Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trầm luân »»
(檄): là văn thư xưa kia cấp trên dùng để kêu gọi, triệu tập, hiểu dụ cấp dưới. Như trong Văn Tuyển (文選), Thiên Bạch Mã (白馬篇) có câu: “Vũ hịch tùng Bắc lai, lệ mã đăng cao đê (羽檄從北來,厲馬登高堤, Hịch truyền từ Bắc đến, ngựa gắng lên đê cao).” Như ở Việt Nam có bài Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn (諭諸裨將檄文, tức Hịch Tướng Sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương (興道大王, 1232?-1300) là nổi tiếng nhất. Trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam có một số loại Hịch như: Hịch Thủy Văn (檄水文, văn cúng dưới nước khai mở bạt độ Trầm luân), Phát Thành Hoàng Thổ Địa Hịch (發城隍土地檄, văn Hịch cáo Thành Hoàng Thổ Địa), Khai Tịch Hịch (開闢檄, Hịch cáo khai khẩn đất đai), Chiêu Sơn Thủy Hịch (召山水檄, văn Hịch cáo thần sông nước), v.v.
(靈爽): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ tinh khí. Như trong bài Giang Phú (江賦) của Quách Phác (郭璞, 276-324), học giả trứ danh nhà Đông Tấn, có câu: “Kỳ tướng đắc đạo nhi Trạch Thần, nãi hiệp linh sảng ư Tương Nga (奇相得道而宅神、乃協靈爽於湘娥, tướng lạ đắc đạo như Thần Nhà, bèn hợp tinh khí nơi Tương Phi [con gái thứ hai của vua Nghiêu]).” Hay trong tác phẩm Hoàng Tai Đối (隍災對) của Từ Vị (徐渭, 1521-1593) nhà Minh có đoạn: “Thổ mộc, thần chi thác dã, tiện dã; linh sảng, thần chi chân dã, quý dã (土木、神之托也、賤也;靈爽、神之眞也、貴也, đất cây là nơi thần mượn tạm, thì bình thường; tinh khí, là cái chân thật của thần, mới quý).” (2) Chỉ khí mây tự nhiên. Như trong bài thơ Tặng Trịnh Mạn Quý (贈鄭曼季) của Lục Vân (陸雲, 262-303) nhà Tấn có câu: “Huyền trạch trụy nhuận, linh sảng yên uân (玄澤墜潤、靈爽煙熅, ơn thánh thấm nhuần, khí mây khói tỏa).” (3) Chỉ thần linh, thần minh, linh thiêng. Như trong Hậu Hán Kỷ (後漢紀), chương Hiến Đế Kỷ (獻帝紀) 3, của Viên Hoành (袁宏, 328-376) nhà Tấn có đoạn: “Trẫm tao gian nan, việt tại Tây Đô, cảm duy tông miếu linh sảng, hà nhật bất thán (朕遭艱難、越在西都、感惟宗廟靈爽、何日不歎, trẫm gặp gian nan, qua đến Tây Đô, cảm kích nghĩ đến chư vị thần linh của tông miếu, ngày nào mà không than thở).” Hay trong tác phẩm Lý Viên Tùng Thoại (履園叢話), phần Mộng Huyễn (夢幻), Tần Cối Thiết Tượng (秦檜鐵像), của Tiền Vịnh (錢泳, 1759-1844) nhà Thanh, lại có đoạn: “Thiết niệm Nhạc Vương linh sảng tại thiên, nghịch Cối Trầm luân Địa Ngục cửu hỉ (竊念岳王靈爽在天、逆檜沉淪地獄久矣, thiết nghĩ thần linh của Nhạc Vương ở trên trời, còn phản nghịch Tần Cối thì bị chìm dắm dưới Địa Ngục lâu rồi).” Trong Quan Âm Kinh Trì Nghiệm Ký (觀音經持驗記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1542) lại có câu: “Thỉ ngộ Bồ Tát linh sảng, tiền mộng bất hư, cạnh chí Phật tiền phu bái (始悟菩薩靈爽、前夢不虛、競至佛前臚拜, mới biết Bồ Tát linh thiêng, giấc mơ trước kia không dối, tranh nhau đến trước Phật vái lạy).”
(業感): nghĩa là lấy nhân nghiệp của thiện ác mà cảm nhận quả của khổ vui. Như trong Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寶鑰) quyển Trung do Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), Tổ sáng lập ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản sáng tác, có đoạn rằng: “Phù tai họa chi hưng, lược hữu tam chủng, nhất thời vận, nhị thiên phạt, tam nghiệp cảm (夫災禍之興、略有三種、一時運、二天罰、三業感, phàm tai họa sinh khởi, tóm tắt có ba loại, một là thời vận, hai là trời phạt, ba là nghiệp cảm).” Trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ (梵網經菩薩戒略疏, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 38, No. 695) quyển 2 giải thích rằng: “Tùy nghiệp cảm báo, thân chi hình đoạn, hữu trường hữu đoản, mạng chi phân hạn, hữu thọ hữu yểu dã (隨業感報、身之形段、有長有短、命之分限、有壽有夭也, tùy theo quả báo của nghiệp cảm, hình dáng của thân, có dài có ngắn; thời hạn của mạng, có thọ có yểu vậy).” Hay trong Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080) lại có đoạn: “Chơn nguyên trạm tịch, nãi tội tánh chi bản không; khổ hải hồng thâm, trục vọng ba nhi bất tức; do chúng sanh chi nghiệp cảm, trí trường kiếp dĩ Trầm luân; thọ báo Địa Ngục chi trung, vĩnh la khổ sở; chuyển sanh Ngạ Quỷ chi nội, trường nhẫn cơ hư; ký vô giải thoát chi kỳ, ninh hữu siêu thăng chi lộ (眞源湛寂、乃罪性之本空、苦海洪深、逐妄波而不息、由眾生之業感、致長劫以沉淪、受報地獄之中、永罹苦楚、轉生餓鬼之內、長忍饑虛、旣無解脫之期、寧有超昇之路, nguồn chơn vắng lặng, ấy tội tánh vốn là không; biển khổ rộng sâu, theo sóng mê lầm không dứt; do chúng sanh bao nghiệp cảm, chịu bao kiếp mãi đắm chìm; chịu báo Địa Ngục bên trong, mắc hoài khổ sở; chuyển sanh Ngạ Quỷ kiếp sống, chịu đựng đói khát; đã không giải thoát thời kỳ, sao có siêu thăng nẻo trước).”
(滞魄): xưa kia chỉ cho những hồn phách sống lang thang không nơi nương tựa. Như trong Thái Thượng Vô Cực Tổng Chơn Văn Xương Đại Động Tiên Kinh (太上無極總眞文昌大洞仙經) quyển 1 có đoạn: “Hoặc hữu trầm hồn trệ phách, bất đắc vãng sanh giả, thác mộng phụ hình lai cầu (或有沉魂滞魄、不得徃生者、託夢附形來求, Hoặc có trầm hồn trệ phách, không được vãng sanh, báo mộng hiện hình đến cầu xin).” Hay trong Cát Tiên Công Truyện (葛仙公傳) của Lịch Thế Chơn Tiên Thể Đạo Thông Giám (歷世眞仙體道通鑒) quyển 23 có ghi rằng: “Tam Quốc tranh lạo hung hoang, binh thương biểu tử, cùng hồn trệ phách, Trầm luân ác thú, nan xuất luân hồi (三國爭潦凶荒、兵傷殍死、窮魂滞魄、沉淪惡趣、難出輪廻, Tam Quốc tranh giành, mưa lụt hung dữ làm tan hoang, binh lính bị thương chết đói, hồn cùng đường, phách lang thang, trôi lăn trong đường ác, khó ra khỏi vòng luân hồi).” Ngay trong bài văn thỉnh 12 loại cô hồn thường được dùng trong nghi thức Chẩn Tế Cô Hồn của Phật Giáo, tương truyền do thi hào Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) soạn, câu thỉnh thứ 7 cũng có đề cập đến loại trệ phách này: “Nhất tâm triệu thỉnh: Giang hồ cơ lữ, nam bắc kinh thương, đồ tài vạn lí du hành, tích hóa thiên kim mậu dịch; phong sương bất trắc, thân cao ngư phục chi trung, đồ lộ nan phòng, mạng táng dương trường chi hiểm; ô hô, trệ phách bắc tùy vân ám ám, khách hồn đông trục thủy du du; như thị tha hương khách lữ chi lưu, nhất loại cô hồn đẳng chúng (一心召請、江湖羁旅。江湖羈旅、南北经商。南北經商、图财万里游行。圖財萬里遊行、积货千金贸易。積貨千金貿易、风霜不测。風霜不測、身膏鱼腹之中。身膏魚腹之中、途路难防。途路難防、命丧羊肠之险。命喪羊腸之險、嗚呼、滯魄北隨雲黯黯、客魂东逐水悠悠。客魂東逐水悠悠、如是他乡客旅之流。如是他鄉客旅之流、一类孤魂等众。一類孤魂等眾, Một lòng triệu thỉnh: Sông hồ hành lữ, nam bắc bán buôn, cầu tài vạn dặm du hành, tích của ngàn vàng mậu dịch; gió sương bất trắc, thân vào bụng cá ở trong, đường sá khó phòng, mạng táng ruột dê nạn hiểm; than ôi, trệ phách Bắc theo mây u ám, khách hồn Đông chảy nước lững lờ; như vậy tha hương khách lữ hạng người, một loại cô hồn các chúng).”
(s: catarso-yonayaḥ, p: catasso yoniyo, 四生): bốn hình thức sinh sản của chúng hữu tình trong Ba Cõi, Sáu Đường, gồm có Noãn Sanh (s, p: aṇḍaja-yoni, 卵生), Thai Sanh (s: jarāyujā-yoni, p: jalābu-yonija, 胎生), Thấp Sanh (s: saµsvedajā-yoni, p: saṃseda-yonija, 濕生) và Hóa Sanh (s: upapādukā-yoni, p: , opapātika, 化生). Noãn Sanh là loài sanh ra từ trứng như gà, rắn, cá, kiến, v.v. Thai Sanh loài hữu tình được sanh ra từ thai mẹ như người, voi, ngựa, trâu, khỉ, lợn, dê, v.v. Thấp Sanh là loài sanh ra từ những nơi khí ẩm thấp như nhà xí hôi hám, thịt thối, cỏ cây, v.v., như sâu bọ, mối, v.v. Hóa Sanh là loài do biến hóa mà sanh ra như chúng hữu tình trên cõi trời hay dưới Địa Ngục.Như trong Từ Bi Địa Tạng Sám Pháp (慈悲地藏懺法, CBETA No. 1487) quyển Thượng có câu: “Tùy thuận vọng tập, vãng phục Tứ Sanh, nghịch sanh tử lưu, mê luân khổ hải, vô giải thoát kỳ (隨順妄習、徃復四生、逆生死流、迷淪苦海、無解脫期, theo thói quen sai, qua lại bốn loài, ngược dòng sanh tử, Trầm luân biển khổ, không kỳ giải thoát).”
(醫王): vua của các thầy thuốc, tiếng tôn xưng dành cho chư Phật và Bồ Tát. Quý ngài thường trị tâm bệnh của chúng sanh, nên người ta dùng vị lương y để ví dụ cho quý ngài. Vì từ vô thỉ cho đến ngày nay hàng phàm phu bị Trầm luân trong Ba Đường, khó được giải thoát; cho nên chư Phật và Bồ Tát phát khởi tâm đại bi, biết rõ phiền não căn bản chính là nguồn gốc sanh, lão, bệnh, tử của tất cả chúng sanh, vì vậy quý ngài tùy theo căn cơ, nhân duyên để hóa độ cho chúng sanh được lợi ích và giải thoát. Cũng giống như vị lương y trong đời, có thể khéo chẩn đoán người bệnh, biết chứng bệnh của người đó để điều trị. Trong quyển 15 của Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經), Y Dụ Kinh (醫喩經) có đề cập đến Bốn Pháp Thành Tựu của một vị vua của các thầy thuốc như: (1) Biết rõ bệnh; (2) Biết rõ nguồn gốc bệnh; (3) Biết rõ sự đối trị cho căn bệnh ấy; (4) Khéo chữa trị cho lành bệnh. Hơn nữa, vị ấy cũng phải biết khả năng cũng như nhân duyên có thể tái phát của căn bệnh ấy để chữa cho dứt hẳn. Kinh này ví dụ sự thành tựu 4 pháp của vị y vương cũng giống như sự thành tựu 4 đức của chư Như Lai. Các ngài xuất hiện giữa cõi đời, diễn thuyết pháp Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦) gồm Khổ, Tập, Diệt và Đạo để điều trị căn bệnh của tất cả chúng sanh. Ngoài ra, quyển 22 của Đại Trí Độ Luận (s: Mahāprajñāpāramitopadeśa[-śāstra], 大智度論, Taishō 25) cũng có thí dụ nổi tiếng như: “Phật như y vương, pháp như lương dược, tăng như chiêm bệnh nhân, giới như phục dược cấm kỵ (佛如醫王、法如良藥、僧如瞻病人、戒如服藥禁忌, Phật như vua của các thầy thuốc, pháp như phương thuốc hay, tăng như người chăm sóc bệnh nhân, giới như sự cấm kỵ khi dùng thuốc).” Hay như trong bài Thê Sản Tử (妻產死) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, CBETA No. 1277) quyển 6 có câu: “Nguyệt trầm hương cáp nhân hà tại, vụ thảm minh quan lộ cánh trường, hồn phách tưởng quy vu hạp khứ, tảo hồi Đâu Suất lễ Y Vương (月沉香閤人何在、霧慘冥關路更長、魂魄想歸巫峽去、早回兜率禮醫王, trăng lặn gác hương người đâu tá, sương thảm cửa u nẻo thêm dài, hồn phách những quy khe suối vắng, mau về Đâu Suất lễ Y Vương).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.218.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập