Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tịch quang »»
(妙覺): tự giác ngộ chính mình, làm cho người khác giác ngộ, sự giác ngộ và hạnh nguyện tròn đầy, không thể nghĩ bàn, đó gọi là Diệu Giác; tức là quả vị Phật vô thượng chánh giác; là một trong 52 hay 42 giai vị tu hành của Bồ Tát Đại Thừa; còn gọi là Diệu Giác Địa (妙覺地). Hàng Nhị Thừa (Thanh Văn [s: śrāvaka, 聲聞] và Duyên Giác [s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺]) thì dừng lại ở cấp độ tự giác, không có công năng giác tha. Còn Bồ Tát tuy cùng song hành cả tự giác lẫn giác tha, nhưng chưa viên mãn; chỉ có Phật mới viên mãn cả hai, thể giác ngộ không thể nghĩ bàn. Tam Tạng Pháp Số (三藏法數) quyển 26 định nghĩa rằng: “Tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, bất khả tư nghì, cố danh Diệu Giác Tánh (自覺覺他、覺行圓滿、不可思議、故名妙覺性, tự mình giác ngộ, làm cho người khác giác ngộ, giác ngộ và hạnh nguyện tròn đầy, không thể nghĩ bàn, nên gọi là Tánh Diệu Giác).” Thiên Thai Tứ Giáo Nghi (天台四敎儀, Taishō Vol. 46, No. 1931) do Sa Môn Đế Quán (諦觀) người Cao Lệ thâu lục, giải thích rõ sự sai khác giữa Diệu Giác của Biệt Giáo và Viên Giáo thế nào. Quả vị Diệu Giác của Biệt Giáo ngồi trên tòa Đại Bảo Hoa Vương (大寶華王), dưới cây bồ đề có bảy báu thuộc thế giới Liên Hoa Tạng (蓮華藏), hiện Viên Mãn Báo Thân (圓滿報身), vì các Bồ Tát độn căn mà chuyển vô lương bánh xe pháp Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦). Trong khi đó, quả vị Diệu Giác của Viên Giáo thì lấy hư không làm tòa ngồi, thành tựu Thanh Tịnh Pháp Thân (清淨法身), trú tại Thường Tịch quang Độ (常寂光土). Như trong Ngột Am Phổ Ninh Thiền Sư Ngữ Lục (兀菴普寧禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1404) có giải thích rằng: “Chí thử Diệu Giác vị, vị chi Như Lai địa, thuyết pháp như vân, lợi sanh như vũ, tự lợi lợi tha, độ vị độ dã (至此妙覺位、謂之如來地、說法如雲、利生如雨、自利利他、度未度也, đạt đến quả vị Diệu Giác này, gọi đó là cảnh địa của Như Lai, thuyết pháp như mây, làm lợi ích quần sanh như mưa, tự lợi và lợi tha, độ cho những người chưa được độ).” Hay trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 8, Chương Pháp Khí (法器章) thứ 9, lại có câu: “Vị nhân nhân diệu giác bổn vô phàm thánh, vật vật toàn chân ninh hữu tịnh uế (謂人人妙覺本無凡聖、物物全眞寧有淨穢, bảo rằng người người diệu giác vốn không phàm thánh, vật vật toàn chân sao có sạch nhớp).”
(行空, Gyōkū, ?-?): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống khoảng vào đầu thời Liêm Thương, húy là Hành Không (行空), hiệu là Pháp Bổn Phòng (法本房), Pháp Bảo Phòng (法寶房), xuất thân vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino, thuộc vùng Gifu-ken [岐阜縣]). Ông theo hầu Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) và học Tịnh Độ Giáo với vị này, rồi đến năm 1204 thì ký tên vào bản Bảy Điều Răn Dạy. Ông chủ xướng Nghĩa Nhất Niệm (一念義, tức là Nghĩa Vãng Sanh về cõi Thường Tịch quang Độ), rồi năm 1206 thì phá môn bỏ đạo, và năm sau thì gặp phải vụ Pháp Nạn Kiến Vĩnh (建永), ông bị xử tội lưu đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado).
(清涼澄觀, Shōryō Chōkan, 738-839): vị tổ thứ 4 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người Sơn Âm (山陰), Việt Châu (越州, Thiệu Hưng, Triết Giang), họ Hạ Hầu (夏候), tự Đại Hưu (大休), hiệu Thanh Lương Quốc Sư (清涼國師), Hoa Nghiêm Bồ Tát (華嚴菩薩), Hoa Nghiêm Sớ Chủ (華嚴疏主). Năm 11 tuổi, ông xuất gia với Bái Thiền Sư (霈禪師) ở Bảo Lâm Tự (寳林寺) và đến năm 14 tuổi thọ giới đắc độ. Từ năm đầu (758) niên hiệu Càn Nguyên (乾元) trở về sau, ông theo Lễ Luật Sư (醴律師) ở Thê Hà Tự (棲霞寺) vùng Nhuận Châu (潤州) học về Luật; rồi lại nương theo Huyền Bích (玄璧) ở Kim Lăng (金陵) học về Tam Luận. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông học Đại Thừa Khởi Tín Luận, Niết Bàn Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Bên cạnh đó, ông còn theo Hoài Nam Pháp Tạng (淮南法藏) học Hoa Nghiêm Kinh. Năm thứ 7 (772) niên hiệu Đại Lịch, ông đến Diệm Khê (剡溪) theo Huệ Lượng (慧量) ở Thành Đô (城都) học Tam Luận lần nữa. Đến năm thứ 10 cùng niên hiệu trên, ông đến Giang Tô (江蘇), theo Trạm Nhiên (湛然) học Thiên Thai Chỉ Quán, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, v.v. Ông còn tham yết Duy Trung (惟忠) ở Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), Đạo Khâm (道欽) ở Kính Sơn (徑山), v.v., để học về Thiền pháp của Nam Tông, rồi học Thiền pháp của Bắc Tông với Huệ Vân (慧雲). Ngoài ra, ông còn thông cả Phệ Đà, Ngũ Minh, nghi thức bí chú, v.v. Vào năm thứ 11 niên hiệu Đại Lịch, ông đi ngao du Ngũ Đài Sơn (五台山), Nga Mi Sơn (峨嵋山), sau trở về sống tại Đại Hoa Nghiêm Tự (大華嚴寺) trên Ngũ Đài Sơn, chuyên tu Phương Đẳng Sám Pháp. Ông thường giảng tông chỉ Hoa Nghiêm tại chùa này và Sùng Phước Tự (崇福寺), danh tiếng vang khắp kinh đô. Đến năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), thể theo lời mời của vua Đức Tông, ông vào Trường An (長安), cùng với Tam Tạng Bát Nhã (三藏般若) người Kế Tân (罽賓) dịch Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh (四十華嚴經) do quốc vương Ô Trà (烏茶) dâng cống, rồi đem dâng lên cho triều đình; nhân đó nhà vua rất vui mừng, ban cho Tử Y và hiệu Giáo Thọ Hòa Thượng (敎授和尚). Ngoài ra, ông còn phụng sắc chỉ triều đình chế 10 quyển kinh sớ tại Thảo Đường Tự (草堂寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山) và đây chính là bản Trinh Nguyên Tân Dịch Hoa Nghiêm Kinh Sớ (貞元新華嚴經疏). Vào năm thứ 15 (có thuyết cho là 11) niên hiệu Trinh Nguyên, nhân dịp sinh nhật, vua Đức Tông mời ông vào nội điện, diễn thuyết tông chỉ Hoa Nghiêm, nhờ vậy nhà vua mới giác ngộ, bảo rằng: “nhờ diệu pháp mà làm cho trong sạch, mát mẻ tâm của Trẫm”, cho nên ban cho ông hiệu là Thanh Lương Quốc Sư. Ông đã từng lập ra 10 thệ nguyện để tự khuyên răn mình, cho nên người ta gọi là Thanh Lương Thập Nguyện. Đến khi vua Thuận Tông lên ngôi, vua cũng lấy lễ bái ông làm Quốc Sư, trong triều đình ngoài dân dã đều mến mộ cao phong của ông. Vào năm thứ 5 (810) niên hiệu Nguyên Hòa (元和) đời vua Hiến Tông, ông trả lời các câu vấn đáp của nhà vua, giảng rõ về nghĩa của pháp giới Hoa Nghiêm, được vua hài lòng, bèn tặng cho ông hiệu là Tăng Thống Thanh Lương Quốc Sư (僧統清涼國師). Đến năm thứ 4 niên hiệu Khai Thành (開成), ông thị tịch, hưởng thọ 102 tuổi. Có thuyết cho là ông mất trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Hòa, hưởng thọ 70 tuổi. Ông được táng trong thạch thất trên Chung Nam Sơn và Tướng Quốc Bùi Hưu (裴休) soạn bia văn. Ông đã trãi qua 9 triều đại, từng giảng kinh cho 7 đời vua, đệ tử có Tông Mật (宗密), Tăng Duệ (僧叡), Pháp Ấn (法印), Tịch quang (寂光), và đệ tử đắc pháp có hơn 100 người. Trước tác của ông có rất nhiều như Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ (大方廣佛華嚴經疏) 60 quyển, Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao (隨疏演義鈔) 90 quyển, Hoa Nghiêm Kinh Cương Yếu (華嚴經綱要) 3 quyển, Ngũ Uẩn Quán (五蘊觀), Tam Thánh Viên Dung Quán Môn (三聖圓融觀門), v.v.
(淨土, Jōdo): hai chữ lấy từ câu “Thanh Tịnh Quốc Độ (清淨國土)” của bản Hán dịch Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經). Theo Thỉ Hoàng Bổn Kỷ (始皇本紀) của Sử Ký (史記), Thanh Tịnh (清淨, trong sạch) nghĩa là “(quốc độ) trong ngoài thanh tịnh”. Bên cạnh đó, từ này còn gọi là Tịnh Sát (淨刹). Chữ sát (刹) trong trường hợp này là âm tả của tiếng Sanskrit kṣetra, nghĩa là thế giới vĩnh viễn có phước đức trong sạch; đối xứng với thế giới này là thế giới hiện thực Uế Độ (穢土). Nếu cho rằng Uế Độ là thế giới của kẻ phàm phu thì Tịnh Độ là thế giới của chư Phật (thường được gọi là Phật Độ [佛土], Phật Quốc [佛國], Phật Giới [佛界], Phật Sát [佛刹]). Trong lịch sử tư tưởng Phật Giáo, Tịnh Độ được chia thành 3 loại: Lai Thế Tịnh Độ (來世淨土), Tịnh Phật Quốc Độ (淨佛國土) và Thường Tịch quang Độ (常寂光土). Lai Thế Tịnh Độ là cõi Tịnh Độ sau khi chết, được lập ra cho đời sau, tưởng định ở bốn hướng đông tây nam bắc như thế giới Tây Phương Cực Lạc (西方極樂) của A Di Đà Phật (s: Amitābha Buddha, 阿彌陀佛), Đông Phương Diệu Hỷ Quốc (東方妙喜國) của A Súc Phật (s: Akṣobhya Buddha, 阿閦佛) là nổi tiếng nhất. Nguyên lai, cõi này được nghĩ ra theo hướng sung bái đức Phật và vốn phát xuất từ tư tưởng chư phật ở quốc độ khác đời sau. Nói tóm lại, đức Phật của cõi hiện tại không có, nhưng nếu sau khi mạng chung đời sau được sanh về thế giới khác thì sẽ được gặp chư Phật. Tín ngưỡng vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của A Di Đà Phật rất thịnh hành ở Nhật Bản, từ đó phát sanh tín ngưỡng ngay lúc lâm chung có A Di Đà Phật đến tiếp rước (lai nghênh [來迎]). Những tín ngưỡng này được giáo lý hóa và tư tuởng Tịnh Độ Niệm Phật phát triển mạnh, từ đó tranh vẽ về các đồ hình Tịnh Độ Biến Tướng cũng như Lai Nghênh xuất hiện. Tịnh Phật Quốc Độ có nghĩa là “làm trong sạch quốc độ Phật”. Nguyên lai, Phật Quốc Độ (s: buddha-kṣetra, 佛國土) ám chỉ tất cả thế giới do chư Phật thống lãnh, nhưng ở đây muốn nói đến thế giới hiện thực; cho nên Tịnh Phật Quốc Độ còn có nghĩa là Tịnh Độ hóa thế giới hiện thực. Nói cách khác, đây là cõi Tịnh Độ của hiện thực. Trong kinh điển Đại Thừa có thuyết rằng chư vị Bồ Tát thường nỗ lực giáo hóa trong Tịnh Phật Quốc Độ, vì vậy thế giới được lập nên với sự nỗ lực của vị Bồ Tát luôn tinh tấn thực hành Phật đạo trong cõi hiện thực chính là Tịnh Phật Quốc Độ. Từ đó, thông qua sự hoạt động của hàng Phật Giáo đồ Đại Thừa trong xã hội hiện thực, đây là cõi Tịnh Độ được nghĩ ra đầu tiên. Thường Tịch quang Độ là cõi Tịnh Độ tuyệt đối vượt qua tất cả hạn định, nếu nói một cách tích cực thông qua tín ngưỡng, đây là cõi Tịnh Độ ngay chính trong hiện tại, bây giờ, ở đây. Với ý nghĩa đó, đây là cõi Tịnh Độ tồn tại ngay trong hiện thưc này. Chính Thiên Thai Trí Khải (天台智顗) có thuyết về thế giới này, như trong Duy Ma Kinh Văn Sớ (維摩文疏) có lập ra 4 quốc độ, đặt Thường Tịch quang Độ là cõi Tịnh Độ tuyệt đối, cứu cánh cuối cùng, cõi có Phật thân là Pháp Thân Độ (法身土), hay còn gọi là Pháp Tánh Độ (法性土). Cách gọi tên Thường Tịch quang Độ được lấy từ Quán Phổ Hiền Kinh (觀普賢經), phần kết kinh của Pháp Hoa Kinh (法華經). Thế giới hiện thực còn được gọi là thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆), cõi Thường Tịch quang Độ vốn có trong thế giới Ta Bà, cho nên xuất hiện câu “Ta Bà tức Tịch quang (娑婆卽寂光)”. Ba loại thuyết về Tịnh Độ vừa nêu trên đôi khi có mâu thuẩn, đối lập nhau. Tỷ dụ như, Lai Thế Tịnh Độ là cõi hạn định và tương đối nhất, là thuyết phương tiện cho hạng có căn cơ thấp kém; nhưng thuyết chân thật thì cho cõi này là Thường Tịch quang Độ—Tịnh Độ tuyệt đối vượt qua khỏi mọi giới hạn của nơi này và nơi kia, sống và chết; cho nên pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật dựa trên cơ sở của Lai Thế Tịnh Độ bị phê phán không ít và sự tuyệt đối hóa chính cõi Lai Thế Tịnh Độ cũng được thử nghiệm xem sao. Từ lập trường khẳng định hiện thực của tư tưởng Bản Giác, v.v., Thường Tịch quang Độ rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, khi lâm chung, con người vẫn có nguyện vọng được vãng sanh. Với một sự thật không thể nào chối từ được như vậy, ngay như Trí Khải—người từng cho rằng Lai Thế Tịnh Độ là cõi thấp đi chăng nữa, vẫn có niệm nguyện được vãng sanh về cõi Tịnh Độ của Phật Di Đà lúc ông lâm chung. Tại Nhật Bản, cho đến nay tín ngưỡng Lai Thế Tịnh Độ vẫn tiếp tục cắm sâu gốc rễ và bối cảnh của tín ngưỡng này có liên quan đến tâm tình giống như trường hợp Trí Khải.
(淨土): xứ sở thanh tịnh tu thành bồ đề, tức chỉ nơi chư Phật thường cư trú, gọi chung là Thanh Tịnh Độ (清淨土), Thanh Tịnh Quốc Độ (清淨國土), Thanh Tịnh Phật Sát (清淨佛刹), hay gọi tắt là Tịnh Sát (淨刹), Tịnh Giới (淨界), Tịnh Quốc (淨國), Tịnh Vức (淨域), Tịnh Thế Giới (淨世界), Tịnh Diệu Độ (淨妙土), Phật Sát (佛刹), Phật Quốc (佛國), v.v. Chư Phật đã chứng quả Niết Bàn thường ở cõi Tịnh Độ này giáo hóa chúng sanh, cho nên nơi nào chư Phật trú xứ thì nơi đó được gọi là Tịnh Độ. Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) quyển thượng, A Súc Phật Quốc Kinh (阿閦佛國經) quyển thượng, Phóng Quang Bát Nhã Kinh (放光般若經) quyển 19, v.v., đều cho rằng Tịnh Độ là thế giới trang nghiêm thanh tịnh mà chư Phật đã từng hành Bồ Tát đạo, thành tựu thệ nguyện của chúng sanh và tích lũy công đức trong vô lượng kiếp mà kiến lập nên. Phẩm Phật Quốc của Duy Ma Kinh (維摩經) quyển thượng cho rằng tâm thanh tịnh thì quốc độ thanh tịnh, cõi Ta Bà này là Thường Tịch quang Tịnh Độ (淨寂光淨土); cho nên nếu tâm chúng sanh không trong sạch thì cõi này trở thành cõi nhơ nhớp. Cõi Linh Sơn Tịnh Độ (靈山淨土) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經), Liên Hoa Tạng Thế Giới (蓮華藏世界) của Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Mật Nghiêm Tịnh Độ (密嚴淨土) của Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh (大乘密嚴經), v.v., đều lấy tư tưởng tâm tịnh thế giới tịnh làm căn bản. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) có dạy rằng ngoài cõi Ta Bà này còn có Tịnh Độ, và có cõi Tịnh Độ thành tựu trong tương lai khi sẽ thành Phật. Như vậy cả hai cõi này là quốc độ được hoàn thành nương theo bản nguyện của chư vị Bồ Tát và trải qua tu hành để thành Phật, và cũng là nơi mà chúng sanh nguyện sanh về. Cõi Tịnh Độ ở phương khác có Cực Lạc Thế Giới ở phương Tây của A Di Đà Phật, Diệu Hỷ Thế Giới ở phương Đông của A Súc Phật (阿閦佛), Tịnh Lưu Ly Thế Giới ở phương Đông của Dược Sư Phật, v.v. Trên thế giới Ta Bà này có các cõi Tịnh Độ của chư Phật ở những vị trí nhất định của nó, cho nên gọi là Mười Phương Tịnh Độ. Bên cạnh đó, Cực Lạc Thế Giới (s: Sukhāvatī, 極樂世界) còn là cõi Tịnh Độ ở phương Tây mà Tịnh Độ Tông rất xem trọng. Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh của thi hào Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) có câu rằng: “Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh Độ, phóng hào quang cứu khổ độ u, khắp trong tứ hải quần chu, não phiền trút sạch oán thù rửa trong.” Như trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) nhà Thanh có câu: “Túc hạ thời thời du Tịnh Độ, tâm đầu niệm niệm tuyệt Ta Bà (足下時時遊淨土、心頭念念絕娑婆, dưới chân luôn luôn chơi Tịnh Độ, trong tâm mỗi niệm dứt Ta Bà).”
(四土): còn gọi là Tứ Phật Độ (四佛土), Tứ Chủng Phật Độ (四種佛土), Tứ Chủng Tịnh Độ (四種淨土), Tứ Chủng Quốc Độ (四種國土); nghĩa là 4 loại quốc độ Phật. Có nhiều thuyết khác nhau về quan niệm này. Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-397), Tổ sáng lập ra Thiên Thai Tông Trung Quốc, lập ra 4 loại Phật Độ là Phàm Thánh Đồng Cư Độ (凡聖同居土), Phương Tiện Hữu Dư Độ (方便有餘土), Thật Báo Vô Chướng Ngại Độ (實報莊嚴土), Thường Tịch quang Độ (常寂光土).
(1) Phàm Thánh Đồng Cư Độ, còn gọi là Nhiễm Tịnh Đồng Cư Độ (染淨同居土), Nhiễm Tịnh Quốc (染淨國); chỉ quốc độ cùng tồn tại chung của hạng phàm phu thuộc hai cõi Trời người và chư vị Thánh như Thanh Văn (s: śrāvaka, 聲聞), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺). Trong đó, cõi này được chia thành 2 loại là tịnh và uế, như thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆) là Đồng Cư Uế Độ (同居穢土), Tây Phương Cực Lạc (西方極樂) là Đồng Cư Tịnh Độ (同居淨土).
(2) Phương Tiện Hữu Dư Độ, còn gọi là Phương Tiện Độ (方便土), Hữu Dư Độ (有餘土); chỉ cho quốc độ của những bậc Thánh tu đạo phương tiện, đã đoạn tận Kiến, Tư, Hoặc như Bích Chi Phật (辟支佛), A La Hán (s: arhat, p: arahant, 阿羅漢), v.v.; nên được gọi là phương tiện (s, p: upāya, 方便), nhưng chưa đoạn tận sự mê mờ về vô minh trần sa, mới có tên là hữu dư (有餘, vẫn còn dư, còn sót). Cõi này còn được gọi là Biến Dịch Độ (變易土).
(3) Thật Báo Vô Chướng Ngại Độ, còn gọi là Thật Báo Độ (實報土), Quả Báo Độ (果報土), là quốc độ của chư vị Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩) đã đoạn trừ một phần của Vô Minh (s: avidyā, p: avijjā, 無明), không có hàng phàm phu của Hai Thừa. Đây là quốc độ tự tại vô ngại của đạo chân thật, nên có tên gọi như vậy.
(4) Thường Tịch quang Độ, còn gọi là Lý Tánh Độ (理性土); là trú xứ của chư Phật đã đoạn tận căn bản Vô Minh, tức là quốc độ của chư Phật chứng quả Diệu Giác Cứu Cánh. Thường nghĩa là thường có Pháp Thân (s: dharma-kāya, 法身), vốn có thể thường trú; Tịch ở đây là giải thoát, tức hết thảy các tướng vĩnh viễn vắng lặng; Quang là Bát Nhã (s: prajñā, p: paññā, 般若), tức là trí tuệ chiếu soi các tướng; nên cõi này cũng là quốc độ của ba đức Thường Trú (Pháp Thân), Tịch Diệt (Giải Thoát) và Quang Minh (Bát Nhã). Ba đức này có tên là Bí Mật Tạng (秘密藏), là nơi nương tựa của chư Phật Như Lai; vì vậy mới được gọi là Thường Tịch quang Độ.
Bên cạnh đó, Pháp Thường (法常, 567-645), Trí Nghiễm (智儼, 602-668), Đạo Tuyên (道宣, 596-667) và Huyền Uẩn (玄惲, ?-?, tức Đạo Thế [道世], người soạn bộ Pháp Uyển Châu Lâm [法苑珠林]) có lập ra Tứ Độ khác do chư Phật cư trú, gồm:
(1) Hóa Tịnh Độ (化淨土), do chư Phật biến hiện ra 7 loại báu, 5 Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc); nhờ thần lực của Phật mà mặt đất mềm mại, không có gò trũng, cát đá, v.v., giống như cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc, tùy theo tâm chúng sanh muốn thấy mà hóa hiện ra; và đây cũng là quốc độ của Hóa Thân (s: nirmāṇa-kāya, 化身).
(2) Sự Tịnh Độ (事淨土), lấy 7 loại báu, 5 Trần làm hình tướng của quốc độ. Trong cõi này, có đầy đủ các loại trân bảo trang nghiêm vi diệu; giả như thế giới bị bốc lửa cháy rực, đức Như Lai trú trong đó vẫn đi kinh hành, vẫn an nhiên đi đứng nằm ngồi, cõi ấy tự nhiên từ trong đất hiện ra nước có Tám Công Đức, làm cho mát mẻ. Đây là quốc độ của Tha Thọ Dụng Thân (他受用身, tức Ứng Thân [s: nirmāṇa-kāya, 應身]).
(3) Thật Báo Tịnh Độ (實報淨土), quốc độ lấy Hai Không là cửa, Ba Tuệ làm con đường ra vào; Xa Ma Tha (s: samatha, 奢摩他, Thiền Định), Tỳ Bát Xá Na (p: vipassanā, 毘鉢舍那, Quán) làm cỗ xe; Căn Bản Vô Phân Biệt Trí (根本無分別智) làm dụng. Đây là quốc độ của Tự Thọ Dụng Thân (自受用身, tức Báo Thân [s: sambhoga-kāya, 報身]).
(4) Pháp Tánh Tịnh Độ (法性淨土), quốc độ lấy chân như làm thể, là cõi của Pháp Thân.
Ngoài ra, Duy Thức Tông lại lập ra 4 loại quốc độ khác là:
(1) Pháp Tánh Độ (法性土), còn gọi là Tự Tánh Thân Y Pháp Tánh Độ (自性法身依法性土). Tự Tánh Thân tức là Pháp Thân, lấy tự tánh chân như làm thân, thể không sai biệt, không bị sắc tướng thâu nhiếp, giống như hư không, biến khắp tất cả nơi.
(2) Tự Thọ Dụng Độ (自受用土), còn gọi là Tự Thọ Dụng Thân Y Tự Thọ Dụng Độ (自受用身依自受用土), tức là Thật Báo Độ (實報土), là do đức Phật lấy Tương Ứng Tịnh Thức (相應淨識) tu mà thành tựu nên; từ khi mới thành Phật cho đến tận cùng tương lai, liên tục biến thành quốc độ Phật thuần tịnh, chu vi không giới hạn, các loại báu trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Thân nương vào cõi này mà trú.
(3) Tha Thọ Dụng Độ (他受用土), còn gọi là Tha Thọ Dụng Thân Y Tha Thọ Dụng Độ (他受用身依他受用土), cũng là Thật Báo Độ. Đức Phật lấy năng lực đại từ bi, tùy theo sự thích nghi của các Bồ Tát trong Thập Địa (s: daśa-bhūmi, 十地) mà biến thành cõi Tịnh Độ. Tha Thọ Dụng Thân nương vào cõi này mà trú.
(4) Biến Hóa Độ (變化土), còn gọi là Biến Hóa Thân Y Biến Hóa Độ (變化身依變化土). Đức Phật lấy năng lực đại từ bi, tùy theo sự thích nghi của chúng sanh có duyên mà biến hóa thành.
Trong Liên Tu Khởi Tín Lục (蓮修起信錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1204) quyển 3 có đoạn: “Tứ Độ Liên Hoa Tứ Độ hương, độ trung các các kiến Từ Vương, Quan Âm thường hoán si nhân tỉnh, Đại Thế tần thôi liên ngạc phương, tự tại nhàn vân Tam Muội đắc, thanh u Cam Lộ nhất tâm lương (四土蓮花四土香、土中各各見慈王、觀音常喚癡人醒、大勢頻催蓮萼芳、自在閒雲三昧得、清幽甘露一心涼, Bốn Cõi Hoa Sen Bốn Cõi thơm, cõi ấy mỗi mỗi thấy Từ Vương, Quan Âm thường gọi người mê tỉnh, Thế Chí luôn bày sen ngát hương, tự tại mây nhàn Tam Muội chứng, an lành Cam Lộ tâm mát trong).” Hay trong Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tuyển Định Tịnh Độ Thập Yếu (靈峰蕅益大師選定淨土十要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1164) quyển 9 có câu: “Nhất chân pháp giới tánh, bất biến năng tùy duyên, Tam Thân cập Tứ Độ, tất do tâm biến khởi (一眞法界性、不變能隨緣、三身及四土、悉由心變起, tánh pháp giới nhất chân, chẳng biến thường tùy duyên, Ba Thân và Bốn Cõi, tất do tâm biến hóa).”
(圓澄, Enchō, 771-836): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 2, húy Pháp Kính (法鏡), Viên Trừng (圓澄), thụy hiệu là Tịch quang Đại Sư (寂光大師), xuất thân vùng Võ Tàng (武藏, Musashi), họ là Nhâm Sanh (壬生). Khoảng năm 27 tuổi, ông lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), làm đệ tử của Tối Trừng (最澄, Saichō). Đến năm 34 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới, năm 36 tuổi thì nhập đàn thọ Quán Đảnh, năm sau thì thọ lãnh Viên Đốn Giới. Sau khi thầy qua đời, ông dựng Tây Tháp và khai sáng Tây Tháp Viện. Đến năm 834, ông làm Thiên Thai Tọa Chủ. Ông đã từng cung thỉnh Hộ Mạng (護命, Gomyō) ở Nam Đô, Không Hải (空海, Kūkai) của Chơn Ngôn Tông lên Tỷ Duệ Sơn để tham dự lễ cúng dường ở Tây Tháp Viện và tận lực làm cho Sơn Môn phát triển. Tác phẩm của ông để lại có Diên Lịch Tự Cấm Chế Thức (延曆寺禁制式) 1 quyển, Đường Quyết (唐決) 2 bức, Tịch quang Viên Trừng Hòa Thượng Tàn Hinh Tập (寂光圓澄和尚殘馨集), Thông Đạt Phật Hải Nguyện Văn (通達佛海願文) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.248.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập