Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tịnh Độ Chơn Tông »»
(阿彌陀三十七號, Amidasanjūnanagō): 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà, do Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262), tổ khai sáng Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshin-shū) của Nhật Bản lấy từ bài Kệ Tán A Di Đà của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) cho vào trong bản Tịnh Độ Hòa Tán (淨土和讚, Jōdōwasan) của ông. Đó là:
(1) Vô Lượng Quang, - (2) Chân Thật Minh,
(3) Vô Biên Quang, - (4) Bình Đẳng Giác,
(5) Vô Ngại Quang - (6) Nan Tư Nghì,
(7) Vô Đối Quang, - (8) Tất Cánh Y,
(9) Quang Viêm Vương, - (10) Đại Ứng Cúng,
(11) Thanh Tịnh Quang, - (12) Hoan Hỷ Quang,
(13) Đại An Úy, - (14) Trí Huệ Quang,
(15) Bất Đoạn Quang, - (16) Nan Tư Quang
(17) Vô Xưng Quang, - (18) Siêu Nhật Nguyệt Quang,
(19) Vô Đẳng Đẳng, - (20) Quảng Đại Hội,
(21) Đại Tâm Hải, - (22) Vô Thượng Tôn,
(23) Bình Đẳng Lực, - (24) Đại Tâm Lực,
(25) Vô Xưng Phật, - (26) Bà Già Bà,
(27) Giảng Đường, - (28) Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thọ,
(29) Bất Khả Tư Nghì Tôn, - (30) Đạo Tràng Thọ,
(31) Chơn Vô Lượng, - (32) Thanh Tịnh Lạc,
(33) Bản Nguyện Công Đức Tụ, - (34) Thanh Tịnh Huân,
(35) Công Đức Tạng, - (36) Vô Cực Tôn, và
(37) Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
(本願寺, Hongan-ji): ngôi chùa trung tâm chính của Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản, tọa lạc tại vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani), thuộc kinh đô Kyoto. Ban đầu nó là miếu đường, nơi cải táng di cốt của Thân Loan và an trí hình ảnh của ông, sau đó thì cháu Thân Loan là Giác Như (覺如, Kakunyo) đã cải thành chùa. Chính Giác Như gọi Thân Loan là Thánh Nhân của Bổn Nguyện Tự, tông tổ của Tịnh Độ Chơn Tông; Như Tín (如信, Nyoshin) là vị tổ thứ 2 và Giác Như là tổ thứ 3 của chùa, cho nên ông đã tận lực thành lập nên giáo đoàn Bổn Nguyện Tự. Sau đó, chùa này có lần bị suy vi và bị đồ chúng của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) phá hoại. Thế nhưng đến thế kỷ thứ 8 thì chùa lại được Liên Như (蓮如, Rennyo) xây dựng lại vào năm 1480 ở địa phương Sơn Khoa (山科, Yamashina), và hình thành nên quần thể Tự Nội Đình với trung tâm là Ngự Ảnh Đường và A Di Đà Đường; từ đó, vận chùa trở nên đột nhiên hưng thạnh. Đến thời Chứng Như (証如, Shōnyo) đời thứ 10, chùa này lại bị cháy tan tành, và sau đó thì được dời về gần Thành Osaka. Đến thời Hiển Như (顯如, Gennyo) đời thứ 11, ông gây chiến với Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga), nên đã lui về ẩn cư ở vùng Lộ Sum (鷺森, Saginomori, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]). Sau khi Chức Điền Tín Trưởng qua đời, vào năm 1591, được sự giúp đỡ của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được dời về vùng đất Tây Thất Điều (西七條) ở Kyōto. Sau khi Hiển Như qua đời, con trai đầu của ông là Giáo Như (敎如, Kyōnyo) nhường dòng kế pháp cho em mình là Chuẩn Như (準如, Junnyo). Đến năm 1602, nhờ Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) dâng cúng cho miếng đất ở vùng Đông Lục Điều (東六條), nên Giáo Như mới cung đón linh ảnh của Thân Loan từ Diệu An Tự (妙安寺, Myōan-ji) ở vùng Cứu Kiều (厩橋, Umayabashi), Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]) về và lập riêng ngôi chùa nơi đây. Từ đó về sau, phái Chuẩn Như được gọi là Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji), còn phái Giáo Như là Đông Bổn Nguyện Tự (東本願寺, Higashihongan-ji), và cứ như vậy duy trì mãi cho đến ngày nay.
(本福寺, Honfuku-ji): ngôi chùa của phái Bổn Nguyện Tự, thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, hiệu là Tịch Dương Sơn (夕陽山), hiện tọa lạc tại số 22-30 Honkatata (本堅田), Ōzu-shi (大津市), Shiga-ken (滋賀縣). Người khai cơ chùa này là Thiện Đạo (善道), nhưng sau khi được Tịnh Tín (淨信), môn đệ của Giác Như (覺如) ở Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), giáo hóa thì ông ta quy y theo vị này, và chùa thuộc về Bổn Nguyện Tự. Đến đời vị trú trì thứ 2 là Giác Niệm (覺念), chùa lại được chuyển sang Thiền Tông. Đến đời vị Tổ thứ 3 của chùa là Pháp Trú (法住), chùa lại quay trở về Bổn Nguyện Tự. Pháp Trú có mối quan hệ mật thiết với Liên Như (蓮如), thống lãnh chúng môn đồ hỗ trợ cho Bổn Nguyện Tự. Vào thượng tuần tháng 2 năm 1467, do sự đàn áp của chúng đồ Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), Liên Như phải mang ảnh tượng của Thân Loan (親鸞, Shinran) chạy đến lánh nạn ở Bổn Phước Tự. Đến ngày mồng 7 tháng 12 năm 1491, chùa bị đốt cháy tan tành, nhưng sau đó thì được tái kiến lại. Đến đời vị trú trì thứ 7 của chùa là Minh Thuận (明順), chùa đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc hợp chiến ở Thạch Sơn (石山). Đến năm 1954, Chánh Điện, Liên Như Miếu Sở bị cháy rụi, nhưng sau đó thì được xây dựng lại cho đến ngày nay.
(本末制度, Honmatsu-seido, Bản Mạt Chế Độ): chế độ mang tính giai cấp phong kiến phân biệt giữa chùa chính (chùa bản sơn trung tâm) với chùa con trong hệ thống tự viện Phật Giáo. Chế độ này được quy định dưới thời Cận Đại, với tư cách là chế độ có hệ thống hẳn hòi. Mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con dưới thời Trung Đại là chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, là chế độ Ngũ Sơn thuộc thể chế quan quyền do chính quyền Mạc Phủ Thất Đinh tác thành. Về chế độ được sản sinh từ tính tất yếu trong nội bộ Tông phái, từ đầu thời đại Thất Đinh trở đi, vị Du Hành Thượng Nhân của Thanh Tịnh Quang Tự (清淨光寺, Shōjōkō-ji) khi đi hành cước các tiểu quốc, ông đã từng cải tông các tự viện của Tông phái khác, thăng cách những am đền lên thành chùa, vè biến chúng thành những ngôi chùa con của ông. Nhật Liên Tông thì cũng giống như trường hợp Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺, Hokkekyō-ji) ở Trung Sơn (中山, Nakayama), đã lấy thư thệ nguyện gọi là Trạng Quy Phục để xác lập mối quan hệ này. Trường hợp Tịnh Độ Tông thì lập ra những trường Đàn Lâm (檀林, danrin) ở miền quê vùng Quan Đông (關東, Kantō) làm đạo tràng học vấn, và xác lập mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con thông qua việc tương thừa giữa thầy với trò. Đối với Tịnh Độ Chơn Tông, Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji) hạ lệnh cho những ngôi chùa con phải thờ tượng thờ chính A Di Đà Như Lai bằng gỗ để phân biệt rõ mối quan hệ này. Vào năm 1386 (Chí Đức [至德] 3), chính quyền mạc phủ thất đinh đã ban hành Chế Độ Chùa Chính Chùa Con theo thể chế quan quyền đối với Ngũ Sơn, Thập Sát và chư sơn của Lâm Tế Tông. Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) ở Kyoto được đặt hàng đầu, tiếp theo dưới đó là Thập Sát ở kinh đô, Thập Sát ở Quan Đông; rồi đặt ra nhưũng ngôi chùa trung tâm ở các tiểu quốc để tạo mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con trùng trùng như vậy. Đến thời Cận Đại, chế độ này cũng được cải biên theo mục đích tổ chức các tự viện trên cơ cấu chính trị. Cho đến tháng 7 năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) đã hạ chiếu chỉ giải thích về pháp luật tự viện đối với những ngôi chùa trung tâm của các Tông phái. Nội dung của pháp luật ấy quy định việc những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái có đặc quyền về kinh tế cũng như chính trị kể từ thời Trung Đại trở về sau, việc chùa trung tâm bản sơn có quyền bãi miễn chức Trú Trì của chùa con, việc chùa con phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của chùa trung tâm, việc chùa trung tâm quy định nơi tu hành cũng như học tập của Tông phái và sau khi học xong thì đương sự phải có nghĩa vụ phục vụ nơi ấy một thời gian nhất định nao đó, việc chùa trung tâm có quyền hạn thăng cách giai cấp Tăng lữ, v.v. Về mặt pháp lịnh, mối quan hệ Chùa Chính Chùa Con được xác lập theo pháp luật tự viện, nhưng thực tế chế độ hóa vẫn còn hơi chậm. Vào năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), chính quyền Mạc Phủ ra lệnh cho những ngôi chùa trung tâm bản sơn của các Tông phái phải dâng nộp lên danh sách Chùa Chính Chùa Con của Tông phái mình, và buộc phải thi hành chế độ này. Trong lúc đó, về phía các ngôi chùa trung tâm lại lợi dụng cơ hội này để xác lập vững chắc sự chi phối các chùa con. Theo nguyên tắc, đương thời kèm theo bản danh sách Chùa Chính Chùa Con có các điều kiện xin chùa công nhận và tất nhiên các ngôi tự viện cổ xưa cũng được ban cho đặc quyền khác. Tuy nhiên, mấy năm sau khi Chế Độ Xin Chùa Công Nhận (寺請制度, Terauke-seido) ra đời, chính chùa con cũng thỉnh thoảng xảy ra việc chùa con tranh đoạt tín đồ, rồi chùa chính tranh giành chùa con; vì thế các nhà Nho học đã phê phán kịch liệt Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Chính vì lẽ đó, thể theo văn bản pháp luật Chư Tông Tự Viện Pháp Độ (諸宗寺院法度), vào tháng 7 năm 1665 (Khoan Văn [寛文] 5), chính quyền Mạc Phủ đã sửa đổi lại chế độ này, nhấn mạnh rằng chùa chính không được xem thường ý hướng của chùa con để cưỡng quyền. Thế nhưng, một khi đã có được quyền hạn tối cao trong tay, những ngôi chùa chính không dễ gì để nó mất đi được; và họ đã đưa ra Luật Chùa Con để tăng cường quyền hạn của mình thêm lên. Từ đó, việc quản lý về thân phận Tăng lữ ở chùa con, quyền bổ nhiệm người trú trì tương lai của chùa, rồi quyền quản lý tài sản của chùa con, v.v., bị nắm chặt hơn trong tay của chùa chính. Thời đại qua đi, những ngôi chùa chính lại tái biên tư cách của chùa con, và càng tăng cường mạnh việc quản lý chặt chẽ các chùa con hơn trước. Cùng với việc tiến hành cho chư tăng ở chùa con đến tham bái chùa chính trong những dịp lễ Húy Kỵ Tổ sư khai sáng Tông phái, lễ hội hằng năm, hay Đại Pháp Hội, các chùa chính đã ra quy định rằng chùa con phải cúng dường đúng lượng vào những dịp này. Từ đó, nảy sinh ra việc cạnh tranh nhau xây dựng, tu sửa già lam của chùa chính. Những ngôi già lam hùng vĩ hiện còn chính là sản phẩm của Chế Độ Chùa Chính Chùa Con này. Và mãi cho đến ngày nay, chế độ này vẫn còn tồn tại.
(眞宗, Shinshū): nghĩa là giáo học thuyết về chân lý cứu cánh, chân thật, hay còn gọi là Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshinshū). Phật Giáo là giáo lý nói về chân lý, là tôn giáo chân thật nên mới gọi là Chơn Tông. Pháp Chiếu (法照) cho rằng “niệm Phật thành Phật là Chơn Tông”, sau Thân Loan (親鸞, Shinran) mới chấp nhận điều này mà cho rằng “niệm Phật thành Phật là Chơn Tông, còn các hạnh khác cũng như các việc làm thiện khác là giả môn”. Và ông đã tán dương rằng chính Tịnh Độ Môn của Niệm Phật Thành Phật là lời dạy chân thật, là con đường cứu độ cho hết thảy. (xem thêm chi tiết Tịnh Độ Chơn Tông bên dưới)
(准如, Junnyo, 1577-1630): vị tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 12 của Tây Bổn Nguyện Tự, húy là Quang Chiêu (光昭), tên lúc nhỏ là A Trà Hoàn (阿茶丸), thụy hiệu là Tín Quang Viện (信光院), hiệu là Chuẩn Như (准如); xuất thân vùng Osaka, con trai thứ 4 của Hiển Như (顯如)—vị Tổ đời thứ 11 của Bổn Nguyện Tự. Vào năm 1593, vâng mệnh Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), ông thay thế cha mình là Giáo Như (敎如) làm trú trì đời thứ 12 của Bổn Nguyện Tự. Vào năm 1602, Giáo Như được Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cúng dường cho một khu đất nên làm chùa riêng; từ đó Bổn Nguyện Tự bị phân chia thành hai phái Đông và Tây. Năm sau, Chuẩn Như dời miếu đường của Thân Loan (親鸞, Shinran) đến vùng Đông Sơn (東山, Higashiyama), tận lực cải thiện mối quan hệ với chính quyền Mạc Phủ. Năm 1617, Bổn Nguyện Tự bị cháy tan tành, nhưng năm sau thì được xây dựng lại nguyên vẹn. Trước tác của ông có Khánh Trường Tam Niên Đại Phản Ngự Phường Di Đồ Ngự Pháp Sự Ký (慶長三年大阪御坊移徒御法事記), Văn Lộc Tam Niên Nhật Thứ Chi Ký (文祿三年日次之記), Ngự Tiêu Tức Loại Tập (御消息類集).
(大瀛, Daiei, 1760-1804): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đại Doanh (大瀛), Quách Lượng (廓亮); tên lúc nhỏ là Ki Chi Tấn (幾之進), Thị Đại (示大); tự là Tử Dung (子容); thụy hiệu Chơn Thật Viện (眞實院), hiệu là Nhưng Viên (芿園), Thiên Thành (天城), Kim Cang Am (金剛庵), Thoại Hoa (瑞華), Tịch Nhẫn (寂忍), Bảo Chơn (葆眞), Lãng Nhiên (朗然), Viên Hải (圓海), Bảo Lương (寶梁); xuất thân Trung Đồng Hạ (中筒賀, Nagatsutsuga), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima [廣島]); con trai thứ 3 của Lâm Dưỡng Triết (林養哲). Ông theo hầu Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), vùng An Nghệ, tu học giáo thuyết Chơn Tông và kiêm học cả ngoại điển. Sau ông từ bỏ việc thế tục, chuyển đến trú tại Thắng Viên Tự (勝圓寺) ở trong vùng, mở trường Tư Thục ở vùng Quảng Đảo (廣島, Hiroshima) và tận lực giáo dục chúng môn đệ. Vào năm 1797, ông đề xuất thư chất vấn lên trường Học Lâm về việc Năng Hóa Trí Động (能化智洞) chủ trương thuyết Dục Sanh Quy Mạng (欲生歸命), rồi viết cuốn Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍), Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) để làm sáng tỏ Tông nghĩa chánh thống. Năm 1804, vâng mệnh chính quyền Mạc Phủ, ông cùng với nhóm Đạo Ẩn (道隱) xuống Giang Hộ, tiến hành đối luận với Trí Động. Trước tác của ông có Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) 2 quyển, Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍) 3 quyển, Luận Hành Thiên (論衡篇) 2 quyển, Vãng Sanh Luận Chú Nguyên Yếu (徃生論註原要) 6 quyển, v.v.
(道振, Dōshin, 1773-1824): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đạo Chấn (道振); tự Tung Sơn (嵩山); hiệu Phong Thủy (豐水); xuất thân vùng Tiểu Cốc (小谷, Kotani), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]). Sau khi tu học ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông theo hầu Đại Doanh (大瀛) ở Thắng Viên Tự (勝圓寺) trong vùng; đến năm 1811 thì đến trú tại Tịch Tĩnh Tự (寂靜寺) cùng địa phương. Năm 1815, ông phụ giảng về Nhập Xuất Nhị Môn Kệ (入出二門偈), rồi năm 1819 thì giảng về Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) trong mấy mùa An Cư. Năm sau, ông tiếp tục giảng nghĩa về tập Ngu Ngốc Sao (愚禿抄) ở Đại Quang Tự (大光寺), Trường Khi (長崎, Nagasaki). Bên cạnh đó, ông còn khai mở các đạo tràng thuyết giảng ở Phật Hộ Tự (佛護寺), Quảng Đảo (廣島, Hiroshima), Chiếu Lâm Phường (照林寺) thuộc Bị Hậu (僃後, Bingo), v.v., để giáo hóa chúng đạo tục. Trước tác của ông có Hành Tín Tang Danh Ký (行信桑名記) 1 quyển, Chơn Tông Phật Tánh Biện Giảng Thuật (眞宗佛性辨講述) 1 quyển, Quán Niệm Pháp Môn Lược Giải (觀念法門略解) 2 quyển, Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Lược Giải (入出二門偈略解) 1 quyển, v.v.
(道命, Dōmyō, 1771-1812): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đạo Mạng (道命); xuất thân vùng Cảnh Cố Ốc (警固屋, Kegoya), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]); họ Hà Dã (河野, Kawano). Năm 1791, ông kế thừa Hiển Đạo (顯道) ở Đức Chánh Tự (德正寺), An Nghệ, làm Trú Trì chùa này và theo học với Đại Doanh (大瀛) ở Thắng Viên Tự (勝圓寺) trong vùng. Khi Tăng Duệ (僧叡) tuyên xướng thuyết Hoằng Nguyện Trợ Chánh (弘願助正), ông viết cuốn Hành Tín Nghĩa Trợ Chánh Tiên (行信義助正箋) để phê phán và nổ lực hiển dương thuyết của Đại Doanh. Năm 1883, ông được truy tặng chức Ty Giáo. Trước tác của ông có Hành Tín Nghĩa Trợ Chánh Tiên (行信義助正箋) 1 quyển, Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Tương Vọng Biên (入出二門偈相忘編) 4 quyển, Đại Kinh Tàm Quý Biên (大經慚愧編) 1 quyển, Hành Tín Nghĩa (行信義) 1 quyển, v.v.
(弘願助正, Kōganjoshō): giáo thuyết do Tăng Duệ (僧叡, Sōei, 1762-1826), học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, tuyên xướng và cho rằng trong hạnh báo ân hoằng nguyện thì có Trợ Nghiệp (助業) và Chánh Định Nghiệp (正定業); chỉ có xưng danh niệm Phật là Chánh Định Nghiệp mà thôi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.142.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập