) Tuyết Phong Tự (雪峰寺) ở Phúc Châu (福州), (8) Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kiến Khang (建康), (9) Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州), (10) Hổ Kheo Tự (虎丘寺) là Thiền Viện Thập Sát (禪院十剎). Đến thời kỳ này, chế độ tùng lâm tồn tại một thời gian lâu ở Giang Nam. Về quy mô tùng lâm, ban đầu vẫn còn nhỏ. Trong một chùa, chỉ có Phương Trượng (方丈), Pháp Đường (法堂), Tăng Đường (僧堂) và Nhà Liêu. Trú Trì là chủ của tăng chúng, được tôn làm Trưởng Lão, ở tại nhà Phương Trượng. Ban đầu không có Điện Phật, chỉ thiết lập Pháp Đường mà thôi. Khi tăng chúng vào Tăng Đường, tùy theo Giới Lạp (戒臘) lớn nhỏ mà an bài vị thứ; hay khi tiến hành Pháp Phổ Thỉnh (普請法, lao động tập thể), bất luận trên dưới, mọi người đều phải tham gia lao động để tự cung tự cấp. Trước khi tùng lâm được thiết lập, đầu não của tự viện là Tam Cang (三綱), gồm Thượng Tọa (上座), Tự Chủ (寺主), Duy Na (維那, tức Đô Duy Na [都維那]); để lãnh đạo chúng tăng và duy trì cương kỷ Thiền môn. Sau khi tùng lâm hình thành, các vị Chấp Sự có Thủ Tòa (首座), Điện Chủ (殿主), Tạng Chủ (藏主), Trang Chủ (莊主), Điển Tòa (典座), Duy Na, Giám Viện (監院), Thị Giả (侍者), v.v. Đời sau khi tổ chức tùng lâm mỗi lúc một lớn mạnh, gia phong các tự viện lại bất đồng; vị Trú Trì phần lớn nhân thời thế mà tự lập ra ban Chấp Sự, nên danh mục quá nhiều. Theo Thiền Uyển Thanh Quy, danh mục Chấp Sự có 23 loại. Từ thời nhà Tống trở đi, chế độ tùng lâm ít có cải đổi. Căn cứ vào Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規) dưới thời nhà Nguyên, chế độ tùng lâm lại tăng thêm nhiều; chức phận được chia nhỏ ra, có thể đạt đến 80 loại. Nhân viên Chấp Sự trong tùng lâm ít nhiều đều tùy theo quy mô thiết lập lớn nhỏ mà định. Trong một tự viện, phòng Phương Trượng là chổ ở chính của Thiền lâm, là nơi vị Trú Trì cư ngụ; nên vị Trú Trì còn được gọi là Phương Trượng. Bên cạnh đó, vị Trú Trì còn là người đứng đầu của các ngôi điện đường trong chùa, nên được tôn xưng là Đường Đầu Hòa Thượng (堂頭和尚). Bên dưới Trú Trì có hai bên Đông và Tây. Các vị Chấp Sự trọng yếu của bên Tây là Thủ Tòa (xưa là Thượng Tọa), Tây Đường (西堂), Hậu Đường (後堂), Đường Chủ (堂主), Thư Ký (書記), Tri Tạng (知藏), Tạng Chủ, Tri Khách (知客), Liêu Nguyên (寮元, thủ lãnh của Vân Thủy Đường [雲水堂]), v.v. Bên Đông thì có Giám Viện (xưa là Tự Chủ, tục xưng là Đương Gia [當家]), Phó Tự (副寺, tức Tri Khố [知庫]), Duy Na, Duyệt Chúng (悅眾), Thị Giả, Trang Chủ, v.v. Ngoài ra, còn có một số chức vụ khác như Phạn Đầu (飯頭), Thái Đầu (菜頭), Hỏa Đầu (火頭), Thủy Đầu (水頭), Uyển Đầu (碗頭, tức Hành Đường [行堂]), Chung Đầu (鐘頭), Cổ Đầu (鼓頭), Môn Đầu (門頭), Viên Đầu (園頭), Dục Đầu (浴頭, hay Tri Dục [知浴]), Thanh Đầu (圊頭, hay Tịnh Đầu [淨頭]), Tháp Đầu (塔頭, hay Tháp Chủ [塔主]), Thọ Đầu (樹頭), Sài Đầu (柴頭), Ma Đầu (磨頭), Trà Đầu (茶頭), Thán Đầu (炭頭), Lô Đầu (爐頭), Oa Đầu (鍋頭), Dũng Đầu (桶頭), Đăng Đầu (燈頭), Tuần Sơn (巡山), Dạ Tuần (夜巡), Hương Đăng (香燈), Ty Thủy (司水), Chiếu Khách (照客), Thính Dụng (聽用), v.v. Các loại Chấp Sự kể trên được phân thành đẳng cấp rõ ràng, nhân viên Tri Sự thuộc cấp 1, nhân viên Chủ Sự là cấp 2, và nhân viên Đầu Sự là cấp 3. Dưới Phương Trượng, tổ chức căn bản có 4, gọi là Tứ Đại Đường Khẩu (四大堂口); gồm: (1) Thiền Đường (禪堂), là trung tâm của tùng lâm; (2) Khách Đường (客堂), nơi các chức ty tiếp đãi khách và nội vụ; (3) Khố Phòng (庫房), là nhà kho, nơi cất giữ các vật phẩm, v.v. (4) Y Bát Liêu (衣鉢寮), văn phòng sự vụ của Trú Trì Phương Trượng. Về chủng loại, căn cứ Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 15, phần Tùy Châu Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư (隨州智門光祚禪師), có nêu ra 4 loại tùng lâm: (1) Chiên Đàn Tùng Lâm (栴檀叢林, tùng lâm thuần cây Chiên Đàn), (2) Kinh Cức Tùng Lâm (荊棘叢林, tùng lâm thuần cây gai), (3) Tùng lâm thuần cây gai mà có cây Chiên Đàn bao bọc, (4) Tùng lâm thuần cây Chiên Đàn mà có cây gai bao bọc. Đây là căn cứ theo loại cây gì trồng và bao bọc chung quang tùng lâm để phân loại. Hiện tại có 2 loại là Tử Tôn Tùng Lâm (子孫叢林, hay Pháp Môn Tùng Lâm [法門叢林]) và Thập Phương Tùng Lâm (十方叢林), v.v. Có nhiều điển tịch Thiền Tông liên quan đến hành sự trong tùng lâm cũng như phong quy của chư vị cổ đức, ngoại trừ các loại Cao Tăng Truyện (高僧傳), Tăng Bảo Truyện (僧寶傳) ra, còn có Nhập Chúng Nhật Dụng Thanh Quy (入眾日用清規, hay Nhập Chúng Nhật Dụng [入眾日用], 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1246) của Vô Lượng Tông Thọ (無量宗壽, ?-?), vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Nhập Chúng Tu Tri (入眾須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1247, không rõ soạn giả); Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (禪林僃用清規, 10 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1250) do Thích Nhất Hàm (釋弌咸) nhà Nguyên soạn; Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1248) của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本, 1263-1323), vị tăng của Phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Nguyên; Tùng Lâm Lưỡng Tự Tu Tri (叢林兩序須知, 1 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1251), của Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容, 1593-1661) vị tăng của Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Minh, v.v. Ngoài ra, một số văn hiến quan trọng khác cùng loại như trên cũng có liên quan đến hành sự trong tùng lâm như Tùng Lâm Thạnh Sự (叢林盛事, 2 quyển, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1611) của Cổ Nguyệt Đạo Dung (古月道融, ?-?), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Tùng Lâm Công Luận (叢林公論, 1 quyển,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1268) của Giả Am Huệ Lâm (者菴惠彬, ?-?) nhà Nam Tống; Lâm Nhàn Lục (林間錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1624) của Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪, 1071-1128), vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông, sống dưới thời nhà Tống; Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, 4 quyển, Taishō Vol. 48, No. 2022) của Tịnh Thiện (淨善) nhà Nam Tống; Sơn Am Tạp Lục (山庵雜錄, 2 quyển, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1616) của Vô Uấn (無慍), vị tăng của Thiên Thai Tông sống dưới thời nhà Minh, v.v. Trong Thiền Lâm Bảo Huấn (禪林寶訓, Taishō Vol. 48, No. 2022) quyển 4 có đoạn rằng: “Học giả bảo ư tùng lâm, tùng lâm bảo ư đạo đức, Trú Trì nhân vô đạo đức, tắc tùng lâm tương kiến kỳ phế hĩ (學者保於叢林、叢林保於道德、住持人無道德、則叢林將見其廢矣, học giả giữ gìn nơi tùng lâm, tùng lâm giữ gìn nơi đạo đức, vị Trú Trì không có đạo đức, thì tùng lâm sẽ gặp sự tàn phế vậy).”
(雪竇重顯, Secchō Jūken, 980-1052): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Toại Châu (遂州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Lý (李), tự là Ẩn Chi (隱之). Lúc còn nhỏ, ông đã theo xuất gia với Nhân Tiển (仁銑) ở Phổ An Viện (普安院). Sau khi thọ Cụ Túc giới, ông theo học giáo tướng với Nguyên Oánh (元瑩) ở Đại Từ Tự (大慈寺), cũng như Uẩn Thông (蘊聰) ở Thạch Môn (石門). Sau ông du hành lên phương Nam, đến tham yết Trí Môn Quang Tộ (智門光祚) ở Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc), được khai ngộ và kế thừa môn phong của vị này. Ông đã từng đến trú tại Thúy Vi Phong (翠微峰) ở Động Đình (洞庭), rồi chuyển đến Tư Thánh Tự (資聖寺) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang). Chính nơi đây ông đã cổ xướng môn phong rất hưng thịnh, được xem như là vị tổ thời Trung Hưng của Vân Môn. Ông sống nơi đây hơn 30 năm, nuôi dưỡng hơn 70 đồ đệ. Ngoài ra, ông còn soạn ra bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) với 100 cổ tắc công án. Rồi ông làm tụng cổ về bộ này với tên là Tuyết Đậu Tụng Cổ (雪竇頌古). Sau này, Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) đã bình xướng, trước ngữ cho bộ này và đặt tên cho nó là Bích Nham Tập (碧巖集). Ông đã soạn ra Động Đình Ngữ Lục (洞庭語錄), Tuyết Đậu Khai Đường Lục (雪竇開堂錄), Bộc Tuyền Tập (瀑泉集), Tổ Anh Tập (祖英集), Tụng Cổ Tập (頌古集), Niêm Cổ Tập (拈古集), Tuyết Đậu Hậu Lục (雪竇後錄). Vào ngày mồng 10 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Hoàng Hựu (皇祐), ông thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi đời và 50 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Minh Giác Đại Sư (明覺大師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.218.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập