Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trang nghiêm »»
(安養): tên gọi khác của thế giới Tây Phương Cực Lạc; còn gọi là An Dưỡng Quốc (安養國), An Dưỡng Tịnh Độ (安養淨土), An Dưỡng Thế Giới (安養世界), v.v. Như trong thế giới Cực Lạc Tịnh Độ có thể làm cho an tâm, dưỡng thân, nên có tên gọi như vậy. Chánh Pháp Hoa Kinh (正法華經) quyển 9 có đoạn rằng: “Sanh An Dưỡng Quốc, kiến Vô Lượng Thọ Phật (生安養國、見無量壽佛, sanh về nước An Dưỡng, thấy Phật Vô Lượng Thọ)”. Trong Văn Thù Sư Lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh Kinh (文殊師利佛度嚴淨經) quyển thượng có dạy rằng: “Quốc độ nghiêm tịnh, do như Tây phương An Dưỡng chi quốc (國土嚴淨、猶如西方安養之國, quốc độ Trang nghiêm trong sạch, giống như nước An Dưỡng ở phương Tây)”. Ngoài ra, An Dưỡng còn là văn dịch khác của An Lạc (安樂); cả hai đều là tên gọi khác của thế giới Cực Lạc. Cho nên, vị giáo chủ của An Dưỡng Quốc là đức Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Tác phẩm viết về thế giới này có An Dưỡng Sao (安養抄, Taishō, quyển 84), 7 quyển, không rõ tác giả; An Dưỡng Tập (安養集, Anyōshū) của Nhật Bản, 10 quyển, do Nguyên Long Quốc (源隆國, Minamoto-no-Takakuni, 1004-1077) cùng với 10 vị A Xà Lê của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) biên tập tại Bình Đẳng Viện (平等院, Byōdō-in), vùng Vũ Trị (宇治, Uji), v.v. Trong Tây Trai Tịnh Độ Thi (西齋淨土詩) quyển 2 của Phạn Kỳ Sở Thạch (梵琦楚石) có bài thơ rằng: “Bất hướng Ta Bà giới thượng hành, yếu lai An Dưỡng quốc trung sanh, thử phi niệm Phật công phu đáo, an đắc siêu phàm nguyện lực thành, hương vụ nhập thiên phù cái ảnh, noãn phong xuy thọ tác cầm thanh, phân minh thức đắc chơn như ý, khẳng nhận Ma Ni tác thuỷ tinh (不向娑婆界上行、要來安養國中生、此非念佛工夫到、安得超凡願力成、香霧入天浮蓋影、暖風吹樹作琴聲、分明識得眞如意、肯認摩尼作水晶, chẳng hướng Ta Bà cõi ấy hành, nên về An Dưỡng nước trong sanh, công phu niệm Phật không thấu triệt, sao được siêu phàm nguyện lực thành, hương khói xông trời lọng báu ảnh, thổi cây gió ấm diễn cầm đàn, rõ ràng biết được chơn như ý, chấp nhận Ma Ni làm thủy tinh).”
(s: ūrṇa, p: uṇṇa, 白毫): lông mày trắng, tức bạch hào tướng (s: ūrṇa-lakṣana, p: uṇṇa-lakkhaṇa, 白毫相, tướng lông mày trắng), một trong 32 tướng tốt của đức Phật; còn gọi là Hào Mi (毫眉), Hào Tướng (毫相), Bạch Mao Tướng (白毛相), Mi Gian Bạch Mao Tướng (眉間白毛相), Bạch Hào Trang nghiêm Diện Tướng (白毫莊嚴面相), Bạch Hào Mao Quang Tướng (白毫毛光相), Mi Gian Hào Tướng (眉間毫相), v.v. Giữa hai hàng chân mày của đức Thế Tôn, có lông mày trắng nhỏ mịn, mềm mại như bông Đâu La (s, p: tūla, 兜羅), kéo ra rất dài (khi sơ sanh là 5 tấc, khi thành đạo là 1 trượng 5 tấc), khi thả lỏng ra thì uyển chuyển xoay về bên phải như trôn ốc. Lông mày trắng này có thể phóng ra ánh sáng, nên có tên gọi là bạch hào quang (白毫光). Chúng sanh nào gặp được ánh sáng này thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng và thân tâm an lạc. Theo Vô Thượng Y Kinh (無上依經) quyển hạ có giải thích rằng khi đức Phật đang còn tu nhân hạnh Bồ Tát, mỗi khi thấy chúng sanh nào tu tập Tam Học Giới, Định, Tuệ, ngài thường xưng dương, tán thán; cho nên có được tướng tốt này. Hơn nữa, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 1, 2, Phẩm Quán Tướng (觀相品) còn cho rằng bên cạnh vô lượng tướng tốt của đức Như Lai, tướng này được xem như là thù thắng nhất. Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) có đề cập rằng lông mày trắng giữa hai hàng chân mày của đức Phật Vô Lượng Thọ giống như 5 ngọn núi Tu Di; người nào thấy được tướng này, thì tự nhiên thấy được toàn bộ tám vạn bốn ngàn tướng tốt. Trong bài kệ tán dương đức Phật A Di Đà có câu: “A Di Đà Phật thân kim sắc, tướng hảo quang minh vô đẳng luân, bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di, cám mục trừng thanh tứ đại hải (阿彌陀佛身金色、相好光明無等倫、白毫宛轉五須彌、紺目澄清四大海, Phật A Di Đà thân vàng sắc, tướng tốt chói sáng không sánh bằng, mày trắng uyển chuyển năm Tu Di, xanh mắt trong suốt bốn biển lớn).” Hay như trong Phổ Đà Lạc Già Tân Chí (普陀洛迦新志) quyển 1 có đoạn: “Đàn chỉ năng siêu, tiện Tây phương chi vô lượng, cầu Thế Tôn phóng bạch hào chi quang, trực thú an lạc (彈指能超、羨西方之無量、求世尊放白毫之光,直趣安乐。求世尊放白毫之光、直趣安樂, trong khoảng khảy móng tay có thể vượt qua, lòng ham thích Tây phương vô lượng, cầu mong Thế Tôn phóng ánh sáng nơi lông mày trắng, và trực tiếp đến cõi an lạc).” Ngoài ra, có thuật ngữ “bạch hào chi tứ (白毫之賜)” được dùng để chỉ các đồ vật thọ dụng của chư tăng. Ngay trong kinh điển của đạo giáo cũng có xuất hiện từ hào quang này, như trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經) có đoạn: “Ngọc Nữ bổng hương hoa, ngũ sắc tường vân nội, phóng xuất bạch hào quang, chiếu nhất thiết thiên hạ, hiển thân cứu chúng sanh (玉女捧香花、五色祥雲內、放出白毫光、照一切天下、顯身救眾生, Ngọc Nữ nâng hương hoa, trong mây lành năm sắc, phóng ra ánh bạch hào, chiếu hết thảy thiên hạ).”
(s, p: puṇḍarīka, 白蓮): âm dịch là Phân Đà Lợi Ca (分陀利迦), Bôn Trà Lợi Ca (奔茶利迦), Phân Trà Lợi Ca (分茶利迦); là một loại hoa sen màu trắng. Theo Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) quyển 15 cho biết rằng loại hoa này tuyết trắng như bạc, sáng rực có thể làm hoa mắt, hương của nó rất thơm, chủ yếu sống trong hồ A Nậu Đạt (阿耨達); con người ít khi thấy được nó, vốn sanh từ trong bùn ra, nhưng không nhiễm ô mùi bùn; vì vậy hoa này thường được ví cho Phật tánh, tuy ở trong phiền não nhưng không bị phiền não làm cho ô nhiễm. Như trong phần bạt hậu của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka, 妙法蓮華經) có giải thích rằng loại hoa này khi chưa nở thì gọi là Khuất Ma La (屈摩羅), khi sắp rụng cánh là Ca Ma La (迦摩羅) và khi đang nở rộ là Phân Đà Lợi (分陀利). Kinh này ví diệu pháp của Phật như là hoa sen trắng lớn. Quẻ bói thứ 22, Bính Ất (丙乙), loại thượng cát (上吉, rất tốt) của Đạo Giáo, tên là Lý Thái Bạch Ngộ Đường Minh Hoàng (李太白遇唐明皇) có câu: “Bích ngọc trì trung khai bạch liên, Trang nghiêm sắc tướng tự thiên nhiên, sanh lai cốt cách siêu phàm tục, chánh thị nhân gian đệ nhất tiên (碧玉池中開白蓮、莊嚴色相自天然、生來骨骼超凡俗、正是人間第一仙, bích ngọc hồ trong nở trắng sen, Trang nghiêm sắc tướng tự thiên nhiên, sanh ra cốt cách siêu phàm tục, quả đúng trên đời đệ nhất tiên).” Thi sĩ Lục Quy Mông (陸龜蒙, ?-881) nhà Đường có làm bài thơ tựa đề Bạch Liên như sau: “Tố hoa đa mông biệt diễm khi, thử hoa đoan hợp tại Diêu Trì, vô tình hữu hận hà nhân kiến, nguyệt hiểu phong thanh dục đọa thì (素花多蒙別艷欺、此花端合在瑤池、無情有恨何人見、月曉風清欲墮時, hoa thẹn thùng che đẹp chớ khi, hoa này rất hợp ở Diêu Trì, vô tình mang hận không người thấy, gió mát trăng thanh lại rụng đi).”
(寶蓋): lọng báu, dù báu; là từ mỹ xưng cho lọng hay dù; tức chỉ cho lọng trời được trang sức bằng 7 thứ báu; còn gọi là hoa cái (華蓋, lọng hoa). Loại này thường được treo trên tòa cao của Phật, Bồ Tát hay Giới Sư. Theo Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh (佛說維摩詰經, Taishō Vol. 14, No. 474), Phẩm Phật Quốc (佛國品) thứ 1, cho biết rằng trong thành Tỳ Da Ly (s: Vaiśālī, p: Vesālī, 毘耶離) có người con một vị trưởng giả tên Bảo Tích (寶積), cùng với 500 con trưởng giả khác, cầm lọng bảy báu đến chỗ đức Phật. Ngoài ra, trong các kiến trúc thời cổ đại, trên đỉnh tháp đá, v.v., có điêu khắc rất tinh xảo hình dạng giống như cái lọng. Trong Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1450) có câu: “Thiên thùy bảo cái trùng trùng tú, địa dũng kim liên diệp diệp tân (天垂寶蓋重重秀、地涌金蓮葉葉新, trời buông lọng báu lớp lớp đẹp, đất vọt sen vàng lá lá tươi).” Hay trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang nghiêm Kinh (佛說大乘無量壽莊嚴經, Taishō Vol. 12, No. 363) quyển Hạ có đoạn: “Đông phương Hằng hà sa số Phật sát, nhất nhất sát trung, hữu vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, cập vô lượng vô số Thanh Văn chi chúng, dĩ chư hương hoa tràng phan bảo cái, trì dụng cúng dường Cực Lạc thế giới Vô Lượng Thọ Phật (東方恆河沙數佛剎、一一剎中、有無量無數菩薩摩訶薩、及無量無數聲聞之眾、以諸香花幢幡寶蓋、持用供養極樂世界無量壽佛, Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Đông, trong mỗi một cõi ấy, có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, và vô lượng vô số chúng Thanh Văn, lấy các hương hoa, tràng phan, lọng báu, mang đến cúng dường đức Phật Vô Lượng Thọ của thế giới Cực Lạc).” Hoặc trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 4 lại có đoạn: “Tổ Phật đồng căn bổn, nhân thiên cọng tán dương, kết thành bảo cái tường vân, cọng chúc Nam sơn thánh thọ (祖佛同根本、人天共讚揚、結成寶蓋祥雲、共祝南山聖壽, Tổ Phật cùng gốc rễ, trời người cùng ngợi khen, kết thành lọng báu mây lành, cùng chúc núi Nam thánh thọ).”
(寶海): có hai nghĩa. (1) Biển trân bảo, biển báu, tỷ dụ công đức vô lượng vô biên, hình dung đức Phật Di Đà thệ nguyện cứu độ chúng sanh, không từ bỏ, không phân biệt, không chán ghét, tất cả đều được dẫn dắt, nhiếp thọ, giống như biển lớn không từ chối dòng nước nhỏ vậy. Như trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sanh Kệ (無量壽經優波提舍願生偈, Taishō Vol. 26, No. 1524) có câu: “Năng linh tốc mãn túc, công đức như bảo hải (能令速滿足、功德大寶海, khiến cho mau đầy đủ, công đức như biển báu).” Hay trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279) quyển 48, Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải (如來十身相海品) thứ 34, cũng có đoạn: “Ma Ni bảo hải dĩ vi Trang nghiêm, phóng đại quang minh biến nhất thiết sát, ư trung phổ hiện chư Bồ Tát chúng (摩尼寶海以爲莊嚴、放大光明遍一切剎、於中普現諸菩薩眾, biển báu Ma Ni lấy làm Trang nghiêm, phong ánh sáng lớn biến khắp tất cả nước, trong đó hiện khắp các chúng Bồ Tát).” (2) Từ gọi tắt của Phạm Chí Bảo Hải, được đề cập trong Bi Hoa Kinh (悲華經, Taishō Vol. 3, No. 157) quyển 2. Trong thời quá khứ, đức Phật từng là Phạm Chí Bảo Hải, vốn là đại thần của Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm (無諍念), đã ở trước chư thiên và đại chúng, nơi đức Phật Bảo Tạng (寶藏), thành tựu tâm đại bi, lập 500 thệ nguyện để cứu độ chúng sanh. Trong bản văn Nhiếp Sơn Thê Hà Tự Bi (攝山栖霞寺碑) có câu: “Tích Bảo Hải Phạm Chí, thùy đổ hoa đài (昔寶海梵志、睡睹花臺, xưa Phạm Chí Bảo Hải, ngủ thấy đài hoa).”
(s: Ratna-saṃbhava, t: Rin-chen ḥbyun-ba, 寶生佛): âm dịch là La Đát Nẵng Tam Bà Phược (羅怛曩三婆縛); còn gọi là Bảo Sanh Như Lai (寶生如來), Bảo Tướng Như Lai (寶相如來); là tên gọi của một trong 5 vị Phật thuộc Kim Cang Giới (金剛界) của Mật Giáo; ngự ở ngay ở giữa của vòng Nguyệt Luân ở hướng chánh Nam. Vị Phật này lấy phước đức báu Ma Ni để tích tụ công đức, có thể làm cho hết thảy nguyện ước của chúng sanh được thành tựu viên mãn; cũng như có thể giúp cho hành giả lên đến ngôi vị Pháp Vương được dự Quán Đảnh. Ngài là chủ của Bảo Bộ (寶部) trong Ngũ Bộ, tượng trưng cho Bình Đẳng Tánh Trí (平等性智) của Ngũ Trí. Mật hiệu của vị Phật này là Bình Đẳng Kim Cang (平等金剛); chủng tử là trāḥ, hoặc ja; hình Tam Muội Da là bảo châu. Hình tượng của Ngài có khác nhau trong các hội của Kim Cang Giới, như trong Thành Thân Hội (成身會) thì toàn thân Ngài hiện sắc màu vàng kim, tay trái nắm lại đặt lên dưới bắp vế, tay phải hướng ra bên ngoài, bắt Ấn Thí Nguyện (施願印), ngồi xếp bằng trên tòa sen. Xưa nay vị Phật này thường được xem là tương đồng với Bảo Tràng Như Lai (寶幢如來) ở phương Đông của Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅). Trong Kim Quang Minh Kinh (金光明經) quyển 1, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyển 9, Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經) quyển 10, v.v., Bảo Sanh Phật tương đương với Bảo Tướng Phật (寶相佛) ở phương Nam; hoặc tương đương với Bảo Tràng Phật (寶幢佛) ở phương Nam như trong Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明經最勝王經) quyển 8 có đề cập. Về chư vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài, Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081) cho biết rằng: “Bảo Sanh Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Bảo Bồ Tát, nhị Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, tam Kim Cang Tràng Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyến Bồ Tát (寶生佛四菩薩者、一金剛寶菩薩、二金剛威光菩薩、三金剛幢菩薩、四金剛眷菩薩, bốn vị Bồ Tát của Bảo Sanh Phật là, một Kim Cang Bảo Bồ Tát, hai Kim Cang Uy Quang Bồ Tát, ba Kim Cang Tràng Bồ Tát, bốn Kim Cang Quyến Bồ Tát).” Trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Nam phương Bảo Sanh Phật, kỳ thân xích sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Ma Ni Bảo, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請南方寶生佛、其身赤色放光明、手印執持摩尼寶、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Nam phương A Súc Phật, thân Ngài sắc đỏ phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Báu Ma Ni, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy rằng: “Cầu phú quý thư Bảo Sanh Phật Chủng Trí tự (求富貴書寶生佛種智字, nếu cầu giàu sang thì viết chữ Chủng Trí của Bảo Sanh Phật).” Hay trong Đại Nhạo Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Muội Da Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích (大樂金剛不空眞實三昧耶經般若波羅蜜多理趣釋, Taishō Vol. 19, No. 1003) có giải thích thêm rằng: “Nhất thiết Tam Giới chủ Như Lai giả, Bảo Sanh Phật giả, Bảo Sanh chi biến hóa, tắc Hư Không Tạng Bồ Tát thị dã (一切三界主如來者、寶生佛也、寶生之變化、則虛空藏菩薩是也, đức Như Lai làm chủ của hết thảy Ba Cõi là Bảo Sanh Phật; khi Bảo Sanh biến hóa tức chính là Hư Không Tạng Bồ Tát vậy).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Công Đức Trang nghiêm Tụ Thân Bảo Sanh Phật (南慕功德莊嚴聚身寶生佛, Kính Lễ Phật Bảo Sanh Thân Tập Trung Công Đức Trang nghiêm).”
(s: saṃbhoga-kāya, 報身): chỉ cho thân quả báo của Phật; còn gọi là Báo Phật (報佛), Báo Thân Phật (報身佛), Thọ Pháp Lạc Phật (受法樂佛); hoặc được dịch là Thọ Dụng Thân (受用身), Thực Thân (食身), Ứng Thân (應身); là một trong 3 thân (Pháp Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) và 4 thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) của Phật; tức là thân Phật có quả báo nhân vị vô lượng nguyện hạnh, vạn đức viên mãn. Đây cũng là thân kết quả của sự báo ứng các nguyện hạnh đầy đủ của vị Bồ Tát mới phát tâm tu tập cho đến tròn đầy Mười Địa. Như A Di Đà Phật, Dược Sư Như Lai, Lô Xá Na Phật, v.v., đều là Báo Thân Phật. Báo Thân lấy Đại Trí (大智, tức trí tuệ không phân biệt của bậc Thánh), Đại Định (大定, nghĩa là không tác ý) và Đại Bi (大悲, tâm từ bi có thể giúp cứu bạt nỗi khổ của chúng sanh) làm thể; có đầy đủ vô lượng sắc tướng, muôn công đức của Thập Lực (s: daśa-bala, p: dasa-bala, 十力, Mười Lực), Tứ Vô Úy (s: catur-vaiśāradya, p: catu-vesārajja, 四無畏, Bốn Vô Úy), v.v. Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 9 cho biết rằng đức Phật co hai thân là Pháp Tánh Thân (法性身, Thân Pháp Tánh) và Phụ Mẫu Sanh Thân (父母生身, thân do cha mẹ sanh ra). Pháp Tánh Thân thì biến khắp cùng hư không, tướng hảo Trang nghiêm, có vô lương hào quang sáng rực và vô lượng âm thanh. Quyển 30 cùng điển tịch này còn nêu rõ rằng đức Phật lại có hai thân là Chơn Thân (眞身) và Hóa Thân. Chơn Thân thì cùng khắp hư không, âm thanh thuyết pháp của thân này cũng biến khắp mười phương vô lượng thế giới, nhưng chỉ có vị Bồ Tát ở địa vị Thập Trụ (十住) mới có thể lấy trí lực phương tiện không thể nghĩ bàn mà nghe được. Quyển 33 lại nêu ra hai loại thân khác là Pháp Tánh Sanh Thân (法性生身) và Tùy Thế Gian Thân (隨世間身). Pháp Tánh Sanh Thân thường có vô lượng vô số không thể tính đếm các vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ theo hầu. Thông thường thân này chỉ cho Thật Báo Thân (實報身) của Phật. Đối với nội chứng cũng như ngoại dụng của Báo Thân, căn cứ trên nghĩa thọ dụng, Thiên Thai học giả chia Báo Thân thành Tự Thọ Dụng Báo Thân (自受用報身) và Tha Thọ Dụng Báo Thân (他受用報身); rồi căn cứ trên quốc độ cư trú của Báo Thân mà phân thành Chơn Báo Thân Độ (眞報身土) và Ảnh Hiện Báo Thân Độ (影現報身土). Chơn Báo Thân Độ chính là nơi chư vị Bồ Tát thị hiện trên mặt đất, là cõi nước Báo Thân để dùng phương tiện giáo hóa, truyền đạo. Thọ Dụng Thân (受用身) của Pháp Tướng Tông và Duy Thức Tông đồng nghĩa với thân này. Đại Thừa Đồng Tánh Kinh (大乘同性經, Taishō Vol. 16, No. 673) quyển Thượng cho rằng thành Phật nơi cõi uế độ tương đối là Hóa Thân, thành Phật nơi cõi Tịnh Độ là Báo Thân. Trong Phật Tam Thân Tán (佛三身讚, Taishō Vol. 32, No. 1678) có bài kệ về Báo Thân rằng: “Ngã kim khể thủ Báo Thân Phật, trạm nhiên an trú đại Mâu Ni, ai mẫn hóa độ Bồ Tát chúng, xứ hội như nhật nhi phổ chiếu, Tam Kỳ tích tập chư công đức, thỉ năng viên mãn tịch tĩnh đạo, dĩ đại âm thanh đàm diệu pháp, phổ linh hoạch đắc bình đẳng quả (我今稽首報身佛、湛然安住大牟尼、哀愍化度菩薩眾、處會如日而普照、三祇積集諸功德、始能圓滿寂靜道、以大音聲談妙法、普令獲得平等果, con nay cúi lạy Báo Thân Phật, sáng trong an trú đức Mâu Ni, xót thương hóa độ chúng Bồ Tát, khắp chốn như trời chiếu cùng khắp, ba đời tích tập các công đức, mới thể tròn đầy đạo vắng lặng, lấy âm thanh lớn bàn pháp mầu, khiến cho đạt được bình đẳng quả).” Hay trong Triệu Luận Lược Chú (肇論略註, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 54, No. 873) quyển 5 có giải thích rằng: “Dĩ tam thế chư Phật khoáng kiếp tu nhân, chứng thử nhất tâm chi thể, danh vi Pháp Thân; dĩ thù quảng đại chi nhân, danh vi Báo Thân; tùy cơ ích vật, danh vi Hóa Thân; nhất thiết chư Phật giai cụ Tam Thân; Pháp Thân vi thể, Hóa Thân vi dụng, hữu cảm tức hiện, vô cảm tức ẩn (以三世諸佛曠劫修因、證此一心之體、名爲法身、以酬廣大之因、名爲報身、隨機益物、名爲化身、一切諸佛皆具三身、法身爲體、化身爲用、有感卽現、無感卽隱, vì ba đời các đức Phật muôn kiếp tu nhân, chứng thể nhất tâm này, nên gọi là Pháp Thân; để báo ứng nhân to lớn này, nên gọi là Báo Thân; tùy cơ duyên mà làm lợi ích muôn loài, nên gọi là Hóa Thân; hết thảy các đức Phật đều có đủ Ba Thân; Pháp Thân làm thể, Hóa Thân làm dụng, có cảm tức hiển hiện, không cảm thì ẩn tàng).” Trong Tứ Phần Luật Sưu Huyền Ký (四分律搜玄錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 41, No. 732) quyển 1 cho biết rằng: “Báo Thân danh Lô Xá Na (報身名盧舍那, Báo Thân có tên gọi là Lô Xá Na).” Vì vậy, có câu cúng dường “Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật (圓滿報身盧舍那佛).”
(寶樹): cây báu. Từ này thường thấy xuất hiện trong kinh điển Phật Giáo. Người ta dùng bày loại trân báu để tạo thành hình dáng cây; tỷ dụ như vàng vòng (黃金) làm gốc cây, Bạch Ngân (白銀) làm thân cây, Lưu Ly (琉璃) làm cành cây, Thủy Tinh (水晶) làm ngọn cây, Hổ Phách (琥珀) làm lá cây, Mỹ Ngọc (美玉) làm hoa và Mã Não (瑪瑙) làm trái cây. Trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō No. 360) có đoạn rằng: “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ Tát, tùy ý dục kiến thập phương vô lượng nghiêm tịnh Phật độ, ứng thời như nguyện, ư bảo thọ trung, giai tất chiếu kiến, do như minh kính, đỗ kỳ diện tượng (設我得佛、國中菩薩、隨意欲見十方無量嚴淨佛土、應時如願、於寶樹中、皆悉照見、猶如明鏡、睹其面像, nếu như ta thành Phật, các Bồ Tát trong nước, tùy ý muốn thấy mười phương vô lượng Phật độ nghiêm tịnh, tùy thời được như nguyện; trong hàng cây báu, tất đều chiếu thấy, giống như gương sáng, thấy rõ hình mặt).” Hay như trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Kinh (佛說觀無量壽佛經, Taishō No. 365) cũng có đoạn: “Phật cáo A Nan cập Vi Đề Hy: 'Địa tưởng thành dĩ, thứ quán bảo thọ; quán bảo thọ giả, nhất nhất quán chi, tác thất trùng hàng thọ tưởng, nhất nhất thọ cao bát thiên do tuần, kỳ chư bảo thọ, thất bảo hoa diệp, vô bất cụ tục (佛告阿難及韋提希:地想成已、次觀寶樹、觀寶樹者、一一觀之、作七重行樹想、一一樹高八千由旬、其諸寶樹、七寶華葉、無不具足, Phật bảo A Nan và bà Vi Đề Hy rằng: 'Quán tưởng về đất xong rồi, kế đến quán cây báu; quán cây báu thì quán từng cây một, tưởng tượng bảy hàng lớp cây, mỗi một cây cao tám ngàn do tuần; các cây báu ấy, hoa và lá bằng bảy thứ báu, không cây nào không đầy đủ').” Ngoài ra, trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 64 lại có đoạn: “Trượng tích Tây lai bái Pháp Vương, nguyện cầu diệu điển viễn truyền dương, kim chi tam tú thi đàn thoại, bảo thọ thiên hoa liên nhụy hương, bách xích cán đầu tu tấn bộ, thập phương thế giới lập hành tàng, tu thành ngọc tượng Trang nghiêm thể, Cực Lạc môn tiền thị đạo trường (杖錫西來拜法王、願求妙典遠傳揚、金芝三秀诗坛瑞,宝树千花莲蕊香。金芝三秀詩壇瑞、寶樹千花蓮蕊香、百尺竿头须进步,十方世界立行藏。百尺竿頭須進步、十方世界立行藏、修成玉象庄严体,极乐门前是道场。修成玉象莊嚴體、極樂門前是道塲, quảy trượng qua Tây lễ Pháp Vương, nguyện mong kinh điển khắp truyền dương, cành vàng tam tú thơ đàn lạ, cây báu ngàn hoa sen nhụy hương, trăm bộ đầu sào nên bước tiếp, mười phương thế giới vững trụ thường, tu thành voi ngọc Trang nghiêm dáng, Cực Lạc cửa này chính đạo trường).” Câu “thường du bảo thọ chi giai (常遊寳樹之堦)” có nghĩa là thường rong chơi nơi thềm ngọc có hàng cây báu, tức chỉ cho thế giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật Di Đà.
(寶座): tòa báu, là loại tọa cụ (đồ dùng để ngồi) chuyên dùng cho đế vương, còn gọi là bảo ỷ (寶椅, ghế báu). Đây là một dạng ghế ngồi cỡ lớn, có trang sức văn hoa rực rỡ, Trang nghiêm để hiển thị sự tôn quý đối với đấng thống trị. Nó còn được dùng để chỉ cho chỗ ngồi của các đấng linh thiêng như Thần, Phật, Bồ Tát, v.v. Về sau, từ này được dùng chỉ chung cho chỗ ngồi của những nhân vật có địa vị tôn quý, quan trọng. Như trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 240) quyển 79 có đoạn: “Huyền A Tăng Kỳ bảo kính, nhiên A Tăng Kỳ bảo đăng, bố A Tăng Kỳ bảo y, liệt A Tăng Kỳ bảo trướng, thiết A Tăng Kỳ bảo tòa (懸阿僧祇寶鏡、然阿僧祇寶燈、布阿僧祇寶衣、列阿僧祇寶帳、設阿僧祇寶座, treo A Tăng Kỳ kính báu, đốt A Tăng Kỳ đèn báu, trãi A Tăng Kỳ y báu, bày A Tăng Kỳ màn báu, thiết A Tăng Kỳ tòa báu).” Hay trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 8, phần Lục Tổ Di Giá Ca Truyền Pháp Bà Tu Mật (六祖彌遮迦傳法婆須蜜) có câu: “Ngã tư vãng kiếp, thường tác Đàn Na, hiến nhất Như Lai bảo tòa (我思往劫、嘗作檀那、獻一如來寶座, ta nhớ kiếp xưa kia, thường làm thí chủ, dâng cúng tòa báu cho một đấng Như Lai).” Trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 3, phần Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn Giả (第十祖脅尊者), lại có đoạn rằng: “Trung Ấn Độ nhân dã, bổn danh Nan Sanh, sơ Tôn giả tương đản, phụ mộng nhất bạch tượng, bối hữu bảo tòa, tòa thượng an nhất minh châu, tùng môn nhi nhập, quang chiếu tứ chúng (中印土人也、本名難生、初尊者將誕、父夢一白象、背有寶座、座上安一明珠、從門而入、光照四眾, Tôn giả xuất thân người miền Trung Ấn Độ, tên thật là Nan Sanh; ban đầu khi Tôn giả vừa mới ra đời, phụ thân mơ thấy một con voi trắng, trên lưng có tòa báu, trên tòa ấy có viên ngọc sáng, từ cửa lớn đi vào, ánh sáng chiếu khắp bốn chúng).”
(寶相): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho hình tượng đế vương. Như trong bài Văn Tương Hoàng Đế Kim Tượng Minh (文襄皇帝金像銘) của Hình Thiệu (邢邵, 496-?) nhà Bắc Tề có câu: “Thần nghi nội oánh, bảo tướng ngoại tuyên (神儀內瑩、寶相外宣, dáng thần trong sáng, tướng báu ngoài rõ).” (2) Tên của loài hoa, thuộc một loại của hoa Tường Vi. (3) Chỉ hình tướng của chư Phật Trang nghiêm, tôn quý như của báu. Như trong bài Đầu Đà Tự Bi Văn (頭陀寺碑文) của Vương Triệt (王屮, ?-?) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Kim tư bảo tướng, vĩnh tạ nhàn an (金資寶相、永藉閑安, dáng vàng tướng báu, mãi hiện an nhàn).” Trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 5, phần Chư Ban Kệ Tán Môn (諸般偈讚門), có câu: “Vạn thánh khuynh tâm chiêm bảo tướng, cửu long phún thủy dục kim thân (萬聖傾心瞻寶相、九龍吐水浴金身, muôn thánh dốc lòng xem tướng báu, chín rồng phun nước tắm thân vàng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.218.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập